Di Sản Hồ Chí Minh
‘Dự trữ ngoại hối liên tục tăng cao’ hay phải gom ngoại tệ để trả nợ?
Giới quan chức ngành ngân hàng, tài chính cùng một số tờ báo nhà nước chuyên tung hứng thành tích kinh tế thời Nguyễn Tấn Dũng lại đang khoe khoang
Giới quan chức ngành ngân hàng, tài chính cùng một số tờ báo nhà nước
chuyên tung hứng thành tích kinh tế thời Nguyễn Tấn Dũng lại đang khoe
khoang thành tích “dự trữ ngoại hối liên tục tăng cao”, khi Ngân hàng
nhà nước đã đạt được con số 40 tỷ USD dự trữ ngoại hối.
Có thực đây là một “thành tích” đáng tâng bốc không?
Hiếm hoi, vài tờ báo nhà nước nói ẩn dụ về “có thể Chính phủ muốn mượn một phần dự trữ ngoại hối để bù đắp khó khăn ngân sách”.
Tất cả đều có nguồn cơn của nó.
Hãy nhớ lại vào cuối năm 2015, trong cơn bức bí “ngân sách trung ương
chỉ còn 45,000 tỷ đồng mà không biết chi cho cái gì”, thủ tướng khi ấy
là Nguyễn Tấn Dũng đã phải chỉ đạo Bộ Tài chính vay mượn khẩn cấp 1 tỷ
USD từ Quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Cũng vào thời gian ấy, ông Dũng
còn chỉ đạo Bộ Tài chính vay 30,000 tỷ đồng từ Ngân hàng nhà nước.
Đến cuối năm 2015, con số gần 40 tỷ USD dự trữ ngoại hối mà thống đốc
ngân hàng nhà nước trước đó là Nguyễn Văn Bình đã khoe bất chợt giảm rất
mạnh, chỉ còn khoảng 30 tỷ USD. Như vậy số 7-8 tỷ USD bị “khấu trừ” đã
biến đi đâu?
Chỉ sang năm 2016, người ta mới biết riêng trong năm 2015, Chính phủ
Việt Nam phải dành đến 20 tỷ USD để trả nợ nước ngoài. Nhiều món nợ ngắn
hạn đều đã đến hạn và không thể không trả, vì nếu “xù” thì các chủ nợ
lớn nhất như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát
triển Á châu sẽ không cho vay tiếp, mà không được vay tiếp thì không có
tiền để nuôi bộ máy gần 3 triệu công chức viên chức và cũng chẳng có
tiển để “đảo nợ”…
Sang năm 2016, kế hoạch trả nợ quốc tế của Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp
tục cao – lên đến ít nhất 12 tỷ USD. Con số này lại khá tương đồng với
thành tích “Ngân hàng nhà nước đã mua vào 8 tỷ USD cho dự trữ ngoại hối
từ đầu năm 2016 đến nay”.
Cũng cho đến nay, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia bị Tổ chức
Minh bạch quốc tế đánh giá rất thấp, về khâu minh bạch thu chi tài chính
ngân sách. Không người dân nào được biết trong Quỹ dự trữ ngoại hối của
Việt Nam có gì, bao nhiêu USD, bao nhiêu SDR và bao nhiêu vàng, trái
phiếu… Trong khi đó, những kế hoạch chi ngoại tệ vẫn đều đặn được Chính
phủ trình lên Quốc hội, nhưng như một cố tật lâu ngày khó bỏ, gần 500
đại biểu quốc hội chỉ biết “gật”.
Có khả năng một phần lớn trong con số 8- 10 tỷ USD mà Ngân hàng nhà nước
mua thêm (tính từ đầu cuối năm 2015 đến nay) đã được dùng để trả nợ
nước ngoài. Phần còn lại để cho Chính phủ “mượn” để trả lương bộ máy
nhưng không biết bao giờ mới trả.
Chỉ có các ngân hàng thương mại là thiệt thòi hơn cả. Khi gom vào ngoại
tệ, Ngân hàng nhà nước đã tung tiền đồng ồ ạt và cách nào đó khiến lạm
phát dâng cao. Nhận được tiền đồng nhưng lại bức bí kênh cho vay trong
một nền kinh tế trì trệ toàn thân vì suy thoái, các ngân hàng giờ đây
đang ngồi trên đống lửa vì vấn nạn “ôm tiền”.
Còn nếu “chẳng may” kinh tế nhuốn chút khởi sắc, các ngân hàng đẩy được
tín dụng ra thị trường, thì chắc chắn sẽ gây nên cảnh lạm phát bão bùng,
giá cả hàng hóa tăng vọt.
Bế tắc!
Lê Dung
(SBTN)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
‘Dự trữ ngoại hối liên tục tăng cao’ hay phải gom ngoại tệ để trả nợ?
Giới quan chức ngành ngân hàng, tài chính cùng một số tờ báo nhà nước chuyên tung hứng thành tích kinh tế thời Nguyễn Tấn Dũng lại đang khoe khoang
Giới quan chức ngành ngân hàng, tài chính cùng một số tờ báo nhà nước
chuyên tung hứng thành tích kinh tế thời Nguyễn Tấn Dũng lại đang khoe
khoang thành tích “dự trữ ngoại hối liên tục tăng cao”, khi Ngân hàng
nhà nước đã đạt được con số 40 tỷ USD dự trữ ngoại hối.
Có thực đây là một “thành tích” đáng tâng bốc không?
Hiếm hoi, vài tờ báo nhà nước nói ẩn dụ về “có thể Chính phủ muốn mượn một phần dự trữ ngoại hối để bù đắp khó khăn ngân sách”.
Tất cả đều có nguồn cơn của nó.
Hãy nhớ lại vào cuối năm 2015, trong cơn bức bí “ngân sách trung ương
chỉ còn 45,000 tỷ đồng mà không biết chi cho cái gì”, thủ tướng khi ấy
là Nguyễn Tấn Dũng đã phải chỉ đạo Bộ Tài chính vay mượn khẩn cấp 1 tỷ
USD từ Quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Cũng vào thời gian ấy, ông Dũng
còn chỉ đạo Bộ Tài chính vay 30,000 tỷ đồng từ Ngân hàng nhà nước.
Đến cuối năm 2015, con số gần 40 tỷ USD dự trữ ngoại hối mà thống đốc
ngân hàng nhà nước trước đó là Nguyễn Văn Bình đã khoe bất chợt giảm rất
mạnh, chỉ còn khoảng 30 tỷ USD. Như vậy số 7-8 tỷ USD bị “khấu trừ” đã
biến đi đâu?
Chỉ sang năm 2016, người ta mới biết riêng trong năm 2015, Chính phủ
Việt Nam phải dành đến 20 tỷ USD để trả nợ nước ngoài. Nhiều món nợ ngắn
hạn đều đã đến hạn và không thể không trả, vì nếu “xù” thì các chủ nợ
lớn nhất như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát
triển Á châu sẽ không cho vay tiếp, mà không được vay tiếp thì không có
tiền để nuôi bộ máy gần 3 triệu công chức viên chức và cũng chẳng có
tiển để “đảo nợ”…
Sang năm 2016, kế hoạch trả nợ quốc tế của Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp
tục cao – lên đến ít nhất 12 tỷ USD. Con số này lại khá tương đồng với
thành tích “Ngân hàng nhà nước đã mua vào 8 tỷ USD cho dự trữ ngoại hối
từ đầu năm 2016 đến nay”.
Cũng cho đến nay, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia bị Tổ chức
Minh bạch quốc tế đánh giá rất thấp, về khâu minh bạch thu chi tài chính
ngân sách. Không người dân nào được biết trong Quỹ dự trữ ngoại hối của
Việt Nam có gì, bao nhiêu USD, bao nhiêu SDR và bao nhiêu vàng, trái
phiếu… Trong khi đó, những kế hoạch chi ngoại tệ vẫn đều đặn được Chính
phủ trình lên Quốc hội, nhưng như một cố tật lâu ngày khó bỏ, gần 500
đại biểu quốc hội chỉ biết “gật”.
Có khả năng một phần lớn trong con số 8- 10 tỷ USD mà Ngân hàng nhà nước
mua thêm (tính từ đầu cuối năm 2015 đến nay) đã được dùng để trả nợ
nước ngoài. Phần còn lại để cho Chính phủ “mượn” để trả lương bộ máy
nhưng không biết bao giờ mới trả.
Chỉ có các ngân hàng thương mại là thiệt thòi hơn cả. Khi gom vào ngoại
tệ, Ngân hàng nhà nước đã tung tiền đồng ồ ạt và cách nào đó khiến lạm
phát dâng cao. Nhận được tiền đồng nhưng lại bức bí kênh cho vay trong
một nền kinh tế trì trệ toàn thân vì suy thoái, các ngân hàng giờ đây
đang ngồi trên đống lửa vì vấn nạn “ôm tiền”.
Còn nếu “chẳng may” kinh tế nhuốn chút khởi sắc, các ngân hàng đẩy được
tín dụng ra thị trường, thì chắc chắn sẽ gây nên cảnh lạm phát bão bùng,
giá cả hàng hóa tăng vọt.
Bế tắc!
Lê Dung
(SBTN)