Hình Ảnh & Sự Kiện
4 điều mà người dùng công nghệ luôn sợ hãi
1. Bể màn hình
Có rất nhiều nguyên nhân khiến màn hình bị nứt đơn cử như do va đập, rơi rớt hoặc bị cấn… Trong trường hợp nhẹ nhất, việc nứt màn hình sẽ khiến bạn không thể thấy được nội dung trên điện thoại, hoặc nặng hơn là hư luôn cảm ứng.
Để hạn chế tối đa việc bị nứt màn hình, bạn có thể chọn mua các dòng điện thoại đời mới, hỗ trợ kính cường lực Gorilla Glass 4 hoặc Dragon Trail. Ngoài ra, trên thị trường cũng có bán một số dòng smartphone “nồi đồng cối đá”, bảo vệ va đập và chống chọi với mọi điều kiện thời tiết.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét đến giải pháp dán cường lực hoặc sử dụng ốp lưng, bao da bên ngoài.
Bể màn hình luôn là cơn ác mộng đối với người dùng. Ảnh: Internet
2. Mau hết pin
Sau nhiều năm, công nghệ pin trên smartphone dường như vẫn không có gì thay đổi. Điều này mang đến những phiền phức không đáng có đơn cử như phải liên tục mang theo sạc dự phòng…
Để tiết kiệm pin, bạn có thể giảm độ sáng màn hình bằng cách điều chỉnh thanh trượt ngay trên thanh thông báo. Hãy cố gắng để mọi thứ ở mức độ vừa phải để tránh mỏi mắt. Ngoài ra, bạn cũng nên tắt bớt các kết nối không cần thiết (Wi-Fi, Bluetooth, 3G…) khi không cần sử dụng.
Tắt bớt các kết nối không cần thiết. Ảnh: Internet
3. Bị đánh cắp mật khẩu
Hiện nay, tội phạm mạng sử dụng rất nhiều cách để đánh cắp tài khoản và mật khẩu đơn cử như email lừa đảo, liên kết độc hại, mã độc, keylogger… Những dữ liệu thu thập sẽ được sử dụng vào các mục đích trái phép hoặc bán lại cho các bên thứ ba trên “chợ đen”.
Để hạn chế tối đa tình trạng trên, bạn nên thay đổi mật khẩu thường xuyên và có độ dài tối thiểu 8 ký tự gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Đồng thời, người dùng cũng nên kích hoạt tính năng xác thực hai lớp nếu dịch vụ đang sử dụng có hỗ trợ.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các tiện ích quản lý mật khẩu như LastPass, Dashlane hoặc 1Password…
Quản lý mật khẩu trên smartphone. Ảnh: TIỂU MINH
4. Mất điện thoại
Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng GPS để tìm lại điện thoại bị đánh cắp, tuy nhiên nếu kẻ trộm tắt máy thì cơ hội tìm lại thiết bị gần như là con số 0. Nếu đang sử dụng iPhone, bạn hãy truy cập vào https://www.icloud.com/, đăng nhập tài khoản và chọn Find my iPhone (tìm iPhone).
Tại đây, bạn có thể xác định vị trí gần đúng hoặc đưa thiết bị về chế độ báo mất (Lost Mode), xóa sạch dữ liệu từ xa… Nếu đang sử dụng các thiết bị Android, người dùng có thể thực hiện tương tự thông qua các tùy chọn tương ứng.
Tìm lại điện thoại bị mất. Ảnh: TIỂU MINH
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
4 điều mà người dùng công nghệ luôn sợ hãi
1. Bể màn hình
Có rất nhiều nguyên nhân khiến màn hình bị nứt đơn cử như do va đập, rơi rớt hoặc bị cấn… Trong trường hợp nhẹ nhất, việc nứt màn hình sẽ khiến bạn không thể thấy được nội dung trên điện thoại, hoặc nặng hơn là hư luôn cảm ứng.
Để hạn chế tối đa việc bị nứt màn hình, bạn có thể chọn mua các dòng điện thoại đời mới, hỗ trợ kính cường lực Gorilla Glass 4 hoặc Dragon Trail. Ngoài ra, trên thị trường cũng có bán một số dòng smartphone “nồi đồng cối đá”, bảo vệ va đập và chống chọi với mọi điều kiện thời tiết.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét đến giải pháp dán cường lực hoặc sử dụng ốp lưng, bao da bên ngoài.
Bể màn hình luôn là cơn ác mộng đối với người dùng. Ảnh: Internet
2. Mau hết pin
Sau nhiều năm, công nghệ pin trên smartphone dường như vẫn không có gì thay đổi. Điều này mang đến những phiền phức không đáng có đơn cử như phải liên tục mang theo sạc dự phòng…
Để tiết kiệm pin, bạn có thể giảm độ sáng màn hình bằng cách điều chỉnh thanh trượt ngay trên thanh thông báo. Hãy cố gắng để mọi thứ ở mức độ vừa phải để tránh mỏi mắt. Ngoài ra, bạn cũng nên tắt bớt các kết nối không cần thiết (Wi-Fi, Bluetooth, 3G…) khi không cần sử dụng.
Tắt bớt các kết nối không cần thiết. Ảnh: Internet
3. Bị đánh cắp mật khẩu
Hiện nay, tội phạm mạng sử dụng rất nhiều cách để đánh cắp tài khoản và mật khẩu đơn cử như email lừa đảo, liên kết độc hại, mã độc, keylogger… Những dữ liệu thu thập sẽ được sử dụng vào các mục đích trái phép hoặc bán lại cho các bên thứ ba trên “chợ đen”.
Để hạn chế tối đa tình trạng trên, bạn nên thay đổi mật khẩu thường xuyên và có độ dài tối thiểu 8 ký tự gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Đồng thời, người dùng cũng nên kích hoạt tính năng xác thực hai lớp nếu dịch vụ đang sử dụng có hỗ trợ.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các tiện ích quản lý mật khẩu như LastPass, Dashlane hoặc 1Password…
Quản lý mật khẩu trên smartphone. Ảnh: TIỂU MINH
4. Mất điện thoại
Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng GPS để tìm lại điện thoại bị đánh cắp, tuy nhiên nếu kẻ trộm tắt máy thì cơ hội tìm lại thiết bị gần như là con số 0. Nếu đang sử dụng iPhone, bạn hãy truy cập vào https://www.icloud.com/, đăng nhập tài khoản và chọn Find my iPhone (tìm iPhone).
Tại đây, bạn có thể xác định vị trí gần đúng hoặc đưa thiết bị về chế độ báo mất (Lost Mode), xóa sạch dữ liệu từ xa… Nếu đang sử dụng các thiết bị Android, người dùng có thể thực hiện tương tự thông qua các tùy chọn tương ứng.
Tìm lại điện thoại bị mất. Ảnh: TIỂU MINH