Kinh Đời
“CÔNG BẰNG, DANH DỰ” MONG ƯỚC XA XÔI ?
5-8-2016
Hình chị Lê sau khi được chữa trị và di ảnh anh Đặng Ngọc Viết. Ảnh: internet/ FB NKT
Bất bình với việc đền bù đất 13 g 55 ngày 11/9/ 2013 Đặng Ngọc Viết mang súng Colt đến Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thái Bình bắn 05 cán bộ giải phóng mặt bằng làm một tử vong và 3 bị thương, một nữ Phó giám đốc bị đạn sượt qua tai. Cùng ngày Viết về xã Trà Giang, huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình tự sát dưới chân tượng Phật chùa Sơn Đông thuộc địa phận xã Trà Giang (nguồn VN Express).
Không như Đặng Ngọc Viết bất bình với việc thu hồi đất cấp cho người khác, sáng 12/8/2015, trong lúc bị cưỡng chế, bà Phạm Thị Lê sinh năm 1963 tại, thôn An Lợi, xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi đã tẩm xăng vào người và tự đốt mình, rất may thân hình, khuôn mặt bị biến dạng nhưng chị còn sống.
Sau đó chị khiếu kiện chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi (người ký Quyết định việc giải quyết đất đai của chị) Ngày 26 và 27/5/2016 TAND tỉnh Quảng Ngãi xử sơ thẩm, (tại tòa phía chị không có luật sư, phía UBND tỉnh có sự trợ giúp của chuyên gia Pháp luật thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Quảng Ngãi (điều này vi phạm Luật trợ giúp pháp lý, vì đối tượng được trợ giúp là người nghèo,người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa…. UBND tỉnh không thuộc diện được trợ giúp ) hôm đó Tòa bác đơn, chị tiếp tục kháng cáo đến TAND cấp cao tại Đà Nẵng.
Từ Đức Phổ, Quãng Ngãi chị vào Tuy Hòa nhờ tôi bảo vệ trong phiên tòa cấp cao tại Đà Nẵng, tôi hỏi: sao không về nhà tiếp tục trồng mì, trồng đậu gánh nước tưới cau? Là dân kiện Chủ tịch tỉnh chị thua đến gần 100% chị nghĩ sao?
Chị trả lời: thua cũng tiếp tục, tôi nghèo nhưng vẫn cần “công bằng và danh dự”.
Nền tảng giáo dục Việt Nam hiện nay là học thuyêt Mác Lê “Vật chất quyết định ý thức” để có mọi thứ khác, trước tiên phải có tiền, người ta lao vào kiếm tiền bằng mọi giá, bất chấp mọi thủ đoạn, là nông dân quanh năm với bờ tre ngọn cỏ làm gì dư giả bạc tiền, nhưng là người chị cũng cần “công bằng và danh dự”, phải chăng, một mong ước xa xôi.
Tôi nhận lời tham gia miễn phí, theo lịch phiên tòa Phúc thẩm sẽ diễn ra vào sáng ngày 17/8/2016 tại tòa cấp cao thành phố Đà Nẵng, có thể rồi chị cũng bị bác đơn giống như lần trước.
Chị Lê người nông dân Việt thua nhiều, phiên tòa này thua thêm lần nữa rồi cũng quen, với tôi, bỏ công sức vẫn không được gì, nhưng xẻ chia một phần nỗi buồn với dân tôi (những nông dân nghèo cô thế) là một hạnh phúc nhỏ nhoi để cuộc đời còn ý nghĩa.,. (nếu có thời gian Ls Võ An Đôn sẽ cùng tôi tham gia phiên tòa này).
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
“CÔNG BẰNG, DANH DỰ” MONG ƯỚC XA XÔI ?
5-8-2016
Hình chị Lê sau khi được chữa trị và di ảnh anh Đặng Ngọc Viết. Ảnh: internet/ FB NKT
Bất bình với việc đền bù đất 13 g 55 ngày 11/9/ 2013 Đặng Ngọc Viết mang súng Colt đến Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thái Bình bắn 05 cán bộ giải phóng mặt bằng làm một tử vong và 3 bị thương, một nữ Phó giám đốc bị đạn sượt qua tai. Cùng ngày Viết về xã Trà Giang, huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình tự sát dưới chân tượng Phật chùa Sơn Đông thuộc địa phận xã Trà Giang (nguồn VN Express).
Không như Đặng Ngọc Viết bất bình với việc thu hồi đất cấp cho người khác, sáng 12/8/2015, trong lúc bị cưỡng chế, bà Phạm Thị Lê sinh năm 1963 tại, thôn An Lợi, xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi đã tẩm xăng vào người và tự đốt mình, rất may thân hình, khuôn mặt bị biến dạng nhưng chị còn sống.
Sau đó chị khiếu kiện chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi (người ký Quyết định việc giải quyết đất đai của chị) Ngày 26 và 27/5/2016 TAND tỉnh Quảng Ngãi xử sơ thẩm, (tại tòa phía chị không có luật sư, phía UBND tỉnh có sự trợ giúp của chuyên gia Pháp luật thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Quảng Ngãi (điều này vi phạm Luật trợ giúp pháp lý, vì đối tượng được trợ giúp là người nghèo,người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa…. UBND tỉnh không thuộc diện được trợ giúp ) hôm đó Tòa bác đơn, chị tiếp tục kháng cáo đến TAND cấp cao tại Đà Nẵng.
Từ Đức Phổ, Quãng Ngãi chị vào Tuy Hòa nhờ tôi bảo vệ trong phiên tòa cấp cao tại Đà Nẵng, tôi hỏi: sao không về nhà tiếp tục trồng mì, trồng đậu gánh nước tưới cau? Là dân kiện Chủ tịch tỉnh chị thua đến gần 100% chị nghĩ sao?
Chị trả lời: thua cũng tiếp tục, tôi nghèo nhưng vẫn cần “công bằng và danh dự”.
Nền tảng giáo dục Việt Nam hiện nay là học thuyêt Mác Lê “Vật chất quyết định ý thức” để có mọi thứ khác, trước tiên phải có tiền, người ta lao vào kiếm tiền bằng mọi giá, bất chấp mọi thủ đoạn, là nông dân quanh năm với bờ tre ngọn cỏ làm gì dư giả bạc tiền, nhưng là người chị cũng cần “công bằng và danh dự”, phải chăng, một mong ước xa xôi.
Tôi nhận lời tham gia miễn phí, theo lịch phiên tòa Phúc thẩm sẽ diễn ra vào sáng ngày 17/8/2016 tại tòa cấp cao thành phố Đà Nẵng, có thể rồi chị cũng bị bác đơn giống như lần trước.
Chị Lê người nông dân Việt thua nhiều, phiên tòa này thua thêm lần nữa rồi cũng quen, với tôi, bỏ công sức vẫn không được gì, nhưng xẻ chia một phần nỗi buồn với dân tôi (những nông dân nghèo cô thế) là một hạnh phúc nhỏ nhoi để cuộc đời còn ý nghĩa.,. (nếu có thời gian Ls Võ An Đôn sẽ cùng tôi tham gia phiên tòa này).