Văn Học & Nghệ Thuật

Anh Duy Quang ơi, thiệt là đắng lòng!

Sau nhiều ngày chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, ca sĩ Duy Quang, người con trưởng của nhạc sĩ Phạm Duy và cố danh ca Thái Hằng, đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Orange Coast


Sau nhiều ngày chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, ca sĩ Duy Quang, người con trưởng của nhạc sĩ Phạm Duy và cố danh ca Thái Hằng, đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Orange Coast (California, Mỹ) vào trưa ngày 19/12, hưởng thọ 62 tuổi. 


DQ

Tôi viết bài này như một lời tạ từ giọng ca đã từng làm tôi thức tỉnh trái tim, ý thức và cả cảm xúc là một người chân thật. Thật đáng tiếc, báo chí ở đây họ không đưa những bài viết mà theo họ “ca sĩ Duy Quang à? Có gì mà viết?”. Những con người nói ra điều này đều không có ký ức. Hoặc là họ có ký ức khác người Sài Gòn, vì vậy không trách chi họ. Nhưng lạ thay, tôi đâu có phải người Sài Gòn mà vẫn nghe Duy Quang hát và luôn thầm cảm ơn anh đã đem lại cho tôi những giây phút đầy xúc cảm nhất, cảm nhận ra tinh thần nhân văn của đồng loại nhất: sự rung động từ trái tim chứ không phải bằng một giọng thù hận và khinh bỉ. Tôi vừa đọc một vài dòng về cái ác như thế này: kẻ nào gieo rắc thù hận và sự khinh bỉ (cho dù chỉ là bắt chước hoặc hùa theo kẻ khác) thì đó chính là hiện thân của cái ÁC XẤU.

Dưới đây là những tâm tình của các những người nổi tiếng trong làng văn nghệ Sài Gòn, về Duy Quang, người cất tiếng ca để xua tan mọi cái ác xấu đó, dù anh không đủ sức xóa đi thù hận ngu ngốc và tồi tệ của con người, hiện còn đầy dẫy nhiều hơn.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh- Lắng nghe lại “Thà như giọt mưa”


Như một dòng sông nhỏ, người đã về với hư không. Nghe trong cuộc đời, đi ở dường như là lẽ thường không tránh khỏi. Ấy vậy tin về ca sĩ Duy Quang cũng đã làm nên nhưng khoảng thảng thốt lặng im trong đời người, với không ít người.

Trong một bữa mừng sinh nhật cuối cùng vào đầu tháng 11, ca sĩ Duy Quang xuất hiện với hình ảnh đã ít nhiều mỏi mệt. Nét mặt ông gầy đi, lạ thay, lại giống như những hình ảnh thời niên thiếu, khi ông bắt đầu bước vào âm nhạc từ những bài thiếu niên ca của Trầm Tử Thiêng, cho đến nhũng bài hát nằm lòng của giới trẻ Saigon, từ Bố già Phạm Duy như Em hiền như masoeur, Thà như giọt mưa...

Giọng hát của Duy Quang có thể ví như một vị ngọt hiếm thấy của dòng nhạc trẻ Saigon, đặc biệt nổi bật với các tác phẩm của Phạm Duy. Từ nhũng bài tình ca dễ thương như Cô Bắc kỳ nho nhỏ, cho đến những trường ca chất ngất Con đường Cái Quan, Bầy chim bỏ xứ... Thậm chí đến những bài hát đầy chất thiền như Nắng chiều rực rỡ, Duy Quang vẫn tải đến người nghe với sự đơn giản và gần gũi, đủ để thấm sâu trong sự cảm mến của khán giả.

Nếu để ý quan sát, người ta nhìn thấy sức khoẻ và sự truyền cảm của giọng hát Duy Quang phai nhè nhẹ theo những bản ghi âm cuối đời, căn bệnh đã âm thầm cướp đi sức sống của ông, âm thầm cướp đi một điểm tựa của người hâm mộ. Từ hơn một năm nay, Duy Quang hát rất ít, và cuối cùng thì ngừng mãi mãi. Như một định mệnh luôn an bài, con chim khi thôi không thể hót nữa, thì nó sẽ chọn cách ra đi để không sống thừa trong duyên nghiệp.

Vài người bạn thân của ca sĩ Duy Quang nói rằng họ đã có cảm giác bất an từ đó, chuyến tàu đưa ai đó đi xa chưa rõ đến, nhưng tiếng còi và ánh đèn vàng sân ga của tiễn đưa đã chớm thấy.

Sự ra đi của ca sĩ Duy Quang không chỉ là nỗi buồn của người hâm mộ, mà còn là một chỉ dấu thời gian, báo rằng nhũng gì đẹp nhất trong ký ức một thế hệ Việt Nam đang ra đi, sẽ để lại một khoảng trống bao la.

Tận thế có thể là điều có thật, khi cái đẹp và những giấc mơ đã mất. Hãy ngồi lại và lắng nghe một bài hát nào đó của giọng ca Duy Quang để tìm thấy một điều tận cùng trong lòng mình

Nhà thơ Đỗ Trung Quân- Người ca sĩ thủ thỉ


Nhớ lại Duy Quang là nhớ về dấu ấn của cả một thế hệ trẻ giờ đã tóc điểm sương. Thập niên 70, nhạc sĩ Phạm Duy viết một loại bài dành cho tuổi mới lớn, cho con mình đang ở độ tuổi 20. Thái hiền lúc đó mới 14 tuổi, nhỏ nhất trong ban nhạc. Lúc đó tôi đồng lứa với họ. Khuynh hướng viết của ông là trữ tình cho tuổi hồng, tuổi hoa. Khi đó Phạm Duy đã hơn 55 tuổi và ông viết cho thế hệ 14 tuổi, viết như không.
Bên cạnh một thế hệ nghe nhạc phản chiến, vẫn có thế hệ thơ mộng. Bây giờ nghe lại Con đường tình ta đi, khung trời đại học, là thấy toàn bộ đời học sinh, sinh viên sống lại, là thấy cả một thời trẻ của sài gòn mà Duy Quang được xem là giọng ca chính cho thể loại âm nhạc này. Sự đóng góp của Duy Quang cho âm nhạc là tiếng hát của một thế hệ, và cả thế hệ sau cũng vẫn còn nghe anh thủ thỉ. Người ca sĩ, chính giọng hát của họ là quà tặng cho đời rồi. Ai ở Sài Gòn lớn lên, dẫu gì cũng có ký ức một thời với giọng hát như vậy, thì phải cảm ơn anh và những ca sĩ cùng thời đã cho mình một thời tuổi trẻ đẹp đẽ, thơ mộng. Chưa kể bản thân nhạc sĩ sáng tác cũng đã viết những lời ca có ý thức giáo dục rất cao: kính trọng thầy cô, cám ơn bạn bè, cám ơn cả chiếc áo dài, chiếc xe đạp “xin cho em một chiếc áo dài…
Văn hóa nền của một ca sĩ, thưở ấy, những người như Tuấn Ngọc, Duy Quang… được thừa hưởng văn hóa trong những gia đình nghệ sĩ lớn, đấy là những gia đình sở hữu cái tinh tế, thanh thoát của những người Hà Nội xưa. Văn hóa vùng miền, văn hóa Hà Nội ảnh hưởng đến tính cách của họ, Duy Quang vì vậy cũng là người kín đáo, nhã nhặn, chừng mực, không lấy lòng, giữ mức độ vừa phải trong giao tiếp… không bao giờ làm gì xúc phạm đến khán giả và cũng không lấy lòng khan giả quá đáng, khác hẳn như ca sĩ bây giờ vừa giả dối khi cố lấy lòng họ dù không coi họ ra gì.
Khi tôi gặp lại Duy Quang ở Sài Gòn những năm hai ngàn, tôi nghĩ ai cũng vậy thôi, anh đâu có đi, anh về mà. Do biến động của lịch sử mà anh phải tha hương, giờ thì anh trở về nhà của mình. Tôi coi điều đó bình thường vì với người Việt thì đây là nhà của mình. Đêm qua tôi với Mai, vợ tôi, mình nghe lại Thà như giọt mưa, Cô bắc kỳ nho nhỏ… đó là cách tiễn đưa bạn mình hay nhất. Khi tôi lên facebook, nhận ra còn có rất nhiều người giống tôi, họ nghe lại tiếng hat Duy Quang đêm qua và coi đó là cách tiễn đưa đẹp nhất cho anh. Giờ coi như chào tạm biệt một người quen cũ.

Nhạc sĩ Bảo Chấn : Duy Quang đã hoàn tất trách nhiệm của người nghệ sĩ

Từ nhỏ, bố Duy đã rèn Duy Quang bằng một kỷ luật gắt gao hơn cả trong số những người con đều theo nghiệp cầm ca. Có lẽ Quang lớn lên trong một gia đình mà bố mẹ đã hướng nghiệp- và là tấm gương cho con cái ngay từ thưở ấu thơ. Vì vậy, nền ca nhạc nhẹ Sài Gòn mới có được những Duy Quang, Thái Hiền, Thái Thảo… Chúng tôi cùng thế hệ, hát với tâm thế của người tự do, nhưng lựa chọn một thứ tự do thật ngây thơ và hồn nhiên của tuổi trẻ: được yêu, được hát. Khán giả thời đó cũng khác, phản cảm một chút là họ phản đối, tẩy chay ngay. Mọi người đều sống vậy cả, thế kỷ đó, thập niên đó, ca sĩ đi hát, phần lớn không phải miếng cơm manh áo, họ hát vì họ xem đó là nghiệp, là “kiếp đam mê”, và Duy Quang là giọng ca trong trẻo, thanh thoát, dịu dàng, đúng như anh: bài hát đó, con người đó và những chuyện đã qua. Giờ chúng tôi cũng chỉ nghe lại, ngắm nhìn như những ký ức đẹp. Với tôi, Duy Quang đã làm đủ và rất hiệu quả, làm hết, và đã hoàn tất trách nhiệm của một người nghệ sĩ: hát cho đời nghe, hát cho người nghe. Đem cho người những khoảnh khắc đẹp trong đời sống vốn chật hẹp và đau thương, âm nhạc là sự chia sẻ, ca sĩ là người thực hiện sự chia sẻ ấy. Tôi từng nghĩ, tôi sẽ hỏi Duy Quang câu này:
- Hát để làm gì?
- Không để làm gì, chỉ để được chia sẻ, vậy thôi!

Ngân Hà

http://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/anh-duy-quang-oi-thiet-la-dang-long?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+diendanforum+%28Di%E1%BB%85n+%C4%90%C3%A0n+-+C%C3%A1c+b%C3%A0i+m%E1%BB%9Bi%29

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Anh Duy Quang ơi, thiệt là đắng lòng!

Sau nhiều ngày chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, ca sĩ Duy Quang, người con trưởng của nhạc sĩ Phạm Duy và cố danh ca Thái Hằng, đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Orange Coast


Sau nhiều ngày chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, ca sĩ Duy Quang, người con trưởng của nhạc sĩ Phạm Duy và cố danh ca Thái Hằng, đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Orange Coast (California, Mỹ) vào trưa ngày 19/12, hưởng thọ 62 tuổi. 


DQ

Tôi viết bài này như một lời tạ từ giọng ca đã từng làm tôi thức tỉnh trái tim, ý thức và cả cảm xúc là một người chân thật. Thật đáng tiếc, báo chí ở đây họ không đưa những bài viết mà theo họ “ca sĩ Duy Quang à? Có gì mà viết?”. Những con người nói ra điều này đều không có ký ức. Hoặc là họ có ký ức khác người Sài Gòn, vì vậy không trách chi họ. Nhưng lạ thay, tôi đâu có phải người Sài Gòn mà vẫn nghe Duy Quang hát và luôn thầm cảm ơn anh đã đem lại cho tôi những giây phút đầy xúc cảm nhất, cảm nhận ra tinh thần nhân văn của đồng loại nhất: sự rung động từ trái tim chứ không phải bằng một giọng thù hận và khinh bỉ. Tôi vừa đọc một vài dòng về cái ác như thế này: kẻ nào gieo rắc thù hận và sự khinh bỉ (cho dù chỉ là bắt chước hoặc hùa theo kẻ khác) thì đó chính là hiện thân của cái ÁC XẤU.

Dưới đây là những tâm tình của các những người nổi tiếng trong làng văn nghệ Sài Gòn, về Duy Quang, người cất tiếng ca để xua tan mọi cái ác xấu đó, dù anh không đủ sức xóa đi thù hận ngu ngốc và tồi tệ của con người, hiện còn đầy dẫy nhiều hơn.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh- Lắng nghe lại “Thà như giọt mưa”


Như một dòng sông nhỏ, người đã về với hư không. Nghe trong cuộc đời, đi ở dường như là lẽ thường không tránh khỏi. Ấy vậy tin về ca sĩ Duy Quang cũng đã làm nên nhưng khoảng thảng thốt lặng im trong đời người, với không ít người.

Trong một bữa mừng sinh nhật cuối cùng vào đầu tháng 11, ca sĩ Duy Quang xuất hiện với hình ảnh đã ít nhiều mỏi mệt. Nét mặt ông gầy đi, lạ thay, lại giống như những hình ảnh thời niên thiếu, khi ông bắt đầu bước vào âm nhạc từ những bài thiếu niên ca của Trầm Tử Thiêng, cho đến nhũng bài hát nằm lòng của giới trẻ Saigon, từ Bố già Phạm Duy như Em hiền như masoeur, Thà như giọt mưa...

Giọng hát của Duy Quang có thể ví như một vị ngọt hiếm thấy của dòng nhạc trẻ Saigon, đặc biệt nổi bật với các tác phẩm của Phạm Duy. Từ nhũng bài tình ca dễ thương như Cô Bắc kỳ nho nhỏ, cho đến những trường ca chất ngất Con đường Cái Quan, Bầy chim bỏ xứ... Thậm chí đến những bài hát đầy chất thiền như Nắng chiều rực rỡ, Duy Quang vẫn tải đến người nghe với sự đơn giản và gần gũi, đủ để thấm sâu trong sự cảm mến của khán giả.

Nếu để ý quan sát, người ta nhìn thấy sức khoẻ và sự truyền cảm của giọng hát Duy Quang phai nhè nhẹ theo những bản ghi âm cuối đời, căn bệnh đã âm thầm cướp đi sức sống của ông, âm thầm cướp đi một điểm tựa của người hâm mộ. Từ hơn một năm nay, Duy Quang hát rất ít, và cuối cùng thì ngừng mãi mãi. Như một định mệnh luôn an bài, con chim khi thôi không thể hót nữa, thì nó sẽ chọn cách ra đi để không sống thừa trong duyên nghiệp.

Vài người bạn thân của ca sĩ Duy Quang nói rằng họ đã có cảm giác bất an từ đó, chuyến tàu đưa ai đó đi xa chưa rõ đến, nhưng tiếng còi và ánh đèn vàng sân ga của tiễn đưa đã chớm thấy.

Sự ra đi của ca sĩ Duy Quang không chỉ là nỗi buồn của người hâm mộ, mà còn là một chỉ dấu thời gian, báo rằng nhũng gì đẹp nhất trong ký ức một thế hệ Việt Nam đang ra đi, sẽ để lại một khoảng trống bao la.

Tận thế có thể là điều có thật, khi cái đẹp và những giấc mơ đã mất. Hãy ngồi lại và lắng nghe một bài hát nào đó của giọng ca Duy Quang để tìm thấy một điều tận cùng trong lòng mình

Nhà thơ Đỗ Trung Quân- Người ca sĩ thủ thỉ


Nhớ lại Duy Quang là nhớ về dấu ấn của cả một thế hệ trẻ giờ đã tóc điểm sương. Thập niên 70, nhạc sĩ Phạm Duy viết một loại bài dành cho tuổi mới lớn, cho con mình đang ở độ tuổi 20. Thái hiền lúc đó mới 14 tuổi, nhỏ nhất trong ban nhạc. Lúc đó tôi đồng lứa với họ. Khuynh hướng viết của ông là trữ tình cho tuổi hồng, tuổi hoa. Khi đó Phạm Duy đã hơn 55 tuổi và ông viết cho thế hệ 14 tuổi, viết như không.
Bên cạnh một thế hệ nghe nhạc phản chiến, vẫn có thế hệ thơ mộng. Bây giờ nghe lại Con đường tình ta đi, khung trời đại học, là thấy toàn bộ đời học sinh, sinh viên sống lại, là thấy cả một thời trẻ của sài gòn mà Duy Quang được xem là giọng ca chính cho thể loại âm nhạc này. Sự đóng góp của Duy Quang cho âm nhạc là tiếng hát của một thế hệ, và cả thế hệ sau cũng vẫn còn nghe anh thủ thỉ. Người ca sĩ, chính giọng hát của họ là quà tặng cho đời rồi. Ai ở Sài Gòn lớn lên, dẫu gì cũng có ký ức một thời với giọng hát như vậy, thì phải cảm ơn anh và những ca sĩ cùng thời đã cho mình một thời tuổi trẻ đẹp đẽ, thơ mộng. Chưa kể bản thân nhạc sĩ sáng tác cũng đã viết những lời ca có ý thức giáo dục rất cao: kính trọng thầy cô, cám ơn bạn bè, cám ơn cả chiếc áo dài, chiếc xe đạp “xin cho em một chiếc áo dài…
Văn hóa nền của một ca sĩ, thưở ấy, những người như Tuấn Ngọc, Duy Quang… được thừa hưởng văn hóa trong những gia đình nghệ sĩ lớn, đấy là những gia đình sở hữu cái tinh tế, thanh thoát của những người Hà Nội xưa. Văn hóa vùng miền, văn hóa Hà Nội ảnh hưởng đến tính cách của họ, Duy Quang vì vậy cũng là người kín đáo, nhã nhặn, chừng mực, không lấy lòng, giữ mức độ vừa phải trong giao tiếp… không bao giờ làm gì xúc phạm đến khán giả và cũng không lấy lòng khan giả quá đáng, khác hẳn như ca sĩ bây giờ vừa giả dối khi cố lấy lòng họ dù không coi họ ra gì.
Khi tôi gặp lại Duy Quang ở Sài Gòn những năm hai ngàn, tôi nghĩ ai cũng vậy thôi, anh đâu có đi, anh về mà. Do biến động của lịch sử mà anh phải tha hương, giờ thì anh trở về nhà của mình. Tôi coi điều đó bình thường vì với người Việt thì đây là nhà của mình. Đêm qua tôi với Mai, vợ tôi, mình nghe lại Thà như giọt mưa, Cô bắc kỳ nho nhỏ… đó là cách tiễn đưa bạn mình hay nhất. Khi tôi lên facebook, nhận ra còn có rất nhiều người giống tôi, họ nghe lại tiếng hat Duy Quang đêm qua và coi đó là cách tiễn đưa đẹp nhất cho anh. Giờ coi như chào tạm biệt một người quen cũ.

Nhạc sĩ Bảo Chấn : Duy Quang đã hoàn tất trách nhiệm của người nghệ sĩ

Từ nhỏ, bố Duy đã rèn Duy Quang bằng một kỷ luật gắt gao hơn cả trong số những người con đều theo nghiệp cầm ca. Có lẽ Quang lớn lên trong một gia đình mà bố mẹ đã hướng nghiệp- và là tấm gương cho con cái ngay từ thưở ấu thơ. Vì vậy, nền ca nhạc nhẹ Sài Gòn mới có được những Duy Quang, Thái Hiền, Thái Thảo… Chúng tôi cùng thế hệ, hát với tâm thế của người tự do, nhưng lựa chọn một thứ tự do thật ngây thơ và hồn nhiên của tuổi trẻ: được yêu, được hát. Khán giả thời đó cũng khác, phản cảm một chút là họ phản đối, tẩy chay ngay. Mọi người đều sống vậy cả, thế kỷ đó, thập niên đó, ca sĩ đi hát, phần lớn không phải miếng cơm manh áo, họ hát vì họ xem đó là nghiệp, là “kiếp đam mê”, và Duy Quang là giọng ca trong trẻo, thanh thoát, dịu dàng, đúng như anh: bài hát đó, con người đó và những chuyện đã qua. Giờ chúng tôi cũng chỉ nghe lại, ngắm nhìn như những ký ức đẹp. Với tôi, Duy Quang đã làm đủ và rất hiệu quả, làm hết, và đã hoàn tất trách nhiệm của một người nghệ sĩ: hát cho đời nghe, hát cho người nghe. Đem cho người những khoảnh khắc đẹp trong đời sống vốn chật hẹp và đau thương, âm nhạc là sự chia sẻ, ca sĩ là người thực hiện sự chia sẻ ấy. Tôi từng nghĩ, tôi sẽ hỏi Duy Quang câu này:
- Hát để làm gì?
- Không để làm gì, chỉ để được chia sẻ, vậy thôi!

Ngân Hà

http://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/anh-duy-quang-oi-thiet-la-dang-long?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+diendanforum+%28Di%E1%BB%85n+%C4%90%C3%A0n+-+C%C3%A1c+b%C3%A0i+m%E1%BB%9Bi%29

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm