Truyện Ngắn & Phóng Sự
chuồng người - Lâm Chương
chuồng người
Lâm Chương
Chỉ còn vài ngày nữa là thu hoạch xong vụ mùa. Tôi được miễn đi lao động, vì cái chân đau. Hôm qua lúc chuyển lúa vào bồ, tôi vô ý vấp ngã nơi bậc thềm nhà kho.Mặc dù đã được nắn bóp, sửa trặc, nhưng khớp xương mắc cá chân vẫn sưng đỏ, đau nhức.
Khi các đội đã xuất trại, tôi chống cây gậy ra cửa, đứng nhìn lên sân trại. Giữa sân có đặt ba cái thùng phuy, dùng chứa phân người. Sau một đêm bài tiết của anh em trong trại, phân được xúc từng gánh đem đổ vào thùng. Hàng ngày, người của đội rau xanh sẽ chuyển ba cái thùng này bằng xe cải tiến đến vườn rau. Ðổ phân xuống hố, lấp phủ lên một lớp đất. Ủ phân. Một thời gian sau, phân từ màu vàng như đất sét nhão, biến thành màu xám như bùn, đã tới lúc có thể dùng được, xúc lên làm phân bón rất tốt.Phân được chế biến kiểu này gọi là phân Bắc. Mới đầu, anh em đội rau xanh rất tởm phân Bắc, nhưng thời gian lâu dài, tiếp xúc mãi thành quen, thấy cũng không có gì đáng gớm ghiếc, và khám phá ra cái công dụng tuyệt vời của nó. Chỉ cần rau muống nếm một chút phân Bắc, rau trở nên xanh tốt, tăng trưởng rất nhanh.
Từ trong đội cải tạo hình sự, có hai tên cầm que đi đến thùng phuy. Nó bươi móc thứ gì trong đó. Một trong hai tên này, tôi quen. Hồi mới quen, tôi hỏi nó:
-Mày tên gì?
-Ný!
-Tên ngộ quá! Họ gì?
-Nê !
-Cái gì? Làm gì có họ Nê?
-Có chứ! Rất nhiều!Tên họ của cháu: Nê văn Ný
Tôi chợt hiểu, bật cười:
-Mày nói ngọng. Tên họ của mày là Lê văn Lý.
-Người miền Nam của các chú thường nói thế. Ở đây chúng cháu gọi Nê Văn Ný!
Từ đó trở đi, tôi cũng gọi nó là thằng Ný.
Thấy nó bươi móc trong thùng phuy, tôi kêu lớn:
-Ný! Mày làm cái gì đó?
Nó quay lại nhìn tôi, rồi bỏ cái que, đi lại gặp tôi.
-Hôm nay sao chú được nghỉ?
-Tao bị bong gân chân. Còn mày?
-Cháu chờ để trưa gánh đồ ăn thông tầm cho đội!
-Mày tìm gì trong thùng phân?
-Nhà bếp vừa đổ rác trong ấy. Cháu kiếm chút rau cải vụn. -Ăn uống dơ bẩn, có ngày bỏ mạng con ơi!
-Cháu mang về rửa sạch, cho vào ca cống, đun sôi, vi trùng nào chả chết!
Tôi nhìn thân hình gầy gò, cái mặt hốc hác của nó, và nghĩ đến mình. Tôi có khác nó gì đâu. Cùng một hoàn cảnh khốn khó, người ta không cần tỏ lòng trắc ẩn cho nhau.
Ðứng tần ngần một lúc, nó hỏi:
-Chú có thuốc nào, cho cháu xin một bi!
-Vô đây!
Tôi dẫn nó vào lán, ngắt trong cái bọc nhỏ, cho nó một bi thuốc lào. Rít xong hơi thuốc, nó nói:
-Hôm nay, đội cháu có mấy thằng được chỉ định nên khung, mổ nợn cho cán bộ bồi dưỡng. Cháu không được đi. Tiếc thật!
-Mổ lợn đâu có gì thích mà mày tiếc?
-Thích chứ! Ðược xơi thịt!
-Cán bộ cho ăn hả?
-Không. Làm gì có người tốt thế!
-Vậy ăn bằng cách nào?
-Khi được chỉ định đi mổ nợn, thằng nào cũng phải măc hai nớp quần. Nớp trong được bó sát vào bìu dái như cái quần xì của người miền Nam. Ðến núc xẻ thịt thì xén vài cục, nén dấu vào quần, dưới bìu dái. Trước khi về, cán bộ bắt đứng xếp hàng, mò xét khắp ngườii, nhưng không mò dưới bìu dái. Thế nà thoát!
-Tụi mày tài thật!
- Cách này dùng mãi, bị phát giác. Chúng nó bắt cởi đồ, chỉ còn độc cái quần trong, thò tay sờ vào quần, sờ nắn trong háng, nhột bỏ mẹ. Bắt gặp có dấu thịt, chúng nó dần cho nát đòn và cùm vào nhà kỷ nuật.
-Khó khăn, nguy hiểm như vậy, tụi mày không sợ?
-Trong khó khăn nẩy sinh sáng tạo. Chúng cháu nghĩ ra được cách giấu thịt, chỉ có trời biết.
Nó ngừng lại, chỉ tay vào túi tôi:
-Chú cho cháu thêm bi thuốc!
-Mày có tài thật, đang kể chuyện tới hồi gây cấn là ngừng lại, đòi thứ này, thứ nọ.
Dù cằn nhằn nhưng tôi vẫn ngắt cho nó bi thuốc lào thứ hai. Nó cẩn thận cho bi thuốc vào nõ điếu, châm mồi lửa, rít một hơi dài...Tôi giục:
-Kể tiếp đi. Cái mánh lới giấu thịt của mày!
-Thằng nào được chỉ định đi mổ lợn, khi trở về đội cũng phải nạp cho thằng đội trưởng hai cục thịt bằng ngón chân cái.Không có, nó thụi vào bụng cho thổ huyết!
-Tao không muốn nghe chuyện thằng đội trưởng của tụi mày. Hãy kể phương pháp dấu thịt mà mày cho rằng sáng tạo.
-Vâng! Phương pháp này không cần phải chuẩn bị đồ nghề gì cả. Lúc xẻo thịt, nếu cán bộ không để ý, cứ xén từng cục, cho vào mồm xơi tươi!
-Ăn thịt sống hả?
-Vâng! Xơi thịt sống thì đã có sao?
-Tụi mày ăn uống như người tiền sử!
-Người tiền sử nà người xứ nào mà ăn uống như chúng cháu?
-Chẳng phải xứ nào cả! Ðó là tổ tiên của chúng ta nhiều triệu năm về trước. Khi chưa tìm ra lửa, loài người phải ăn thịt sống.
-Ðấy! Họ vẫn khoþe mạnh, sinh tồn đến ngày nay. Cọp beo cũng thế!
-Hãy nói vấn đề lấy thịt. Tụi mày ăn tại chỗ, nhưng làm sao lấy về cho thằng đội trưởng?
-Chúng cháu xén sẳn vài cục, khi có nệnh về nà cho vào mồm nuốt ngay. Bọn cán bộ dù có con mắt thánh cũng không bắt gặp. Xét xong, chúng cháu vội về đội, móc họng, nôn ra niền, nạp đủ số cho thằng đội trưởng.
-Rồi thằng đội trưởng ăn bằng cách nào?
-Hắn rửa cục thịt sạch chất nhớt, cho vào ca cống, đun lên nà có được bữa ăn ngon.
Nói xong, thằng Ný đứng dậy:
-Cháu phải về gánh cơm cho đội thông tầm. Cái chân chú đau, không nên đi đứng nhiều.
Nó quay lưng, ra khỏi lán.
Nhìn đôi vai gầy guộc của nó rút lại như đôi vai cuþa người bệnh ho lao, tôi gọi: -Ný! Mày trở lại lấy vài bi thuốc laòo, đêm nay hút cho đỡ lạnh!
Vào những ngày cuối năm, trời bỗng dưng trở lạnh. Mưa phùn lất phất trên những vòm cây. Ðồi nương ẩm đục. Ngày hai mưới chín tháng Chạp, được phép trại trưởng, các đội khỏi phaþi xuất trại lao động bên ngoài. Thay vào đó, anh em được giao công tác dọn dẹp và làm vệ sinh trong trại, chuẩn bị đón Tết.
Tôi đang ngồi nhổ cỏ dọc theo những chân tường ngăn chia các đội. Thăng Ný đi ra.Hôm nay nó mặc bộ đồ lành lặn, sạch, mặt hiện niềm vui. Tôi nói:
-Chưa Tết mà ngó mày, tao đã thấy mùa xuân!
Nó báo tin: - Cháu được mẹ từ Vĩnh Yên nên thăm. Bộ đồ này cháu mượn của thằng bạn, để mẹ cháu không nhìn thấy cháu rách. Cháu đang chờ cán bộ dẫn ra nhà thăm nuôi.
- Mày ngon rồi! Vừa có đồ ăn của trại, vừa được mẹ tiếp tế thêm. Tết này mày huy hoàng!
-Vâng! Huy hoàng thật! Cháu không ngờ may mắn đến thế!
Khoảng hai giờ chiều, cán bộ dẫn thằng Ný về trại, tay ôm bụng, mặt nhăn nhó, tái nhợt. Ngờ nó bị trúng gió, tôi theo nó vào lán. Nó năm vật lên sạp, lăn lộn, kêu đau bụng và lạnh. Tôi hỏi mượn mấy thằng bạn của nó ve dầu nóng để cạo gió.
Thằng đội trưởng hình sự đứng nhìn một lúc, nói:
-Chả phải trúng gió đâu! Nó bị bội thực đấy! Móc họng nôn ra là khỏi ngay!
Nhiều thằng khác lao nhao:
-Nôn ?đi! Nôn đi!
Thằng Ný trườn về bìa sạp, rướn cổ, thò đầu ra ngoài, cho ngón tay vào miệng. Có thăng la lớn:
-Hãy khoan!
Và nó chạy ra ngoài, đem vô một cái thau bằng nhựa, bưng thau kề sát miệng thằng Ný:
-Hãy nôn vào đây!
Thằng Ný móc họng, ụa mữa. Ðồ ăn lẫn nhớt dãi tuôn trào xuống thau. Thằng bưng thau bóc lên những miếng thịt còn dính lòng thòng nhớt dãi, đưa lên miệng ăn. Một thằng khác đang đói cũng ăn.
Có thằng nhăn mặt: - Gớm quá!
Thằng bưng thau nói:
-Gớm gì? Từ bụng kia sang bụng nọ mà thôi!
Sáng mồng một Tết, mọi người quy tụ ra sân trại coi anh em văn nghệ trình diễn. Có đàn và trống xập xình vui tai. Tôi gặp thằng Ný đang lóng ngóng coi hát. Tôi hỏi:
-Mày khỏe hẳn chưa?
-Hôm sau nà khỏe ngay!
-Mẹ mày thăm nuôi, sao tao thấy mày đi vào tay không?
-Nhà cháu nghèo, không có tiền sắm sửa. Thăm nuôi là thăm cho có nệ thế thôi! Mẹ cháu chỉ mang cho cháu một con gà nuộc, và một cân xôi.
-Sao không đem vô trại, để dành ăn từ từ?
-Nếu đem vô trại, mấy thằng đầu gấu, chúng nó giành giựt cả. Thế cháu mới xơi hết tại chỗ!
Tôi trợn mắt:
-Mày ăn hết một lần hết con gà và cân xôi?
-Vâng! Không còn cách nào khác! Lúc thì dư thừa phải nôn ra, bây giờ thì đói.
Nhìn thằng Ný, tôi thấy nó đang tàn tạ, khô héo dần. Nó không có mùa Xuân.
Lâm Chương
Hãm địa
già trăm năm trước tuổi không ngờ
đời hãm vây trong nỗi khốn cùng
vách núi ngăn tư bề chớn chở
rừng âm u sương muối đại ngàn.
Những bạn tôi ngồi như cổ thụ
mặt hao gầy râu tóc xác xơ.
Nay rướm máu sức người cùng tận
buổi chiều về không đủ miếng ăn
nỗi cơ cực gặm mòn sự sống
cây khẳng khiu ngày tháng khô dần.
Mùa đông đến mưa phùn gió bấc
suốt mùa đông không thấy mặt trời
đêm lán trại chìm trong nỗi chết
tiếng cú kêu trù ẻo rợn người.
Thời mạt vận quỷ thần quay mặt
nghiến chặc răng kình với tai ương
người bỏ cuộc đi về với đất
chiếu bó thây nằm lại rẫy nương.
Hồn oan khuất la đà ngọn cỏ
mộ không bia lạnh ngắt chân đồi
mùa mưa lũ đất trôi nước cuốn
xoá nhoà đi dấu tích một thời.
Chốn hãm địa rừng hoang nước độc
trời sa mù ẩm đục quanh năm
mặt đất ướt xông mùi lá mục
nước suối khe mầm bệnh sốt rừng.
Trên ngàn xanh mồ hôi đổ xuống
phá rừng già đốt rẫy khai hoang
người với đất chung niềm đau nhức
đất lặng thinh phơi bãi tro tàn.
Những bạn tôi cây đời thiếu nước
cố ngoi lên thân xác mỏi mòn
bao nghiệt ngã xé lòng đau rách
ngọn tre già lã xuống tang thương.
chuồng người - Lâm Chương
chuồng người
Lâm Chương
Chỉ còn vài ngày nữa là thu hoạch xong vụ mùa. Tôi được miễn đi lao động, vì cái chân đau. Hôm qua lúc chuyển lúa vào bồ, tôi vô ý vấp ngã nơi bậc thềm nhà kho.Mặc dù đã được nắn bóp, sửa trặc, nhưng khớp xương mắc cá chân vẫn sưng đỏ, đau nhức.
Khi các đội đã xuất trại, tôi chống cây gậy ra cửa, đứng nhìn lên sân trại. Giữa sân có đặt ba cái thùng phuy, dùng chứa phân người. Sau một đêm bài tiết của anh em trong trại, phân được xúc từng gánh đem đổ vào thùng. Hàng ngày, người của đội rau xanh sẽ chuyển ba cái thùng này bằng xe cải tiến đến vườn rau. Ðổ phân xuống hố, lấp phủ lên một lớp đất. Ủ phân. Một thời gian sau, phân từ màu vàng như đất sét nhão, biến thành màu xám như bùn, đã tới lúc có thể dùng được, xúc lên làm phân bón rất tốt.Phân được chế biến kiểu này gọi là phân Bắc. Mới đầu, anh em đội rau xanh rất tởm phân Bắc, nhưng thời gian lâu dài, tiếp xúc mãi thành quen, thấy cũng không có gì đáng gớm ghiếc, và khám phá ra cái công dụng tuyệt vời của nó. Chỉ cần rau muống nếm một chút phân Bắc, rau trở nên xanh tốt, tăng trưởng rất nhanh.
Từ trong đội cải tạo hình sự, có hai tên cầm que đi đến thùng phuy. Nó bươi móc thứ gì trong đó. Một trong hai tên này, tôi quen. Hồi mới quen, tôi hỏi nó:
-Mày tên gì?
-Ný!
-Tên ngộ quá! Họ gì?
-Nê !
-Cái gì? Làm gì có họ Nê?
-Có chứ! Rất nhiều!Tên họ của cháu: Nê văn Ný
Tôi chợt hiểu, bật cười:
-Mày nói ngọng. Tên họ của mày là Lê văn Lý.
-Người miền Nam của các chú thường nói thế. Ở đây chúng cháu gọi Nê Văn Ný!
Từ đó trở đi, tôi cũng gọi nó là thằng Ný.
Thấy nó bươi móc trong thùng phuy, tôi kêu lớn:
-Ný! Mày làm cái gì đó?
Nó quay lại nhìn tôi, rồi bỏ cái que, đi lại gặp tôi.
-Hôm nay sao chú được nghỉ?
-Tao bị bong gân chân. Còn mày?
-Cháu chờ để trưa gánh đồ ăn thông tầm cho đội!
-Mày tìm gì trong thùng phân?
-Nhà bếp vừa đổ rác trong ấy. Cháu kiếm chút rau cải vụn. -Ăn uống dơ bẩn, có ngày bỏ mạng con ơi!
-Cháu mang về rửa sạch, cho vào ca cống, đun sôi, vi trùng nào chả chết!
Tôi nhìn thân hình gầy gò, cái mặt hốc hác của nó, và nghĩ đến mình. Tôi có khác nó gì đâu. Cùng một hoàn cảnh khốn khó, người ta không cần tỏ lòng trắc ẩn cho nhau.
Ðứng tần ngần một lúc, nó hỏi:
-Chú có thuốc nào, cho cháu xin một bi!
-Vô đây!
Tôi dẫn nó vào lán, ngắt trong cái bọc nhỏ, cho nó một bi thuốc lào. Rít xong hơi thuốc, nó nói:
-Hôm nay, đội cháu có mấy thằng được chỉ định nên khung, mổ nợn cho cán bộ bồi dưỡng. Cháu không được đi. Tiếc thật!
-Mổ lợn đâu có gì thích mà mày tiếc?
-Thích chứ! Ðược xơi thịt!
-Cán bộ cho ăn hả?
-Không. Làm gì có người tốt thế!
-Vậy ăn bằng cách nào?
-Khi được chỉ định đi mổ nợn, thằng nào cũng phải măc hai nớp quần. Nớp trong được bó sát vào bìu dái như cái quần xì của người miền Nam. Ðến núc xẻ thịt thì xén vài cục, nén dấu vào quần, dưới bìu dái. Trước khi về, cán bộ bắt đứng xếp hàng, mò xét khắp ngườii, nhưng không mò dưới bìu dái. Thế nà thoát!
-Tụi mày tài thật!
- Cách này dùng mãi, bị phát giác. Chúng nó bắt cởi đồ, chỉ còn độc cái quần trong, thò tay sờ vào quần, sờ nắn trong háng, nhột bỏ mẹ. Bắt gặp có dấu thịt, chúng nó dần cho nát đòn và cùm vào nhà kỷ nuật.
-Khó khăn, nguy hiểm như vậy, tụi mày không sợ?
-Trong khó khăn nẩy sinh sáng tạo. Chúng cháu nghĩ ra được cách giấu thịt, chỉ có trời biết.
Nó ngừng lại, chỉ tay vào túi tôi:
-Chú cho cháu thêm bi thuốc!
-Mày có tài thật, đang kể chuyện tới hồi gây cấn là ngừng lại, đòi thứ này, thứ nọ.
Dù cằn nhằn nhưng tôi vẫn ngắt cho nó bi thuốc lào thứ hai. Nó cẩn thận cho bi thuốc vào nõ điếu, châm mồi lửa, rít một hơi dài...Tôi giục:
-Kể tiếp đi. Cái mánh lới giấu thịt của mày!
-Thằng nào được chỉ định đi mổ lợn, khi trở về đội cũng phải nạp cho thằng đội trưởng hai cục thịt bằng ngón chân cái.Không có, nó thụi vào bụng cho thổ huyết!
-Tao không muốn nghe chuyện thằng đội trưởng của tụi mày. Hãy kể phương pháp dấu thịt mà mày cho rằng sáng tạo.
-Vâng! Phương pháp này không cần phải chuẩn bị đồ nghề gì cả. Lúc xẻo thịt, nếu cán bộ không để ý, cứ xén từng cục, cho vào mồm xơi tươi!
-Ăn thịt sống hả?
-Vâng! Xơi thịt sống thì đã có sao?
-Tụi mày ăn uống như người tiền sử!
-Người tiền sử nà người xứ nào mà ăn uống như chúng cháu?
-Chẳng phải xứ nào cả! Ðó là tổ tiên của chúng ta nhiều triệu năm về trước. Khi chưa tìm ra lửa, loài người phải ăn thịt sống.
-Ðấy! Họ vẫn khoþe mạnh, sinh tồn đến ngày nay. Cọp beo cũng thế!
-Hãy nói vấn đề lấy thịt. Tụi mày ăn tại chỗ, nhưng làm sao lấy về cho thằng đội trưởng?
-Chúng cháu xén sẳn vài cục, khi có nệnh về nà cho vào mồm nuốt ngay. Bọn cán bộ dù có con mắt thánh cũng không bắt gặp. Xét xong, chúng cháu vội về đội, móc họng, nôn ra niền, nạp đủ số cho thằng đội trưởng.
-Rồi thằng đội trưởng ăn bằng cách nào?
-Hắn rửa cục thịt sạch chất nhớt, cho vào ca cống, đun lên nà có được bữa ăn ngon.
Nói xong, thằng Ný đứng dậy:
-Cháu phải về gánh cơm cho đội thông tầm. Cái chân chú đau, không nên đi đứng nhiều.
Nó quay lưng, ra khỏi lán.
Nhìn đôi vai gầy guộc của nó rút lại như đôi vai cuþa người bệnh ho lao, tôi gọi: -Ný! Mày trở lại lấy vài bi thuốc laòo, đêm nay hút cho đỡ lạnh!
Vào những ngày cuối năm, trời bỗng dưng trở lạnh. Mưa phùn lất phất trên những vòm cây. Ðồi nương ẩm đục. Ngày hai mưới chín tháng Chạp, được phép trại trưởng, các đội khỏi phaþi xuất trại lao động bên ngoài. Thay vào đó, anh em được giao công tác dọn dẹp và làm vệ sinh trong trại, chuẩn bị đón Tết.
Tôi đang ngồi nhổ cỏ dọc theo những chân tường ngăn chia các đội. Thăng Ný đi ra.Hôm nay nó mặc bộ đồ lành lặn, sạch, mặt hiện niềm vui. Tôi nói:
-Chưa Tết mà ngó mày, tao đã thấy mùa xuân!
Nó báo tin: - Cháu được mẹ từ Vĩnh Yên nên thăm. Bộ đồ này cháu mượn của thằng bạn, để mẹ cháu không nhìn thấy cháu rách. Cháu đang chờ cán bộ dẫn ra nhà thăm nuôi.
- Mày ngon rồi! Vừa có đồ ăn của trại, vừa được mẹ tiếp tế thêm. Tết này mày huy hoàng!
-Vâng! Huy hoàng thật! Cháu không ngờ may mắn đến thế!
Khoảng hai giờ chiều, cán bộ dẫn thằng Ný về trại, tay ôm bụng, mặt nhăn nhó, tái nhợt. Ngờ nó bị trúng gió, tôi theo nó vào lán. Nó năm vật lên sạp, lăn lộn, kêu đau bụng và lạnh. Tôi hỏi mượn mấy thằng bạn của nó ve dầu nóng để cạo gió.
Thằng đội trưởng hình sự đứng nhìn một lúc, nói:
-Chả phải trúng gió đâu! Nó bị bội thực đấy! Móc họng nôn ra là khỏi ngay!
Nhiều thằng khác lao nhao:
-Nôn ?đi! Nôn đi!
Thằng Ný trườn về bìa sạp, rướn cổ, thò đầu ra ngoài, cho ngón tay vào miệng. Có thăng la lớn:
-Hãy khoan!
Và nó chạy ra ngoài, đem vô một cái thau bằng nhựa, bưng thau kề sát miệng thằng Ný:
-Hãy nôn vào đây!
Thằng Ný móc họng, ụa mữa. Ðồ ăn lẫn nhớt dãi tuôn trào xuống thau. Thằng bưng thau bóc lên những miếng thịt còn dính lòng thòng nhớt dãi, đưa lên miệng ăn. Một thằng khác đang đói cũng ăn.
Có thằng nhăn mặt: - Gớm quá!
Thằng bưng thau nói:
-Gớm gì? Từ bụng kia sang bụng nọ mà thôi!
Sáng mồng một Tết, mọi người quy tụ ra sân trại coi anh em văn nghệ trình diễn. Có đàn và trống xập xình vui tai. Tôi gặp thằng Ný đang lóng ngóng coi hát. Tôi hỏi:
-Mày khỏe hẳn chưa?
-Hôm sau nà khỏe ngay!
-Mẹ mày thăm nuôi, sao tao thấy mày đi vào tay không?
-Nhà cháu nghèo, không có tiền sắm sửa. Thăm nuôi là thăm cho có nệ thế thôi! Mẹ cháu chỉ mang cho cháu một con gà nuộc, và một cân xôi.
-Sao không đem vô trại, để dành ăn từ từ?
-Nếu đem vô trại, mấy thằng đầu gấu, chúng nó giành giựt cả. Thế cháu mới xơi hết tại chỗ!
Tôi trợn mắt:
-Mày ăn hết một lần hết con gà và cân xôi?
-Vâng! Không còn cách nào khác! Lúc thì dư thừa phải nôn ra, bây giờ thì đói.
Nhìn thằng Ný, tôi thấy nó đang tàn tạ, khô héo dần. Nó không có mùa Xuân.
Lâm Chương
Hãm địa
già trăm năm trước tuổi không ngờ
đời hãm vây trong nỗi khốn cùng
vách núi ngăn tư bề chớn chở
rừng âm u sương muối đại ngàn.
Những bạn tôi ngồi như cổ thụ
mặt hao gầy râu tóc xác xơ.
Nay rướm máu sức người cùng tận
buổi chiều về không đủ miếng ăn
nỗi cơ cực gặm mòn sự sống
cây khẳng khiu ngày tháng khô dần.
Mùa đông đến mưa phùn gió bấc
suốt mùa đông không thấy mặt trời
đêm lán trại chìm trong nỗi chết
tiếng cú kêu trù ẻo rợn người.
Thời mạt vận quỷ thần quay mặt
nghiến chặc răng kình với tai ương
người bỏ cuộc đi về với đất
chiếu bó thây nằm lại rẫy nương.
Hồn oan khuất la đà ngọn cỏ
mộ không bia lạnh ngắt chân đồi
mùa mưa lũ đất trôi nước cuốn
xoá nhoà đi dấu tích một thời.
Chốn hãm địa rừng hoang nước độc
trời sa mù ẩm đục quanh năm
mặt đất ướt xông mùi lá mục
nước suối khe mầm bệnh sốt rừng.
Trên ngàn xanh mồ hôi đổ xuống
phá rừng già đốt rẫy khai hoang
người với đất chung niềm đau nhức
đất lặng thinh phơi bãi tro tàn.
Những bạn tôi cây đời thiếu nước
cố ngoi lên thân xác mỏi mòn
bao nghiệt ngã xé lòng đau rách
ngọn tre già lã xuống tang thương.