Truyện Ngắn & Phóng Sự

tình Mẹ - lý thảo yên

( HNPĐ ) Trời sinh tôi có một trí nhớ kỳ lạ . Nói ra chẳng ai tin, nhưng đó là sự thực, tiếc một điều nó chẳng giúp gì được trên bước đường đời.

1

 

 

   Trời sinh tôi có một trí nhớ kỳ lạ . Nói ra chẳng ai tin, nhưng đó là sự thực, tiếc một điều nó chẳng giúp gì được  trên bước đường đời.

    Năm ba bốn tuổi gì đó tôi vẫn còn dành ti mẹ với đứa em trai. Mỗi lần mẹ cho em bú là thể nào tôi cũng a lại. Mẹ cười, thương tình rồi cũng ôm vào lòng. Thằng em trai láu cá, biết anh mình bú “khín” nên hai chân cứ loi choi đạp mãi. Thấy động, mẹ ngó xuống, lấy tay giữ hai chân lại, thế mới yên. Mà có yên thật đâu. Ở ngoại ô những ngày có trăng, người ta thường trải chiếu trước hiên nhà và mấy bà hàng xóm tụ tập chuyện kháo. Một bà nào đó đã bày cho mẹ, tôi chỉ nghe loáng thoáng “ …quẹt nhẹ một cái thôi, coi chừng nóng lắm đấy…” cho đến khi hiểu ra thì đã quá muộn, la bài hãi. Mẹ cười, kêu anh trai súc miệng cho tôi. Từ đó đến sau, thế là cạch .

 

 Tôi không hiểu tại sao bố tôi lại quyết định bỏ thành phố theo người ta tản cư lên mạn ngược. Đoàn người bồng bế nhau cũng khá đông. Tất cả những vật dụng cần thiết được chia đều trên lưng, trên vai bố, trên vai hai anh và chị gái. Mẹ gánh một đầu là thúng gạo, còn đầu kia là tôi với thằng em. Khi trèo núi Tam đảo, mẹ vứt bỏ quang gánh, địu thằng em trước ngực. Thúng gạo được sớt thành từng bao nhỏ chia cho mọi người kể cả mẹ, đeo sau lưng, và cũng không chừa cả tôi. Nặng lắm. Lúc ấy tôi nghĩ rằng chỉ mình tôi là khổ cực nên mặt lúc nào cũng sưng sỉa một đống.

 

 

                                                   2

 

Đôi lúc mẹ lại sớt chiếc tay nải của tôi đeo lên vai mẹ cho tôi được thoải mái. Thế rồi tay nải ấy cuối cùng cũng lại chạy qua vai bố. Đó là lý do tại sao lúc nào tôi cũng tò tò bên cạnh mẹ. Những bữa ăn nấu vội chẳng có gì, chỉ toàn muối vừng và mấy loại rau chị tôi hái gom bên đường, luộc lên, chấm nước mắm. Tôi phụng phịu và mẹ phải dỗ dành mãi mới chịu ăn.

   Hai hôm sau đến nơi. Người ta giao một căn nhà trống, mái tranh vách đất cho bố tôi. Chung quanh cũng có dăm căn nhà như thế, đã có người ở. Thấy họ rất vui mừng chào đón và thành thực giúp đỡ. Ngày hôm sau tôi khám phá ra, cuối thôn có một bụi tre già rất to với bóng mát thật rộng để nô đùa. Xa hơn chút nữa là con suối nhỏ, chưa biết nông sâu nhưng mẹ đã cảnh cáo, ngăn cấm ngay từ đầu.

 

 Để bắt đầu tạo dựng cuộc sống mới, mọi người đều bắt tay vào việc, ngoại trừ tôi và em trai. Bố và hai anh lo trồng lúa, ngô, sắn, đậu theo mùa. Khi rảnh rỗi thì đặt lưỡi câu tôm, câu cá dọc hai bên bờ suối hoặc đi xa hơn gần tận chân núi để đặt bẫy thú rừng. Chị gái nhiệm vụ ra suối gánh nước về cho mẹ tưới rau và chăm sóc vườn bầu, vườn bí, nuôi hai chị gà mái với một anh gà trống. Nhờ vậy bữa cơm dần dà đã có hương vị ngọt ngào hơn.

  Người ta họp chợ tuần một lần cách chỗ tôi không xa

 lắm.  Tôi không được phép đi xa nên đoán rằng đâu đó cũng có những thôn giống như ở đây. Ngày trước hôm họp chợ, mẹ đã cắt đủ loại rau, cột thành từng bó. Cắt dăm ba trái bầu, bí, mướp, xếp vào cái thúng để mai đội ra chợ bán. Nhu cầu của gia đình bây giờ chỉ là đường, muối, nước mắm, dầu hỏa cho cái đèn bàn và đèn bão.

 

                                               3 

 

 Cuộc sống cứ bình lặng trôi cho đến một ngày đứa em trai tôi bị sốt rét ngã nước. Bố chạy đôn chạy đáo cũng không tìm đâu ra thuốc chữa chạy để rồi em mất đi trong nỗi đau xót của gia đình. Ngày chôn em, mẹ khóc lóc vật vã đến bố phải ôm chặt mẹ kéo đi để người ta làm việc.

Mẹ buồn lắm, mắt lúc nào cũng ướt, biếng ăn biếng ngủ cả tuần. Mẹ càng buồn bao nhiêu thì lại càng  chiều chuộng tôi bấy nhiêu. Tôi cảm thấy như thế. Em ra đi, giao lại tất cả những yêu thương của mẹ cho tôi. Bây giờ thui thủi một mình, tôi nhớ em và tôi đã thực sự biết thương em .

 

Nhà bên cạnh là gia đình anh Thối. Nhà quê thường hay lấy cái tên thật xấu để đặt cho con. Sự thực, anh Thối chỉ nhỏ hơn bố tôi vài tuổi nhưng tôi quen gọi bằng anh vì mỗi buổi cơm trưa chị Thối thường ra trước hiên nhà, bắc loa tay gọi lớn : Anh Thối ơi…về ăn cơm…Cái âm ơi và âm cơm được kéo dài ra, ngân nga một giai điệu yêu thương tha thiết. Mấy đứa con anh chị nghịch ngợm không thua gì tôi.

   Hai bữa ăn thường trải chiếu dưới đất, gia đình ngồi quanh chiếc mâm đồng. Bố ngồi giữa, bên trái là hai anh, bên phải là mẹ, đến tôi và chị gái ngồi đầu nồi xới cơm.

Bữa nào cơm trộn ngô hay sắn là tôi chống đũa vào bát, không ăn. Thế là mẹ và chị, hai bên thò đũa vào bát của tôi gắp ngô sắn ra ngoài cho tôi ăn cơm không. Bữa kia, bố giận lắm, đập bát cơm xuống nền nhà. Cái bát đất vỡ tung tóe cùng ngô sắn. Tôi sợ quá khóc thét lên, ôm chầm

lấy mẹ. Mẹ ôm chặt tôi vào lòng như che chở cơn thịnh nộ của bố. Bố đứng dậy không ăn nữa, chỉ tay vào mẹ : Bà nuông chiều nó thái quá chỉ làm hư con cái mà thôi .

Mà quả nhiên sau này tôi hư thực. Tôi chưa làm đươc điều gì

 

                                               4

 

vui lòng bố mẹ.

 

 Một hôm có chiếc máy bay bà già đảo lượn trên trời. Tôi và mấy đứa con anh Thối thích lắm, chạy ra giữa sân ngắm nghía, chỉ trỏ. Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy loại máy bay này. Trông nó nhỏ nhỏ dễ thương như đồ chơi. Nó bay xà xuống thấp, hai cánh như chiếc diều chao qua chao lại đùa giỡn rồi bốc lên cao bay vút đi. Tôi thấy bố và hai anh trai hớt hải chạy về. Bố gọi tất cả vào trong nhà. Vợ chồng anh Thối và mấy đứa con cũng chạy qua nhà tôi. Tôi chẳng hiểu họ tụ tập làm gì mà có vẻ quan trọng lắm. Anh Thối và bố tôi cứ thầm thì với nhau rồi bắt tất cả mọi người chui dưới gầm giường trong khi bố tôi và anh Thối  lấy đồ đạc chất lên trên. Câu trả lời đến thật nhanh.

 Những tiếng nổ rất lớn bủa vây bốn bề làm  chết lặng hồn người, kèm theo là những tràng đạn cày xới đất. Bụi mù mịt trong hơi khói khét lẹt làm nghẹt thở.  Mẹ ôm chặt và nằm đè lên tôi càng nghẹt thở hơn. Anh Thối đòi tung cửa chạy ra ngoài. Bố không trả lời nên tất cả vẫn nằm im chịu trận .

  Khá lâu sau, thấy không còn động tĩnh gì, bố và anh Thối mới lần ra ngoài. Một khung cảnh hoang tàn. Căn nhà anh Thối không bị cháy nhưng đạn đã bắn sập một góc.

Những căn khác cùng chung số phận nhưng không ai chết hay bị thương.Thật là may mắn cho gia đình chúng tôi và mọi người.

Mấy hôm sau tôi bị đánh thức dậy thật sớm. Trời vẫn còn tối mịt. Súc miệng rửa mặt xong, mẹ choàng một tay nải nhỏ vào vai tôi và bắt ngồi yên ở đầu giường. Tôi đoán lại sắp sửa đi đâu đây. Trong cơn ngái ngủ gục lên gục xuống, tôi vẫn còn thấy những bóng người chạy qua chạy lại trước cửa dưới ánh

 

                                              5

 

sáng mờ mờ của ngọn đèn bão. Không một tiếng động. Lâu lâu lại thấy hai bóng  chụm đầu thầm thì . Họ đang làm điều gì bí mật lắm. Mọi người nối đuôi nhau đi trong bóng đêm. Bố dẫn đầu, tới mẹ, mấy đứa nhỏ chúng tôi, anh chị Thối kiểm soát sau cùng. Nhờ đã quen thuộc đường xá nên việc di chuyển cũng không mấy khó khăn. Lúc ấy tôi cũng thấy lạ, tại sao phải làm giống như người đi trốn. Tôi chẳng hỏi và cũng chẳng ai giải thích. Sau này tôi mới hiểu là Dinh tê. Là đi trốn thật, về vùng Quốc gia.

 Chuyến đi này tôi thấy nhẹ nhàng hơn lần trước nhiều vì hầu hết đồ đạc đều để lại cho hàng xóm, chỉ mang theo vật dụng cá nhân và quần áo mà thôi, vả lại bây giờ tôi cũng đã lớn rồi. Tôi cảm thấy như thế, nhất là từ khi em mất, tôi không còn hứng thú nô đùa với đám bạn như mọi ngày.

  Xế trưa, bố bảo mọi người dừng lại nghỉ. Mẹ lục tay nải kéo ra hai gói cơm nắm bọc trong khăn vải trắng, lấy dao cắt thành từng khoanh. Anh cả cũng lấy ra một bịch bọc lá chuối. Mùi thịt gà bốc lên thơm phức. Tội nghiệp hai chị mái đẻ và anh trống hoa mơ. Anh chị Thối và hai đứa nhỏ cũng ăn chung. Bố dặn phải ăn cho hết không được chừa lại. Tội nghiệp, Bố đâu có biết rằng mấy đứa vẫn còn thòm thèm, cầm mấy cái chân gà mút chùn chụt. Anh hai đi đào hố, bỏ hết rác xuống rồi lấp đất lại. Con đường còn dài hay ngắn không biết, đi một lúc khá lâu thì một đồn lính đã xa xa trong tầm mắt . Bố lấy cái áo trắng cột vào chiếc gậy, đưa cao khỏi đầu rồi đi tiếp.     

Từ một trạm gác trên cao có tiếng súng nổ.Tất cả đều hoảng hốt. Bố và anh Thối bàn bạc một chút rồi lại đi.

Nửa giờ sau, từ hai bên đường, một đám tây đen túa ra, súng chĩa thẳng, quây mọi người vào giữa. Mấy đứa nhỏ khóc ré

 

                                               6

 

lên. Trong vòng ôm, tôi còn thấy tay mẹ run cầm

cập. Chúng tôi đâu biết súng ống là gì nhưng những khuôn mặt rạch chằng chịt, đen thui thủi làm chúng tôi kinh hoàng, Sao lại có thứ người xấu và ghê như vậy. Một tên tây trắng từ bụi cây bước ra, theo sau là một người Việt nam đeo kính trắng, cầm trên tay quyển sổ với cây bút. Chắc tên Tây này là đứa chỉ huy. Nó tiến về hướng bố tôi, lúc đó đứng một mình, vẫn cầm chiếc cờ trắng đưa lên khỏi đầu. Nó xổ một tràng tiếng tây. Bố tôi cũng xổ lại, thế là …Bốp . Bố ăn cái tát của tên thông ngôn như ngầm bảo: sao mày dám cướp nghề của tao.

Tên tây trắng không phản ứng gì, tiếp tục nói. Tên thông ngôn tiếp tục dịch và bây giờ tôi nghe bố trả lời bằng tiếng mình . Tên chỉ huy không biết nghĩ gì mà thấy cứ tủm tỉm cười rồi dắt tên thông ngôn đi vào trại. Đám tây đen rạch mặt cũng đi theo, chỉ để lại hai tên ngồi gác. Tôi cũng thấy bố cười cười. Chẳng ai hiểu gì nhưng thấy bố cười thì cũng an tâm. Một trong hai tên tây đen gọi bố tới. Xí xa xí xô một hồi tôi thấy nó móc gói thuốc lá ra đưa cho bố.

Giờ đến phiên tôi làm gan, gạt tay mẹ chạy ra với bố. Mấy đứa con anh Thối cũng chạy theo. Hai đứa nó xoa đầu chúng tôi. Một tên đi vào trại, lát sau mang ra hai hộp kẹo cho anh em chia nhau. Chúng tôi không còn sợ nữa khi biết rằng, đôi khi người xấu nhưng lòng dạ thì lại tốt.

Bố từ tốn giải thích, tất cả đã xong xuôi, chờ làm giấy tờ, mai sẽ có xe chở về thành phố, khu định cư của những người về tề. Đồ ăn trong lon sắt lạ miệng và rất ngon.

 

Từ khi về đây chẳng ai phải làm gì, trẻ con tha hồ nô đùa. Người lớn mỗi sáng đi lãnh thực phẩm về nấu ăn cho cả ngày.

 

                                               7

 

 Bố phải đi Hà nội. Mẹ xin đâu được quyển vở với cây bút chì và tôi đã có những bài học đầu tiên trong đời. Như đã nói, trời sinh tôi một trí nhớ kỳ lạ nên cho dù học trễ nhưng tôi vẫn theo kịp dễ dàng những gì mẹ dạy và mẹ muốn.

Một tháng sau bố về, thu xếp đưa gia đình lên Hà nội . Bố bảo có gì thì cho hết anh chị Thối vì bố đã đăng lính, có lương rồi. Buổi chia tay, chị Thối ôm mẹ khóc. Mấy đứa bạn cũng bịn rịn ngùi ngùi.

 

Tháng 8 năm 1954. Bỏ lại tất cả họ hàng thân quyến, bố mang cả gia đình xuống tầu há mồm, di cư vào Nam.

Tuổi nhỏ thì ở đâu cũng vậy, miễn nơi nào đông người, nhiều đèn điện, xe cộ là thích. Trêu chọc của đám trẻ bản xứ đã cho tôi nhiều trận thư hùng, làm căn bản cho những bước chân đầu đời sau này. Một năm sau, bố tôi lại xin đổi lên Ban mê thuột, cái xứ được mang nhiều hỗn danh bụi mù trời, bánh mì thịt, buồn muôn thuở. Không buồn sao được khi cả thành phố lác đác đây đó chỉ vài căn nhà. Phố xá loe hoe vài cây trụ điện. Chẳng có lấy một khúc đường nhựa. Khi cơn gió bốc lên mang theo bụi đất trát đầy lên mặt, lên người, lên quần áo. Mùa mưa thì bùn quấn chặt giầy dép không tài nào nhấc chân lên được.

 Đâu thể nào tin được rằng cái xứ khỉ ho cò gáy ấy đã trở thành quê hương thứ hai và đã chiếm hết những yêu thương trong lòng tôi từ đó đên giờ.

Hết trung học, hai anh trai vào lính đóng mãi tận Tuy hòa và Pleiku. Chị gái lấy chồng ở Biên Hòa. Chỉ còn mình tôi sống với bố mẹ. Tuổi mới lớn này là khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong đời tôi. Đã biết xe xua, biết chải chuốt, đỏm dáng. Đã biết làm mẹ buồn vì nhưng vòi vĩnh ngoài tầm tay. Đã

 

                                                8

 

mon men một chút tình yêu, hò hẹn.

Trời chẳng cho ai được nhiều, chẳng chiều ai được lâu. Bố giải ngũ và rồi tôi cũng phải nghỉ học, đi lính.

Ngày tôi đi, bố buồn lắm, mắt đỏ hoe, có lẽ một phần mặc cảm vì đã không thể cho tôi tiếp tục con đường học vấn. Tôi hiểu và an ủi bố. Mẹ cầm tay tôi nước mắt sụt sùi làm lòng tôi chùng xuống. Tôi dỗ mẹ nín như bao lần mẹ đã dỗ tôi. Mẹ căn dặn đủ thứ và tôi cũng hứa với mẹ đủ điều. Xiết chặt vai mẹ rồi vội vã đi ngay khi tôi thấy trong lòng một cái gì đó đang dâng lên.

Mẹ nghe lời bạn bè, làm một cái đơn gửi đâu đó và khi tôi ra trường thì được về phục vụ tại nguyên quán với lý do con một trong gia đình, cần phụng dưỡng cha mẹ già. Mặc dù không được toại chí nhưng nhìn thấy nỗi vui mừng tràn đầy trong mắt mẹ tôi rất xúc động. Lúc nào mẹ cũng là người lo lắng, săn sóc, trợ giúp ngay cả lúc tôi đã thực sự bước chân vào đời. Tôi tự hứa với lòng sẽ không bao giờ làm mẹ buồn nữa. Nói vậy mà không phải vậy. Ngày khao lon ở Hội quán, bạn bè chuốc rượu tôi say đến độ bủn rủn hai chân, không còn đứng vững. Được cái là dù say đến đâu, đầu óc tôi vẫn minh mẫn. Thằng bạn ngồi ôm tôi ghế trưởng xa, đằng ghế sau tôi vẫn còn nghe người yêu mình thút thít. Về đến nhà hai đứa khiêng tôi dựng trước cửa. Mẹ mở cửa phòng cho hai đứa vứt tôi lên giường. Tôi còn nghe mẹ nói : Trời ơi !!! con tôi. Phòng bên cạnh, bố tôi gầm gừ : Đồ thứ con cái mất dậy. Tôi còn cảm nhận được bàn tay dịu dàng của mẹ xoa khắp trên mặt  tôi xem thử thằng con mình có bị sứt mẻ gì không. Chiếc khăn chườm nước đá trên trán làm đầu óc tôi bớt quay, dịu lại. Mẹ đắp những miếng chanh xắt mỏng, quẹt vôi, lên hai bên thái dương, lên hai lòng bàn chân tôi. Trước khi rời khỏi

 

                                                 9

 

phòng tôi còn nghe mẹ dặn : Nếu có mửa, mẹ có để cái bô dưới chân giường ấy. Tôi dần thiếp đi trong cơn hạnh phúc, ăn năn, nhưng không quên thì thào : Con xin lỗi mẹ.

Vâng, tôi đã xin lỗi mẹ lần ấy và không biết còn bao nhiêu lần nữa sau này.

Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, đơn vị tôi thất thủ. Tôi  về nhà thu xếp đồ đạc đưa bố mẹ, vợ và đứa con mới sinh được một tháng chạy đường bộ xuống Khánh dương. Chặng 90 cây số đường rừng dài ơi là dài. Bố cuộn một cái mền, mẹ ôm hai chiếc chiếu. Tôi bây giờ như cây móc áo không còn chỗ treo. Nồi niêu, gạo nước, mắm muối, quần áo, tã lót, tất cả trên vai, trên lưng, trong ba lô, dây ba trạc, dây TAB. Vợ tôi địu thằng bé trước ngực, vai đeo mấy hộp sữa bột, một tay cầm chiếc dù che nắng cho con.

 

Lại cũng trời sinh tôi …để chạy loạn. Chạy từ nhỏ đến lớn. Đến già vẫn chạy. Băng qua những khu rừng rậm có cả mật khu đã bỏ trống của Việt cộng, qua những cánh đồng tranh cao sấp sỉ tầm người. Ngày xưa chỉ vượt một núi Tam đảo nhưng hôm nay thì hằng hà sa số những ngọn đồi trọc khô cằn nắng cháy. Chẳng biết ai dẫn đường, người sau theo người trước, cứ thế mà đi, nối đuôi nhau. Thỉnh thoảng ngoái lại đàng sau, dưới mái tóc bạc phơ, khuôn mặt bố trắng bệch, phờ phạc. Cả tấm thân dựa trên chiếc gậy, bước những bước chập choạng không hồn. Tôi tháo hết hành trang bỏ xuống đất, dìu vợ con lên đồi. Không kịp nghỉ, lại chạy xuống đỡ mẹ lên, lại chạy xuống và cuối cùng là bố. Cả cuộc hành trình cứ tiếp tục như vậy. Làm sao tôi có được một sức mạnh ấy, tôi cũng không biết. Cũng may không phải là mùa mưa nên những con suối sâu chỉ ngang đầu gối và nước chảy không

 

                                                 10

 

xiết lắm. Tôi không muốn vợ tôi, mới sanh, phải dầm chân vào nước độc nên bế cả hai mẹ con đi qua.

Lội ngược trở lại. Tôi khom người, bảo mẹ  ôm cổ tôi. Tay đỡ lưng, một tay ôm chân, bế mẹ lên. Cái cảm giác đầu tiên là sự hụt hẫng giống như người ta vừa đánh mất một cái gì đó. Trên tay tôi là một tờ giấy. Trời ơi! Mẹ tôi nhẹ đến như thế này sao? Từ bao lâu  nay có bao giờ tôi biết đến điều này? Có bao giờ tôi nghĩ đến sức khỏe của mẹ. Quả thực tôi là một đứa con hư đúng như lời bố đã nói. Thì ra tất cả những gì tôi có ngày hôm nay được đánh đổi bằng những hao gầy xót xa trên thân xác mẹ. Hình như niềm hối hận và sự dằn vặt đang xâu xé bão bùng. Ôm mẹ nhẹ như vậy mà tôi bước đi không nổi. Có lẽ hai giọt nước mắt lén đọng trên mi đã ghì thân xác tôi xuống. Từ lớn khôn, lần đầu tiên tôi đã khóc. Thấy tôi đứng mãi không chịu đi, mẹ hốt hoảng : Cái gì vậy con. Tôi lại cười : Đâu có gì đâu mẹ.

Điều làm tôi ray rứt nhất là, từ bé đến giờ mẹ chưa hề một lần từ chối tôi điều gì dù trước mặt hay đàng sau áp lực của bố, thế mà bây giờ tôi không thể chiều cho mẹ uống nước theo ý mẹ muốn. Tôi biết mẹ khát lắm nhưng làm sao được. Đường còn xa, tôi chỉ có thể chia một lần 3 nắp bi đông. Bữa ăn là những bịch gạo sấy với thịt thăn mặn mẹ kho cho vợ tôi.

Ban mê thuột thời tiết mùa này cũng rất khắc nghiệt. Ban ngày nắng hừng hực trên đầu nhưng ban đêm cái lạnh núi rừng cũng buốt xương. Chiều xuống, tôi cắt một đống cỏ

tranh lót dưới chiếu. Bố mẹ có chiếc mền dạ và chiếc poncho che sương. Vợ tôi ôm con thùng thình trong chiếc áo Field jacket và tấm poncho light. Chiếc dù vừa che kín hai mẹ con. Nấu nước sôi pha sữa, tôi cũng không quên dành một nhúm trà cho bố.

 

                                                11

 

Bảy năm qua các nhà tù Cộng sản, bố đi thăm tôi một lần, mẹ đi thăm tôi một lần. 15 phút thăm nuôi thì đã mất 10 phút để khóc. Hai lần tôi hỏi nhưng bố mẹ không ai chịu nói. Bố mẹ bây giờ đã già lắm rồi, lưng còng gập xuống. Những nếp nhăn không chừa một chỗ nào trên mặt. Đôi mắt đã lờ đờ. Khi tên vệ binh quay đi, tôi chụp lấy bàn tay mẹ, bàn tay đã biết bao lần vuốt ve tôi những ngày nhỏ dại, giờ khẳng khiu, xương với da nứt nẻ. Làm sao bố mẹ mưu sinh, lại còn có tiền đi xe và quà cáp dẫu chỉ là một bánh thuốc lào, một ký đường táng?

 

Tin vào lời phỉnh gạt của bọn Cộng sán, bố mẹ tôi chấp nhận đi kinh tế mới để mong thằng con “cải tạo” sớm được trở về sau khi nhà cửa chúng đã cướp mất.

 

Ngày được thả, thăm hỏi lần hồi rồi tôi cũng tìm được nơi bố mẹ ở.

Trời sâm sấp mưa. Tôi đứng chết lặng nhìn căn chòi mà người ta chỉ. Dĩ vãng - Hiện tại – Tương lai – Nhân – Quả

- Tiền kiếp – Hiện kiếp….  bao suy nghĩ, bao ý tưởng, biết bao đau xót quay cuồng. Đưa tay vuốt những giọt nước trên mặt, tôi nâng tấm liếp cửa. Trời nhá nhem tối, mẹ không nhận ra tôi. Nóc nhà tranh đã trống từng khoảng. Bố ngồi một góc, mẹ tựa một nơi, trốn mưa. Quanh nhà được thưng bằng những manh chiếu rách.

Tôi la lên: Mẹ ơi, con đây. Mẹ vụt đứng dậy. Đôi chân già nua không đỡ nổi sự vui mừng nên mẹ lại ngã xuống. Tôi quỳ trên nền đất ướt sũng. Mẹ ôm chặt. Ghì sát mặt tôi vào ngực, hai vai rung lên trong tiếng nấc.

Câu chuyện trong bữa cơm chiều đã trả lời tôi tất cả. Một sào đất thổ cư được xoay xở hoa màu, đổi thành gạo và thực

 

                                               12

 

phẩm hàng ngày. Mẹ cũng có một vườn rau trái, dăm ba con gà, y hệt như ngày xưa. Đúng, lịch sử chỉ là sự lập lại. Dư dả chút nào thì chắt bóp vài năm cho đủ để đi thăm con. Thức ăn bố làm rất đơn giản, đậu xanh luộc nhừ, bỏ vào cối giã, vắt khô, rán với chút mỡ, chấm nước mắm. Ngày này qua tháng khác không thay đổi. Níu kéo cuộc sống chỉ vì môt niềm hy vọng cuối đời, ngoài ra, tất cả, ăn uống chẳng có gì là quan trọng. Khi người ta bỏ hạnh phúc và đau khổ chung với nhau, quậy đều lên, nó sẽ cho ra cái gì. Tôi không hiểu và không diễn tả được.

                                         

Hai ngày sau tôi đi tìm việc làm. Người lính của bạn tôi ngày xưa, đang là chủ nhiệm một hợp tác xã xây dựng lớn của thành phố, đã nhận tôi, giao nhiệm vụ quản đốc nhân viên xưởng. Một góc nhà kho được ngăn làm chỗ ở cho tôi.

Trôi chảy gần một năm. Thay vì phải đi bộ hàng bảy tám cây số, tôi đã có tiền đi xe lam, đã mua được ít trầu cau cho mẹ, miếng thịt và xị rượu cho bố mỗi lần về thăm.

 Một đêm khuya, công an khu vực, công an thành phố đến xét xưởng. Tôi bị bắt giam ở đồn vì không chấp hành quản chế địa phương và bị lấy mất giấy ra trại. Sáng sớm hốm sau, tôi cùng mười mấy người nữa được đưa lên văn phòng hỏi cung. Trong lúc chờ tới phiên, lợi dụng một đám đông mới bị bắt về còn đang nhốn nháo ngoài cổng, một công an nữ ngoắc tôi đi theo, cặp kè tôi như một người bạn. Ra khỏi cổng, cô ghé sát tai nói nhỏ : Anh trốn lẹ đi. Tôi không có thì giờ thắc mắc, suy nghĩ, tìm hiểu, không ngoái đầu để ghi nhận ân nhân của mình là ai, cắm đầu luồn lỏi trong những con hẻm, đến bến xe lam về vùng kinh tế mới.

 

 

                                               13

 

Mẹ mừng lắm, chưa kịp nói gì thì đã bị tôi che miệng để rút ngắn thời gian. Tôi tóm tắt câu chuyện và cho mẹ biết là tôi phải đi trốn. Mẹ ngồi trên chiếc giường tre, ôm đầu khóc. Tôi quỳ xuống mếu máo, tôi cũng không còn tự chủ được nữa. Tôi ôm chân mẹ giãi bày : Con biết con bất hiếu, nhưng mẹ nghĩ coi, nếu chúng bắt được con bây giờ, chắc sẽ tù nặng hơn trước kia. Bố mẹ vẫn hai thân còm cõi, lo lắng thăm nuôi con như trước đây. Xin mẹ cho con đi, con sẽ vượt biên, nếu chết thì thôi, bằng không, con mới có cơ hội báo hiếu, đền đáp công ơn dưỡng dục sinh thành. Tôi biết chắc mẹ không cần những điều ấy. Mẹ ngồi bất động. Hai dòng nước mắt  lã chã rơi. Mẹ ngước đôi mắt lên nhìn tôi đau khổ : Con nỡ bỏ mẹ đi sao? Đôi mắt, ôi đôi mắt của một trời khổ đau, của một lòng uất nghẹn, của một đời oan khiên. Trời ơi ! Tôi muốn chết, tôi muốn chết ngay lúc đó. Tôi phải làm sao đây, hở trời. Con u mê, Chúa Phật ơi, xin chỉ lối cho con ! Ôm mẹ trong vòng tay, tôi hiểu được thế nào là tan nát cõi lòng. Hình ảnh đôi mắt ấy mãi là một ray rứt trong đời tôi.

                                        

Có tiếng chó sủa. Mẹ nhìn quanh hoảng hốt, đẩy tôi ra nghẹn ngào : Thôi, con đi đi .

 Bố đi vắng. Tôi cũng không nói được những lời sau cùng với bố.

                                    

Sống ở trại tị nạn mà không có người thân  nước ngoài kể cũng khá chật vật nếu phải đi xin từng con tem. Một năm

trời ở Phi, thư đi thì có thư về thì không. Tôi không lạ gì chế độ Cộng sản. Một năm trời khắc khoải, một năm trời âu lo.

 

Tôi đi làm ngay sau một tuần đến Mỹ. Tôi gởi thư đi rất

 

                                            14

 

nhiều, nhờ bạn bè tìm kiếm, liên lạc với bố mẹ nhưng vẫn không ai trả lời. Lá thư đầu tiên và cũng là lá thư sau cùng nhận được bảo tôi đừng làm phiền nữa, họ không muốn liên lụy vì đang là công nhân viên nhà nước và cho biết bố mẹ tôi đã theo nhau lần lượt nằm xuống rồi.

Thế là sao? Khi ước nguyện của tôi đã thành, tại sao người cứ muốn bắt tôi phải là một đứa con hư, phải hành hạ tôi là một đứa con bất hiếu, hả trời . Tại sao phải đày đọa tôi sống những ngày tháng cuối đời trong hối hận, trong ăn năn, trong sầu khổ. Tôi lê lết, tôi quằn quại, tôi bỏ ăn, tôi không ngủ, tôi bỏ sở, tôi đứng khóc, tôi ngồi khóc. Bạn bè trong hãng, thấy tôi không đi làm, ghé thăm. Họ sợ tôi tự tử nên báo cảnh sát. Tôi bị đưa vào nhà thương có người canh giữ một tuần.

Bố mẹ ơi, con vẫn thấy bố mẹ hàng đêm, con nhớ mẹ lắm, con thèm được ôm mẹ, lâu lắm rồi con mới thấy mẹ cười, mẹ tha thứ cho con rồi phải không ?

 ly thảo yên ( hnpd )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

tình Mẹ - lý thảo yên

( HNPĐ ) Trời sinh tôi có một trí nhớ kỳ lạ . Nói ra chẳng ai tin, nhưng đó là sự thực, tiếc một điều nó chẳng giúp gì được trên bước đường đời.

1

 

 

   Trời sinh tôi có một trí nhớ kỳ lạ . Nói ra chẳng ai tin, nhưng đó là sự thực, tiếc một điều nó chẳng giúp gì được  trên bước đường đời.

    Năm ba bốn tuổi gì đó tôi vẫn còn dành ti mẹ với đứa em trai. Mỗi lần mẹ cho em bú là thể nào tôi cũng a lại. Mẹ cười, thương tình rồi cũng ôm vào lòng. Thằng em trai láu cá, biết anh mình bú “khín” nên hai chân cứ loi choi đạp mãi. Thấy động, mẹ ngó xuống, lấy tay giữ hai chân lại, thế mới yên. Mà có yên thật đâu. Ở ngoại ô những ngày có trăng, người ta thường trải chiếu trước hiên nhà và mấy bà hàng xóm tụ tập chuyện kháo. Một bà nào đó đã bày cho mẹ, tôi chỉ nghe loáng thoáng “ …quẹt nhẹ một cái thôi, coi chừng nóng lắm đấy…” cho đến khi hiểu ra thì đã quá muộn, la bài hãi. Mẹ cười, kêu anh trai súc miệng cho tôi. Từ đó đến sau, thế là cạch .

 

 Tôi không hiểu tại sao bố tôi lại quyết định bỏ thành phố theo người ta tản cư lên mạn ngược. Đoàn người bồng bế nhau cũng khá đông. Tất cả những vật dụng cần thiết được chia đều trên lưng, trên vai bố, trên vai hai anh và chị gái. Mẹ gánh một đầu là thúng gạo, còn đầu kia là tôi với thằng em. Khi trèo núi Tam đảo, mẹ vứt bỏ quang gánh, địu thằng em trước ngực. Thúng gạo được sớt thành từng bao nhỏ chia cho mọi người kể cả mẹ, đeo sau lưng, và cũng không chừa cả tôi. Nặng lắm. Lúc ấy tôi nghĩ rằng chỉ mình tôi là khổ cực nên mặt lúc nào cũng sưng sỉa một đống.

 

 

                                                   2

 

Đôi lúc mẹ lại sớt chiếc tay nải của tôi đeo lên vai mẹ cho tôi được thoải mái. Thế rồi tay nải ấy cuối cùng cũng lại chạy qua vai bố. Đó là lý do tại sao lúc nào tôi cũng tò tò bên cạnh mẹ. Những bữa ăn nấu vội chẳng có gì, chỉ toàn muối vừng và mấy loại rau chị tôi hái gom bên đường, luộc lên, chấm nước mắm. Tôi phụng phịu và mẹ phải dỗ dành mãi mới chịu ăn.

   Hai hôm sau đến nơi. Người ta giao một căn nhà trống, mái tranh vách đất cho bố tôi. Chung quanh cũng có dăm căn nhà như thế, đã có người ở. Thấy họ rất vui mừng chào đón và thành thực giúp đỡ. Ngày hôm sau tôi khám phá ra, cuối thôn có một bụi tre già rất to với bóng mát thật rộng để nô đùa. Xa hơn chút nữa là con suối nhỏ, chưa biết nông sâu nhưng mẹ đã cảnh cáo, ngăn cấm ngay từ đầu.

 

 Để bắt đầu tạo dựng cuộc sống mới, mọi người đều bắt tay vào việc, ngoại trừ tôi và em trai. Bố và hai anh lo trồng lúa, ngô, sắn, đậu theo mùa. Khi rảnh rỗi thì đặt lưỡi câu tôm, câu cá dọc hai bên bờ suối hoặc đi xa hơn gần tận chân núi để đặt bẫy thú rừng. Chị gái nhiệm vụ ra suối gánh nước về cho mẹ tưới rau và chăm sóc vườn bầu, vườn bí, nuôi hai chị gà mái với một anh gà trống. Nhờ vậy bữa cơm dần dà đã có hương vị ngọt ngào hơn.

  Người ta họp chợ tuần một lần cách chỗ tôi không xa

 lắm.  Tôi không được phép đi xa nên đoán rằng đâu đó cũng có những thôn giống như ở đây. Ngày trước hôm họp chợ, mẹ đã cắt đủ loại rau, cột thành từng bó. Cắt dăm ba trái bầu, bí, mướp, xếp vào cái thúng để mai đội ra chợ bán. Nhu cầu của gia đình bây giờ chỉ là đường, muối, nước mắm, dầu hỏa cho cái đèn bàn và đèn bão.

 

                                               3 

 

 Cuộc sống cứ bình lặng trôi cho đến một ngày đứa em trai tôi bị sốt rét ngã nước. Bố chạy đôn chạy đáo cũng không tìm đâu ra thuốc chữa chạy để rồi em mất đi trong nỗi đau xót của gia đình. Ngày chôn em, mẹ khóc lóc vật vã đến bố phải ôm chặt mẹ kéo đi để người ta làm việc.

Mẹ buồn lắm, mắt lúc nào cũng ướt, biếng ăn biếng ngủ cả tuần. Mẹ càng buồn bao nhiêu thì lại càng  chiều chuộng tôi bấy nhiêu. Tôi cảm thấy như thế. Em ra đi, giao lại tất cả những yêu thương của mẹ cho tôi. Bây giờ thui thủi một mình, tôi nhớ em và tôi đã thực sự biết thương em .

 

Nhà bên cạnh là gia đình anh Thối. Nhà quê thường hay lấy cái tên thật xấu để đặt cho con. Sự thực, anh Thối chỉ nhỏ hơn bố tôi vài tuổi nhưng tôi quen gọi bằng anh vì mỗi buổi cơm trưa chị Thối thường ra trước hiên nhà, bắc loa tay gọi lớn : Anh Thối ơi…về ăn cơm…Cái âm ơi và âm cơm được kéo dài ra, ngân nga một giai điệu yêu thương tha thiết. Mấy đứa con anh chị nghịch ngợm không thua gì tôi.

   Hai bữa ăn thường trải chiếu dưới đất, gia đình ngồi quanh chiếc mâm đồng. Bố ngồi giữa, bên trái là hai anh, bên phải là mẹ, đến tôi và chị gái ngồi đầu nồi xới cơm.

Bữa nào cơm trộn ngô hay sắn là tôi chống đũa vào bát, không ăn. Thế là mẹ và chị, hai bên thò đũa vào bát của tôi gắp ngô sắn ra ngoài cho tôi ăn cơm không. Bữa kia, bố giận lắm, đập bát cơm xuống nền nhà. Cái bát đất vỡ tung tóe cùng ngô sắn. Tôi sợ quá khóc thét lên, ôm chầm

lấy mẹ. Mẹ ôm chặt tôi vào lòng như che chở cơn thịnh nộ của bố. Bố đứng dậy không ăn nữa, chỉ tay vào mẹ : Bà nuông chiều nó thái quá chỉ làm hư con cái mà thôi .

Mà quả nhiên sau này tôi hư thực. Tôi chưa làm đươc điều gì

 

                                               4

 

vui lòng bố mẹ.

 

 Một hôm có chiếc máy bay bà già đảo lượn trên trời. Tôi và mấy đứa con anh Thối thích lắm, chạy ra giữa sân ngắm nghía, chỉ trỏ. Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy loại máy bay này. Trông nó nhỏ nhỏ dễ thương như đồ chơi. Nó bay xà xuống thấp, hai cánh như chiếc diều chao qua chao lại đùa giỡn rồi bốc lên cao bay vút đi. Tôi thấy bố và hai anh trai hớt hải chạy về. Bố gọi tất cả vào trong nhà. Vợ chồng anh Thối và mấy đứa con cũng chạy qua nhà tôi. Tôi chẳng hiểu họ tụ tập làm gì mà có vẻ quan trọng lắm. Anh Thối và bố tôi cứ thầm thì với nhau rồi bắt tất cả mọi người chui dưới gầm giường trong khi bố tôi và anh Thối  lấy đồ đạc chất lên trên. Câu trả lời đến thật nhanh.

 Những tiếng nổ rất lớn bủa vây bốn bề làm  chết lặng hồn người, kèm theo là những tràng đạn cày xới đất. Bụi mù mịt trong hơi khói khét lẹt làm nghẹt thở.  Mẹ ôm chặt và nằm đè lên tôi càng nghẹt thở hơn. Anh Thối đòi tung cửa chạy ra ngoài. Bố không trả lời nên tất cả vẫn nằm im chịu trận .

  Khá lâu sau, thấy không còn động tĩnh gì, bố và anh Thối mới lần ra ngoài. Một khung cảnh hoang tàn. Căn nhà anh Thối không bị cháy nhưng đạn đã bắn sập một góc.

Những căn khác cùng chung số phận nhưng không ai chết hay bị thương.Thật là may mắn cho gia đình chúng tôi và mọi người.

Mấy hôm sau tôi bị đánh thức dậy thật sớm. Trời vẫn còn tối mịt. Súc miệng rửa mặt xong, mẹ choàng một tay nải nhỏ vào vai tôi và bắt ngồi yên ở đầu giường. Tôi đoán lại sắp sửa đi đâu đây. Trong cơn ngái ngủ gục lên gục xuống, tôi vẫn còn thấy những bóng người chạy qua chạy lại trước cửa dưới ánh

 

                                              5

 

sáng mờ mờ của ngọn đèn bão. Không một tiếng động. Lâu lâu lại thấy hai bóng  chụm đầu thầm thì . Họ đang làm điều gì bí mật lắm. Mọi người nối đuôi nhau đi trong bóng đêm. Bố dẫn đầu, tới mẹ, mấy đứa nhỏ chúng tôi, anh chị Thối kiểm soát sau cùng. Nhờ đã quen thuộc đường xá nên việc di chuyển cũng không mấy khó khăn. Lúc ấy tôi cũng thấy lạ, tại sao phải làm giống như người đi trốn. Tôi chẳng hỏi và cũng chẳng ai giải thích. Sau này tôi mới hiểu là Dinh tê. Là đi trốn thật, về vùng Quốc gia.

 Chuyến đi này tôi thấy nhẹ nhàng hơn lần trước nhiều vì hầu hết đồ đạc đều để lại cho hàng xóm, chỉ mang theo vật dụng cá nhân và quần áo mà thôi, vả lại bây giờ tôi cũng đã lớn rồi. Tôi cảm thấy như thế, nhất là từ khi em mất, tôi không còn hứng thú nô đùa với đám bạn như mọi ngày.

  Xế trưa, bố bảo mọi người dừng lại nghỉ. Mẹ lục tay nải kéo ra hai gói cơm nắm bọc trong khăn vải trắng, lấy dao cắt thành từng khoanh. Anh cả cũng lấy ra một bịch bọc lá chuối. Mùi thịt gà bốc lên thơm phức. Tội nghiệp hai chị mái đẻ và anh trống hoa mơ. Anh chị Thối và hai đứa nhỏ cũng ăn chung. Bố dặn phải ăn cho hết không được chừa lại. Tội nghiệp, Bố đâu có biết rằng mấy đứa vẫn còn thòm thèm, cầm mấy cái chân gà mút chùn chụt. Anh hai đi đào hố, bỏ hết rác xuống rồi lấp đất lại. Con đường còn dài hay ngắn không biết, đi một lúc khá lâu thì một đồn lính đã xa xa trong tầm mắt . Bố lấy cái áo trắng cột vào chiếc gậy, đưa cao khỏi đầu rồi đi tiếp.     

Từ một trạm gác trên cao có tiếng súng nổ.Tất cả đều hoảng hốt. Bố và anh Thối bàn bạc một chút rồi lại đi.

Nửa giờ sau, từ hai bên đường, một đám tây đen túa ra, súng chĩa thẳng, quây mọi người vào giữa. Mấy đứa nhỏ khóc ré

 

                                               6

 

lên. Trong vòng ôm, tôi còn thấy tay mẹ run cầm

cập. Chúng tôi đâu biết súng ống là gì nhưng những khuôn mặt rạch chằng chịt, đen thui thủi làm chúng tôi kinh hoàng, Sao lại có thứ người xấu và ghê như vậy. Một tên tây trắng từ bụi cây bước ra, theo sau là một người Việt nam đeo kính trắng, cầm trên tay quyển sổ với cây bút. Chắc tên Tây này là đứa chỉ huy. Nó tiến về hướng bố tôi, lúc đó đứng một mình, vẫn cầm chiếc cờ trắng đưa lên khỏi đầu. Nó xổ một tràng tiếng tây. Bố tôi cũng xổ lại, thế là …Bốp . Bố ăn cái tát của tên thông ngôn như ngầm bảo: sao mày dám cướp nghề của tao.

Tên tây trắng không phản ứng gì, tiếp tục nói. Tên thông ngôn tiếp tục dịch và bây giờ tôi nghe bố trả lời bằng tiếng mình . Tên chỉ huy không biết nghĩ gì mà thấy cứ tủm tỉm cười rồi dắt tên thông ngôn đi vào trại. Đám tây đen rạch mặt cũng đi theo, chỉ để lại hai tên ngồi gác. Tôi cũng thấy bố cười cười. Chẳng ai hiểu gì nhưng thấy bố cười thì cũng an tâm. Một trong hai tên tây đen gọi bố tới. Xí xa xí xô một hồi tôi thấy nó móc gói thuốc lá ra đưa cho bố.

Giờ đến phiên tôi làm gan, gạt tay mẹ chạy ra với bố. Mấy đứa con anh Thối cũng chạy theo. Hai đứa nó xoa đầu chúng tôi. Một tên đi vào trại, lát sau mang ra hai hộp kẹo cho anh em chia nhau. Chúng tôi không còn sợ nữa khi biết rằng, đôi khi người xấu nhưng lòng dạ thì lại tốt.

Bố từ tốn giải thích, tất cả đã xong xuôi, chờ làm giấy tờ, mai sẽ có xe chở về thành phố, khu định cư của những người về tề. Đồ ăn trong lon sắt lạ miệng và rất ngon.

 

Từ khi về đây chẳng ai phải làm gì, trẻ con tha hồ nô đùa. Người lớn mỗi sáng đi lãnh thực phẩm về nấu ăn cho cả ngày.

 

                                               7

 

 Bố phải đi Hà nội. Mẹ xin đâu được quyển vở với cây bút chì và tôi đã có những bài học đầu tiên trong đời. Như đã nói, trời sinh tôi một trí nhớ kỳ lạ nên cho dù học trễ nhưng tôi vẫn theo kịp dễ dàng những gì mẹ dạy và mẹ muốn.

Một tháng sau bố về, thu xếp đưa gia đình lên Hà nội . Bố bảo có gì thì cho hết anh chị Thối vì bố đã đăng lính, có lương rồi. Buổi chia tay, chị Thối ôm mẹ khóc. Mấy đứa bạn cũng bịn rịn ngùi ngùi.

 

Tháng 8 năm 1954. Bỏ lại tất cả họ hàng thân quyến, bố mang cả gia đình xuống tầu há mồm, di cư vào Nam.

Tuổi nhỏ thì ở đâu cũng vậy, miễn nơi nào đông người, nhiều đèn điện, xe cộ là thích. Trêu chọc của đám trẻ bản xứ đã cho tôi nhiều trận thư hùng, làm căn bản cho những bước chân đầu đời sau này. Một năm sau, bố tôi lại xin đổi lên Ban mê thuột, cái xứ được mang nhiều hỗn danh bụi mù trời, bánh mì thịt, buồn muôn thuở. Không buồn sao được khi cả thành phố lác đác đây đó chỉ vài căn nhà. Phố xá loe hoe vài cây trụ điện. Chẳng có lấy một khúc đường nhựa. Khi cơn gió bốc lên mang theo bụi đất trát đầy lên mặt, lên người, lên quần áo. Mùa mưa thì bùn quấn chặt giầy dép không tài nào nhấc chân lên được.

 Đâu thể nào tin được rằng cái xứ khỉ ho cò gáy ấy đã trở thành quê hương thứ hai và đã chiếm hết những yêu thương trong lòng tôi từ đó đên giờ.

Hết trung học, hai anh trai vào lính đóng mãi tận Tuy hòa và Pleiku. Chị gái lấy chồng ở Biên Hòa. Chỉ còn mình tôi sống với bố mẹ. Tuổi mới lớn này là khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong đời tôi. Đã biết xe xua, biết chải chuốt, đỏm dáng. Đã biết làm mẹ buồn vì nhưng vòi vĩnh ngoài tầm tay. Đã

 

                                                8

 

mon men một chút tình yêu, hò hẹn.

Trời chẳng cho ai được nhiều, chẳng chiều ai được lâu. Bố giải ngũ và rồi tôi cũng phải nghỉ học, đi lính.

Ngày tôi đi, bố buồn lắm, mắt đỏ hoe, có lẽ một phần mặc cảm vì đã không thể cho tôi tiếp tục con đường học vấn. Tôi hiểu và an ủi bố. Mẹ cầm tay tôi nước mắt sụt sùi làm lòng tôi chùng xuống. Tôi dỗ mẹ nín như bao lần mẹ đã dỗ tôi. Mẹ căn dặn đủ thứ và tôi cũng hứa với mẹ đủ điều. Xiết chặt vai mẹ rồi vội vã đi ngay khi tôi thấy trong lòng một cái gì đó đang dâng lên.

Mẹ nghe lời bạn bè, làm một cái đơn gửi đâu đó và khi tôi ra trường thì được về phục vụ tại nguyên quán với lý do con một trong gia đình, cần phụng dưỡng cha mẹ già. Mặc dù không được toại chí nhưng nhìn thấy nỗi vui mừng tràn đầy trong mắt mẹ tôi rất xúc động. Lúc nào mẹ cũng là người lo lắng, săn sóc, trợ giúp ngay cả lúc tôi đã thực sự bước chân vào đời. Tôi tự hứa với lòng sẽ không bao giờ làm mẹ buồn nữa. Nói vậy mà không phải vậy. Ngày khao lon ở Hội quán, bạn bè chuốc rượu tôi say đến độ bủn rủn hai chân, không còn đứng vững. Được cái là dù say đến đâu, đầu óc tôi vẫn minh mẫn. Thằng bạn ngồi ôm tôi ghế trưởng xa, đằng ghế sau tôi vẫn còn nghe người yêu mình thút thít. Về đến nhà hai đứa khiêng tôi dựng trước cửa. Mẹ mở cửa phòng cho hai đứa vứt tôi lên giường. Tôi còn nghe mẹ nói : Trời ơi !!! con tôi. Phòng bên cạnh, bố tôi gầm gừ : Đồ thứ con cái mất dậy. Tôi còn cảm nhận được bàn tay dịu dàng của mẹ xoa khắp trên mặt  tôi xem thử thằng con mình có bị sứt mẻ gì không. Chiếc khăn chườm nước đá trên trán làm đầu óc tôi bớt quay, dịu lại. Mẹ đắp những miếng chanh xắt mỏng, quẹt vôi, lên hai bên thái dương, lên hai lòng bàn chân tôi. Trước khi rời khỏi

 

                                                 9

 

phòng tôi còn nghe mẹ dặn : Nếu có mửa, mẹ có để cái bô dưới chân giường ấy. Tôi dần thiếp đi trong cơn hạnh phúc, ăn năn, nhưng không quên thì thào : Con xin lỗi mẹ.

Vâng, tôi đã xin lỗi mẹ lần ấy và không biết còn bao nhiêu lần nữa sau này.

Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, đơn vị tôi thất thủ. Tôi  về nhà thu xếp đồ đạc đưa bố mẹ, vợ và đứa con mới sinh được một tháng chạy đường bộ xuống Khánh dương. Chặng 90 cây số đường rừng dài ơi là dài. Bố cuộn một cái mền, mẹ ôm hai chiếc chiếu. Tôi bây giờ như cây móc áo không còn chỗ treo. Nồi niêu, gạo nước, mắm muối, quần áo, tã lót, tất cả trên vai, trên lưng, trong ba lô, dây ba trạc, dây TAB. Vợ tôi địu thằng bé trước ngực, vai đeo mấy hộp sữa bột, một tay cầm chiếc dù che nắng cho con.

 

Lại cũng trời sinh tôi …để chạy loạn. Chạy từ nhỏ đến lớn. Đến già vẫn chạy. Băng qua những khu rừng rậm có cả mật khu đã bỏ trống của Việt cộng, qua những cánh đồng tranh cao sấp sỉ tầm người. Ngày xưa chỉ vượt một núi Tam đảo nhưng hôm nay thì hằng hà sa số những ngọn đồi trọc khô cằn nắng cháy. Chẳng biết ai dẫn đường, người sau theo người trước, cứ thế mà đi, nối đuôi nhau. Thỉnh thoảng ngoái lại đàng sau, dưới mái tóc bạc phơ, khuôn mặt bố trắng bệch, phờ phạc. Cả tấm thân dựa trên chiếc gậy, bước những bước chập choạng không hồn. Tôi tháo hết hành trang bỏ xuống đất, dìu vợ con lên đồi. Không kịp nghỉ, lại chạy xuống đỡ mẹ lên, lại chạy xuống và cuối cùng là bố. Cả cuộc hành trình cứ tiếp tục như vậy. Làm sao tôi có được một sức mạnh ấy, tôi cũng không biết. Cũng may không phải là mùa mưa nên những con suối sâu chỉ ngang đầu gối và nước chảy không

 

                                                 10

 

xiết lắm. Tôi không muốn vợ tôi, mới sanh, phải dầm chân vào nước độc nên bế cả hai mẹ con đi qua.

Lội ngược trở lại. Tôi khom người, bảo mẹ  ôm cổ tôi. Tay đỡ lưng, một tay ôm chân, bế mẹ lên. Cái cảm giác đầu tiên là sự hụt hẫng giống như người ta vừa đánh mất một cái gì đó. Trên tay tôi là một tờ giấy. Trời ơi! Mẹ tôi nhẹ đến như thế này sao? Từ bao lâu  nay có bao giờ tôi biết đến điều này? Có bao giờ tôi nghĩ đến sức khỏe của mẹ. Quả thực tôi là một đứa con hư đúng như lời bố đã nói. Thì ra tất cả những gì tôi có ngày hôm nay được đánh đổi bằng những hao gầy xót xa trên thân xác mẹ. Hình như niềm hối hận và sự dằn vặt đang xâu xé bão bùng. Ôm mẹ nhẹ như vậy mà tôi bước đi không nổi. Có lẽ hai giọt nước mắt lén đọng trên mi đã ghì thân xác tôi xuống. Từ lớn khôn, lần đầu tiên tôi đã khóc. Thấy tôi đứng mãi không chịu đi, mẹ hốt hoảng : Cái gì vậy con. Tôi lại cười : Đâu có gì đâu mẹ.

Điều làm tôi ray rứt nhất là, từ bé đến giờ mẹ chưa hề một lần từ chối tôi điều gì dù trước mặt hay đàng sau áp lực của bố, thế mà bây giờ tôi không thể chiều cho mẹ uống nước theo ý mẹ muốn. Tôi biết mẹ khát lắm nhưng làm sao được. Đường còn xa, tôi chỉ có thể chia một lần 3 nắp bi đông. Bữa ăn là những bịch gạo sấy với thịt thăn mặn mẹ kho cho vợ tôi.

Ban mê thuột thời tiết mùa này cũng rất khắc nghiệt. Ban ngày nắng hừng hực trên đầu nhưng ban đêm cái lạnh núi rừng cũng buốt xương. Chiều xuống, tôi cắt một đống cỏ

tranh lót dưới chiếu. Bố mẹ có chiếc mền dạ và chiếc poncho che sương. Vợ tôi ôm con thùng thình trong chiếc áo Field jacket và tấm poncho light. Chiếc dù vừa che kín hai mẹ con. Nấu nước sôi pha sữa, tôi cũng không quên dành một nhúm trà cho bố.

 

                                                11

 

Bảy năm qua các nhà tù Cộng sản, bố đi thăm tôi một lần, mẹ đi thăm tôi một lần. 15 phút thăm nuôi thì đã mất 10 phút để khóc. Hai lần tôi hỏi nhưng bố mẹ không ai chịu nói. Bố mẹ bây giờ đã già lắm rồi, lưng còng gập xuống. Những nếp nhăn không chừa một chỗ nào trên mặt. Đôi mắt đã lờ đờ. Khi tên vệ binh quay đi, tôi chụp lấy bàn tay mẹ, bàn tay đã biết bao lần vuốt ve tôi những ngày nhỏ dại, giờ khẳng khiu, xương với da nứt nẻ. Làm sao bố mẹ mưu sinh, lại còn có tiền đi xe và quà cáp dẫu chỉ là một bánh thuốc lào, một ký đường táng?

 

Tin vào lời phỉnh gạt của bọn Cộng sán, bố mẹ tôi chấp nhận đi kinh tế mới để mong thằng con “cải tạo” sớm được trở về sau khi nhà cửa chúng đã cướp mất.

 

Ngày được thả, thăm hỏi lần hồi rồi tôi cũng tìm được nơi bố mẹ ở.

Trời sâm sấp mưa. Tôi đứng chết lặng nhìn căn chòi mà người ta chỉ. Dĩ vãng - Hiện tại – Tương lai – Nhân – Quả

- Tiền kiếp – Hiện kiếp….  bao suy nghĩ, bao ý tưởng, biết bao đau xót quay cuồng. Đưa tay vuốt những giọt nước trên mặt, tôi nâng tấm liếp cửa. Trời nhá nhem tối, mẹ không nhận ra tôi. Nóc nhà tranh đã trống từng khoảng. Bố ngồi một góc, mẹ tựa một nơi, trốn mưa. Quanh nhà được thưng bằng những manh chiếu rách.

Tôi la lên: Mẹ ơi, con đây. Mẹ vụt đứng dậy. Đôi chân già nua không đỡ nổi sự vui mừng nên mẹ lại ngã xuống. Tôi quỳ trên nền đất ướt sũng. Mẹ ôm chặt. Ghì sát mặt tôi vào ngực, hai vai rung lên trong tiếng nấc.

Câu chuyện trong bữa cơm chiều đã trả lời tôi tất cả. Một sào đất thổ cư được xoay xở hoa màu, đổi thành gạo và thực

 

                                               12

 

phẩm hàng ngày. Mẹ cũng có một vườn rau trái, dăm ba con gà, y hệt như ngày xưa. Đúng, lịch sử chỉ là sự lập lại. Dư dả chút nào thì chắt bóp vài năm cho đủ để đi thăm con. Thức ăn bố làm rất đơn giản, đậu xanh luộc nhừ, bỏ vào cối giã, vắt khô, rán với chút mỡ, chấm nước mắm. Ngày này qua tháng khác không thay đổi. Níu kéo cuộc sống chỉ vì môt niềm hy vọng cuối đời, ngoài ra, tất cả, ăn uống chẳng có gì là quan trọng. Khi người ta bỏ hạnh phúc và đau khổ chung với nhau, quậy đều lên, nó sẽ cho ra cái gì. Tôi không hiểu và không diễn tả được.

                                         

Hai ngày sau tôi đi tìm việc làm. Người lính của bạn tôi ngày xưa, đang là chủ nhiệm một hợp tác xã xây dựng lớn của thành phố, đã nhận tôi, giao nhiệm vụ quản đốc nhân viên xưởng. Một góc nhà kho được ngăn làm chỗ ở cho tôi.

Trôi chảy gần một năm. Thay vì phải đi bộ hàng bảy tám cây số, tôi đã có tiền đi xe lam, đã mua được ít trầu cau cho mẹ, miếng thịt và xị rượu cho bố mỗi lần về thăm.

 Một đêm khuya, công an khu vực, công an thành phố đến xét xưởng. Tôi bị bắt giam ở đồn vì không chấp hành quản chế địa phương và bị lấy mất giấy ra trại. Sáng sớm hốm sau, tôi cùng mười mấy người nữa được đưa lên văn phòng hỏi cung. Trong lúc chờ tới phiên, lợi dụng một đám đông mới bị bắt về còn đang nhốn nháo ngoài cổng, một công an nữ ngoắc tôi đi theo, cặp kè tôi như một người bạn. Ra khỏi cổng, cô ghé sát tai nói nhỏ : Anh trốn lẹ đi. Tôi không có thì giờ thắc mắc, suy nghĩ, tìm hiểu, không ngoái đầu để ghi nhận ân nhân của mình là ai, cắm đầu luồn lỏi trong những con hẻm, đến bến xe lam về vùng kinh tế mới.

 

 

                                               13

 

Mẹ mừng lắm, chưa kịp nói gì thì đã bị tôi che miệng để rút ngắn thời gian. Tôi tóm tắt câu chuyện và cho mẹ biết là tôi phải đi trốn. Mẹ ngồi trên chiếc giường tre, ôm đầu khóc. Tôi quỳ xuống mếu máo, tôi cũng không còn tự chủ được nữa. Tôi ôm chân mẹ giãi bày : Con biết con bất hiếu, nhưng mẹ nghĩ coi, nếu chúng bắt được con bây giờ, chắc sẽ tù nặng hơn trước kia. Bố mẹ vẫn hai thân còm cõi, lo lắng thăm nuôi con như trước đây. Xin mẹ cho con đi, con sẽ vượt biên, nếu chết thì thôi, bằng không, con mới có cơ hội báo hiếu, đền đáp công ơn dưỡng dục sinh thành. Tôi biết chắc mẹ không cần những điều ấy. Mẹ ngồi bất động. Hai dòng nước mắt  lã chã rơi. Mẹ ngước đôi mắt lên nhìn tôi đau khổ : Con nỡ bỏ mẹ đi sao? Đôi mắt, ôi đôi mắt của một trời khổ đau, của một lòng uất nghẹn, của một đời oan khiên. Trời ơi ! Tôi muốn chết, tôi muốn chết ngay lúc đó. Tôi phải làm sao đây, hở trời. Con u mê, Chúa Phật ơi, xin chỉ lối cho con ! Ôm mẹ trong vòng tay, tôi hiểu được thế nào là tan nát cõi lòng. Hình ảnh đôi mắt ấy mãi là một ray rứt trong đời tôi.

                                        

Có tiếng chó sủa. Mẹ nhìn quanh hoảng hốt, đẩy tôi ra nghẹn ngào : Thôi, con đi đi .

 Bố đi vắng. Tôi cũng không nói được những lời sau cùng với bố.

                                    

Sống ở trại tị nạn mà không có người thân  nước ngoài kể cũng khá chật vật nếu phải đi xin từng con tem. Một năm

trời ở Phi, thư đi thì có thư về thì không. Tôi không lạ gì chế độ Cộng sản. Một năm trời khắc khoải, một năm trời âu lo.

 

Tôi đi làm ngay sau một tuần đến Mỹ. Tôi gởi thư đi rất

 

                                            14

 

nhiều, nhờ bạn bè tìm kiếm, liên lạc với bố mẹ nhưng vẫn không ai trả lời. Lá thư đầu tiên và cũng là lá thư sau cùng nhận được bảo tôi đừng làm phiền nữa, họ không muốn liên lụy vì đang là công nhân viên nhà nước và cho biết bố mẹ tôi đã theo nhau lần lượt nằm xuống rồi.

Thế là sao? Khi ước nguyện của tôi đã thành, tại sao người cứ muốn bắt tôi phải là một đứa con hư, phải hành hạ tôi là một đứa con bất hiếu, hả trời . Tại sao phải đày đọa tôi sống những ngày tháng cuối đời trong hối hận, trong ăn năn, trong sầu khổ. Tôi lê lết, tôi quằn quại, tôi bỏ ăn, tôi không ngủ, tôi bỏ sở, tôi đứng khóc, tôi ngồi khóc. Bạn bè trong hãng, thấy tôi không đi làm, ghé thăm. Họ sợ tôi tự tử nên báo cảnh sát. Tôi bị đưa vào nhà thương có người canh giữ một tuần.

Bố mẹ ơi, con vẫn thấy bố mẹ hàng đêm, con nhớ mẹ lắm, con thèm được ôm mẹ, lâu lắm rồi con mới thấy mẹ cười, mẹ tha thứ cho con rồi phải không ?

 ly thảo yên ( hnpd )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm