Truyện Ngắn & Phóng Sự
BIỆT ĐỘI THIÊN NGA - Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ
TÌM HIỂU TẬP BÚT KÝ
BIỆT ĐỘI THIÊN NGA
Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ
Tôi xin minh định trước, bài viết này không phải là bài điểm sách vì điểm sách, bao quát nhiều vấn đề: nội dung, hình thức, bút pháp, văn phong...cần phải có nhiều thì giờ và đọc thật kỹ, phân tích tỉ mỉ, phê bình trung thực.
Về tập sách "tự truyện" của cựu Biệt Đội Trưởng Thiên Nga Nguyễn Thanh Thủy, tôi chỉ tìm hiểu và ghi lại những gì mà mình lãnh hội được qua tác phẩm Biệt Đội Thiên Nga, tên một tập sách dày 206 trang, phát hành gần đây (khoảng tháng 7 năm 2018 ở miền Nam Cali) dưới dạng hồi ký hay là kể chuyện lại quá khứ của Biệt Đội Thiên Nga - ngành nữ tình báo đặc biệt (thuộc Khối Cảnh Sát Đặc Biệt - Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia) do chính cựu Biệt Đội Trưởng - Thiếu Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Thanh Thủy biên soạn. Sách không có đề giá bán, cũng như không có gởi bán tại các nhà sách, theo sự hiểu biết của người viết bài này.
Chúng ta, nhiều người đã thường tiếp xúc với các nam nữ cảnh sát ở văn phòng làm việc hay gặp trên đường phố... trước năm 1975 tại Việt Nam. Nhưng, có một ngành cảnh sát đặc biệt dành riêng, chỉ có nữ cảnh sát mà chúng ta chưa biết hoặc chỉ nghe mà chưa hiểu đich thực nhiệm vụ, công tác và sự hình thành từ lúc nào...của Biệt Đội nữ cảnh sát tình báo mang danh một loài chim quý hiếm - Thiên Nga. Các Thiên Nga vừa xinh đẹp vừa tài trí, trực thuộc Khối Đặc Biệt của Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, ra đời từ ngày 5.8.1968 đến ngày 30.4.1975. Chỉ tồn tại có 7 năm mà thành tựu công tác từ thành công này đến thành công khác, vô cùng lớn lao, mà chúng ta phải giở nón chào ngưỡng mộ Biệt Đội Thiên Nga.
(H: Bìa sách và tác giả hình bên trái trong một công tác huấn luyện)
Nhân một phái đoàn của Hội H.O Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa do Bà Hội Trưởng Nguyễn Thanh Thủy hướng dẫn, kế nhiệm một cựu Trung Tá Không Quân được bầu lên thay Chị Cả Nguyễn Thị Hạnh Nhơn qua đời ở tuổi 90, được một nhiệm kỳ. Kế tiếp, Bà Nguyễn Thanh Thủy đắc cử nhiệm kỳ mới trong năm nay, tiếp tục tiến hành công tác nhân ái cứu trợ các thương phế binh và quả phụ (TPB & QP) của chánh thể Việt Nam Cộng Hòa tại quê nhà. Được biết, có thể Bà Hội Trưởng Thanh Thủy hướng dẫn 12 thành viên trong Hội H.O Cứu Trợ TPB & QP, từ Nam California đến Thủ Phủ Sacramento tham dự một buổi tổ chức tiệc văn nghệ gây qũy cứu trợ TPB & QP gọi là "Lá Lành Đùm Lá Tả Tơi" (như là Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh ở nhiều nơi) do chiến hữu Bùi Vũ Trung, thuộc Binh chủng Nhảy Dù năm xưa, ở Sacrameno phụ trách, tại nhà hàng A&A Tasty - 6601 đường Florin - Sacramento ngày chủ nhật 23.9.2018, từ 1 giờ đến 5 giờ chiều - Vào cửa tự do - Thức ăn miễn phí và có nhạc sống.
Trước hết, tôi xin cám ơn anh Lê Thành Long, phu quân của chị Thanh Thủy đã tặng tôi "Biệt Đội Thiên Nga", cuốn sách cuối cùng đợt in đầu tiên khi chúng tôi tham dự Hội Ngộ Kỳ VI NQN tại Orange County cuối tháng 7.2018. Anh Long và tôi cùng Khóa 13 Ấp Chiến Lược của Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức và tôi có cơ may phục vụ sau khi tốt nghiệp nhận nhiệm vụ cùng một đại đơn vị với anh Long là Sư Đoàn 21 Bộ Binh, Bộ Tư Lệnh tại Thị xã Bạc Liêu.
Nhìn bìa sách Biệt Đội Thiên Nga, tôi có một cảm giác lâng lâng và nhớ đến câu nói bất hủ của người xưa "Mỹ nhân tự cổ như danh Tướng và Sắc bất ba đào dị nịch nhân" dịch nghĩa: "người đẹp", thời xưa ví như là một tướng giỏi tại chiến trường và sắc đẹp không phải là sóng to gió lớn cũng dễ làm cho người ta bại vong. Tôi vội mở tập sách ra lướt qua nội dung cuốn sách Biệt Đội Thiên Nga, viết dưới dạng gọi là hồi ký hay bút ký còn gọi là tự truyện cũng được, tái hiện trung thực những công tác của một ngành cảnh sát rất đặc biệt.
Khi thành lập Biệt Đội Thiên Nga quy tụ toàn nữ cảnh sát, có trình độ văn hóa từ tú tài 2 trở lên, đã tốt nghiệp Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia với ngạch trật Biên Tập Viên. Tiếp theo, các nữ Biên Tập Viên còn phải qua một khóa huấn luyện chuyên ngành về tình báo (điệp vụ) mới được phục vụ trong Biệt Đội Thiên Nga. Dù quân số không đông, ban đầu, Biệt Đội Thiên Nga với 18 nữ Biên Tập Viên, là những con Thiên Nga đầu đàn, nòng cốt thuộc Khóa I. Khóa đầu tiên khi Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia (còn trong khuôn viên của Trại Lê Văn Duyệt - Biệt Khu Thủ Đô). Sau đó, để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cho một ngành cảnh sát tân tiến, hiện đại, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia được di dời về ngôi trường mới, xây to rộng khang trang đầy đủ tiện nghi tại đồi Tăng Nhơn Phú, gần trường Bộ Binh Thủ Đức, bắt đầu huấn luyện từ khóa 4 trở đi cho đến ngày tàn cuộc chiến 30.4.1975.
Biệt Đội Thiên Nga cũng như những tập sách hồi ký khác, chia ra nhiều chương - có11 chương mục từ Lời Mở Đầu đến Lời Kết. Mỗi chương mục có một chủ đề và xuyên suốt nội dung nói về lý do có sự hình thành tổ chức chuyên ngành cảnh sát nữ phụ trách những công tác đặc biệt về tình báo tại quốc nội. Tôi không biết cơ quan này có tổ chức đưa gián điệp vào hàng ngũ trong lòng địch tại các mật khu ở miền Nam hay cả miền Bắc Việt Nam (kẻ thù chính của VNCH)?.
Lời Mở Đầu với 4 trang sách do Tiến Sĩ Orchid Thanh Lê (GS Học Viện Ngôn Ngữ Quốc Phòng HK) viết giới thiệu Biệt Đội Thiên Nga: "Mỗi công tác là một bức họa độc đáo thể hiện sự hóa thân của các Thiên Nga trong nhiều cảnh đời khác nhau với vai trò được giao phó: cô gái tần tão bên sạp hàng tạp hóa, nữ sinh viên mơ mộng trong khuôn viên đại học, bà chủ thầu tỉnh lẻ chơn chất, thiếu nữ tân thời tìm đến vũ trường hoặc sòng bài giải trí, nữ tài xế xe ôm... ẩn trong các vai diễn sân khấu cuộc đời". Tiến sĩ Orchid còn nói tiếp: "đó là sự cống hiến tận tụy của những anh thư nước Việt cùng lúc mang trách nhiệm làm vợ, làm mẹ, làm con hiếu thảo trong gia đình".
Lời Kết cũng có 4 trang ngắn gọn súc tích của tác giả Thanh Thủy "một bức tranh tổng thể về Biệt Đội Thiên Nga, một tổ chức tình báo nữ của Việt Nam Cộng Hòa mà Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam lẫn chỉ huy Trung Ương Cục Miền Nam của Việt Cộng đều tức tối, đầy lòng căm thù".
Tác giả còn lần lượt đưa ra những chuơng mục: Sự hình thành Biệt Đội Thiên Nga - Huấn luyện Biệt Đội Thiên Nga - Công tác cụ thề - Công tác phối hợp - Các mục tiêu theo dõi - Những ngày cuối cùng của Biệt Đội Thiên Nga...Chương đầu là phần dẫn nhập của tác giả, nói lý do như là định mệnh đưa đẩy tác giả vào ngành cảnh sát tình báo đặc biệt để phục vụ đất nước trong thời chiến. Thiên Nga Thanh Thủy với tất cả khả năng hiểu biết của mình về công tác tình báo trong một bối cảnh nội tình chánh trị tại miền Nam đang rẻ qua một khúc quanh lịch sử quan trọng sau cuộc "Tổng công kích và tổng nổi dậy" Tết Mậu Thân - 1968 của cộng sản Việt Nam, dù chúng hoàn toàn thảm hại. Những hành động dã man tội ác giết hại dân lành, đặc biệt là tại thành phố cổ kính Huế, làm cho đồng bào Việt Nam càng thêm căm thù xa lánh cộng sản. Nhưng, về mặt chánh trị trên trường quốc tế, chúng cũng làm cho chánh thể Việt Nam Cộng Hòa suy yếu niềm tin, khó khăn trên chính trường, ngoại giao thế giới và đặc biệt là tại nước Mỹ.
Trong khi đó, tại Thủ Đô Sài Gòn nổi rộ lên biết bao thành phần "ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản". Tác giả nêu đích danh một nhóm phật tử Ấn Quang, nhóm Ni Sư Huỳnh Liên và bên Công giáo cũng có Linh mục như Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, sau này còn có phong trào chống tham nhũng của Linh mục Trần Hữu Thanh... đều ra sức chống đối chánh quyền. Ngoài ra, còn có phong trào Phụ nữ đòi quyền sống của bà Ngô Bá Thành (luật sư tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Vân), thành phần thứ 3, giới chánh trị, báo chí đối lập và ngay các nữ nghệ sĩ xinh đẹp mà lúc bấy giờ, dân chúng Sài Gòn gọi là "đại mỹ nhân" như tài tử Thẩm Thúy Hằng - Kim Cương - nghệ sĩ nữ hoàng sân khấu cải lương Thanh Nga đều có nhiều hoạt động thân cộng. Những cảm tình của các nghệ sĩ đó đã ăn sâu vào lòng quần chúng mà họ lại là kẻ "đâm sau lưng chiến sĩ", tiếp tay giựt sập chế độ tự do, dân chủ, pháp trị Việt Nam Cộng Hòa.
Trong sách, tác giả Thanh Thủy còn cho biết đào hát tài sắc vẹn toàn, Nữ Hoàng của bộ môn nghệ thuật sân khấu cải lương hay còn gọi là "Cải Lương Chi Bảo" của miền Nam Việt Nam - Thanh Nga, được mang "quân hàm Thượng Úy" của Việt Cộng (Biệt Đội Thiên Nga - trang 177), chồng Thanh Nga là ông Đổng Lân, nguyên Đổng Lý Văn Phòng Bộ Thông Tin, công chức cao cấp của chánh phủ VNCH không phải đi học tập cải tạo như những viên chức dù cấp nhỏ hơn Đổng Lân vẫn phải đi ở tù mút mùa Lệ Thủy,. Kể cả cựu Thống Đốc Ngân Hàng - Phó Thủ Tướng VNCH, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh, chồng của nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng còn được trọng dụng trong guồng máy cai trị của CSVN sau năm 1975.
Càng đọc Biệt Đội Thiên Nga, chúng ta càng thấy rõ bộ mặt thật của các tổ chức, cái gọi là phản chiến thân cộng, đâm sau lưng chiến sĩ, không qua mắt được lưới tình báo của Biệt Đội Thiên Nga đã được cài đặt nhân viên, xâm nhập sâu vào các tổ chức phản chiến, chống đối chánh phủ từ giới sinh viên ở các trường đại học, nghiệp đoàn, đội lốt tôn giáo, báo chí, nghệ sĩ... cho đến những tổ chức các cơ sở hạ tầng của Việt cộng nằm vùng đều có Thiên Nga xâm nhập theo dõi.
Sau 43 năm chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị kẻ thù cộng sản bức tử vì có sự tiếp sức của ngoại bang, các thành phần phản chiến, chống đối, thành phần thứ ba, các trí thức đội lốt đối lập, tôn giáo, nghệ sĩ, báo chí thân cộng đều a dua với cộng sản VN, cùng hợp sức đánh sập chế độ VCNCH, từ 30.4.1975. Điều này, người dân thường cho đến nay mới hiểu rõ thì đã quá muộn màng rồi.
Về kế sách, sáng kiến riêng của Biệt Đội Thiên Nga hay nhận lệnh của câp trên, phải vận dụng hết khả năng của Biệt Đội dù không đông. Nhưng mỗi Thiên Nga làm đầu đàn, cái nhưn, nồng cốt được nhân rộng ra, phải biết hóa thân từng trường hợp và mở rộng khuếch đại đến những cảm tình viên, mật báo viên đi sâu sát vào các tổ chức đâm sau lưng chiến sĩ. Nhờ vậy, Biệt Đội Thiên Nga thu nhặt nhiều tin tức giá trị, báo cáo lên cấp trên để có biện pháp đối phó.
Biệt Đội Thiên Nga đã thi hành nhiều công tác tình báo luôn diễn tiến tốt đẹp từ ngày Biệt Đội Thiên Nga chánh thức thành lập và hoạt động, từ năm 1968. Ngoài ra, tác giả còn dẫn chứng qua những công tác cụ thể từng đối tượng mà Biệt Đội có nhiệm vụ theo dõi sâu đối tượng với bản năng chuyên nghiệp cao của Thiên Nga phụ trách, phải ứng phó tức khắc và còn ghi nhận để báo cáo về Ban tham mưu của Biệt Đội đánh giá đúng còn trình lên cấp trên giải quyết ngay hay phải có sự giải quyết liên ngành trong nội bộ của ngành Cảnh Sát Quốc Gia và kể bên Quân Đội nữa...
Thật đúng với câu nói của người xưa: Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, mỗi Thiên Nga đầu đàn có thể là một mỹ nhân có đủ mưu trí, bản lãnh ứng phó khi ở trong "lòng địch" (đối tượng) dù đơn thân hay có bạn đồng hành tiếp trợ. Công tác của các con Thiên Nga chỉ huy, chẳng khác một danh tướng điều quân tại trận địa. Biệt Đội Thiên Nga được ngành Cảnh Sát Quốc Gia, sau này gọi Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa đánh giá cao những công tác tình báo đã hoàn thành xuất sắc. Dù Biệt Đội Thiên Nga, có thể nói là sanh sau đẻ muộn nhứt trong ngành tình báo của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng, Biệt Đội Thiên Nga trưởng thành quá nhanh và tạo nhiều thành công sáng chói, ngoài sức tưởng tượng của cha đẻ ra ngành cảnh sát nữ tình báo này.
THÀNH LẬP BIỆT ĐỘI THIÊN NGA
Sau khi ngành Cảnh Sát Quốc Gia được cải tổ toàn diện, từ ngày 1 tháng 6 năm 1971, danh xưng, tổ chức, cấp bậc, bậc lương...gần giống với hệ thống tố chức trong QLVNCH - Tổng Nha Cảnh Sát được đổi danh thành Bộ Tư Lệnh, cấp vùng (nha), tỉnh, quận gọi là Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia... Trước khi có sự cải tổ toàn diện này, ngành cảnh sát, từ cuối năm 1965 đã tổ chức khóa học "chánh quy" đầu tiên tại Học Viện Cảnh Sát trong khuôn viên Trại Lê Văn Duyệt. Khóa I này có 18 nữ sinh viên tốt nghiệp, trong đó có Biên Tập Viên Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Thanh Thủy và tất cả 18 Biên Tập Viên (khi ngành Cảnh Sát cải tổ toàn diện, các Biên Tập Viên được mang lon Đại Úy) đều được Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia điều về Khối Đặc Biệt và còn phải theo học thêm khóa nghiệp vụ tình báo.
* Ngày 5 tháng 8 năm 1968, một Sự Vụ Văn Thư của Bộ Nội Vụ chỉ thị Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia (sau này là Bộ Tư Lệnh CSQG) thành lập tổ chức một đội tình báo toàn là nữ cảnh sát với tên gọi là Biệt Đội Thiên Nga, trực thuộc Khối Đặc Biệt. Nhiệm vụ của Biệt Đội Thiên Nga đã được quy định rõ: sưu tầm tin tức, tổ chức xâm nhập và phá vỡ các tổ chức hạ tầng cơ sở của Việt cộng (và tay sai) tại Thủ Đô Sài Gòn cũng như tại các tỉnh lỵ địa phương trên toàn lãnh thổ miền Nam VN. Biệt Đội Thiên Nga được điều hành độc lập, song song với các tổ chức hoạt động tình báo khác, đã được thành lập trước đó trong Khối Đặc Biệt thuộc Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia.
NHỮNG CÔNG TÁC MƯU TRÍ VÀ NGUY HIỂM CỦA BIỆT ĐỘI THIÊN NGA
Đọc Biệt Đội Thiên Nga, chúng ta sẽ làm quen với các danh từ đặc biệt của ngành tình báo như hộp thư sống - hộp thư chết - nhà an toàn... và chúng ta còn nghe biết những công tác với tên gọi những con chim đẹp dễ thương đã từng gần gũi với mọi người.Tác giả Thanh Thủy phân chia ra hai loại công tác gọi là công tác cụ thể và công tác phối hợp. Tất cả những công tác của Biệt Đội Thiên Nga đều phải vận dụng mọi khả năng chuyên môn, mưu trí và luôn sẵn sàng đón nhận mọi hiểm nguy.
Những công tác của Biệt Đội Thiên Nga đều được mang một cái tên của một loài chim quý đẹp cũng giống như chính bản thân của từng Thiên Nga cũng xinh đẹp để cho công tác thêm "gợi cảm", dễ thu hút cảm tình hơn là lo toan nhiều nguy hiểm đang rình rập. Những công tác cụ thế: Hỏa Mi, Hoàng Yến, Hải Âu, Sơn Ca, Hoàng Oanh... từng công tác cũng như các cuộc hành quân của quân đội, do một con Thiên Nga đầu đàn trách nhiệm điều hợp xâm nhập sâu vào các đối tượng. Đó là cơ sở hạ tầng của VC hay các tổ chức phản chiến, đối lập, chống đối đang hoạt động trong nội thành hay ngoại ô Sài Gòn, trong các khuôn viên Đại học, các chùa, các tờ báo thân cộng, nghiệp đoàn, tổ chức từ thiện trá hình của nghệ sĩ Kim Cương chẳng hạn... đều có mặt các Thiên Nga tình báo thiên biến vạn hóa, luôn đấu trí một mất một còn với từng đối tượng. Chưa kể, nếu đối phương, kẻ thù biết rõ tung tích hoạt vụ của các con Thiên Nga thì vô cùng nguy hiểm cho tánh mạng.
Trong những công tác sâu sát, sắc bén và hiệu quả mà tôi thích nhứt "sứ mạng" của Biệt Đội Thiên Nga cùng hợp tác với các tình báo điệp viên của các đơn vị tình báo bạn trong "công tác phối hợp", vụ trúng thầu cung cấp mọi thứ cần thiết cho Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên và 2 phái đoàn cộng sản, đưa đến sự thành công to lớn vô cùng ngoạn mục, xảy ra trước ngày 30.4.1975 không xa.
Đặc biệt, Biệt Đội Thiên Nga trúng thầu cung cấp nhu yếu phẩm và mọi thứ cần thiết cung cấp cho hai phái đoàn cộng sản: cộng sản Bắc Việt và cộng sản miền Nam trá hình là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trong Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên, có đại diện Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ tại Trại Davis, trong khu vực phi trường Tân Sơn Nhất.
Đây là công tác mưu trí gọi là Công Tác Trùng Dương (không sử dụng tên loài chim quý - chỉ dành riêng cho công tác độc lập của Thiên Nga), trước sự đề cao cảnh giác cực kỳ cao độ của phái đoàn CSBV và Việt Cộng. Khẳng định ta thắng địch thua, khi bọn cộng sản chọn nhà thầu cung cấp các thứ cần thiết cho sinh hoạt thường nhật của chúng tại Trại Davis lại rơi đúng vào ổ tình báo của Biệt Đội Thiên Nga mà chúng rất đề phòng cẩn mật.
Cộng sản rất lo sợ rơi vào lưới tinh báo của VNCH, nhưng trời bất dung gian, cộng sản chọn đúng nhà thầu của Biệt Đội Thiên Nga, mặc dù có đăng báo đấu thầu đàng hoàng công khai ai trúng thầu cũng được. Bọn CS phải biết rõ "lý lịch trích ngang" coi xem quê quán chủ thầu ở đâu, có đáng tin cậy không... Chúng bị mắc lừa vì nhà thầu mà chúng chọn phải có lý lịch cái ổ VC như Bến Tre - Quảng Ngãi - Quảng Nam...không thể chủ thầu là người tỉnh An Giang được vì tỉnh này tìm được một móng cộng sản cũng khó, an ninh gần như tuyệt đối 100%. Vụ tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, tỉnh nào cũng ít nhiều có các cuộc tấn công xâm nhập của cộng sản kể cả tỉnh lỵ, quận lỵ... toàn tỉnh An Giang "vững như bàn thạch" không có một cuộc tấn công nào cả.
Với tánh đa nghi "số I La Mã", cộng sản bị đánh lừa vụ chọn nhà thầu là điều cay cú sau ngày 30.4.1975 khi chúng nhắc đến.
Chúng ta càng đọc kỹ Biệt Đội Thiên Nga càng khâm phục tình dũng cảm và mưu lược của các con Thiên Nga thân thương đã gãy cánh. Nay với tuổi đời chồng chất thành "Cụ Bà" chỉ còn biết hướng lòng mình về quê hương với những công tác tình báo thiên biến vạn hóa đầy mưu trí của mình năm xưa.Và chỉ còn lưu lại trong ký ức và kỷ niệm của thời thanh xuân đã đem hết tâm sức phục vụ đất nước quê hương dân tộc. Nhưng, định mệnh nhà tan cửa nát đã được an bày, từ ngày 30.4.1975.
* Để kết thúc bài viết này, tôi xin mời quý vị đọc lại một đoạn ngắn Lời Kết của Biệt Đội Trưởng Thiên Nga Nguyễn Thanh Thủy, lý do thầm kín mà chính đáng để hoàn thành tác phẩm đầu tay của mình - Biệt Đội Thiên Nga, trước hết để phá bỏ những ám ảnh sợ sệt của những con Thiên Nga gãy cánh hay những cảm tình viên, mật báo viên , kể cả những tình báo viên nhị trùng và những ai đã từng hổ trợ cho các công tác tình báo của Biệt Đội Thiên Nga. Đến nay không có một dấu vết nào còn ở Việt Nam vì đích thân Biệt Đội Trưởng Thiên Nga - cựu Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy đã làm nhiệm vụ cuối cùng của cấp chỉ huy với sự nhìn xa hiểu rộng, bình tĩnh gom hết hồ sơ giấy tờ mà văn phòng Biệt Đội Trưởng đang cất giữ, cũng như danh sách các nhân viên tình báo và những công tác đã hoàn thành hay còn dang dở, cho vào lò thiêu của Khối Đặc Biệt, đốt sạch chỉ còn tro bụi. Trong khi đó cán bộ cộng sản đang lấp ló ngoài phòng làm việc của bà Thanh Thủy. Công tác vô cùng độc đáo bình tĩnh này nhằm đề phòng trước những tai họa có thể ập đến cho tất cả nhân viên tình báo dưới quyền của mình vì lý lịch nhân thân còn trên giấy trắng mực đen. Vì vậy, cựu Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy phải trả một cái giá đắt trong nhà tù lao cải nghiệt ngã của cộng sản hơn 13 năm.
Cựu Biệt Đội Trưởng Thiên Nga Nguyễn Thanh Thủy muốn cho các cảm tình viên, mật báo viên, những con Thiên Nga may mắn sổng chuồng tù, cứ an nhiên tự tại mà sống dù đang ở trong nước. Không nên lo sợ sự hù doạ, cái gì "cách mạng cũng biết hết", đó là sự phét láo to mồm là bản chất điêu ngoa của cộng sản.
Cựu Biệt Đội Trưởng Thiên Nga Thanh Thủy đã viết lời cuối của tập sách Biệt Đội Thiên Nga: Những gì tôi viết ra đây là mục đích muốn ghi lại công tác của các chị em đã phục vụ trong Biệt Đội Thiên Nga, như một cách vinh danh thành quả mà các chị em đã cống hiến quãng đời thanh xuân để phục vụ quốc gia dân tộc.
Người viết bài này xin xếp sách lại và vô cùng ngưỡng mộ Biệt Đội Thiên Nga với những công tác gai góc nguy hiểm mà chẳng bao giờ nao núng sợ sệt. Xứng danh mỹ nhân như danh tướng, cũng như Tiến sĩ Orchid Thanh Lê từng ví von sự cống hiến tận tụy cho đất nước cûa các con Thiên Nga như những anh thư nước Việt.@
Sacramento - 11.9.2018
Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ (HNPD)Bàn ra tán vào (2)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
BIỆT ĐỘI THIÊN NGA - Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ
TÌM HIỂU TẬP BÚT KÝ
BIỆT ĐỘI THIÊN NGA
Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ
Tôi xin minh định trước, bài viết này không phải là bài điểm sách vì điểm sách, bao quát nhiều vấn đề: nội dung, hình thức, bút pháp, văn phong...cần phải có nhiều thì giờ và đọc thật kỹ, phân tích tỉ mỉ, phê bình trung thực.
Về tập sách "tự truyện" của cựu Biệt Đội Trưởng Thiên Nga Nguyễn Thanh Thủy, tôi chỉ tìm hiểu và ghi lại những gì mà mình lãnh hội được qua tác phẩm Biệt Đội Thiên Nga, tên một tập sách dày 206 trang, phát hành gần đây (khoảng tháng 7 năm 2018 ở miền Nam Cali) dưới dạng hồi ký hay là kể chuyện lại quá khứ của Biệt Đội Thiên Nga - ngành nữ tình báo đặc biệt (thuộc Khối Cảnh Sát Đặc Biệt - Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia) do chính cựu Biệt Đội Trưởng - Thiếu Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Thanh Thủy biên soạn. Sách không có đề giá bán, cũng như không có gởi bán tại các nhà sách, theo sự hiểu biết của người viết bài này.
Chúng ta, nhiều người đã thường tiếp xúc với các nam nữ cảnh sát ở văn phòng làm việc hay gặp trên đường phố... trước năm 1975 tại Việt Nam. Nhưng, có một ngành cảnh sát đặc biệt dành riêng, chỉ có nữ cảnh sát mà chúng ta chưa biết hoặc chỉ nghe mà chưa hiểu đich thực nhiệm vụ, công tác và sự hình thành từ lúc nào...của Biệt Đội nữ cảnh sát tình báo mang danh một loài chim quý hiếm - Thiên Nga. Các Thiên Nga vừa xinh đẹp vừa tài trí, trực thuộc Khối Đặc Biệt của Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, ra đời từ ngày 5.8.1968 đến ngày 30.4.1975. Chỉ tồn tại có 7 năm mà thành tựu công tác từ thành công này đến thành công khác, vô cùng lớn lao, mà chúng ta phải giở nón chào ngưỡng mộ Biệt Đội Thiên Nga.
(H: Bìa sách và tác giả hình bên trái trong một công tác huấn luyện)
Nhân một phái đoàn của Hội H.O Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa do Bà Hội Trưởng Nguyễn Thanh Thủy hướng dẫn, kế nhiệm một cựu Trung Tá Không Quân được bầu lên thay Chị Cả Nguyễn Thị Hạnh Nhơn qua đời ở tuổi 90, được một nhiệm kỳ. Kế tiếp, Bà Nguyễn Thanh Thủy đắc cử nhiệm kỳ mới trong năm nay, tiếp tục tiến hành công tác nhân ái cứu trợ các thương phế binh và quả phụ (TPB & QP) của chánh thể Việt Nam Cộng Hòa tại quê nhà. Được biết, có thể Bà Hội Trưởng Thanh Thủy hướng dẫn 12 thành viên trong Hội H.O Cứu Trợ TPB & QP, từ Nam California đến Thủ Phủ Sacramento tham dự một buổi tổ chức tiệc văn nghệ gây qũy cứu trợ TPB & QP gọi là "Lá Lành Đùm Lá Tả Tơi" (như là Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh ở nhiều nơi) do chiến hữu Bùi Vũ Trung, thuộc Binh chủng Nhảy Dù năm xưa, ở Sacrameno phụ trách, tại nhà hàng A&A Tasty - 6601 đường Florin - Sacramento ngày chủ nhật 23.9.2018, từ 1 giờ đến 5 giờ chiều - Vào cửa tự do - Thức ăn miễn phí và có nhạc sống.
Trước hết, tôi xin cám ơn anh Lê Thành Long, phu quân của chị Thanh Thủy đã tặng tôi "Biệt Đội Thiên Nga", cuốn sách cuối cùng đợt in đầu tiên khi chúng tôi tham dự Hội Ngộ Kỳ VI NQN tại Orange County cuối tháng 7.2018. Anh Long và tôi cùng Khóa 13 Ấp Chiến Lược của Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức và tôi có cơ may phục vụ sau khi tốt nghiệp nhận nhiệm vụ cùng một đại đơn vị với anh Long là Sư Đoàn 21 Bộ Binh, Bộ Tư Lệnh tại Thị xã Bạc Liêu.
Nhìn bìa sách Biệt Đội Thiên Nga, tôi có một cảm giác lâng lâng và nhớ đến câu nói bất hủ của người xưa "Mỹ nhân tự cổ như danh Tướng và Sắc bất ba đào dị nịch nhân" dịch nghĩa: "người đẹp", thời xưa ví như là một tướng giỏi tại chiến trường và sắc đẹp không phải là sóng to gió lớn cũng dễ làm cho người ta bại vong. Tôi vội mở tập sách ra lướt qua nội dung cuốn sách Biệt Đội Thiên Nga, viết dưới dạng gọi là hồi ký hay bút ký còn gọi là tự truyện cũng được, tái hiện trung thực những công tác của một ngành cảnh sát rất đặc biệt.
Khi thành lập Biệt Đội Thiên Nga quy tụ toàn nữ cảnh sát, có trình độ văn hóa từ tú tài 2 trở lên, đã tốt nghiệp Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia với ngạch trật Biên Tập Viên. Tiếp theo, các nữ Biên Tập Viên còn phải qua một khóa huấn luyện chuyên ngành về tình báo (điệp vụ) mới được phục vụ trong Biệt Đội Thiên Nga. Dù quân số không đông, ban đầu, Biệt Đội Thiên Nga với 18 nữ Biên Tập Viên, là những con Thiên Nga đầu đàn, nòng cốt thuộc Khóa I. Khóa đầu tiên khi Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia (còn trong khuôn viên của Trại Lê Văn Duyệt - Biệt Khu Thủ Đô). Sau đó, để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cho một ngành cảnh sát tân tiến, hiện đại, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia được di dời về ngôi trường mới, xây to rộng khang trang đầy đủ tiện nghi tại đồi Tăng Nhơn Phú, gần trường Bộ Binh Thủ Đức, bắt đầu huấn luyện từ khóa 4 trở đi cho đến ngày tàn cuộc chiến 30.4.1975.
Biệt Đội Thiên Nga cũng như những tập sách hồi ký khác, chia ra nhiều chương - có11 chương mục từ Lời Mở Đầu đến Lời Kết. Mỗi chương mục có một chủ đề và xuyên suốt nội dung nói về lý do có sự hình thành tổ chức chuyên ngành cảnh sát nữ phụ trách những công tác đặc biệt về tình báo tại quốc nội. Tôi không biết cơ quan này có tổ chức đưa gián điệp vào hàng ngũ trong lòng địch tại các mật khu ở miền Nam hay cả miền Bắc Việt Nam (kẻ thù chính của VNCH)?.
Lời Mở Đầu với 4 trang sách do Tiến Sĩ Orchid Thanh Lê (GS Học Viện Ngôn Ngữ Quốc Phòng HK) viết giới thiệu Biệt Đội Thiên Nga: "Mỗi công tác là một bức họa độc đáo thể hiện sự hóa thân của các Thiên Nga trong nhiều cảnh đời khác nhau với vai trò được giao phó: cô gái tần tão bên sạp hàng tạp hóa, nữ sinh viên mơ mộng trong khuôn viên đại học, bà chủ thầu tỉnh lẻ chơn chất, thiếu nữ tân thời tìm đến vũ trường hoặc sòng bài giải trí, nữ tài xế xe ôm... ẩn trong các vai diễn sân khấu cuộc đời". Tiến sĩ Orchid còn nói tiếp: "đó là sự cống hiến tận tụy của những anh thư nước Việt cùng lúc mang trách nhiệm làm vợ, làm mẹ, làm con hiếu thảo trong gia đình".
Lời Kết cũng có 4 trang ngắn gọn súc tích của tác giả Thanh Thủy "một bức tranh tổng thể về Biệt Đội Thiên Nga, một tổ chức tình báo nữ của Việt Nam Cộng Hòa mà Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam lẫn chỉ huy Trung Ương Cục Miền Nam của Việt Cộng đều tức tối, đầy lòng căm thù".
Tác giả còn lần lượt đưa ra những chuơng mục: Sự hình thành Biệt Đội Thiên Nga - Huấn luyện Biệt Đội Thiên Nga - Công tác cụ thề - Công tác phối hợp - Các mục tiêu theo dõi - Những ngày cuối cùng của Biệt Đội Thiên Nga...Chương đầu là phần dẫn nhập của tác giả, nói lý do như là định mệnh đưa đẩy tác giả vào ngành cảnh sát tình báo đặc biệt để phục vụ đất nước trong thời chiến. Thiên Nga Thanh Thủy với tất cả khả năng hiểu biết của mình về công tác tình báo trong một bối cảnh nội tình chánh trị tại miền Nam đang rẻ qua một khúc quanh lịch sử quan trọng sau cuộc "Tổng công kích và tổng nổi dậy" Tết Mậu Thân - 1968 của cộng sản Việt Nam, dù chúng hoàn toàn thảm hại. Những hành động dã man tội ác giết hại dân lành, đặc biệt là tại thành phố cổ kính Huế, làm cho đồng bào Việt Nam càng thêm căm thù xa lánh cộng sản. Nhưng, về mặt chánh trị trên trường quốc tế, chúng cũng làm cho chánh thể Việt Nam Cộng Hòa suy yếu niềm tin, khó khăn trên chính trường, ngoại giao thế giới và đặc biệt là tại nước Mỹ.
Trong khi đó, tại Thủ Đô Sài Gòn nổi rộ lên biết bao thành phần "ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản". Tác giả nêu đích danh một nhóm phật tử Ấn Quang, nhóm Ni Sư Huỳnh Liên và bên Công giáo cũng có Linh mục như Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, sau này còn có phong trào chống tham nhũng của Linh mục Trần Hữu Thanh... đều ra sức chống đối chánh quyền. Ngoài ra, còn có phong trào Phụ nữ đòi quyền sống của bà Ngô Bá Thành (luật sư tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Vân), thành phần thứ 3, giới chánh trị, báo chí đối lập và ngay các nữ nghệ sĩ xinh đẹp mà lúc bấy giờ, dân chúng Sài Gòn gọi là "đại mỹ nhân" như tài tử Thẩm Thúy Hằng - Kim Cương - nghệ sĩ nữ hoàng sân khấu cải lương Thanh Nga đều có nhiều hoạt động thân cộng. Những cảm tình của các nghệ sĩ đó đã ăn sâu vào lòng quần chúng mà họ lại là kẻ "đâm sau lưng chiến sĩ", tiếp tay giựt sập chế độ tự do, dân chủ, pháp trị Việt Nam Cộng Hòa.
Trong sách, tác giả Thanh Thủy còn cho biết đào hát tài sắc vẹn toàn, Nữ Hoàng của bộ môn nghệ thuật sân khấu cải lương hay còn gọi là "Cải Lương Chi Bảo" của miền Nam Việt Nam - Thanh Nga, được mang "quân hàm Thượng Úy" của Việt Cộng (Biệt Đội Thiên Nga - trang 177), chồng Thanh Nga là ông Đổng Lân, nguyên Đổng Lý Văn Phòng Bộ Thông Tin, công chức cao cấp của chánh phủ VNCH không phải đi học tập cải tạo như những viên chức dù cấp nhỏ hơn Đổng Lân vẫn phải đi ở tù mút mùa Lệ Thủy,. Kể cả cựu Thống Đốc Ngân Hàng - Phó Thủ Tướng VNCH, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh, chồng của nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng còn được trọng dụng trong guồng máy cai trị của CSVN sau năm 1975.
Càng đọc Biệt Đội Thiên Nga, chúng ta càng thấy rõ bộ mặt thật của các tổ chức, cái gọi là phản chiến thân cộng, đâm sau lưng chiến sĩ, không qua mắt được lưới tình báo của Biệt Đội Thiên Nga đã được cài đặt nhân viên, xâm nhập sâu vào các tổ chức phản chiến, chống đối chánh phủ từ giới sinh viên ở các trường đại học, nghiệp đoàn, đội lốt tôn giáo, báo chí, nghệ sĩ... cho đến những tổ chức các cơ sở hạ tầng của Việt cộng nằm vùng đều có Thiên Nga xâm nhập theo dõi.
Sau 43 năm chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị kẻ thù cộng sản bức tử vì có sự tiếp sức của ngoại bang, các thành phần phản chiến, chống đối, thành phần thứ ba, các trí thức đội lốt đối lập, tôn giáo, nghệ sĩ, báo chí thân cộng đều a dua với cộng sản VN, cùng hợp sức đánh sập chế độ VCNCH, từ 30.4.1975. Điều này, người dân thường cho đến nay mới hiểu rõ thì đã quá muộn màng rồi.
Về kế sách, sáng kiến riêng của Biệt Đội Thiên Nga hay nhận lệnh của câp trên, phải vận dụng hết khả năng của Biệt Đội dù không đông. Nhưng mỗi Thiên Nga làm đầu đàn, cái nhưn, nồng cốt được nhân rộng ra, phải biết hóa thân từng trường hợp và mở rộng khuếch đại đến những cảm tình viên, mật báo viên đi sâu sát vào các tổ chức đâm sau lưng chiến sĩ. Nhờ vậy, Biệt Đội Thiên Nga thu nhặt nhiều tin tức giá trị, báo cáo lên cấp trên để có biện pháp đối phó.
Biệt Đội Thiên Nga đã thi hành nhiều công tác tình báo luôn diễn tiến tốt đẹp từ ngày Biệt Đội Thiên Nga chánh thức thành lập và hoạt động, từ năm 1968. Ngoài ra, tác giả còn dẫn chứng qua những công tác cụ thể từng đối tượng mà Biệt Đội có nhiệm vụ theo dõi sâu đối tượng với bản năng chuyên nghiệp cao của Thiên Nga phụ trách, phải ứng phó tức khắc và còn ghi nhận để báo cáo về Ban tham mưu của Biệt Đội đánh giá đúng còn trình lên cấp trên giải quyết ngay hay phải có sự giải quyết liên ngành trong nội bộ của ngành Cảnh Sát Quốc Gia và kể bên Quân Đội nữa...
Thật đúng với câu nói của người xưa: Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, mỗi Thiên Nga đầu đàn có thể là một mỹ nhân có đủ mưu trí, bản lãnh ứng phó khi ở trong "lòng địch" (đối tượng) dù đơn thân hay có bạn đồng hành tiếp trợ. Công tác của các con Thiên Nga chỉ huy, chẳng khác một danh tướng điều quân tại trận địa. Biệt Đội Thiên Nga được ngành Cảnh Sát Quốc Gia, sau này gọi Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa đánh giá cao những công tác tình báo đã hoàn thành xuất sắc. Dù Biệt Đội Thiên Nga, có thể nói là sanh sau đẻ muộn nhứt trong ngành tình báo của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng, Biệt Đội Thiên Nga trưởng thành quá nhanh và tạo nhiều thành công sáng chói, ngoài sức tưởng tượng của cha đẻ ra ngành cảnh sát nữ tình báo này.
THÀNH LẬP BIỆT ĐỘI THIÊN NGA
Sau khi ngành Cảnh Sát Quốc Gia được cải tổ toàn diện, từ ngày 1 tháng 6 năm 1971, danh xưng, tổ chức, cấp bậc, bậc lương...gần giống với hệ thống tố chức trong QLVNCH - Tổng Nha Cảnh Sát được đổi danh thành Bộ Tư Lệnh, cấp vùng (nha), tỉnh, quận gọi là Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia... Trước khi có sự cải tổ toàn diện này, ngành cảnh sát, từ cuối năm 1965 đã tổ chức khóa học "chánh quy" đầu tiên tại Học Viện Cảnh Sát trong khuôn viên Trại Lê Văn Duyệt. Khóa I này có 18 nữ sinh viên tốt nghiệp, trong đó có Biên Tập Viên Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Thanh Thủy và tất cả 18 Biên Tập Viên (khi ngành Cảnh Sát cải tổ toàn diện, các Biên Tập Viên được mang lon Đại Úy) đều được Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia điều về Khối Đặc Biệt và còn phải theo học thêm khóa nghiệp vụ tình báo.
* Ngày 5 tháng 8 năm 1968, một Sự Vụ Văn Thư của Bộ Nội Vụ chỉ thị Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia (sau này là Bộ Tư Lệnh CSQG) thành lập tổ chức một đội tình báo toàn là nữ cảnh sát với tên gọi là Biệt Đội Thiên Nga, trực thuộc Khối Đặc Biệt. Nhiệm vụ của Biệt Đội Thiên Nga đã được quy định rõ: sưu tầm tin tức, tổ chức xâm nhập và phá vỡ các tổ chức hạ tầng cơ sở của Việt cộng (và tay sai) tại Thủ Đô Sài Gòn cũng như tại các tỉnh lỵ địa phương trên toàn lãnh thổ miền Nam VN. Biệt Đội Thiên Nga được điều hành độc lập, song song với các tổ chức hoạt động tình báo khác, đã được thành lập trước đó trong Khối Đặc Biệt thuộc Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia.
NHỮNG CÔNG TÁC MƯU TRÍ VÀ NGUY HIỂM CỦA BIỆT ĐỘI THIÊN NGA
Đọc Biệt Đội Thiên Nga, chúng ta sẽ làm quen với các danh từ đặc biệt của ngành tình báo như hộp thư sống - hộp thư chết - nhà an toàn... và chúng ta còn nghe biết những công tác với tên gọi những con chim đẹp dễ thương đã từng gần gũi với mọi người.Tác giả Thanh Thủy phân chia ra hai loại công tác gọi là công tác cụ thể và công tác phối hợp. Tất cả những công tác của Biệt Đội Thiên Nga đều phải vận dụng mọi khả năng chuyên môn, mưu trí và luôn sẵn sàng đón nhận mọi hiểm nguy.
Những công tác của Biệt Đội Thiên Nga đều được mang một cái tên của một loài chim quý đẹp cũng giống như chính bản thân của từng Thiên Nga cũng xinh đẹp để cho công tác thêm "gợi cảm", dễ thu hút cảm tình hơn là lo toan nhiều nguy hiểm đang rình rập. Những công tác cụ thế: Hỏa Mi, Hoàng Yến, Hải Âu, Sơn Ca, Hoàng Oanh... từng công tác cũng như các cuộc hành quân của quân đội, do một con Thiên Nga đầu đàn trách nhiệm điều hợp xâm nhập sâu vào các đối tượng. Đó là cơ sở hạ tầng của VC hay các tổ chức phản chiến, đối lập, chống đối đang hoạt động trong nội thành hay ngoại ô Sài Gòn, trong các khuôn viên Đại học, các chùa, các tờ báo thân cộng, nghiệp đoàn, tổ chức từ thiện trá hình của nghệ sĩ Kim Cương chẳng hạn... đều có mặt các Thiên Nga tình báo thiên biến vạn hóa, luôn đấu trí một mất một còn với từng đối tượng. Chưa kể, nếu đối phương, kẻ thù biết rõ tung tích hoạt vụ của các con Thiên Nga thì vô cùng nguy hiểm cho tánh mạng.
Trong những công tác sâu sát, sắc bén và hiệu quả mà tôi thích nhứt "sứ mạng" của Biệt Đội Thiên Nga cùng hợp tác với các tình báo điệp viên của các đơn vị tình báo bạn trong "công tác phối hợp", vụ trúng thầu cung cấp mọi thứ cần thiết cho Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên và 2 phái đoàn cộng sản, đưa đến sự thành công to lớn vô cùng ngoạn mục, xảy ra trước ngày 30.4.1975 không xa.
Đặc biệt, Biệt Đội Thiên Nga trúng thầu cung cấp nhu yếu phẩm và mọi thứ cần thiết cung cấp cho hai phái đoàn cộng sản: cộng sản Bắc Việt và cộng sản miền Nam trá hình là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trong Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên, có đại diện Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ tại Trại Davis, trong khu vực phi trường Tân Sơn Nhất.
Đây là công tác mưu trí gọi là Công Tác Trùng Dương (không sử dụng tên loài chim quý - chỉ dành riêng cho công tác độc lập của Thiên Nga), trước sự đề cao cảnh giác cực kỳ cao độ của phái đoàn CSBV và Việt Cộng. Khẳng định ta thắng địch thua, khi bọn cộng sản chọn nhà thầu cung cấp các thứ cần thiết cho sinh hoạt thường nhật của chúng tại Trại Davis lại rơi đúng vào ổ tình báo của Biệt Đội Thiên Nga mà chúng rất đề phòng cẩn mật.
Cộng sản rất lo sợ rơi vào lưới tinh báo của VNCH, nhưng trời bất dung gian, cộng sản chọn đúng nhà thầu của Biệt Đội Thiên Nga, mặc dù có đăng báo đấu thầu đàng hoàng công khai ai trúng thầu cũng được. Bọn CS phải biết rõ "lý lịch trích ngang" coi xem quê quán chủ thầu ở đâu, có đáng tin cậy không... Chúng bị mắc lừa vì nhà thầu mà chúng chọn phải có lý lịch cái ổ VC như Bến Tre - Quảng Ngãi - Quảng Nam...không thể chủ thầu là người tỉnh An Giang được vì tỉnh này tìm được một móng cộng sản cũng khó, an ninh gần như tuyệt đối 100%. Vụ tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, tỉnh nào cũng ít nhiều có các cuộc tấn công xâm nhập của cộng sản kể cả tỉnh lỵ, quận lỵ... toàn tỉnh An Giang "vững như bàn thạch" không có một cuộc tấn công nào cả.
Với tánh đa nghi "số I La Mã", cộng sản bị đánh lừa vụ chọn nhà thầu là điều cay cú sau ngày 30.4.1975 khi chúng nhắc đến.
Chúng ta càng đọc kỹ Biệt Đội Thiên Nga càng khâm phục tình dũng cảm và mưu lược của các con Thiên Nga thân thương đã gãy cánh. Nay với tuổi đời chồng chất thành "Cụ Bà" chỉ còn biết hướng lòng mình về quê hương với những công tác tình báo thiên biến vạn hóa đầy mưu trí của mình năm xưa.Và chỉ còn lưu lại trong ký ức và kỷ niệm của thời thanh xuân đã đem hết tâm sức phục vụ đất nước quê hương dân tộc. Nhưng, định mệnh nhà tan cửa nát đã được an bày, từ ngày 30.4.1975.
* Để kết thúc bài viết này, tôi xin mời quý vị đọc lại một đoạn ngắn Lời Kết của Biệt Đội Trưởng Thiên Nga Nguyễn Thanh Thủy, lý do thầm kín mà chính đáng để hoàn thành tác phẩm đầu tay của mình - Biệt Đội Thiên Nga, trước hết để phá bỏ những ám ảnh sợ sệt của những con Thiên Nga gãy cánh hay những cảm tình viên, mật báo viên , kể cả những tình báo viên nhị trùng và những ai đã từng hổ trợ cho các công tác tình báo của Biệt Đội Thiên Nga. Đến nay không có một dấu vết nào còn ở Việt Nam vì đích thân Biệt Đội Trưởng Thiên Nga - cựu Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy đã làm nhiệm vụ cuối cùng của cấp chỉ huy với sự nhìn xa hiểu rộng, bình tĩnh gom hết hồ sơ giấy tờ mà văn phòng Biệt Đội Trưởng đang cất giữ, cũng như danh sách các nhân viên tình báo và những công tác đã hoàn thành hay còn dang dở, cho vào lò thiêu của Khối Đặc Biệt, đốt sạch chỉ còn tro bụi. Trong khi đó cán bộ cộng sản đang lấp ló ngoài phòng làm việc của bà Thanh Thủy. Công tác vô cùng độc đáo bình tĩnh này nhằm đề phòng trước những tai họa có thể ập đến cho tất cả nhân viên tình báo dưới quyền của mình vì lý lịch nhân thân còn trên giấy trắng mực đen. Vì vậy, cựu Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy phải trả một cái giá đắt trong nhà tù lao cải nghiệt ngã của cộng sản hơn 13 năm.
Cựu Biệt Đội Trưởng Thiên Nga Nguyễn Thanh Thủy muốn cho các cảm tình viên, mật báo viên, những con Thiên Nga may mắn sổng chuồng tù, cứ an nhiên tự tại mà sống dù đang ở trong nước. Không nên lo sợ sự hù doạ, cái gì "cách mạng cũng biết hết", đó là sự phét láo to mồm là bản chất điêu ngoa của cộng sản.
Cựu Biệt Đội Trưởng Thiên Nga Thanh Thủy đã viết lời cuối của tập sách Biệt Đội Thiên Nga: Những gì tôi viết ra đây là mục đích muốn ghi lại công tác của các chị em đã phục vụ trong Biệt Đội Thiên Nga, như một cách vinh danh thành quả mà các chị em đã cống hiến quãng đời thanh xuân để phục vụ quốc gia dân tộc.
Người viết bài này xin xếp sách lại và vô cùng ngưỡng mộ Biệt Đội Thiên Nga với những công tác gai góc nguy hiểm mà chẳng bao giờ nao núng sợ sệt. Xứng danh mỹ nhân như danh tướng, cũng như Tiến sĩ Orchid Thanh Lê từng ví von sự cống hiến tận tụy cho đất nước cûa các con Thiên Nga như những anh thư nước Việt.@
Sacramento - 11.9.2018
Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ (HNPD)