Quán Bên Đường
24/5/2014: Cựu Nữ Quân Nhân VNCH Hải Ngoại Sẽ Có Cuộc Hội Ngộ Kỳ 5
SANTA
ANA, California (NV) – Một buổi hội ngộ các cựu nữ quân nhân VNCH hải
ngoại sẽ được tổ chức vào ngày Thứ Bảy, 24 Tháng Năm, tại nhà hàng
Emerald Bay, Santa Ana.
Ðây là buổi hội ngộ lần thứ 5 của các chị em đã cùng nam giới chung vai
“gánh vác sơn hà” trong suốt cuộc chiến chống sự xâm lăng của cộng sản.
Ðứng tổ chức lần này là cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn.
Bà Nhơn cho biết: “Từ lần thứ tư đến nay, đã 7 năm, chị em chúng tôi
chưa có dịp gặp lại nhau. Nhớ lại thì kỳ 1 được tổ chức từ năm 1998,
chúng tôi định cứ 3 năm lại có một lần hội ngộ, nhưng đến kỳ thứ tư vào
năm 2007 thi bị gián đoạn, nay thì cũng liều thân già mà đứng ra hội ngộ
chị em cũ.”
Trong tất cả những lần hội ngộ trước, lần nào cựu nữ quân nhân khắp nơi
trên thế giới không kể ở Hoa Kỳ, đều có mặt khá đông có lần đến hơn 100
người. Lần đầu tại San Jose do chị Vẽ đứng tổ chức, lần thứ hai tại Nam
California vào năm 2001 do chị Hạnh Nhơn đứng tổ chức. Lần ba vào năm
2004 tại Washington DC do chị Hoa Bé Bẩy tổ chức. Lần bốn lại trở về Nam
California cũng do chị Hạnh Nhơn đứng tổ chức.
Theo chị Hạnh Nhơn, sở dĩ mất một thời gian 7 năm không tổ chức được
cuộc hội ngộ vì các cựu nữ quân nhân chưa thành lập được một tổ chức,
tuy tại Bắc California cũng đã thành lập được một hội nữ quân nhân VNCH
nhưng cũng không thấy hoạt động gì nhiều. Do đó nên lần hội ngộ này sẽ
diễn ra trong hai ngày Thứ Sáu 23 và Thứ Bảy 24 Tháng Năm. Ngày đầu để
tiếp đón các chị em ở xa về và cũng là một tiền hội nghị để tất cả tham
gia vào sự thành lập Hội Nữ Quân Nhân QLVNCH hải ngoại để gia đình nữ
quân nhân VNCH hải ngoại gắn bó với nhau hơn.
Ðề cập đến nội dung buổi hội ngộ chính thức vào ngày Thứ Bảy 24, chị
Hạnh Nhơn cho biết: “Ban tổ chức chúng tôi đã nhận được sự hồi đáp của
các nữ quân nhân VNCH khắp nơi. Các nơi như Ðan Mạch, Pháp, Canada và Úc
Châu cho biết đều sẽ có người về tham dự. Riêng tại Hoa Kỳ thì khắp các
tiểu bang đều cho biết sẽ về tham dự cả. Số lượng chúng tôi dự trù có
thể lên tới hơn 500 người nếu kể cả quan khách, thân hữu và các hội đoàn
Quân Cán Chính VNCH tại Nam California. Ðây là một ngày vui cho những
người nữ quân nhân VNCH được sống lại trong không khí đại gia đình của
QLVNCH. Chúng tôi không chỉ có nhau mà còn có cả những bạn đồng ngũ
trong khắp các quân binh chủng VNCH và đồng hương nữa.”
Nữ quân nhân trong QLVNCH là một thành phần trong QLVNCH trước năm 1975,
có một trung tâm huấn luyện lớn trên đường Nguyễn Văn Thoại. Về tổ
chức, nữ quân nhân VNCH theo quy chế của QLVNCH. Các cấp bậc đều như bên
nam quân nhân. Trách nhiệm và nhiệm vụ cũng như nam quân nhân chỉ trừ
nhiệm vụ tác chiến. Tất cả các công tác xã hội, y tế trong quân đội đều
do nữ quân nhân phụ trách. Phạm vi này rất rộng lớn bao gồm từ các công
tác dân sự vụ ngoài chiến trường cho đến các công tác hành chánh nơi hậu
phương, người nữ quân nhân VNCH phải đảm trách khá nặng nề. Nguyên tắc
là không tác chiến, nhưng người nữ quân nhân VNCH cũng phải có mặt cùng
đơn vị nếu phục vụ trong những đơn vị tác chiến, cũng thường xuyên đối
đầu với nỗi chết không rời của người lính ngoài chiến trường. Cấp bậc
cao nhất cho người nữ quân nhân VNCH là Ðại Tá cho đến ngày 30 Tháng Tư
1975.
Riêng chị Hạnh Nhơn cho đến ngày 30 Tháng Tư, 1975, chị mang cấp bậc
trung tá trong QLVN phục vụ trong binh chủng Không Quân. Chị gia nhập nữ
quân nhân từ năm 1950 và đã phục vụ qua nhiều đơn vị. Chị cho biết:
“Gia nhập quân đội vào năm 1950, mãi đến năm 1952 quân đội VN mới thành
lập ngành Nữ Quân Nhân được gọi là Nữ Phụ Tá Hành Chánh, tôi được điều
về phục vụ tại Sở Hành Chánh Ðệ II Quân Khu rồi Bộ Tham Mưu đệ II Quân
Khu, rồi quân y viện Nguyễn Tri Phương, rồi Trung Tâm Huấn Luyện Nữ Quân
Nhân, rồi Văn Phòng Ðoàn Nữ Quân Nhân Bộ Tổng Tham Mưu. Tới năm 1969
thì được chuyển về Không Quân cho tới ngày mất nước.”
Nhắc đến chị Hạnh Nhơn, nhiều người hầu như quên rằng chị là một nữ quân
nhân của QLVNCH, mà chỉ nhắc đến chị là linh hồn của Hội H.O. Cứu Trợ
Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH từ hơn 10 năm nay qua những lần kiên trì
tổ chức gây quĩ từ nhỏ được dăm ba ngàn cho đến lúc được sự hỗ trợ của
các giới Quân Cán Chính VNCH, đồng hương khắp nơi hải ngoại qua làn sóng
truyền hình của đài SBTN đến hỗ trợ với chị, thu góp được có năm được
hơn triệu bạc.
Kể với chúng tôi về công tác này, chị Hạnh Nhơn tâm sự: “Thật ra hội
H.O. Cứu Trợ TPB không phải do tôi sáng lập mà do các anh H.O. khi đến
được miền đất hứa này lập ra để chia sẻ sự thương đau của những đồng ngũ
đã không được may mắn. Số anh em ban đầu sau đó vì bận việc không liên
tục hoạt động cho hội được, nay chỉ còn anh Nguyễn Phán, tôi mới liều
đứng ra nhận lãnh công việc khó khăn này. May mà lại được hơn hai mươi
anh chị cả quân lẫn dân sự trực tiếp đến chia sẻ trách nhiệm với hội nên
công việc cứu trợ cho TPB ở bên nhà tiến triển được tốt đẹp mang lại sự
an ủi, tình nghĩa trong đại gia đình quân đội”.
Cứu trợ TPB là một công tác tầm mức quốc gia của Bộ Cựu Chiến Binh nếu
như VNCH không bị sụp đổ, nay chỉ còn là công việc của hơn 20 anh chị em
trong hội H.O Cứu Trợ TPB dưới sự điều hành của chị Hạnh Nhơn cùng với
sự hỗ trợ của nhiều hội đoàn, cơ quan truyền thông báo chí… quả là người
nữ quân nhân VNCH Nguyễn Thị Hạnh Nhơn đã làm hơn được rất nhiều phần
vụ và trách nhiệm của một nữ quân nhân QLVNCH.
Nguyên Huy/Người Việt
24/5/2014: Cựu Nữ Quân Nhân VNCH Hải Ngoại Sẽ Có Cuộc Hội Ngộ Kỳ 5
SANTA
ANA, California (NV) – Một buổi hội ngộ các cựu nữ quân nhân VNCH hải
ngoại sẽ được tổ chức vào ngày Thứ Bảy, 24 Tháng Năm, tại nhà hàng
Emerald Bay, Santa Ana.
Ðây là buổi hội ngộ lần thứ 5 của các chị em đã cùng nam giới chung vai
“gánh vác sơn hà” trong suốt cuộc chiến chống sự xâm lăng của cộng sản.
Ðứng tổ chức lần này là cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn.
Bà Nhơn cho biết: “Từ lần thứ tư đến nay, đã 7 năm, chị em chúng tôi
chưa có dịp gặp lại nhau. Nhớ lại thì kỳ 1 được tổ chức từ năm 1998,
chúng tôi định cứ 3 năm lại có một lần hội ngộ, nhưng đến kỳ thứ tư vào
năm 2007 thi bị gián đoạn, nay thì cũng liều thân già mà đứng ra hội ngộ
chị em cũ.”
Trong tất cả những lần hội ngộ trước, lần nào cựu nữ quân nhân khắp nơi
trên thế giới không kể ở Hoa Kỳ, đều có mặt khá đông có lần đến hơn 100
người. Lần đầu tại San Jose do chị Vẽ đứng tổ chức, lần thứ hai tại Nam
California vào năm 2001 do chị Hạnh Nhơn đứng tổ chức. Lần ba vào năm
2004 tại Washington DC do chị Hoa Bé Bẩy tổ chức. Lần bốn lại trở về Nam
California cũng do chị Hạnh Nhơn đứng tổ chức.
Theo chị Hạnh Nhơn, sở dĩ mất một thời gian 7 năm không tổ chức được
cuộc hội ngộ vì các cựu nữ quân nhân chưa thành lập được một tổ chức,
tuy tại Bắc California cũng đã thành lập được một hội nữ quân nhân VNCH
nhưng cũng không thấy hoạt động gì nhiều. Do đó nên lần hội ngộ này sẽ
diễn ra trong hai ngày Thứ Sáu 23 và Thứ Bảy 24 Tháng Năm. Ngày đầu để
tiếp đón các chị em ở xa về và cũng là một tiền hội nghị để tất cả tham
gia vào sự thành lập Hội Nữ Quân Nhân QLVNCH hải ngoại để gia đình nữ
quân nhân VNCH hải ngoại gắn bó với nhau hơn.
Ðề cập đến nội dung buổi hội ngộ chính thức vào ngày Thứ Bảy 24, chị
Hạnh Nhơn cho biết: “Ban tổ chức chúng tôi đã nhận được sự hồi đáp của
các nữ quân nhân VNCH khắp nơi. Các nơi như Ðan Mạch, Pháp, Canada và Úc
Châu cho biết đều sẽ có người về tham dự. Riêng tại Hoa Kỳ thì khắp các
tiểu bang đều cho biết sẽ về tham dự cả. Số lượng chúng tôi dự trù có
thể lên tới hơn 500 người nếu kể cả quan khách, thân hữu và các hội đoàn
Quân Cán Chính VNCH tại Nam California. Ðây là một ngày vui cho những
người nữ quân nhân VNCH được sống lại trong không khí đại gia đình của
QLVNCH. Chúng tôi không chỉ có nhau mà còn có cả những bạn đồng ngũ
trong khắp các quân binh chủng VNCH và đồng hương nữa.”
Nữ quân nhân trong QLVNCH là một thành phần trong QLVNCH trước năm 1975,
có một trung tâm huấn luyện lớn trên đường Nguyễn Văn Thoại. Về tổ
chức, nữ quân nhân VNCH theo quy chế của QLVNCH. Các cấp bậc đều như bên
nam quân nhân. Trách nhiệm và nhiệm vụ cũng như nam quân nhân chỉ trừ
nhiệm vụ tác chiến. Tất cả các công tác xã hội, y tế trong quân đội đều
do nữ quân nhân phụ trách. Phạm vi này rất rộng lớn bao gồm từ các công
tác dân sự vụ ngoài chiến trường cho đến các công tác hành chánh nơi hậu
phương, người nữ quân nhân VNCH phải đảm trách khá nặng nề. Nguyên tắc
là không tác chiến, nhưng người nữ quân nhân VNCH cũng phải có mặt cùng
đơn vị nếu phục vụ trong những đơn vị tác chiến, cũng thường xuyên đối
đầu với nỗi chết không rời của người lính ngoài chiến trường. Cấp bậc
cao nhất cho người nữ quân nhân VNCH là Ðại Tá cho đến ngày 30 Tháng Tư
1975.
Riêng chị Hạnh Nhơn cho đến ngày 30 Tháng Tư, 1975, chị mang cấp bậc
trung tá trong QLVN phục vụ trong binh chủng Không Quân. Chị gia nhập nữ
quân nhân từ năm 1950 và đã phục vụ qua nhiều đơn vị. Chị cho biết:
“Gia nhập quân đội vào năm 1950, mãi đến năm 1952 quân đội VN mới thành
lập ngành Nữ Quân Nhân được gọi là Nữ Phụ Tá Hành Chánh, tôi được điều
về phục vụ tại Sở Hành Chánh Ðệ II Quân Khu rồi Bộ Tham Mưu đệ II Quân
Khu, rồi quân y viện Nguyễn Tri Phương, rồi Trung Tâm Huấn Luyện Nữ Quân
Nhân, rồi Văn Phòng Ðoàn Nữ Quân Nhân Bộ Tổng Tham Mưu. Tới năm 1969
thì được chuyển về Không Quân cho tới ngày mất nước.”
Nhắc đến chị Hạnh Nhơn, nhiều người hầu như quên rằng chị là một nữ quân
nhân của QLVNCH, mà chỉ nhắc đến chị là linh hồn của Hội H.O. Cứu Trợ
Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH từ hơn 10 năm nay qua những lần kiên trì
tổ chức gây quĩ từ nhỏ được dăm ba ngàn cho đến lúc được sự hỗ trợ của
các giới Quân Cán Chính VNCH, đồng hương khắp nơi hải ngoại qua làn sóng
truyền hình của đài SBTN đến hỗ trợ với chị, thu góp được có năm được
hơn triệu bạc.
Kể với chúng tôi về công tác này, chị Hạnh Nhơn tâm sự: “Thật ra hội
H.O. Cứu Trợ TPB không phải do tôi sáng lập mà do các anh H.O. khi đến
được miền đất hứa này lập ra để chia sẻ sự thương đau của những đồng ngũ
đã không được may mắn. Số anh em ban đầu sau đó vì bận việc không liên
tục hoạt động cho hội được, nay chỉ còn anh Nguyễn Phán, tôi mới liều
đứng ra nhận lãnh công việc khó khăn này. May mà lại được hơn hai mươi
anh chị cả quân lẫn dân sự trực tiếp đến chia sẻ trách nhiệm với hội nên
công việc cứu trợ cho TPB ở bên nhà tiến triển được tốt đẹp mang lại sự
an ủi, tình nghĩa trong đại gia đình quân đội”.
Cứu trợ TPB là một công tác tầm mức quốc gia của Bộ Cựu Chiến Binh nếu
như VNCH không bị sụp đổ, nay chỉ còn là công việc của hơn 20 anh chị em
trong hội H.O Cứu Trợ TPB dưới sự điều hành của chị Hạnh Nhơn cùng với
sự hỗ trợ của nhiều hội đoàn, cơ quan truyền thông báo chí… quả là người
nữ quân nhân VNCH Nguyễn Thị Hạnh Nhơn đã làm hơn được rất nhiều phần
vụ và trách nhiệm của một nữ quân nhân QLVNCH.
Nguyên Huy/Người Việt