Di Sản Hồ Chí Minh
“Xã hội hóa giáo dục”, dân hãi quá Mạc Văn Trang
“Xã hội hóa giáo dục”, dân hãi quá
Mạc Văn Trang
Không biết trên trái đất này có nước nào dùng khái niệm “xã hội hoá giáo dục” như nhà nước Việt Nam không? Chắc không có!
Khái niệm “xã hội hoá” (Socialization) trong khoa học xã hội được hiểu là quá trình con người sinh học thích nghi, tiếp thu nền văn hoá xã hội để trở thành con người xã hội. Giáo dục là một phương thức cơ bản của quá trình tổ chức cho trẻ em phát triển, trở thành người trưởng thành, những công dân, những nhân cách xã hội.
Ở các nước văn minh, nhà nước phải ưu tiên các nguồn lực lo cho sự phát triển giáo dục; mọi trẻ em đều bình đẳng về cơ hội giáo dục, tức được “xã hội hoá” để trở thành những con người xã hội trưởng thành.
Ở các nước chậm phát triển, nhà nước chưa đủ nguồn lực lo hết cho phát triển giáo dục, nên cần “huy động các nguồn lực xã hội” đóng góp cho phát triển giáo dục, trong đó có đóng tiền học phí, tiền xây dựng trường…
Nhưng có lẽ không có nước nào như Việt Nam, chừng 20 năm nay, kinh tế luôn tự hào tăng trường GDP 5-7% mà tiền học phí và các thứ lệ phí đóng cho giáo dục lại ngày càng tăng lên. Và những “sưu cao thuế nặng” vắt kiệt sức dân của giáo dục được ẩn núp sau mỹ từ “xã hội hoá giáo dục”(?).
Khó có thể tưởng tưởng một đứa trẻ đi học trường CÔNG LẬP mà phải đóng đến gần 20 khoản tiền.
Có lẽ “toàn hệ thống chính trị” của Việt Nam đều nghĩ: Người dân đã quen nhẫn nhục với các kiểu đóng góp “sức người, sức của” từ xưa tới nay, nên “khéo tuyên truyền vận động” là “Khó vạn lần dân liệu cũng xong”, “khéo vặt lông, sao cho vịt không kêu là ổn”(!). Vì thế không riêng gì giáo dục, mà mọi lĩnh vực, người dân đều bị chính quyền lạm thu, tận thu rất vô tội vạ.
Riêng giáo dục, xem bản danh sách nộp tiền của một học sinh, một trường (Trong ảnh) đủ thấy kinh hãi rồi. Lại nghe nói Thanh Hoá mới có chủ trương thu mỗi học sinh 90 ngàn “chia sẻ khó khăn trong chống dịch Covid-19”…
Trong khi đó nhìn sang các nước trong khu vực, lương giáo viên của họ cao hơn lương giáo viên Việt Nam nhiều; nhiều nước miễn học phí hoàn toàn cho học sinh phổ thông, hoặc ít ra cũng miễn học phí cho học sinh Tiểu học, THCS.
Hay là chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam phải khác các nước kia thì mới “ưu việt”?
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
“Xã hội hóa giáo dục”, dân hãi quá Mạc Văn Trang
“Xã hội hóa giáo dục”, dân hãi quá
Mạc Văn Trang
Không biết trên trái đất này có nước nào dùng khái niệm “xã hội hoá giáo dục” như nhà nước Việt Nam không? Chắc không có!
Khái niệm “xã hội hoá” (Socialization) trong khoa học xã hội được hiểu là quá trình con người sinh học thích nghi, tiếp thu nền văn hoá xã hội để trở thành con người xã hội. Giáo dục là một phương thức cơ bản của quá trình tổ chức cho trẻ em phát triển, trở thành người trưởng thành, những công dân, những nhân cách xã hội.
Ở các nước văn minh, nhà nước phải ưu tiên các nguồn lực lo cho sự phát triển giáo dục; mọi trẻ em đều bình đẳng về cơ hội giáo dục, tức được “xã hội hoá” để trở thành những con người xã hội trưởng thành.
Ở các nước chậm phát triển, nhà nước chưa đủ nguồn lực lo hết cho phát triển giáo dục, nên cần “huy động các nguồn lực xã hội” đóng góp cho phát triển giáo dục, trong đó có đóng tiền học phí, tiền xây dựng trường…
Nhưng có lẽ không có nước nào như Việt Nam, chừng 20 năm nay, kinh tế luôn tự hào tăng trường GDP 5-7% mà tiền học phí và các thứ lệ phí đóng cho giáo dục lại ngày càng tăng lên. Và những “sưu cao thuế nặng” vắt kiệt sức dân của giáo dục được ẩn núp sau mỹ từ “xã hội hoá giáo dục”(?).
Khó có thể tưởng tưởng một đứa trẻ đi học trường CÔNG LẬP mà phải đóng đến gần 20 khoản tiền.
Có lẽ “toàn hệ thống chính trị” của Việt Nam đều nghĩ: Người dân đã quen nhẫn nhục với các kiểu đóng góp “sức người, sức của” từ xưa tới nay, nên “khéo tuyên truyền vận động” là “Khó vạn lần dân liệu cũng xong”, “khéo vặt lông, sao cho vịt không kêu là ổn”(!). Vì thế không riêng gì giáo dục, mà mọi lĩnh vực, người dân đều bị chính quyền lạm thu, tận thu rất vô tội vạ.
Riêng giáo dục, xem bản danh sách nộp tiền của một học sinh, một trường (Trong ảnh) đủ thấy kinh hãi rồi. Lại nghe nói Thanh Hoá mới có chủ trương thu mỗi học sinh 90 ngàn “chia sẻ khó khăn trong chống dịch Covid-19”…
Trong khi đó nhìn sang các nước trong khu vực, lương giáo viên của họ cao hơn lương giáo viên Việt Nam nhiều; nhiều nước miễn học phí hoàn toàn cho học sinh phổ thông, hoặc ít ra cũng miễn học phí cho học sinh Tiểu học, THCS.
Hay là chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam phải khác các nước kia thì mới “ưu việt”?