Kinh Đời

3 câu nói bị hiểu sai nhiều nhất trong mấy ngàn năm qua, đã hại biết bao nhiêu người - Châu Yến

Chữ Hán có hàm nghĩa rộng và sâu sắc. Nhiều lúc, nếu chỉ dựa vào chữ để lý giải thì rất dễ gây ra hiểu sai.


3 câu nói bị hiểu sai nhiều nhất trong mấy ngàn năm qua, đã hại biết bao nhiêu người

Mục lục bài viết

Chữ Hán có hàm nghĩa rộng và sâu sắc. Nhiều lúc, nếu chỉ dựa vào chữ để lý giải thì rất dễ gây ra hiểu sai. Nhìn lại nền văn minh mấy ngàn năm của Trung Hoa, có ba câu nói thường xuyên bị hiểu sai và dùng sai, mà nguồn gốc là bắt nguồn từ sự lý giải sai lầm của 3 chữ Hán.

‘Nữ tử vô tài tiện thị đức’ – Phụ nữ không tài mới là đức

Khi người xưa đưa ra câu nói này, chữ “vô” được nói đến thật ra là một động từ, ý là “vốn có mà xem như không”. Vì vậy, “vô tài” thật ra có nghĩa là “vốn dĩ có tài, nhưng trong lòng lại xem như không có”, hàm ý diễn đạt một thái độ khiêm tốn.

Cũng có nghĩa là: Phụ nữ có thể có tài năng, nhưng đồng thời có thể hạ thấp cái tôi, không khoe khoang, không thể hiện thì đó mới là đức hạnh lớn nhất của người phụ nữ. Ngoài ra, câu nói này vẫn còn nửa câu trên: Nam tử hữu đức tiện thị tài (đàn ông có đức mới là tài).

Ý của câu này là: Đàn ông phải lấy đức hạnh làm trọng, tài cán là để bổ trợ, chứ không có nghĩa là khuyên đàn ông không xem trọng tài cán. Tương tự như vậy, “nữ tử vô tài tiện thị đức” cũng vẫn là khuyên phụ nữ phải lấy đức hạnh làm trọng, chứ không có ý khinh thường nữ giới.

Vì vậy, bất luận là “đàn ông có đức mới là tài” hay là “phụ nữ không tài mới là đức”, thật ra đều là đang giáo dục chúng ta phải chú trọng phẩm đức của bản thân, đây chính là trí tuệ của văn hóa Trung Hoa.

‘Lượng tiểu phi quân tử, vô độc bất trượng phu’ – Hẹp hòi không phải quân tử, không ác không phải trượng phu

Mấu chốt của câu nói này chính là nằm ở chữ “độc”. Nếu như dựa vào chữ viết để lý giải thì câu nói này giống như là yêu cầu mọi người phải tàn nhẫn độc ác, nhưng thật ra không phải như vậy. Câu nói này được bắt nguồn từ câu nói: “Lượng tiểu phi quân tử, vô độ bất trượng phu” trong “Vọng Giang Đình” của Quan Hán Khanh.

Nguyên văn ở đây là chữ “độ” – có nghĩa là độ lượng; chứ không phải là chữ “độc” – với nghĩa là độc ác. Vì vậy câu “vô độ bất trượng phu” nghĩa là nếu như không có đủ sự độ lượng và khí phách thì không được xem là “đại trượng phu”.

Chữ “độ” này và chữ “lượng” ở nửa câu đầu vừa hay hình thành sự đối ứng trước sau, nhưng do vì hai chữ này đều là chữ thanh trắc, không phù hợp với yêu cầu đối thơ, đọc lên sẽ hơi gượng gạo, vì vậy người xưa mới phát âm chữ “độ” trong câu này thành âm thứ hai (tức là chữ độ phát âm giống với chữ độc), kết quả lưu truyền qua nhiều đời thì bị biến đổi sai lệch trở thành câu “vô độc bất trượng phu”.

Lại còn có người tiếp tục xuyên tạc, thậm chí biến câu nói trên thành một ý nghĩa hoàn toàn khác: ‘Hận tiểu phi quân tử, vô độc bất trượng phu’, nghĩa là ít hận thù thì không phải quân tử, không độc ác thì không phải đại trượng phu.

“Lượng tiểu phi quân tử, vô độ bất trượng phu” vốn dĩ là một câu danh ngôn rất tích cực mang ý nghĩa đề cao phẩm chất hào hiệp độ lượng, truyền tới truyền lui lại trở thành câu nói biện hộ cho sự tàn bạo bất nhân và lòng dạ hẹp hòi, sao có thể không khiến người ta không thở dài cho được?

‘Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt’ – người không vì mình, trời chu đất diệt

Từ khóa chính gây ra sự hiểu lầm trong câu nói này chính là chữ “vị” (vì). “Vị” đọc là “wéi”, là chữ vi trong “tu vi”, đọc âm thứ hai, chứ không phải chữ “vị” của từ “là vì”, không phải là âm thứ tư. Vì vậy ý nghĩa thực sự của câu nói này là: Nếu như làm người mà không tu luyện bản thân, thì Trời đất cũng sẽ không dung tha.

Nhưng phần lớn mọi người lại hiểu sai câu nói này thành: “Con người sống trên đời nếu như không suy nghĩ cho bản thân mình, thì Trời đất cũng không dung tha”. Hiểu không đúng một chữ là toàn bộ ý nghĩa diễn đạt trong câu sẽ sai khác hoàn toàn, điều này thật sự khiến người ta không khỏi bàng hoàng.

‘Tu vi’ chính là tu luyện. Cuộc đời con người thật ra chính là một quá trình tu luyện. Người thực sự nhìn thấu thế giới này thì đều hiểu là phải không ngừng tu luyện bản thân: Khắc chế bản thân, đề cao phương diện tâm tính phẩm đức, có khả năng phân biệt đúng sai, tốt xấu, suy nghĩ cẩn trọng, theo đuổi những thứ cao siêu hơn, ra sức thực hành chân lý.

Chỉ có không ngừng nâng cao cảnh giới của đời người thì mới có thể sống một cách rõ ràng, sống một cách nhẹ nhàng thoải mái, và sống một cách tự do tự tại. Ngoài ra, một số câu dưới đây cũng là những câu tục ngữ, danh ngôn thường xuyên bị mọi người hiểu sai và dùng sai:

Cha mẹ còn, không đi xa

Nguyên văn: Cha mẹ còn, không đi xa, đi phải có cách. Khi cha mẹ vẫn còn sống, con cái cố gắng không nên sống ở nơi xa trong thời gian quá lâu. “Đi phải có cách” có hai nghĩa: một là đi chơi xa cần phải có phương hướng, và phải cho cha mẹ biết nơi mà mình đến; hai là người thường xuyên sống ở bên ngoài, cũng cần phải sắp xếp tốt cho cha mẹ trước khi đi.

Nhân định thắng thiên

Hiểu sai: Con người nhất định có thể chiến thắng tự nhiên.

Hiểu đúng: “Định” là tính cố định, ý muốn nói lòng người an định, ý nghĩa của câu này là chỉ có lòng người an định, thuận theo tự nhiên thì mới có được sự chiếu cố từ tự nhiên.

Thiên tài là 1% linh cảm cộng với 99% mồ hôi

Nguyên văn: Thiên tài là 1% linh cảm cộng với 99% mồ hôi, nhưng 1% linh cảm là điều quan trọng nhất, thậm chí còn quan trọng hơn 99% mồ hôi.

Ba ông thợ giày, bằng một Gia Cát Lượng

“Thợ giày” thực tế là cùng âm với từ “bì tướng”, nghĩa là phó tướng. Ý muốn chỉ rằng trí tuệ của ba phó tướng hợp lại có thể bằng một Gia Cát Lượng.

Không nỡ bỏ con nhỏ không bẫy được sói

Nguyên văn là “không nỡ bỏ giày không bẫy được sói”, ý của câu này là nếu muốn săn được sói thì đừng ngại chạy bộ, đừng sợ làm mòn giày, chứ không phải lấy con của mình đi bẫy sói.

Vương bát đạn (đồ con rùa)

Câu này là một câu chửi người, nguyên văn là “vong bát đoan”.

Trong thời xưa, từ “bát đoan” là chỉ hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ, tám đức tính này chính là gốc rễ để làm người, quên mất tám đức tính này cũng có nghĩa là quên mất gốc rể cơ bản để làm người.

Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại – Có ba điều bất hiếu, vô hậu là lớn nhất

Câu này không phải ám chỉ không có đời sau nối dõi thì là bất hiếu. “Vô hậu” ở đây là muốn nói không làm tròn trách nhiệm của hậu bối.

Tồn thiên lý, diệt nhân dục

Câu này không phải nói rằng con người không được có dục vọng. Mà ý nghĩa chính xác của câu này là: Để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người là phù hợp với lẽ tự nhiên, còn những dục vọng vượt qua nhu cầu cơ bản thì cần phải cố gắng kiểm soát. Thiên lý ở đây là chỉ những đạo đức tốt đẹp của con người, vì vậy câu này muốn nói là giữ lấy những giá trị đạo đức tốt đẹp, và bỏ những mong cầu ích kỷ của bản thân.

Lấy đức báo oán

Có người nói: “Lấy đức báo oán, thế nào?”.

Khổng Tử nói: “Lấy gì báo đức? Lấy trực báo oán, lấy đức báo đức”.

Từ trong câu trả lời của Khổng Tử có thể hiểu được là, đối với những người không tốt với chúng ta, những người cố tình gây thù kết oán với chúng ta, thì chúng ta cần phải dùng sự chính trực, ngay thẳng để đáp lại họ, phân tích cho họ biết đúng sai, dựa theo đạo lý đúng đắn mà làm. Điều này hoàn toàn không phải là mù quáng đối tốt với những người luôn có ác ý với chúng ta. Bởi vì dùng sự ân đức để đối xử với người phụ bạc mình, là một sự lãng phí đời người và lãng phí nhân cách.

Chỉ có nữ tử và tiểu nhân là khó nuôi, gần thì không cung kính, xa thì oán trách

Câu này của Khổng Tử nói. Rất nhiều người cho rằng Khổng Tử xem thường nữ giới, thật ra không phải vậy. Nữ tử ở đây là muốn ám chỉ những cô gái có phẩm hạnh không tốt, cũng giống như kẻ tiểu nhân là ám chỉ người đàn ông không tốt. Các cô gái có phẩm hạnh tốt thường được gọi là thục nữ. Ngoài ra, chữ ‘nuôi’ ở đây cũng không có nghĩa là nuôi sống, mà có nghĩa là tiếp xúc.

Thiên địa bất nhân lấy vạn vật làm chó rơm

Nguyên văn: Thiên địa bất nhân lấy vạn vật làm chó rơm; thánh nhân bất nhân lấy bách tính làm chó rơm. Ý nghĩa thực sự của câu này là: Thiên địa (đất trời) xem vạn vật đều bình đẳng như nhau, không có phân biệt cao thấp sang hèn. Thánh nhân cũng như vậy, cũng có cái nhìn bình đẳng đối với bá tánh trong thiên hạ.

Tam tư nhi hậu hành (suy nghĩ ba lần rồi làm)

Nguyên văn: Quý Văn Tử tam tư nhi hậu hành, Tử vấn chi viết: tái, tư khả hĩ. (Quý Văn Tử làm chuyện gì cũng suy nghĩ ba lần rồi mới làm, Khổng Tử nghe được chuyện này, mới nói: Hai lần, là được rồi). Cẩn trọng khi làm việc không phải là điều xấu, nhưng nếu luôn do dự không quyết, thiếu sự quyết đoán thì sẽ dễ làm hỏng chuyện.

Vô gian bất thương

Nguyên văn: Vô tiêm bất thành thương.

Thời xưa khi làm ăn mua bán gạo, người ta thường dùng cái đấu để đong gạo và tính tiền, người bán không những múc gạo đầy một cái đấu, mà còn phải múc thêm vào một ít, để cho gạo ở trong đấu nhô lên một chút, cố gắng để người mua được lợi, thể hiện đạo đức kinh doanh, cũng là mong tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Cho nên gọi là ‘vô tiêm bất thương’, chứ không phải là ‘vô gian bất thương’.

***

Bài viết này hi vọng sẽ giúp quý độc giải hiểu thêm về ý nghĩa đạo lý và nhân văn thực sự của những câu cổ ngữ vốn đã bị dân gian lý giải và sửa đổi sai lệch. Cũng hi vọng, từ nay nếu gặp người nào hiểu sai về những câu nói trên thì bạn hãy nói cho họ biết ý nghĩa thực sự của chúng.


Châu Yến biên dịch  TL chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

3 câu nói bị hiểu sai nhiều nhất trong mấy ngàn năm qua, đã hại biết bao nhiêu người - Châu Yến

Chữ Hán có hàm nghĩa rộng và sâu sắc. Nhiều lúc, nếu chỉ dựa vào chữ để lý giải thì rất dễ gây ra hiểu sai.


3 câu nói bị hiểu sai nhiều nhất trong mấy ngàn năm qua, đã hại biết bao nhiêu người

Mục lục bài viết

Chữ Hán có hàm nghĩa rộng và sâu sắc. Nhiều lúc, nếu chỉ dựa vào chữ để lý giải thì rất dễ gây ra hiểu sai. Nhìn lại nền văn minh mấy ngàn năm của Trung Hoa, có ba câu nói thường xuyên bị hiểu sai và dùng sai, mà nguồn gốc là bắt nguồn từ sự lý giải sai lầm của 3 chữ Hán.

‘Nữ tử vô tài tiện thị đức’ – Phụ nữ không tài mới là đức

Khi người xưa đưa ra câu nói này, chữ “vô” được nói đến thật ra là một động từ, ý là “vốn có mà xem như không”. Vì vậy, “vô tài” thật ra có nghĩa là “vốn dĩ có tài, nhưng trong lòng lại xem như không có”, hàm ý diễn đạt một thái độ khiêm tốn.

Cũng có nghĩa là: Phụ nữ có thể có tài năng, nhưng đồng thời có thể hạ thấp cái tôi, không khoe khoang, không thể hiện thì đó mới là đức hạnh lớn nhất của người phụ nữ. Ngoài ra, câu nói này vẫn còn nửa câu trên: Nam tử hữu đức tiện thị tài (đàn ông có đức mới là tài).

Ý của câu này là: Đàn ông phải lấy đức hạnh làm trọng, tài cán là để bổ trợ, chứ không có nghĩa là khuyên đàn ông không xem trọng tài cán. Tương tự như vậy, “nữ tử vô tài tiện thị đức” cũng vẫn là khuyên phụ nữ phải lấy đức hạnh làm trọng, chứ không có ý khinh thường nữ giới.

Vì vậy, bất luận là “đàn ông có đức mới là tài” hay là “phụ nữ không tài mới là đức”, thật ra đều là đang giáo dục chúng ta phải chú trọng phẩm đức của bản thân, đây chính là trí tuệ của văn hóa Trung Hoa.

‘Lượng tiểu phi quân tử, vô độc bất trượng phu’ – Hẹp hòi không phải quân tử, không ác không phải trượng phu

Mấu chốt của câu nói này chính là nằm ở chữ “độc”. Nếu như dựa vào chữ viết để lý giải thì câu nói này giống như là yêu cầu mọi người phải tàn nhẫn độc ác, nhưng thật ra không phải như vậy. Câu nói này được bắt nguồn từ câu nói: “Lượng tiểu phi quân tử, vô độ bất trượng phu” trong “Vọng Giang Đình” của Quan Hán Khanh.

Nguyên văn ở đây là chữ “độ” – có nghĩa là độ lượng; chứ không phải là chữ “độc” – với nghĩa là độc ác. Vì vậy câu “vô độ bất trượng phu” nghĩa là nếu như không có đủ sự độ lượng và khí phách thì không được xem là “đại trượng phu”.

Chữ “độ” này và chữ “lượng” ở nửa câu đầu vừa hay hình thành sự đối ứng trước sau, nhưng do vì hai chữ này đều là chữ thanh trắc, không phù hợp với yêu cầu đối thơ, đọc lên sẽ hơi gượng gạo, vì vậy người xưa mới phát âm chữ “độ” trong câu này thành âm thứ hai (tức là chữ độ phát âm giống với chữ độc), kết quả lưu truyền qua nhiều đời thì bị biến đổi sai lệch trở thành câu “vô độc bất trượng phu”.

Lại còn có người tiếp tục xuyên tạc, thậm chí biến câu nói trên thành một ý nghĩa hoàn toàn khác: ‘Hận tiểu phi quân tử, vô độc bất trượng phu’, nghĩa là ít hận thù thì không phải quân tử, không độc ác thì không phải đại trượng phu.

“Lượng tiểu phi quân tử, vô độ bất trượng phu” vốn dĩ là một câu danh ngôn rất tích cực mang ý nghĩa đề cao phẩm chất hào hiệp độ lượng, truyền tới truyền lui lại trở thành câu nói biện hộ cho sự tàn bạo bất nhân và lòng dạ hẹp hòi, sao có thể không khiến người ta không thở dài cho được?

‘Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt’ – người không vì mình, trời chu đất diệt

Từ khóa chính gây ra sự hiểu lầm trong câu nói này chính là chữ “vị” (vì). “Vị” đọc là “wéi”, là chữ vi trong “tu vi”, đọc âm thứ hai, chứ không phải chữ “vị” của từ “là vì”, không phải là âm thứ tư. Vì vậy ý nghĩa thực sự của câu nói này là: Nếu như làm người mà không tu luyện bản thân, thì Trời đất cũng sẽ không dung tha.

Nhưng phần lớn mọi người lại hiểu sai câu nói này thành: “Con người sống trên đời nếu như không suy nghĩ cho bản thân mình, thì Trời đất cũng không dung tha”. Hiểu không đúng một chữ là toàn bộ ý nghĩa diễn đạt trong câu sẽ sai khác hoàn toàn, điều này thật sự khiến người ta không khỏi bàng hoàng.

‘Tu vi’ chính là tu luyện. Cuộc đời con người thật ra chính là một quá trình tu luyện. Người thực sự nhìn thấu thế giới này thì đều hiểu là phải không ngừng tu luyện bản thân: Khắc chế bản thân, đề cao phương diện tâm tính phẩm đức, có khả năng phân biệt đúng sai, tốt xấu, suy nghĩ cẩn trọng, theo đuổi những thứ cao siêu hơn, ra sức thực hành chân lý.

Chỉ có không ngừng nâng cao cảnh giới của đời người thì mới có thể sống một cách rõ ràng, sống một cách nhẹ nhàng thoải mái, và sống một cách tự do tự tại. Ngoài ra, một số câu dưới đây cũng là những câu tục ngữ, danh ngôn thường xuyên bị mọi người hiểu sai và dùng sai:

Cha mẹ còn, không đi xa

Nguyên văn: Cha mẹ còn, không đi xa, đi phải có cách. Khi cha mẹ vẫn còn sống, con cái cố gắng không nên sống ở nơi xa trong thời gian quá lâu. “Đi phải có cách” có hai nghĩa: một là đi chơi xa cần phải có phương hướng, và phải cho cha mẹ biết nơi mà mình đến; hai là người thường xuyên sống ở bên ngoài, cũng cần phải sắp xếp tốt cho cha mẹ trước khi đi.

Nhân định thắng thiên

Hiểu sai: Con người nhất định có thể chiến thắng tự nhiên.

Hiểu đúng: “Định” là tính cố định, ý muốn nói lòng người an định, ý nghĩa của câu này là chỉ có lòng người an định, thuận theo tự nhiên thì mới có được sự chiếu cố từ tự nhiên.

Thiên tài là 1% linh cảm cộng với 99% mồ hôi

Nguyên văn: Thiên tài là 1% linh cảm cộng với 99% mồ hôi, nhưng 1% linh cảm là điều quan trọng nhất, thậm chí còn quan trọng hơn 99% mồ hôi.

Ba ông thợ giày, bằng một Gia Cát Lượng

“Thợ giày” thực tế là cùng âm với từ “bì tướng”, nghĩa là phó tướng. Ý muốn chỉ rằng trí tuệ của ba phó tướng hợp lại có thể bằng một Gia Cát Lượng.

Không nỡ bỏ con nhỏ không bẫy được sói

Nguyên văn là “không nỡ bỏ giày không bẫy được sói”, ý của câu này là nếu muốn săn được sói thì đừng ngại chạy bộ, đừng sợ làm mòn giày, chứ không phải lấy con của mình đi bẫy sói.

Vương bát đạn (đồ con rùa)

Câu này là một câu chửi người, nguyên văn là “vong bát đoan”.

Trong thời xưa, từ “bát đoan” là chỉ hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ, tám đức tính này chính là gốc rễ để làm người, quên mất tám đức tính này cũng có nghĩa là quên mất gốc rể cơ bản để làm người.

Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại – Có ba điều bất hiếu, vô hậu là lớn nhất

Câu này không phải ám chỉ không có đời sau nối dõi thì là bất hiếu. “Vô hậu” ở đây là muốn nói không làm tròn trách nhiệm của hậu bối.

Tồn thiên lý, diệt nhân dục

Câu này không phải nói rằng con người không được có dục vọng. Mà ý nghĩa chính xác của câu này là: Để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người là phù hợp với lẽ tự nhiên, còn những dục vọng vượt qua nhu cầu cơ bản thì cần phải cố gắng kiểm soát. Thiên lý ở đây là chỉ những đạo đức tốt đẹp của con người, vì vậy câu này muốn nói là giữ lấy những giá trị đạo đức tốt đẹp, và bỏ những mong cầu ích kỷ của bản thân.

Lấy đức báo oán

Có người nói: “Lấy đức báo oán, thế nào?”.

Khổng Tử nói: “Lấy gì báo đức? Lấy trực báo oán, lấy đức báo đức”.

Từ trong câu trả lời của Khổng Tử có thể hiểu được là, đối với những người không tốt với chúng ta, những người cố tình gây thù kết oán với chúng ta, thì chúng ta cần phải dùng sự chính trực, ngay thẳng để đáp lại họ, phân tích cho họ biết đúng sai, dựa theo đạo lý đúng đắn mà làm. Điều này hoàn toàn không phải là mù quáng đối tốt với những người luôn có ác ý với chúng ta. Bởi vì dùng sự ân đức để đối xử với người phụ bạc mình, là một sự lãng phí đời người và lãng phí nhân cách.

Chỉ có nữ tử và tiểu nhân là khó nuôi, gần thì không cung kính, xa thì oán trách

Câu này của Khổng Tử nói. Rất nhiều người cho rằng Khổng Tử xem thường nữ giới, thật ra không phải vậy. Nữ tử ở đây là muốn ám chỉ những cô gái có phẩm hạnh không tốt, cũng giống như kẻ tiểu nhân là ám chỉ người đàn ông không tốt. Các cô gái có phẩm hạnh tốt thường được gọi là thục nữ. Ngoài ra, chữ ‘nuôi’ ở đây cũng không có nghĩa là nuôi sống, mà có nghĩa là tiếp xúc.

Thiên địa bất nhân lấy vạn vật làm chó rơm

Nguyên văn: Thiên địa bất nhân lấy vạn vật làm chó rơm; thánh nhân bất nhân lấy bách tính làm chó rơm. Ý nghĩa thực sự của câu này là: Thiên địa (đất trời) xem vạn vật đều bình đẳng như nhau, không có phân biệt cao thấp sang hèn. Thánh nhân cũng như vậy, cũng có cái nhìn bình đẳng đối với bá tánh trong thiên hạ.

Tam tư nhi hậu hành (suy nghĩ ba lần rồi làm)

Nguyên văn: Quý Văn Tử tam tư nhi hậu hành, Tử vấn chi viết: tái, tư khả hĩ. (Quý Văn Tử làm chuyện gì cũng suy nghĩ ba lần rồi mới làm, Khổng Tử nghe được chuyện này, mới nói: Hai lần, là được rồi). Cẩn trọng khi làm việc không phải là điều xấu, nhưng nếu luôn do dự không quyết, thiếu sự quyết đoán thì sẽ dễ làm hỏng chuyện.

Vô gian bất thương

Nguyên văn: Vô tiêm bất thành thương.

Thời xưa khi làm ăn mua bán gạo, người ta thường dùng cái đấu để đong gạo và tính tiền, người bán không những múc gạo đầy một cái đấu, mà còn phải múc thêm vào một ít, để cho gạo ở trong đấu nhô lên một chút, cố gắng để người mua được lợi, thể hiện đạo đức kinh doanh, cũng là mong tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Cho nên gọi là ‘vô tiêm bất thương’, chứ không phải là ‘vô gian bất thương’.

***

Bài viết này hi vọng sẽ giúp quý độc giải hiểu thêm về ý nghĩa đạo lý và nhân văn thực sự của những câu cổ ngữ vốn đã bị dân gian lý giải và sửa đổi sai lệch. Cũng hi vọng, từ nay nếu gặp người nào hiểu sai về những câu nói trên thì bạn hãy nói cho họ biết ý nghĩa thực sự của chúng.


Châu Yến biên dịch  TL chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm