Cà Kê Dê Ngỗng
« Thủ đô sex » của Trung Quốc
Nợ nần chồng chất, tỷ lệ tội phạm cao, môi trường bị phá hủy, nhiều nhà máy nối đuôi nhau đóng cửa : đó là thực trạng mà Đông Quản, một thành phố với 8 triệu dân, phải đối mặt từ nhiều năm qua. Nằm trên dòng Châu giang, đấy chỉ là một thành phố không hồn. Bộ mặt Đông Quản đã nhiều lần đổi thay theo nhịp độ của các chương trình phát triển công nghiệp để phục vụ cho lợi ích tăng trưởng của Trung Quốc.
Theo lời tác giả, ở đây, người ta đã dựng lên biết bao nhiêu khu nhà tập thể san sát nhau để cho công nhân tá túc, rồi những nhà máy kế bên. Ba phần tư dân cư tại chỗ là người lao động nhập cư từ nông thôn lên thành phố kiếm sống. Trong nhiều năm trời, họ cắm cúi làm ăn mà không hề biết ngày mai ra sao. Thế rồi mô hình kinh tế đó đã sụp đổ khi thế giới lâm vào khủng hoảng, hàng của Trung Quốc khó bán sang các thị trường Âu Mỹ hơn.
Lương công nhân Trung Quốc cùng với giá đồng nhân dân tệ tăng lên. Các ông chủ tập đoàn người Hồng Kông hay Đài Loan đã nhanh chóng di dời cơ sở sản xuất đến những vùng kém phát triển hơn ngay trên lãnh thổ Trung Quốc hoặc là chuyển hẳn sang những nước Đông Nam Á có nhân công còn rẻ mạt hơn so với đồng lương vốn đã thấp ở Trung Quốc.
Hậu quả trực tiếp là chính quyền tỉnh Quảng Đông và thành phố Đông Quản cùng khánh tận. Đông Quản đứng bên bờ vực thẳm. Các dịch vụ công cộng bị thu hẹp lại dần, từ giao thông đến y tế, giáo dục …
Duy chỉ có các dịch vụ « sex » thì vẫn ăn nên làm ra. Chỉ trong vài năm trời, Đông Quản đã được mệnh danh là « kinh đô của sự khoái lạc » : 10 % dân số tức là khoảng 800 000 người làm việc tại các phòng « mát –xa », tắm hơi, bia ôm, quán ôm hay nói chung là những nơi mà « mua bán tình dục đều đều có giá hẳn hoi ». Tệ nạn này tràn lan đến nỗi mà Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, vừa qua đã phải tung ra một chiến dịch quảng cáo cho những nét đẹp văn hóa cổ truyền của Đông Quản, cho những khu công viên xanh đẹp hay những công trình cơ sở hạ tầng hiện đại của thành phố.
RFI
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
« Thủ đô sex » của Trung Quốc
Nợ nần chồng chất, tỷ lệ tội phạm cao, môi trường bị phá hủy, nhiều nhà máy nối đuôi nhau đóng cửa : đó là thực trạng mà Đông Quản, một thành phố với 8 triệu dân, phải đối mặt từ nhiều năm qua. Nằm trên dòng Châu giang, đấy chỉ là một thành phố không hồn. Bộ mặt Đông Quản đã nhiều lần đổi thay theo nhịp độ của các chương trình phát triển công nghiệp để phục vụ cho lợi ích tăng trưởng của Trung Quốc.
Theo lời tác giả, ở đây, người ta đã dựng lên biết bao nhiêu khu nhà tập thể san sát nhau để cho công nhân tá túc, rồi những nhà máy kế bên. Ba phần tư dân cư tại chỗ là người lao động nhập cư từ nông thôn lên thành phố kiếm sống. Trong nhiều năm trời, họ cắm cúi làm ăn mà không hề biết ngày mai ra sao. Thế rồi mô hình kinh tế đó đã sụp đổ khi thế giới lâm vào khủng hoảng, hàng của Trung Quốc khó bán sang các thị trường Âu Mỹ hơn.
Lương công nhân Trung Quốc cùng với giá đồng nhân dân tệ tăng lên. Các ông chủ tập đoàn người Hồng Kông hay Đài Loan đã nhanh chóng di dời cơ sở sản xuất đến những vùng kém phát triển hơn ngay trên lãnh thổ Trung Quốc hoặc là chuyển hẳn sang những nước Đông Nam Á có nhân công còn rẻ mạt hơn so với đồng lương vốn đã thấp ở Trung Quốc.
Hậu quả trực tiếp là chính quyền tỉnh Quảng Đông và thành phố Đông Quản cùng khánh tận. Đông Quản đứng bên bờ vực thẳm. Các dịch vụ công cộng bị thu hẹp lại dần, từ giao thông đến y tế, giáo dục …
Duy chỉ có các dịch vụ « sex » thì vẫn ăn nên làm ra. Chỉ trong vài năm trời, Đông Quản đã được mệnh danh là « kinh đô của sự khoái lạc » : 10 % dân số tức là khoảng 800 000 người làm việc tại các phòng « mát –xa », tắm hơi, bia ôm, quán ôm hay nói chung là những nơi mà « mua bán tình dục đều đều có giá hẳn hoi ». Tệ nạn này tràn lan đến nỗi mà Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, vừa qua đã phải tung ra một chiến dịch quảng cáo cho những nét đẹp văn hóa cổ truyền của Đông Quản, cho những khu công viên xanh đẹp hay những công trình cơ sở hạ tầng hiện đại của thành phố.
RFI