Trang lá cải
Yêu' robot có đồng nghĩa với việc ngoại tình?
Hãy tưởng tượng là bạn đủ giàu để vung ra 40.000 đô la chỉ để tới một thị trấn trong một ngày, nơi luật lệ không có ý nghĩa gì. Bạn có thể vào vai bất kỳ ai bạn muốn.
Brandon Ambrosino BBC Culture
Image copyright Alamy
Hãy tưởng tượng là bạn đủ giàu để vung ra 40.000 đô la chỉ để tới một thị trấn trong một ngày, nơi luật lệ không có ý nghĩa gì. Bạn có thể vào vai bất kỳ ai bạn muốn.
Bạn có thể giết chết bất kỳ ai, có thể hãm hiếp bất kỳ ai. Bạn có thể buộc những người bạn bắt gặp phải tuân theo những đòi hỏi bạo dâm bất chợt nảy ra trong đầu. Bạn không phải gánh chịu bất kỳ hậu quả nào về những gì bạn thực hiện tại thị trấn này. Chỉ có một vài người biết về những cách hành xử bạn đã làm và họ sẽ khuyến khích bạn cứ tiếp tục cách hành xử đó.
Nghe thật đáng ghê tởm, phải không?
Giờ thì hãy tưởng tượng cảnh tương tự, nhưng chỉ khác một chút: những người bị bạn cưỡng ép tình dục đều là robot. Những người bị bạn bắn vào đầu đều là robot. Những người bị bạn tra tấn, chi phối và mơn trớn đều không phải là người thật. Họ được tạo ra để phục vụ bạn, thoả mãn những nhu cầu của bạn và để cho bạn được toại nguyện mọi mong muốn.
Nghe có còn đáng ghê tởm nhiều tới mức như trong giả thuyết đầu tiên nữa không?
Đây là một trong những ý tưởng lớn đang được nghiên cứu trong Westworld, loạt phim truyền hình mới nhất của HBO nói về công viên giải trí chủ đề Miền Tây hoang dã, nơi khách tới sẽ được làm bất kỳ điều gì họ muốn đối với "chủ nhà", tức các robot trong công viên.
Như Bernard (Jeffrey Wright thủ vai), một nhà lập trình, cài đặt vào một trong số các robot, nói, "cậu và tất cả những robot mà cậu biết được thiết kế để làm vừa lòng mọi mong muốn của những người trả tiền để tới thế giới của cậu."
Và điều quan trọng ở đây là các robot thậm chí không bao giờ được trả đũa hay gây đau đớn cho các vị khách. Đó là ý tưởng... thế nhưng ba tập đầu đã có vẻ như gặp vấn đề.
"Tất cả bọn trẻ nổi loạn," người đứng đầu bộ phận an ninh là Ashley Stubbs (Luke Hemsworth thủ vai) cảnh báo. Mà thật ra thì cha đẻ của các robot, Tiến sỹ Robert Ford (Anthony Hopkins) có vẻ như muốn chúng như vậy.
Trong tập phim thử nghiệm, chúng ta biết rằng Ford đã "lỡ" tạo ra một lỗ hổng trong khả năng nhận thức của robot chủ nhà, khiến các robot nà thỉnh thoảng lại nhớ được quá khứ - và tất nhiên là đủ khủng khiếp để nhớ lại quá khứ khiếp đảm, bị hãm hiếp dã man hoặc phải chứng kiến những cái chết đầy bạo lực.
Những hình ảnh gợi nhớ khủng khiếp này dường như đưa đến một khả năng tự nhận thức cao hơn trong các robot, và một số robot bằng đầu đặt câu hỏi về bản chất tồn tại của mình.
Trong lúc một số cổ đông nắm cổ phần công viên cùng các nhà thiết kế lo sợ về sự phân nhánh, phát triển thêm nữa của những lỗ hổng này, thì Ford lại có vẻ háo hức muốn theo dõi những bước tiến hóa mới của các sản phẩm mà ông tạo ra.
Westworld buộc khán giả phải đối diện với những câu hỏi cấp bách về tương lai của con người chúng ta - nhất là khi chúng liên quan tới tính dâm đãng đang ngày càng gia tăng. Đây là những câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta trước đây đã từng coi là sự ngớ ngẩn mang tính tưởng tượng viển vông.
Tình dục qua mạng - cybersex
"Thì cưng đang luôn phải trả cho chuyện đó đấy thôi," Maeve Millay, bà chủ một nhà chứa, nói với Teddy (James Marsden đóng). "Sự khác biệt là chúng tôi ra giá cố định, được ghi rõ ngay trên cánh cửa."
Maeve, do Thandie Newton thủ vai, đang khiêu khích, buộc Teddy phải nghĩ lại về nghề mại dâm. Bà cho rằng một khi làm tình với bất kỳ một người phụ nữ nào thì bạn cũng sẽ phải tốn tiền, tuy nhiên nếu là quan hệ với gái mại dâm thì mọi khoản chi đều được công khai không giấu diếm.
Không phải thế sao?
Maeve là chủ chứa. Bà ta được thiết kế để trông sexy, và để quyến rũ những vị khách mà bà ta muốn. Trong số này có cả những vị khách chẳng hạn như William (Jimmi Simpson), người từ chối một số lời kết thân của các robot bởi anh đã có "người thật" ở nhà.
Thế nhưng "thật" ở đây có nghĩa là gì? Các robot thì có hình thức và các cử chỉ hoạt động giống hệt như những gì con người vẫn làm. Cách thức các robot thở dài, hôn, rên rỉ hay đạt cực khoái trông không khác gì người thật.
Thế nhưng, như giám đốc phụ trách hoạt động giới thiệu công viên Lee Sizemore (Simon Quarterman) nói, "Nơi này vận hành tốt là bởi các vị khách tới đây đều hiểu rằng chủ nhà không phải là người thật."
Image copyright Kino Lorber
Ông nói rằng mọi sự phải diễn ra như vậy bởi chẳng có người thật nào muốn "tưởng tượng ra cảnh chồng mình thực sự [quan hệ tình dục với] cô gái xinh đẹp đó".
Điều này lại làm nảy sinh một câu hỏi rất thú vị: tình dục cần phải thật tới mức nào để có thể bị coi là phản bội lại vợ/chồng mình?
Theo một khía cạnh nào đó thì quan hệ tình dục diễn ra ở Westworld là ở dạng digital, nếu ta coi hành vi đó diễn ra trong một phiên bản điện toán hóa đời thực.
Nhưng đồng thời thì quan hệ tình dục tại Westworld lại có sự đụng chạm gần gũi cơ thể, tuy các cơ thể này được hình thành bằng những cách khác nhau, cho nên ta có thể kết luận rằng chuyện yêu đường thực sự đã xảy ra vào thời gian, địa điểm có thực.
Một số nhà bình luận nói rằng Westworld miêu tả bạo lực tình dục. Họ tập trung vào cảnh bạo lực tình dục xảy ra đối với Dolores (Evan Rachel Wood đóng), là một robot, giống như Maeve, bắt đầu có những thoáng nhớ rất nhanh về quá khứ; đáng tiếc những gì Dolores nhớ được lại là toàn những cảnh bạo lực tình dục.
Nhưng Dolores và Maeve không phải là các "chủ nhà" duy nhất được lập trình để làm vừa lòng các vị khách.
Đúng ra là mọi robot trong Westworld đều tồn tại hay bị tấn công, giết chết theo ý của khách hàng. Mà nếu vậy thì liệu ta có thể nói rằng bất kỳ hành động tình dục nào trong công viên này đều đã được đồng thuận từ trước?
Ngay cả khi các "chủ nhà" ngủ với "chủ nhà" khác thì chúng cũng chỉ đơn thuần là tuân theo mệnh lệnh của người đã thiết kế ra các cỗ máy dẫn dắt điều hành chúng.
Vậy bên ngoài những hành vi tình dục thì liệu ta có thể cho rằng mọi hình thức giao lưu giữa một "chủ nhà" với vị khách cũng đều là đã được đồng thuận từ trước?
Image copyright Warner Bros
'Thực sự' là mình
Westworld là một dạng cuộc-phiêu-lưu-tự-chọn. Các "chủ nhà" được lập trình với hơn 100 cỗ máy dẫn dắt điều hành được kết nối chồng chéo lẫn nhau, nhằm đáp ứng được các lựa chọn cụ thể mà các vị khách sẽ đưa ra vào bất kỳ lúc nào.
Một số vị khách muốn cưỡi ngựa, một số người khác thích đi săn lùng bọn đầu trộm đuôi cướp, rồi một số khác lại có nhu cầu đánh đấm bất kỳ "chủ nhà" nào họ bắt gặp.
Logan (Ben Barnes đóng), một vị khách quay trở lại sau khi đã từng tới đây, có vẻ như bị tổn thương tâm lý. Có lúc ông ta đâm vào tay một người khác chỉ vì có cơ hội làm vậy. Với ông ta thì lý do quay trở lại công viên này là ông ta có thể giết người nếu muốn mà không phải lo sợ hậu quả gì.
Quả vậy, nhưng có một sự khác biệt ở Westworld: các "chủ nhà" có vẻ như cũng cảm nhận được sự đau đớn, biết sợ hãi và cũng có tâm trạng kinh hoàng. "Hãy nhìn cô ấy run rẩy kìa!" một vị khách kêu lên khi thấy "chủ nhà" mà chồng mình vừa bắn đang dần hấp hối trên sàn đất.
Và cũng đáng ghê tởm ở chỗ chúng ta cần phải nhất quán trong việc đưa ra những đánh giá về đạo đức: nếu như việc đạt cực khoái với một robot không tạo thành hành vi phản bội người phối ngẫu thì việc giết chết một robot dường như cũng không tạo thành hành vi sát nhân.
Các nhà điều hành công viên có thể bao biện cho việc đối xử tệ bạc với các "chủ nhà" bằng lập luận rằng những nỗi đau đớn của các robot sẽ được xóa sạch khỏi bộ nhớ của chúng hàng đêm.
Thế nhưng lập luận đó dựa trên tiền đề rằng lý do duy nhất khiến việc gây đau đớn cho người khác là việc sai trái bởi nạn nhân sẽ nhớ điều đó. Trường hợp này thì rõ là không phải vậy.
Hơn nữa, điểm cần tranh luận ở đây là trên thực tế, các "chủ nhà" đang dần nhớ lại những nỗi đau đớn khổ sở mà họ từng trải qua. Và một số trong các nhà thiết kế ra các robot biết điều đó - điều đó phát ra tín hiệu cho thấy những người đạo diễn đằng sau việc thử nghiệm này đã không mấy quan tâm tới vấn đề đạo đức.
Rõ ràng Westworld sẽ tiếp tục khai thác các câu hỏi mà hầu hết chúng ta đều chưa nghĩ tới.
Nhưng chúng ta sẽ không thể vờ coi là các câu hỏi đó chỉ thuộc về các nhà công nghệ và những người theo thuyết vị lai.
Như nhà tâm thần học xã hội Sherry Turkle, người chuyên tìm hiểu về quan hệ của con người với công nghệ, đã chỉ ra, những cuộc trao đổi của chúng ta về tương lại không nên bị ám ảnh về chuyện robot sẽ như thế nào.
Thay vào đó, bà nói, chúng ta cần nghĩ xem con người chúng ta sẽ trở nên như thế nào, chúng ta hàng ngày đang trở thành kiểu người gì, dù là ta xem phim khiêu dâm, quan hệ chăn gối với người tình của mình, cố tìm cách khôn ngoan hơn Siri, hoặc giết chết một avatar bất kể lý do chỉ vì đó là điều diễn ra trong một trò chơi máy tính.
Ford nói rằng để hiểu vì sao con người chúng ta lại sẵn lòng trả nhiều tiền đến vậy để giết chết và làm tình với robot, thì vấn đề nằm ở chỗ các cuộc sát hại đó được lập luận rằng: đó chỉ là trò chơi. "Họ tới đây bởi họ muốn thử trong chốc lát xem họ muốn trở thành người như thế nào."
Logal hiểu điều này. Vào cuối hành trình, anh nói với William khi cả hai đi vào công viên, "anh sẽ cầu xin tôi ở lại, bởi đây là nơi trả lời cho câu hỏi mà anh đã từng tự hỏi bản thân mình: anh thực sự là ai. Và tôi nóng lòng muốn gặp con người thực đó của anh."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.
Brandon Ambrosino BBC Culture
Image copyright Alamy
Hãy tưởng tượng là bạn đủ giàu để vung ra 40.000 đô la chỉ để tới một thị trấn trong một ngày, nơi luật lệ không có ý nghĩa gì. Bạn có thể vào vai bất kỳ ai bạn muốn.
Bạn có thể giết chết bất kỳ ai, có thể hãm hiếp bất kỳ ai. Bạn có thể buộc những người bạn bắt gặp phải tuân theo những đòi hỏi bạo dâm bất chợt nảy ra trong đầu. Bạn không phải gánh chịu bất kỳ hậu quả nào về những gì bạn thực hiện tại thị trấn này. Chỉ có một vài người biết về những cách hành xử bạn đã làm và họ sẽ khuyến khích bạn cứ tiếp tục cách hành xử đó.
Nghe thật đáng ghê tởm, phải không?
Giờ thì hãy tưởng tượng cảnh tương tự, nhưng chỉ khác một chút: những người bị bạn cưỡng ép tình dục đều là robot. Những người bị bạn bắn vào đầu đều là robot. Những người bị bạn tra tấn, chi phối và mơn trớn đều không phải là người thật. Họ được tạo ra để phục vụ bạn, thoả mãn những nhu cầu của bạn và để cho bạn được toại nguyện mọi mong muốn.
Nghe có còn đáng ghê tởm nhiều tới mức như trong giả thuyết đầu tiên nữa không?
Đây là một trong những ý tưởng lớn đang được nghiên cứu trong Westworld, loạt phim truyền hình mới nhất của HBO nói về công viên giải trí chủ đề Miền Tây hoang dã, nơi khách tới sẽ được làm bất kỳ điều gì họ muốn đối với "chủ nhà", tức các robot trong công viên.
Như Bernard (Jeffrey Wright thủ vai), một nhà lập trình, cài đặt vào một trong số các robot, nói, "cậu và tất cả những robot mà cậu biết được thiết kế để làm vừa lòng mọi mong muốn của những người trả tiền để tới thế giới của cậu."
Và điều quan trọng ở đây là các robot thậm chí không bao giờ được trả đũa hay gây đau đớn cho các vị khách. Đó là ý tưởng... thế nhưng ba tập đầu đã có vẻ như gặp vấn đề.
"Tất cả bọn trẻ nổi loạn," người đứng đầu bộ phận an ninh là Ashley Stubbs (Luke Hemsworth thủ vai) cảnh báo. Mà thật ra thì cha đẻ của các robot, Tiến sỹ Robert Ford (Anthony Hopkins) có vẻ như muốn chúng như vậy.
Trong tập phim thử nghiệm, chúng ta biết rằng Ford đã "lỡ" tạo ra một lỗ hổng trong khả năng nhận thức của robot chủ nhà, khiến các robot nà thỉnh thoảng lại nhớ được quá khứ - và tất nhiên là đủ khủng khiếp để nhớ lại quá khứ khiếp đảm, bị hãm hiếp dã man hoặc phải chứng kiến những cái chết đầy bạo lực.
Những hình ảnh gợi nhớ khủng khiếp này dường như đưa đến một khả năng tự nhận thức cao hơn trong các robot, và một số robot bằng đầu đặt câu hỏi về bản chất tồn tại của mình.
Trong lúc một số cổ đông nắm cổ phần công viên cùng các nhà thiết kế lo sợ về sự phân nhánh, phát triển thêm nữa của những lỗ hổng này, thì Ford lại có vẻ háo hức muốn theo dõi những bước tiến hóa mới của các sản phẩm mà ông tạo ra.
Westworld buộc khán giả phải đối diện với những câu hỏi cấp bách về tương lai của con người chúng ta - nhất là khi chúng liên quan tới tính dâm đãng đang ngày càng gia tăng. Đây là những câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta trước đây đã từng coi là sự ngớ ngẩn mang tính tưởng tượng viển vông.
Tình dục qua mạng - cybersex
"Thì cưng đang luôn phải trả cho chuyện đó đấy thôi," Maeve Millay, bà chủ một nhà chứa, nói với Teddy (James Marsden đóng). "Sự khác biệt là chúng tôi ra giá cố định, được ghi rõ ngay trên cánh cửa."
Maeve, do Thandie Newton thủ vai, đang khiêu khích, buộc Teddy phải nghĩ lại về nghề mại dâm. Bà cho rằng một khi làm tình với bất kỳ một người phụ nữ nào thì bạn cũng sẽ phải tốn tiền, tuy nhiên nếu là quan hệ với gái mại dâm thì mọi khoản chi đều được công khai không giấu diếm.
Không phải thế sao?
Maeve là chủ chứa. Bà ta được thiết kế để trông sexy, và để quyến rũ những vị khách mà bà ta muốn. Trong số này có cả những vị khách chẳng hạn như William (Jimmi Simpson), người từ chối một số lời kết thân của các robot bởi anh đã có "người thật" ở nhà.
Thế nhưng "thật" ở đây có nghĩa là gì? Các robot thì có hình thức và các cử chỉ hoạt động giống hệt như những gì con người vẫn làm. Cách thức các robot thở dài, hôn, rên rỉ hay đạt cực khoái trông không khác gì người thật.
Thế nhưng, như giám đốc phụ trách hoạt động giới thiệu công viên Lee Sizemore (Simon Quarterman) nói, "Nơi này vận hành tốt là bởi các vị khách tới đây đều hiểu rằng chủ nhà không phải là người thật."
Image copyright Kino Lorber
Ông nói rằng mọi sự phải diễn ra như vậy bởi chẳng có người thật nào muốn "tưởng tượng ra cảnh chồng mình thực sự [quan hệ tình dục với] cô gái xinh đẹp đó".
Điều này lại làm nảy sinh một câu hỏi rất thú vị: tình dục cần phải thật tới mức nào để có thể bị coi là phản bội lại vợ/chồng mình?
Theo một khía cạnh nào đó thì quan hệ tình dục diễn ra ở Westworld là ở dạng digital, nếu ta coi hành vi đó diễn ra trong một phiên bản điện toán hóa đời thực.
Nhưng đồng thời thì quan hệ tình dục tại Westworld lại có sự đụng chạm gần gũi cơ thể, tuy các cơ thể này được hình thành bằng những cách khác nhau, cho nên ta có thể kết luận rằng chuyện yêu đường thực sự đã xảy ra vào thời gian, địa điểm có thực.
Một số nhà bình luận nói rằng Westworld miêu tả bạo lực tình dục. Họ tập trung vào cảnh bạo lực tình dục xảy ra đối với Dolores (Evan Rachel Wood đóng), là một robot, giống như Maeve, bắt đầu có những thoáng nhớ rất nhanh về quá khứ; đáng tiếc những gì Dolores nhớ được lại là toàn những cảnh bạo lực tình dục.
Nhưng Dolores và Maeve không phải là các "chủ nhà" duy nhất được lập trình để làm vừa lòng các vị khách.
Đúng ra là mọi robot trong Westworld đều tồn tại hay bị tấn công, giết chết theo ý của khách hàng. Mà nếu vậy thì liệu ta có thể nói rằng bất kỳ hành động tình dục nào trong công viên này đều đã được đồng thuận từ trước?
Ngay cả khi các "chủ nhà" ngủ với "chủ nhà" khác thì chúng cũng chỉ đơn thuần là tuân theo mệnh lệnh của người đã thiết kế ra các cỗ máy dẫn dắt điều hành chúng.
Vậy bên ngoài những hành vi tình dục thì liệu ta có thể cho rằng mọi hình thức giao lưu giữa một "chủ nhà" với vị khách cũng đều là đã được đồng thuận từ trước?
Image copyright Warner Bros
'Thực sự' là mình
Westworld là một dạng cuộc-phiêu-lưu-tự-chọn. Các "chủ nhà" được lập trình với hơn 100 cỗ máy dẫn dắt điều hành được kết nối chồng chéo lẫn nhau, nhằm đáp ứng được các lựa chọn cụ thể mà các vị khách sẽ đưa ra vào bất kỳ lúc nào.
Một số vị khách muốn cưỡi ngựa, một số người khác thích đi săn lùng bọn đầu trộm đuôi cướp, rồi một số khác lại có nhu cầu đánh đấm bất kỳ "chủ nhà" nào họ bắt gặp.
Logan (Ben Barnes đóng), một vị khách quay trở lại sau khi đã từng tới đây, có vẻ như bị tổn thương tâm lý. Có lúc ông ta đâm vào tay một người khác chỉ vì có cơ hội làm vậy. Với ông ta thì lý do quay trở lại công viên này là ông ta có thể giết người nếu muốn mà không phải lo sợ hậu quả gì.
Quả vậy, nhưng có một sự khác biệt ở Westworld: các "chủ nhà" có vẻ như cũng cảm nhận được sự đau đớn, biết sợ hãi và cũng có tâm trạng kinh hoàng. "Hãy nhìn cô ấy run rẩy kìa!" một vị khách kêu lên khi thấy "chủ nhà" mà chồng mình vừa bắn đang dần hấp hối trên sàn đất.
Và cũng đáng ghê tởm ở chỗ chúng ta cần phải nhất quán trong việc đưa ra những đánh giá về đạo đức: nếu như việc đạt cực khoái với một robot không tạo thành hành vi phản bội người phối ngẫu thì việc giết chết một robot dường như cũng không tạo thành hành vi sát nhân.
Các nhà điều hành công viên có thể bao biện cho việc đối xử tệ bạc với các "chủ nhà" bằng lập luận rằng những nỗi đau đớn của các robot sẽ được xóa sạch khỏi bộ nhớ của chúng hàng đêm.
Thế nhưng lập luận đó dựa trên tiền đề rằng lý do duy nhất khiến việc gây đau đớn cho người khác là việc sai trái bởi nạn nhân sẽ nhớ điều đó. Trường hợp này thì rõ là không phải vậy.
Hơn nữa, điểm cần tranh luận ở đây là trên thực tế, các "chủ nhà" đang dần nhớ lại những nỗi đau đớn khổ sở mà họ từng trải qua. Và một số trong các nhà thiết kế ra các robot biết điều đó - điều đó phát ra tín hiệu cho thấy những người đạo diễn đằng sau việc thử nghiệm này đã không mấy quan tâm tới vấn đề đạo đức.
Rõ ràng Westworld sẽ tiếp tục khai thác các câu hỏi mà hầu hết chúng ta đều chưa nghĩ tới.
Nhưng chúng ta sẽ không thể vờ coi là các câu hỏi đó chỉ thuộc về các nhà công nghệ và những người theo thuyết vị lai.
Như nhà tâm thần học xã hội Sherry Turkle, người chuyên tìm hiểu về quan hệ của con người với công nghệ, đã chỉ ra, những cuộc trao đổi của chúng ta về tương lại không nên bị ám ảnh về chuyện robot sẽ như thế nào.
Thay vào đó, bà nói, chúng ta cần nghĩ xem con người chúng ta sẽ trở nên như thế nào, chúng ta hàng ngày đang trở thành kiểu người gì, dù là ta xem phim khiêu dâm, quan hệ chăn gối với người tình của mình, cố tìm cách khôn ngoan hơn Siri, hoặc giết chết một avatar bất kể lý do chỉ vì đó là điều diễn ra trong một trò chơi máy tính.
Ford nói rằng để hiểu vì sao con người chúng ta lại sẵn lòng trả nhiều tiền đến vậy để giết chết và làm tình với robot, thì vấn đề nằm ở chỗ các cuộc sát hại đó được lập luận rằng: đó chỉ là trò chơi. "Họ tới đây bởi họ muốn thử trong chốc lát xem họ muốn trở thành người như thế nào."
Logal hiểu điều này. Vào cuối hành trình, anh nói với William khi cả hai đi vào công viên, "anh sẽ cầu xin tôi ở lại, bởi đây là nơi trả lời cho câu hỏi mà anh đã từng tự hỏi bản thân mình: anh thực sự là ai. Và tôi nóng lòng muốn gặp con người thực đó của anh."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.
Bàn ra tán vào (0)
Yêu' robot có đồng nghĩa với việc ngoại tình?
Hãy tưởng tượng là bạn đủ giàu để vung ra 40.000 đô la chỉ để tới một thị trấn trong một ngày, nơi luật lệ không có ý nghĩa gì. Bạn có thể vào vai bất kỳ ai bạn muốn.
Brandon Ambrosino BBC Culture
Image copyright Alamy
Hãy tưởng tượng là bạn đủ giàu để vung ra 40.000 đô la chỉ để tới một thị trấn trong một ngày, nơi luật lệ không có ý nghĩa gì. Bạn có thể vào vai bất kỳ ai bạn muốn.
Bạn có thể giết chết bất kỳ ai, có thể hãm hiếp bất kỳ ai. Bạn có thể buộc những người bạn bắt gặp phải tuân theo những đòi hỏi bạo dâm bất chợt nảy ra trong đầu. Bạn không phải gánh chịu bất kỳ hậu quả nào về những gì bạn thực hiện tại thị trấn này. Chỉ có một vài người biết về những cách hành xử bạn đã làm và họ sẽ khuyến khích bạn cứ tiếp tục cách hành xử đó.
Nghe thật đáng ghê tởm, phải không?
Giờ thì hãy tưởng tượng cảnh tương tự, nhưng chỉ khác một chút: những người bị bạn cưỡng ép tình dục đều là robot. Những người bị bạn bắn vào đầu đều là robot. Những người bị bạn tra tấn, chi phối và mơn trớn đều không phải là người thật. Họ được tạo ra để phục vụ bạn, thoả mãn những nhu cầu của bạn và để cho bạn được toại nguyện mọi mong muốn.
Nghe có còn đáng ghê tởm nhiều tới mức như trong giả thuyết đầu tiên nữa không?
Đây là một trong những ý tưởng lớn đang được nghiên cứu trong Westworld, loạt phim truyền hình mới nhất của HBO nói về công viên giải trí chủ đề Miền Tây hoang dã, nơi khách tới sẽ được làm bất kỳ điều gì họ muốn đối với "chủ nhà", tức các robot trong công viên.
Như Bernard (Jeffrey Wright thủ vai), một nhà lập trình, cài đặt vào một trong số các robot, nói, "cậu và tất cả những robot mà cậu biết được thiết kế để làm vừa lòng mọi mong muốn của những người trả tiền để tới thế giới của cậu."
Và điều quan trọng ở đây là các robot thậm chí không bao giờ được trả đũa hay gây đau đớn cho các vị khách. Đó là ý tưởng... thế nhưng ba tập đầu đã có vẻ như gặp vấn đề.
"Tất cả bọn trẻ nổi loạn," người đứng đầu bộ phận an ninh là Ashley Stubbs (Luke Hemsworth thủ vai) cảnh báo. Mà thật ra thì cha đẻ của các robot, Tiến sỹ Robert Ford (Anthony Hopkins) có vẻ như muốn chúng như vậy.
Trong tập phim thử nghiệm, chúng ta biết rằng Ford đã "lỡ" tạo ra một lỗ hổng trong khả năng nhận thức của robot chủ nhà, khiến các robot nà thỉnh thoảng lại nhớ được quá khứ - và tất nhiên là đủ khủng khiếp để nhớ lại quá khứ khiếp đảm, bị hãm hiếp dã man hoặc phải chứng kiến những cái chết đầy bạo lực.
Những hình ảnh gợi nhớ khủng khiếp này dường như đưa đến một khả năng tự nhận thức cao hơn trong các robot, và một số robot bằng đầu đặt câu hỏi về bản chất tồn tại của mình.
Trong lúc một số cổ đông nắm cổ phần công viên cùng các nhà thiết kế lo sợ về sự phân nhánh, phát triển thêm nữa của những lỗ hổng này, thì Ford lại có vẻ háo hức muốn theo dõi những bước tiến hóa mới của các sản phẩm mà ông tạo ra.
Westworld buộc khán giả phải đối diện với những câu hỏi cấp bách về tương lai của con người chúng ta - nhất là khi chúng liên quan tới tính dâm đãng đang ngày càng gia tăng. Đây là những câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta trước đây đã từng coi là sự ngớ ngẩn mang tính tưởng tượng viển vông.
Tình dục qua mạng - cybersex
"Thì cưng đang luôn phải trả cho chuyện đó đấy thôi," Maeve Millay, bà chủ một nhà chứa, nói với Teddy (James Marsden đóng). "Sự khác biệt là chúng tôi ra giá cố định, được ghi rõ ngay trên cánh cửa."
Maeve, do Thandie Newton thủ vai, đang khiêu khích, buộc Teddy phải nghĩ lại về nghề mại dâm. Bà cho rằng một khi làm tình với bất kỳ một người phụ nữ nào thì bạn cũng sẽ phải tốn tiền, tuy nhiên nếu là quan hệ với gái mại dâm thì mọi khoản chi đều được công khai không giấu diếm.
Không phải thế sao?
Maeve là chủ chứa. Bà ta được thiết kế để trông sexy, và để quyến rũ những vị khách mà bà ta muốn. Trong số này có cả những vị khách chẳng hạn như William (Jimmi Simpson), người từ chối một số lời kết thân của các robot bởi anh đã có "người thật" ở nhà.
Thế nhưng "thật" ở đây có nghĩa là gì? Các robot thì có hình thức và các cử chỉ hoạt động giống hệt như những gì con người vẫn làm. Cách thức các robot thở dài, hôn, rên rỉ hay đạt cực khoái trông không khác gì người thật.
Thế nhưng, như giám đốc phụ trách hoạt động giới thiệu công viên Lee Sizemore (Simon Quarterman) nói, "Nơi này vận hành tốt là bởi các vị khách tới đây đều hiểu rằng chủ nhà không phải là người thật."
Image copyright Kino Lorber
Ông nói rằng mọi sự phải diễn ra như vậy bởi chẳng có người thật nào muốn "tưởng tượng ra cảnh chồng mình thực sự [quan hệ tình dục với] cô gái xinh đẹp đó".
Điều này lại làm nảy sinh một câu hỏi rất thú vị: tình dục cần phải thật tới mức nào để có thể bị coi là phản bội lại vợ/chồng mình?
Theo một khía cạnh nào đó thì quan hệ tình dục diễn ra ở Westworld là ở dạng digital, nếu ta coi hành vi đó diễn ra trong một phiên bản điện toán hóa đời thực.
Nhưng đồng thời thì quan hệ tình dục tại Westworld lại có sự đụng chạm gần gũi cơ thể, tuy các cơ thể này được hình thành bằng những cách khác nhau, cho nên ta có thể kết luận rằng chuyện yêu đường thực sự đã xảy ra vào thời gian, địa điểm có thực.
Một số nhà bình luận nói rằng Westworld miêu tả bạo lực tình dục. Họ tập trung vào cảnh bạo lực tình dục xảy ra đối với Dolores (Evan Rachel Wood đóng), là một robot, giống như Maeve, bắt đầu có những thoáng nhớ rất nhanh về quá khứ; đáng tiếc những gì Dolores nhớ được lại là toàn những cảnh bạo lực tình dục.
Nhưng Dolores và Maeve không phải là các "chủ nhà" duy nhất được lập trình để làm vừa lòng các vị khách.
Đúng ra là mọi robot trong Westworld đều tồn tại hay bị tấn công, giết chết theo ý của khách hàng. Mà nếu vậy thì liệu ta có thể nói rằng bất kỳ hành động tình dục nào trong công viên này đều đã được đồng thuận từ trước?
Ngay cả khi các "chủ nhà" ngủ với "chủ nhà" khác thì chúng cũng chỉ đơn thuần là tuân theo mệnh lệnh của người đã thiết kế ra các cỗ máy dẫn dắt điều hành chúng.
Vậy bên ngoài những hành vi tình dục thì liệu ta có thể cho rằng mọi hình thức giao lưu giữa một "chủ nhà" với vị khách cũng đều là đã được đồng thuận từ trước?
Image copyright Warner Bros
'Thực sự' là mình
Westworld là một dạng cuộc-phiêu-lưu-tự-chọn. Các "chủ nhà" được lập trình với hơn 100 cỗ máy dẫn dắt điều hành được kết nối chồng chéo lẫn nhau, nhằm đáp ứng được các lựa chọn cụ thể mà các vị khách sẽ đưa ra vào bất kỳ lúc nào.
Một số vị khách muốn cưỡi ngựa, một số người khác thích đi săn lùng bọn đầu trộm đuôi cướp, rồi một số khác lại có nhu cầu đánh đấm bất kỳ "chủ nhà" nào họ bắt gặp.
Logan (Ben Barnes đóng), một vị khách quay trở lại sau khi đã từng tới đây, có vẻ như bị tổn thương tâm lý. Có lúc ông ta đâm vào tay một người khác chỉ vì có cơ hội làm vậy. Với ông ta thì lý do quay trở lại công viên này là ông ta có thể giết người nếu muốn mà không phải lo sợ hậu quả gì.
Quả vậy, nhưng có một sự khác biệt ở Westworld: các "chủ nhà" có vẻ như cũng cảm nhận được sự đau đớn, biết sợ hãi và cũng có tâm trạng kinh hoàng. "Hãy nhìn cô ấy run rẩy kìa!" một vị khách kêu lên khi thấy "chủ nhà" mà chồng mình vừa bắn đang dần hấp hối trên sàn đất.
Và cũng đáng ghê tởm ở chỗ chúng ta cần phải nhất quán trong việc đưa ra những đánh giá về đạo đức: nếu như việc đạt cực khoái với một robot không tạo thành hành vi phản bội người phối ngẫu thì việc giết chết một robot dường như cũng không tạo thành hành vi sát nhân.
Các nhà điều hành công viên có thể bao biện cho việc đối xử tệ bạc với các "chủ nhà" bằng lập luận rằng những nỗi đau đớn của các robot sẽ được xóa sạch khỏi bộ nhớ của chúng hàng đêm.
Thế nhưng lập luận đó dựa trên tiền đề rằng lý do duy nhất khiến việc gây đau đớn cho người khác là việc sai trái bởi nạn nhân sẽ nhớ điều đó. Trường hợp này thì rõ là không phải vậy.
Hơn nữa, điểm cần tranh luận ở đây là trên thực tế, các "chủ nhà" đang dần nhớ lại những nỗi đau đớn khổ sở mà họ từng trải qua. Và một số trong các nhà thiết kế ra các robot biết điều đó - điều đó phát ra tín hiệu cho thấy những người đạo diễn đằng sau việc thử nghiệm này đã không mấy quan tâm tới vấn đề đạo đức.
Rõ ràng Westworld sẽ tiếp tục khai thác các câu hỏi mà hầu hết chúng ta đều chưa nghĩ tới.
Nhưng chúng ta sẽ không thể vờ coi là các câu hỏi đó chỉ thuộc về các nhà công nghệ và những người theo thuyết vị lai.
Như nhà tâm thần học xã hội Sherry Turkle, người chuyên tìm hiểu về quan hệ của con người với công nghệ, đã chỉ ra, những cuộc trao đổi của chúng ta về tương lại không nên bị ám ảnh về chuyện robot sẽ như thế nào.
Thay vào đó, bà nói, chúng ta cần nghĩ xem con người chúng ta sẽ trở nên như thế nào, chúng ta hàng ngày đang trở thành kiểu người gì, dù là ta xem phim khiêu dâm, quan hệ chăn gối với người tình của mình, cố tìm cách khôn ngoan hơn Siri, hoặc giết chết một avatar bất kể lý do chỉ vì đó là điều diễn ra trong một trò chơi máy tính.
Ford nói rằng để hiểu vì sao con người chúng ta lại sẵn lòng trả nhiều tiền đến vậy để giết chết và làm tình với robot, thì vấn đề nằm ở chỗ các cuộc sát hại đó được lập luận rằng: đó chỉ là trò chơi. "Họ tới đây bởi họ muốn thử trong chốc lát xem họ muốn trở thành người như thế nào."
Logal hiểu điều này. Vào cuối hành trình, anh nói với William khi cả hai đi vào công viên, "anh sẽ cầu xin tôi ở lại, bởi đây là nơi trả lời cho câu hỏi mà anh đã từng tự hỏi bản thân mình: anh thực sự là ai. Và tôi nóng lòng muốn gặp con người thực đó của anh."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.