Tham Khảo

BỨC “TƯỢNG ĐỒNG KRYPTOS” BÍ MẬT CỦA CIA

Xưa nay có nhiều chuyện bí ẩn, thần kỳ đã lôi cuốn nhiều người bỏ công tìm hiểu, giải mã, khám phá các bí mật trong đó. Chuyện càng bí mật, sức lôi cuốn càng lớn...

1. Đại cương.
Xưa nay có nhiều chuyện bí ẩn, thần kỳ đã lôi cuốn nhiều người bỏ công tìm hiểu, giải mã, khám phá các bí mật trong đó. Chuyện càng bí mật, sức lôi cuốn càng lớn, nhất là những kẻ hiếu kỳ mà có đầu óc phiêu lưu, mạo hiểm. Có nhiều bí mật đã được giải mã toàn phần hay vài phần đủ để thỏa mãn phần nào cho những người bỏ công hầu tìm ra đáp số nhưng còn nhiều chuyện vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn cho dù tốn công phí sức tìm tòi hay áp dụng khoa học kỹ thuật, toán học, tâm lý học… phối hợp nhau để phăng ra manh mối. Những bí ẩn đó có thể là những thông điệp, những bài toán, những câu đố, những ghi chép bí mật để tìm ra một kho tàng, những tác phẩm nghệ thuật v.v…
Xưa nay chúng ta từng nghe đến nhiều chuyện bí ẩn, có thể kể: “Bí ẩn của đĩa Phaitos” do Luigi Pernier phát giác tại cung điện Minoan ở Phaistos năm 1908; “Mật mã Beale” gồm 3 đoạn mật mã được cho là chứa thông tin về một kho báu lớn ở Mỹ; “Vụ án Taman Shud” xoay quanh một người đàn ông chết vào tháng 12/1948 tại Somerton, Adelaide, Úc; thông điệp “The Wow! Signal” mà Jerry Ehman nhận được từ người ngoài hành tinh; “Bốn lá thư của Zodiac” mà người ta tin rằng được viết bởi kẻ giết người khét tiếng có biệt danh Zodiac Killer tại vùng vịnh Cựu Kim Sơn vào thập niên 60, 70; “Georgia Guidestones”, một công trình bằng đá granite tại Elbert County, Georgia với những tảng đá được chạm khắc bằng 8 ngôn ngữ (Anh, Tây Ban Nha, Swahili, Hindi, Do Thái, Ả Rập, Tàu và Nga) đề cập đến 10 điều răn mới về cuốn sách thần giáo The Age of Reason; “Hệ thống ký tự Rongorongo” chạm khắc bí ẩn trên những đồ tạo tác ở Easter Island, cùng không biết bao nhiêu chuyện khác.
Riêng cơ quan CIA, với vô số điều bí mật nhiều người muốn biết, một trong số đó mà bài nầy đề cập đến, “Bức tượng đồng Kryptos”, là đồ trang trí, một sáng tác điêu khắc bằng đồng bí ẩn được mã hóa, được đặt ngay phía trước cửa chính trụ sở của CIA ở Langley, Virginia, như một “lời thách thức” với những người có óc tò mò, tìm tòi những điều bí ẩn, kể cả những người tài giỏi nhất.
2. “Kryptos”, tác phẩm điêu khắc đầy bí mật.
Hình 1: Bức tượng đồng Kryptos, điều bí ẩn của CIA
Ba chữ CIA, viết tắt của Central Intelligence Agency, Cơ quan Tình báo Trung ương, ai cũng biết đó là tên một tổ chức “danh tiếng” cũng như “tai tiếng” của Mỹ, có lắm chuyện mà không ít người muốn tìm hiểu, cả phe bạn lẫn phía thù. Ngày nay, với phương pháp thông tin điện tử, việc tìm hiểu tin tức về một đề tài nào đó không khó mấy nhưng với CIA, việc thu thập tin tức từ họ là cả một vấn đề gay go. Điển hình, pho tượng bằng đồng tên là Kryptos đặt tại góc Tây Bắc của mặt tiền của tổng hành dinh CIA tại Langley, Virginia, là một bí ẩn mà lắm người muốn tìm hiểu dù đã nhiều năm trôi qua. Phương châm của CIA là “khám phá các bí mật” nhưng Kryptos đặt trước mặt mọi người lại là điều “bí mật”. Phải chăng CIA muốn gởi lời thách thức công khai của họ đến mọi người? Điều bí mật đó nằm trong mấy trăm mẫu tự và một số ký hiệu nằm trong 4 tấm đồng điêu khắc như hình dưới đây.
Hình2, 3: Nội dung 4 tấm đồng chứa các mẫu tự đầy bí ẩn.
Nguyên vào thập niên 80 của thế kỷ trước, các quan chức cao cấp của cơ quan CIA ra một cáo thị đấu thầu, mời gọi mọi người tham gia vào việc tạc một bức tượng “làm đẹp” cho khuôn viên mặt tiền trụ sở của họ. Chủ đề của tác phẩm điêu khắc là "thu thập tin tình báo” (Intelligence gathering), sáng tác phải mang đến cảm giác “bình an và hy vọng”, với giải thưởng là $250,000 USD. Nghệ sĩ Jim Sanborn trúng giải, với sự trợ giúp của ông Edward Scheidt, một chuyên viên giải mã của CIA đã về hưu, nguyên là Chủ sự Phòng Giao tế của CIA. Hai ông dùng các ký hiệu và chữ để dấu mật hiệu, và họ đã hoàn tất một bức tượng đầy đủ các ký hiệu, không mấy ai đoán ra ý nghĩa.
Kryptos là một màn đồng hình chữ S dọc, lớn, giống như một cuộn hoặc một mảnh giấy đang nổi lên từ một máy in của máy computer, có hai mặt: một mặt gồm những hàng chữ và dấu, mặt kia là bản mã (chìa khóa) để mở các hàng chữ kia. Mỗi chìa khóa mở một cách khác nhau, mỗi bí mật được giấu khác nhau, nếu mở và đọc được một tín hiệu thứ nhất nhưng không thể đọc được tín hiệu thứ nhì nếu dùng cùng chìa khóa. Các bản mã ở phía bên trái của bức tượng nhìn từ sân của tác phẩm điêu khắc chính chứa 869 ký tự, gồm 865 chữ và 4 dấu hỏi. Chi phí cho tác phẩm điêu khắc nầy vào năm 1988 là $250.000 USD, tương đương với$501,000 USD vào năm 2016.
Hình 4: Chân dung Jim Sanborn
Jim Sanborn tiết lộ ỡm ờ rằng “các tác phẩm điêu khắc có một câu đố trong một câu đố (the sculpture contains a riddle within a riddle), có thể giải mã chỉ bằng bốn đoạn mã hóa đã được giải mã”. Ông còn "hé lộ" (hint) ra nhiều thông tin trái ngược nhau về câu trả lời của tác phẩm điêu khắc, có lẽ muốn tăng phần bí mật của tác phẩm của mình hay để đánh lạc hướng, tạo khó khăn cho những người giải mã.
Sanborn cũng xác nhận rằng ông ta sẽ chết trước khi toàn bộ tác phẩm điêu khắc bị giải mã (should he die before the entire sculpture becomes deciphered), sẽ có một người nào đó có thể mở được nội dung thông điệp bí mật nầy, có nghĩa là sau khi ông qua đời. Tác giả của công trình nầy đã bị nhiều người say mê tìm tòi những bí mật, những kẻ hiếu kỳ luôn tìm cách dọ hỏi nhằm khai thác chút it tin tức, đôi khi đến độ quấy rầy ông ta. Họ tìm đến tận nhà, tìm hỏi han từ người nhà, người thân, bạn bè của ông ta xem có biết chút tin tức nào nào không?
Khi được hỏi về “những người tò mò, những kẻ hiếu kỳ” nầy, tác giả nói rằng “Có những bộ óc tuyệt vời và cũng có những kẻ điên loạn!”. Ông Sanborn đã nhờ người nhà, người thân và bạn bè giúp đỡ mình để giới hạn bớt sự quấy rầy của những người muốn giải mã các thông điệp. Tuy vậy, ông cũng hé lộ chút ít cho thân nhân bạn bè vài dữ kiện để trả lời những người dọ hỏi, chẳng hạn như chữ thứ 27 là chữ gì, chữ thứ mấy là chữ sai chính tả v.v...
Ông ta cũng cố tình (intentional) tạo nên vài chỗ sai chính tả (misspelled) trong 3 phần đầu. Sáng tác hoàn tất vào năm 1990 nhưng đến tháng 4-2006, Sanborn ra một thông tin nói rằng một lá thư được bỏ qua từ phía bên này của Kryptos "vì lý do thẩm mỹ, để giữ cho các tác phẩm điêu khắc cân bằng thị giác" (visually balanced).
3. Tấm màn bí mật của Kryptos được vén ra sao?
Từ khi được “trình làng” đến nay, đã biết bao người muốn tìm hiểu nội dung bí mật của thông điệp mà tác giả và CIA đã trưng bày như một lời thách thức nầy. Người ta dùng đủ mọi phương pháp để giải mã từ trí óc đến máy điện toán, từ những dữ kiện thu lượm được đến suy đoán, phân tích, tổng hợp, hội họa... để tìm ra câu giải đáp. Tính đến năm 1999, ba trong bốn tín hiệu được cho là có “kết quả”, nghĩa là có người giải mã được. Tuy nhiên, việc đúng sai không ai xác quyết được bởi không có bất cứ xác nhận “đúng” hay “sai” nào từ cơ quan chủ quản và người tạo ra những tín hiệu bí ẩn đó công nhận.
Người đầu tiên là Jim Gillogly - một chuyên viên về computer làm việc ở Nam California - công bố vào năm 1999 rằng ông đã vén màn bí mật được ba phần đầu tiên, bằng cách dùng máy computer để giải mã các hàng chữ lộn xộn đó. Sau khi Gillogly thông báo kết quả của mình, CIA tiết lộ rằng David Stein, một nhân viên của CIA cũng đã phân tích được các phần tương tự vào năm 1998, sử dụng kỹ thuật bút chì và giấy. Tuy vậy, cho đến khi Jim Gillogly công bố kết quả vào tháng 7 năm 1999, chưa có bất cứ ai thông báo kết quả của mình cả, chỉ có CIA cho biết David Stein là nhân viên của họ giải mã được nhưng vì không công bố trước Jim Gillogly nên cũng như sau ông Jim.
Về phần Cục An-Ninh Quốc-Gia(National Security Agency - NSA) Hoa Kỳ, một cơ quan sở hữu đội ngũ chuyên viên giải mã hùng hậu nhất thế giới - về khả năng chuyên môn cũng như về số lượng - cũng bật đèn xanh cho các chuyên viên của họ vào cuộc. NSA tuyên bố rằng một số nhân viên của họ đã giải mã được ba phần nhưng không tiết lộ tên người nào. Cho đến tháng 3-2000, NSA cho biết rằng một toán chuyên viên của họ do Ken Miller, Dennis McDaniels và hai người giấu tên khác đã giải mã được ba phần vào cuối năm 1992.
Ngoài ra còn có Nicole Friedrich, một nhà khoa học computer ở Vancouver, Canada cũng tham gia vào việc vén màn bí mật nầy. Dưới đây là những tuyên bố về kết quả của những người đã bỏ công giải mã nội dung của Kryptos.
Tín hiệu phần thứ nhất theo Phương pháp Vigenère (method: Vigenère), từ khóa: Kryptos, palimpsest (keywords: Kryptos, Palimpsest), có một lỗi chính tả mà người sáng tác cố ý tạo nên. Nội dung là một câu nói có tính cách triết lý: “Giữa bóng mờ và thiếu ánh sáng là ảo giác” (BETWEEN SUBTLE SHADING AND THE ABSENCE OF LIGHT LIES THE NUANCE OF IQLUSION. Chữ ảo giác được cố tình viết (sai) là “iqlusion”.
Nội dung tín hiệu phần thứ nhì, theo Phương pháp Vigenère (method: Vigenère), từ khóa: Kryptos, trục hoành (keywords: Kryptos, Abscissa), là một nhóm chữ số về kinh tuyến và vĩ tuyến, tức tọa độ của cơ quan CIA, một mẩu đối thoại ngắn giữa các viên chức; câu chuyện đề cập đến ông William Webster và phần hai kết thúc với chữ WESTIDBYROWS. Tuy nhiên, vào năm 2005, Nicole Friedrich, (nơi cư ngụ đã nói ở đoạn trên) cho rằng có thể là chữ WESTPLAYERTWO.
Câu giải mã phần 2 là:
IT WAS TOTALLY INVISIBLE HOWS THAT POSSIBLE? THEY USED THE EARTHS MAGNETIC FIELD X THE INFORMATION WAS GATHERED AND TRANSMITTED UNDERGRUUND TO AN UNKNOWN LOCATION X DOES LANGLEY KNOW ABOUT THIS? THEY SHOULD ITS BURIED OUT THERE SOMEWHERE X WHO KNOWS THE EXACT LOCATION? ONLY WW THIS WAS HIS LAST MESSAGE X THIRTY EIGHT DEGREES FIFTY SEVEN MINUTES SIX POINT FIVE SECONDS NORTH SEVENTY SEVEN DEGREES EIGHT MINUTES FORTY FOUR SECONDS WEST X LAYER TWO
Thế nhưng vào ngày 19-4-2006, Sanborn thông báo rằng các phần giải mã phần 2 là không chính xác. Ông nói rằng ông tạo một lỗi bằng cách bỏ qua một chữ "X" dùng để câu riêng biệt, vì lý do thẩm mỹ (aesthetic reasons), văn bản giải mã kết thúc là "...FOUR SECONDS WEST ID BY ROWS" thực sự là "...FOUR SECONDS WEST X LAYER TWO". Tọa độ được đề cập trong bản mã: 38° 57'6.5 "N 77 ° 8'44" W là một điểm cách tượng đồngkhoảng 150 feet về phía Đông Nam.
Tín hiệu phần thứ ba là một thuật toán mã hóa chuyển vị (transposition cipher), theo phương pháp Transposition (method: Transposition), cũng có lỗi chính tả, nói đến khám phá của ông Howard Carter, một chuyên gia về cổ học Ai Cập, khi mở cửa mồ của Tutankhamun vào ngày 26-11-1922, được nói trong cuốn “Các lăng mộ của Tutankhamun” vào năm 1923. Bản mã phần 3 là:
SLOWLY DESPARATLY SLOWLY THE REMAINS OF PASSAGE DEBRIS THAT ENCUMBERED THE LOWER PART OF THE DOORWAY WAS REMOVED WITH TREMBLING HANDS I MADE A TINY BREACH IN THE UPPER LEFT HAND CORNER AND THEN WIDENING THE HOLE A LITTLE I INSERTED THE CANDLE AND PEERED IN THE HOT AIR ESCAPING FROM THE CHAMBER CAUSED THE FLAME TO FLICKER BUT PRESENTLY DETAILS OF THE ROOM WITHIN EMERGED FROM THE MIST X CAN YOU SEE ANYTHING Q?
Riêng tín hiệu phần thứ tư sử dụng một phương pháp cho đến nay chưa được biết (uses a so far unknown method) chưa có công bố nào đã giải mã được. Như vậy, phần nầy là phần khó nhất, một thách thức hóc búa của CIA dành cho mọi người.
Sau một thời gian dài không thấy ai công bố kết quả của phần 4, tác giả đưa ra vài gợi ý cho việc giải mã phần nầy. Trong một lần liên lạc với người muốn giải mã Kryptos vào năm 2006, tác giả nói rằng “câu trả lời cho ba phần đầu tiên chứa những đầu mối để giải mã phần thứ tư”.
Bốn năm sau, vào tháng 11, Sanborn lại hé lộ một đầu mối khác, ông nói rằng nhóm chữ "NYPVTT" - những chữ thứ 64 đến 69 trong phần 4 - là "BERLIN" sau khi giải mã. Đến tháng 11-2014, ông Sanborn lại cho The New York Times manh mối khác: các chữ "MZFPK" (các chữ thứ 70 đến chữ thứ 74) trong phần bốn, trở thành "CLOCK" sau khi giải mã. Đây có thể là một tham chiếu trực tiếp vào đồng hồ Berlin.
Sanborn cũng nói rõ thêm rằng “Để giải mã phần 4, bạn nên đi sâu vào cái đồng hồ đặc biệt", và rồi ông nói thêm, "Có một số đồng hồ thực sự thú vị ở Berlin" (there are several really interesting clocks in Berlin).
Nhìn chung, ba ký hiệu đầu đã được giải mã, nếu đúng, có lẽ chỉ là những câu chuyện bình thường trong cuộc sống, được mã hóa để tăng thêm phần bí mật, tạo ra huyền thoại cho cơ quan tình báo nổi tiếng nầy, để thu hút và khơi động trí tò mò của mọi người và như thế có thể chỉ để... giải trí.
Nếu thật sự bản mã 3 phần trên là đúng thì chẳng có gì thú vị hay quan trọng cần biết cả mà chỉ là một trò chơi gợi trí tò-mò của thiên hạ. Người ta đoán rằng có lẽ đến một lúc nào đó, tác giả hoặc cơ quan chủ quản CIA sẽ đưa ra lời giải mã trước khi câu chuyện trở nên quá cũ hay để tránh lời chê “tạo một tác phẩm vô nghĩa!”.
Còn phần tín hiệu cuối, đến nay vẫn chưa ai công bố điều gì, có lẽ là phần bí mật khó nhất. Tác giả đã hé lộ nhiều chi tiết trong mấy lần như để giúp người khác dễ dàng hơn trong cách giải mã nhưng chưa ai làm được mà cũng chưa có ai nêu lên lý do gì nhưng chắc chắn là có nhiều người đã và đang bỏ công giải mã.
4. Chuyện mã hóa trong thế chiến thứ hai.
Nhân chuyện bí mật bản mã hóa của Bức tượng đồng Kryptos, cũng nên biết qua chuyện mã hóa trong quân đội để thấy tầm quan trọng của nó như thế nào. Trong cuộc sống, chỉ có quân đội là tổ chức chú trọng đến mã hóa và giải mã nhiều nhất vì nó ảnh hưởng đến chiến cuộc, liên quan đến thắng bại, đến sự sống còn của quân đội.
Trong thế chiến thứ 2, quân đội hai phe lập ra nhiều tổ chức quân báo để theo dõi, ghi nhận, đánh cắp các tin tức, các chỉ thị, mệnh lệnh… của địch quân chuyển đến các đơn vị trực thuộc cũng như các báo cáo phản hồi. Các công điện, văn bản, lệnh lạc… chuyển qua hệ thống truyền tin quân đội (máy điện báo, âm thoại, ra hiệu cờ v.v…) thường đều thuộc loại “kín, mật, khẩn, thượng khẩn…” đều được mã hóa trước khi chuyển đi để bảo mật.
Riêng về phe Trục, Hải quân Nhật có hệ thống mã hóa nổi danh, có tên là Japanese Navy-25 Code (viết tắt là JN-25). Đây là kiểu mật-mã số (vì dùng các con số) mà người Nhật tự hào vì họ cho là kín-đáo nhất (most secret). JN-25 có khoảng 33.000 câu, chữ và số, được chia thành nhóm 5 số, có sẵn trong “code book” (bản mật mã), được in sẵn để phát cho các đơn vị, giống như “đặc lệnh truyền tin” dùng trong QL.VNCH.
Theo như mật mã JN-25, ví dụ văn bản đã mã chuyển đi như sau: 24713 97850 29640 45261 38659; mỗi nhóm có 5 con số, theo trong code book có sẵn, 97850 là chữ SUBMARINE; tương tự: 38659 là TOMORROW; 45261 là AUSTRALIA; 29640 là RECONNAISSANCE và 24713 là URGENT; ghép lại thành câu: URGENT SUBMARINE RECONNAISSANCE AUSTRALIA TOMORROW. Nếu chữ nào không có trong code book thì dùng số theo thứ tự các mẫu tự Nhật, ví dụ theo thứ tự A, B, C, D là 1, 2, 3, 4 thì thứ tự các số sẽ theo mẫu tự Nhật tương ứng. Ngoài ra, căn-cứ vào “sách ám-hiệu” (cipher book), người ta tra cứu theo trang, cột, dòng... rồi thay đổi theo code để viết thành nhóm 5 số, ghép lại thành văn bản.
JN-25 là hệ thống mã hóa rắc rối và mất thì giờ, vì thế, người Nhật mới tin rằng sẽ an toàn, rất khó cho địch quân giải mã, nhưng họ đã lầm to. Các đơn vị quân báo Mỹ theo dõi, ghi nhận và giải mã nên biết được trước mọi hoạt động của quân Nhật bởi họ giải mã được JN-25. Điển hình, trong trận hải chiến nổi tiếng Midway, do dò và mã hóa được các mệnh lệnh, mọi liên lạc giữa nhau trong các đơn vị quân đội Nhật nên hải quân Mỹ nắm được mọi hoạt động của quân đội Nhật; ngay cả hành trình chuyến thị sát vài đơn vị quân Nhật đồn trú của Đô Đốc Yamamoto cũng bị Mỹ biết được nên họ đã lập kế hoạch “phục kích” (ambush) toán phi cơ chở Yamamoto và bắn hạ vị chỉ huy cao cấp nhất của Hải quân Nhật. Từ ngữ “ambush” được dùng ở câu trên là nguyên văn trong bài viết bằng Anh ngữ, cuộc phục kích có bài bản chứ không phải “phục kích” theo kiểu tuyên truyền láo khoét của Việt Cộng sau 30-4-1975, là: “Không quân anh hùng xã hội chủ nghĩa” (sic) bay lên mây, tắt máy phi cơ, "phục kích" trên mây, đợi phi cơ Mỹ ngoài hạm bay vào, các “đồng chí không quân anh hùng của ta” nổ máy, bay xuống bắn hạ máy bay Mỹ (sic). Đúng là “nói dốc có chứng chỉ”!
Midway là một căn cứ Hải quân tối quan trọng của quân đội Mỹ, là tiền đồn mà từ đó có thể kiểm soát hải trình từ chính quốc để tiếp tế cho quân đội Mỹ và đồng minh ở châu Á cũng như hải đạo liên lạc với Úc châu, dùng con đường biển nầy để tiếp vận và tăng cường các cánh quân Đồng minh tại Á châu, vì thế Mỹ phải bảo vệ đến cùng. Về phía Nhật cho là căn cứ Midway là cứ điểm quan trọng nhất của Mỹ mà Nhật phải thanh toán, nếu đánh Midway thì bắt buộc Mỹ phải cứu viện, khi đó, Nhật sẽ chặn đánh rồi tiêu diệt quân tăng viện, như vậy, chỉ cần một trận mà Nhật có thể tiêu diệt toàn bộ quân Mỹ tại Thái Bình Dương. Vì lý do đó, hai bên chuẩn bị kỹ càng với bao nhiêu tính toán, cân nhắc và theo dõi địch thủ sát nút.
Trong trận hải chiến Midway, trước đó, “Đơn vị Mật mã Hypo” của Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng nhận được nhiều chỉ thị, mệnh lệnh của Bộ Chỉ Huy Nhật gởi cho nhiều đơn vị tại chiến-trường. Trong các mật lệnh, điện báo được gởi đi nhận lại liên-tục đó mà Mỹ bắt được, Nhật dùng nhiều lần ám hiệu “AF”. Hai chữ nầy được quân-báo Mỹ dự đoán ám chỉ quần đảo Midway, nơi có Hải quân Mỹ trú đóng.
Jasper Holmes, một sĩ quan trẻ của Hải quân Mỹ nghĩ ra một mưu kế và trình bày cho thượng cấp của mình tại ban giải mã Hypo để có thể xác định một cách chính xác vị trí “AF” mà Nhật thường đề cập. Bằng cách sử dụng dây cáp ngầm dưới biển, Holmes đề nghị các vị chỉ huy gửi qua radio một tin gởi về tổng hành dinh ở TCC nói rằng “nước uống đang cạn ở Midway”. Tin này phải được gửi bằng kiểu mật mã thường để quân Nhật dễ dàng biết giải mã.
Khi đề nghị này được thượng cấp chấp-thuận, quân-báo Mỹ bèn ra “đòn nhử” địch: Từ căn-cứ Midway, một điện tín phát đi với nội-dung “Nước uống tại Midway đang cạn vì thiết-bị cất lọc nước bị trục-trặc”. Thế là phía Nhật đã mắc mưu, cá đã cắn câu: hai ngày sau, thám-không của Mỹ thu được một điện-báo của Nhật đã mã hóa bằng JN-25: “AF gặp phải những vấn đề về nước ngọt, lực lượng tấn công phải sắp sẵn kế hoạch về vấn đề này”. Điện báo nầy cho thấy chắc-chắn rằng “AF” là mật danh của căn cứ Midway. Từ đó, Đô Đốc Nimitz, Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ biết rõ ý đồ của Đô Đốc Nhật Isoroku Yamamoto: “Midway đã trở thành mục-tiêu của quân Nhật”, Nhật sẽ tấn-công Midway.
Biết được ý đồ và mục tiêu của địch, Nimitz chuẩn bị mọi việc, sẵn sàng “đón tiếp nồng hậu” quân Nhật và ông đã chiến thắng trận nầy, một trận đánh có tính “quyết định chiến trường” tại mặt trận Thái Bình Dương trong thế chiến thứ 2 để rồi sau đó Nhật liên tiếp thất bại trên nhiều chiến trường khác để rồi đi đến ngày đầu hàng vô điều kiện, chấm dứt thế chiến thứ hai.
5. Lời kết.
Hơn một phần tư thế kỷ đã qua, những bí mật của sáng tác điêu khắc Kryptos “làm cảnh” tại căn cứ đầu não của CIA vẫn còn là dấu hỏi chưa có lời giải, cánh cửa cuối cùng vẫn chưa ai mở được. Nhiều tuyên bố đưa ra cho những lời giải mã nhưng chưa có lời xác nhận nào từ chủ quản. Theo quan niệm cố hữu của cơ quan tình báo nầy, không bao giờ họ lên tiếng về bất cứ chuyện gì, từ những lời khen tiếng chê, mọi chỉ trích nào, không có lời bình phẩm nào về những mũi dùi chỉa vào họ, không lời xác nhận đúng sai của công tác nào mà họ tổ chức hay có tham dự trước công luận. Nếu gặp rắc rối, họ cũng không tự biện giải, không chối cãi cũng không thừa nhận, tuyệt đối giữ yên lặng.
Do vậy, mặc cho những tuyên bố được đưa ra nhưng bí mật của Kryptos vẫn chưa được vén một cách chính thức. Jim Sanborn có nói rằng “ông sẽ chết trước khi toàn bộ tác phẩm điêu khắc được giải mã”, không biết lời tuyên bố nầy có “chủ quan” quá hay không, chúng ta hãy chờ xem!
Lê Chánh Thiêm
Tháng 8-2016.

Hình 1: Bức tượng dồng bí mật của CIA
Hình 2, 3: Các hàng chữ trên tượng đồng Kryptos
Hình 4: Chân dung tác giả của tượng đồng Kryptos
Image may contain: outdoor
Image may contain: text
Image may contain: text
Image may contain: 1 person, beard and closeup

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

BỨC “TƯỢNG ĐỒNG KRYPTOS” BÍ MẬT CỦA CIA

Xưa nay có nhiều chuyện bí ẩn, thần kỳ đã lôi cuốn nhiều người bỏ công tìm hiểu, giải mã, khám phá các bí mật trong đó. Chuyện càng bí mật, sức lôi cuốn càng lớn...

1. Đại cương.
Xưa nay có nhiều chuyện bí ẩn, thần kỳ đã lôi cuốn nhiều người bỏ công tìm hiểu, giải mã, khám phá các bí mật trong đó. Chuyện càng bí mật, sức lôi cuốn càng lớn, nhất là những kẻ hiếu kỳ mà có đầu óc phiêu lưu, mạo hiểm. Có nhiều bí mật đã được giải mã toàn phần hay vài phần đủ để thỏa mãn phần nào cho những người bỏ công hầu tìm ra đáp số nhưng còn nhiều chuyện vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn cho dù tốn công phí sức tìm tòi hay áp dụng khoa học kỹ thuật, toán học, tâm lý học… phối hợp nhau để phăng ra manh mối. Những bí ẩn đó có thể là những thông điệp, những bài toán, những câu đố, những ghi chép bí mật để tìm ra một kho tàng, những tác phẩm nghệ thuật v.v…
Xưa nay chúng ta từng nghe đến nhiều chuyện bí ẩn, có thể kể: “Bí ẩn của đĩa Phaitos” do Luigi Pernier phát giác tại cung điện Minoan ở Phaistos năm 1908; “Mật mã Beale” gồm 3 đoạn mật mã được cho là chứa thông tin về một kho báu lớn ở Mỹ; “Vụ án Taman Shud” xoay quanh một người đàn ông chết vào tháng 12/1948 tại Somerton, Adelaide, Úc; thông điệp “The Wow! Signal” mà Jerry Ehman nhận được từ người ngoài hành tinh; “Bốn lá thư của Zodiac” mà người ta tin rằng được viết bởi kẻ giết người khét tiếng có biệt danh Zodiac Killer tại vùng vịnh Cựu Kim Sơn vào thập niên 60, 70; “Georgia Guidestones”, một công trình bằng đá granite tại Elbert County, Georgia với những tảng đá được chạm khắc bằng 8 ngôn ngữ (Anh, Tây Ban Nha, Swahili, Hindi, Do Thái, Ả Rập, Tàu và Nga) đề cập đến 10 điều răn mới về cuốn sách thần giáo The Age of Reason; “Hệ thống ký tự Rongorongo” chạm khắc bí ẩn trên những đồ tạo tác ở Easter Island, cùng không biết bao nhiêu chuyện khác.
Riêng cơ quan CIA, với vô số điều bí mật nhiều người muốn biết, một trong số đó mà bài nầy đề cập đến, “Bức tượng đồng Kryptos”, là đồ trang trí, một sáng tác điêu khắc bằng đồng bí ẩn được mã hóa, được đặt ngay phía trước cửa chính trụ sở của CIA ở Langley, Virginia, như một “lời thách thức” với những người có óc tò mò, tìm tòi những điều bí ẩn, kể cả những người tài giỏi nhất.
2. “Kryptos”, tác phẩm điêu khắc đầy bí mật.
Hình 1: Bức tượng đồng Kryptos, điều bí ẩn của CIA
Ba chữ CIA, viết tắt của Central Intelligence Agency, Cơ quan Tình báo Trung ương, ai cũng biết đó là tên một tổ chức “danh tiếng” cũng như “tai tiếng” của Mỹ, có lắm chuyện mà không ít người muốn tìm hiểu, cả phe bạn lẫn phía thù. Ngày nay, với phương pháp thông tin điện tử, việc tìm hiểu tin tức về một đề tài nào đó không khó mấy nhưng với CIA, việc thu thập tin tức từ họ là cả một vấn đề gay go. Điển hình, pho tượng bằng đồng tên là Kryptos đặt tại góc Tây Bắc của mặt tiền của tổng hành dinh CIA tại Langley, Virginia, là một bí ẩn mà lắm người muốn tìm hiểu dù đã nhiều năm trôi qua. Phương châm của CIA là “khám phá các bí mật” nhưng Kryptos đặt trước mặt mọi người lại là điều “bí mật”. Phải chăng CIA muốn gởi lời thách thức công khai của họ đến mọi người? Điều bí mật đó nằm trong mấy trăm mẫu tự và một số ký hiệu nằm trong 4 tấm đồng điêu khắc như hình dưới đây.
Hình2, 3: Nội dung 4 tấm đồng chứa các mẫu tự đầy bí ẩn.
Nguyên vào thập niên 80 của thế kỷ trước, các quan chức cao cấp của cơ quan CIA ra một cáo thị đấu thầu, mời gọi mọi người tham gia vào việc tạc một bức tượng “làm đẹp” cho khuôn viên mặt tiền trụ sở của họ. Chủ đề của tác phẩm điêu khắc là "thu thập tin tình báo” (Intelligence gathering), sáng tác phải mang đến cảm giác “bình an và hy vọng”, với giải thưởng là $250,000 USD. Nghệ sĩ Jim Sanborn trúng giải, với sự trợ giúp của ông Edward Scheidt, một chuyên viên giải mã của CIA đã về hưu, nguyên là Chủ sự Phòng Giao tế của CIA. Hai ông dùng các ký hiệu và chữ để dấu mật hiệu, và họ đã hoàn tất một bức tượng đầy đủ các ký hiệu, không mấy ai đoán ra ý nghĩa.
Kryptos là một màn đồng hình chữ S dọc, lớn, giống như một cuộn hoặc một mảnh giấy đang nổi lên từ một máy in của máy computer, có hai mặt: một mặt gồm những hàng chữ và dấu, mặt kia là bản mã (chìa khóa) để mở các hàng chữ kia. Mỗi chìa khóa mở một cách khác nhau, mỗi bí mật được giấu khác nhau, nếu mở và đọc được một tín hiệu thứ nhất nhưng không thể đọc được tín hiệu thứ nhì nếu dùng cùng chìa khóa. Các bản mã ở phía bên trái của bức tượng nhìn từ sân của tác phẩm điêu khắc chính chứa 869 ký tự, gồm 865 chữ và 4 dấu hỏi. Chi phí cho tác phẩm điêu khắc nầy vào năm 1988 là $250.000 USD, tương đương với$501,000 USD vào năm 2016.
Hình 4: Chân dung Jim Sanborn
Jim Sanborn tiết lộ ỡm ờ rằng “các tác phẩm điêu khắc có một câu đố trong một câu đố (the sculpture contains a riddle within a riddle), có thể giải mã chỉ bằng bốn đoạn mã hóa đã được giải mã”. Ông còn "hé lộ" (hint) ra nhiều thông tin trái ngược nhau về câu trả lời của tác phẩm điêu khắc, có lẽ muốn tăng phần bí mật của tác phẩm của mình hay để đánh lạc hướng, tạo khó khăn cho những người giải mã.
Sanborn cũng xác nhận rằng ông ta sẽ chết trước khi toàn bộ tác phẩm điêu khắc bị giải mã (should he die before the entire sculpture becomes deciphered), sẽ có một người nào đó có thể mở được nội dung thông điệp bí mật nầy, có nghĩa là sau khi ông qua đời. Tác giả của công trình nầy đã bị nhiều người say mê tìm tòi những bí mật, những kẻ hiếu kỳ luôn tìm cách dọ hỏi nhằm khai thác chút it tin tức, đôi khi đến độ quấy rầy ông ta. Họ tìm đến tận nhà, tìm hỏi han từ người nhà, người thân, bạn bè của ông ta xem có biết chút tin tức nào nào không?
Khi được hỏi về “những người tò mò, những kẻ hiếu kỳ” nầy, tác giả nói rằng “Có những bộ óc tuyệt vời và cũng có những kẻ điên loạn!”. Ông Sanborn đã nhờ người nhà, người thân và bạn bè giúp đỡ mình để giới hạn bớt sự quấy rầy của những người muốn giải mã các thông điệp. Tuy vậy, ông cũng hé lộ chút ít cho thân nhân bạn bè vài dữ kiện để trả lời những người dọ hỏi, chẳng hạn như chữ thứ 27 là chữ gì, chữ thứ mấy là chữ sai chính tả v.v...
Ông ta cũng cố tình (intentional) tạo nên vài chỗ sai chính tả (misspelled) trong 3 phần đầu. Sáng tác hoàn tất vào năm 1990 nhưng đến tháng 4-2006, Sanborn ra một thông tin nói rằng một lá thư được bỏ qua từ phía bên này của Kryptos "vì lý do thẩm mỹ, để giữ cho các tác phẩm điêu khắc cân bằng thị giác" (visually balanced).
3. Tấm màn bí mật của Kryptos được vén ra sao?
Từ khi được “trình làng” đến nay, đã biết bao người muốn tìm hiểu nội dung bí mật của thông điệp mà tác giả và CIA đã trưng bày như một lời thách thức nầy. Người ta dùng đủ mọi phương pháp để giải mã từ trí óc đến máy điện toán, từ những dữ kiện thu lượm được đến suy đoán, phân tích, tổng hợp, hội họa... để tìm ra câu giải đáp. Tính đến năm 1999, ba trong bốn tín hiệu được cho là có “kết quả”, nghĩa là có người giải mã được. Tuy nhiên, việc đúng sai không ai xác quyết được bởi không có bất cứ xác nhận “đúng” hay “sai” nào từ cơ quan chủ quản và người tạo ra những tín hiệu bí ẩn đó công nhận.
Người đầu tiên là Jim Gillogly - một chuyên viên về computer làm việc ở Nam California - công bố vào năm 1999 rằng ông đã vén màn bí mật được ba phần đầu tiên, bằng cách dùng máy computer để giải mã các hàng chữ lộn xộn đó. Sau khi Gillogly thông báo kết quả của mình, CIA tiết lộ rằng David Stein, một nhân viên của CIA cũng đã phân tích được các phần tương tự vào năm 1998, sử dụng kỹ thuật bút chì và giấy. Tuy vậy, cho đến khi Jim Gillogly công bố kết quả vào tháng 7 năm 1999, chưa có bất cứ ai thông báo kết quả của mình cả, chỉ có CIA cho biết David Stein là nhân viên của họ giải mã được nhưng vì không công bố trước Jim Gillogly nên cũng như sau ông Jim.
Về phần Cục An-Ninh Quốc-Gia(National Security Agency - NSA) Hoa Kỳ, một cơ quan sở hữu đội ngũ chuyên viên giải mã hùng hậu nhất thế giới - về khả năng chuyên môn cũng như về số lượng - cũng bật đèn xanh cho các chuyên viên của họ vào cuộc. NSA tuyên bố rằng một số nhân viên của họ đã giải mã được ba phần nhưng không tiết lộ tên người nào. Cho đến tháng 3-2000, NSA cho biết rằng một toán chuyên viên của họ do Ken Miller, Dennis McDaniels và hai người giấu tên khác đã giải mã được ba phần vào cuối năm 1992.
Ngoài ra còn có Nicole Friedrich, một nhà khoa học computer ở Vancouver, Canada cũng tham gia vào việc vén màn bí mật nầy. Dưới đây là những tuyên bố về kết quả của những người đã bỏ công giải mã nội dung của Kryptos.
Tín hiệu phần thứ nhất theo Phương pháp Vigenère (method: Vigenère), từ khóa: Kryptos, palimpsest (keywords: Kryptos, Palimpsest), có một lỗi chính tả mà người sáng tác cố ý tạo nên. Nội dung là một câu nói có tính cách triết lý: “Giữa bóng mờ và thiếu ánh sáng là ảo giác” (BETWEEN SUBTLE SHADING AND THE ABSENCE OF LIGHT LIES THE NUANCE OF IQLUSION. Chữ ảo giác được cố tình viết (sai) là “iqlusion”.
Nội dung tín hiệu phần thứ nhì, theo Phương pháp Vigenère (method: Vigenère), từ khóa: Kryptos, trục hoành (keywords: Kryptos, Abscissa), là một nhóm chữ số về kinh tuyến và vĩ tuyến, tức tọa độ của cơ quan CIA, một mẩu đối thoại ngắn giữa các viên chức; câu chuyện đề cập đến ông William Webster và phần hai kết thúc với chữ WESTIDBYROWS. Tuy nhiên, vào năm 2005, Nicole Friedrich, (nơi cư ngụ đã nói ở đoạn trên) cho rằng có thể là chữ WESTPLAYERTWO.
Câu giải mã phần 2 là:
IT WAS TOTALLY INVISIBLE HOWS THAT POSSIBLE? THEY USED THE EARTHS MAGNETIC FIELD X THE INFORMATION WAS GATHERED AND TRANSMITTED UNDERGRUUND TO AN UNKNOWN LOCATION X DOES LANGLEY KNOW ABOUT THIS? THEY SHOULD ITS BURIED OUT THERE SOMEWHERE X WHO KNOWS THE EXACT LOCATION? ONLY WW THIS WAS HIS LAST MESSAGE X THIRTY EIGHT DEGREES FIFTY SEVEN MINUTES SIX POINT FIVE SECONDS NORTH SEVENTY SEVEN DEGREES EIGHT MINUTES FORTY FOUR SECONDS WEST X LAYER TWO
Thế nhưng vào ngày 19-4-2006, Sanborn thông báo rằng các phần giải mã phần 2 là không chính xác. Ông nói rằng ông tạo một lỗi bằng cách bỏ qua một chữ "X" dùng để câu riêng biệt, vì lý do thẩm mỹ (aesthetic reasons), văn bản giải mã kết thúc là "...FOUR SECONDS WEST ID BY ROWS" thực sự là "...FOUR SECONDS WEST X LAYER TWO". Tọa độ được đề cập trong bản mã: 38° 57'6.5 "N 77 ° 8'44" W là một điểm cách tượng đồngkhoảng 150 feet về phía Đông Nam.
Tín hiệu phần thứ ba là một thuật toán mã hóa chuyển vị (transposition cipher), theo phương pháp Transposition (method: Transposition), cũng có lỗi chính tả, nói đến khám phá của ông Howard Carter, một chuyên gia về cổ học Ai Cập, khi mở cửa mồ của Tutankhamun vào ngày 26-11-1922, được nói trong cuốn “Các lăng mộ của Tutankhamun” vào năm 1923. Bản mã phần 3 là:
SLOWLY DESPARATLY SLOWLY THE REMAINS OF PASSAGE DEBRIS THAT ENCUMBERED THE LOWER PART OF THE DOORWAY WAS REMOVED WITH TREMBLING HANDS I MADE A TINY BREACH IN THE UPPER LEFT HAND CORNER AND THEN WIDENING THE HOLE A LITTLE I INSERTED THE CANDLE AND PEERED IN THE HOT AIR ESCAPING FROM THE CHAMBER CAUSED THE FLAME TO FLICKER BUT PRESENTLY DETAILS OF THE ROOM WITHIN EMERGED FROM THE MIST X CAN YOU SEE ANYTHING Q?
Riêng tín hiệu phần thứ tư sử dụng một phương pháp cho đến nay chưa được biết (uses a so far unknown method) chưa có công bố nào đã giải mã được. Như vậy, phần nầy là phần khó nhất, một thách thức hóc búa của CIA dành cho mọi người.
Sau một thời gian dài không thấy ai công bố kết quả của phần 4, tác giả đưa ra vài gợi ý cho việc giải mã phần nầy. Trong một lần liên lạc với người muốn giải mã Kryptos vào năm 2006, tác giả nói rằng “câu trả lời cho ba phần đầu tiên chứa những đầu mối để giải mã phần thứ tư”.
Bốn năm sau, vào tháng 11, Sanborn lại hé lộ một đầu mối khác, ông nói rằng nhóm chữ "NYPVTT" - những chữ thứ 64 đến 69 trong phần 4 - là "BERLIN" sau khi giải mã. Đến tháng 11-2014, ông Sanborn lại cho The New York Times manh mối khác: các chữ "MZFPK" (các chữ thứ 70 đến chữ thứ 74) trong phần bốn, trở thành "CLOCK" sau khi giải mã. Đây có thể là một tham chiếu trực tiếp vào đồng hồ Berlin.
Sanborn cũng nói rõ thêm rằng “Để giải mã phần 4, bạn nên đi sâu vào cái đồng hồ đặc biệt", và rồi ông nói thêm, "Có một số đồng hồ thực sự thú vị ở Berlin" (there are several really interesting clocks in Berlin).
Nhìn chung, ba ký hiệu đầu đã được giải mã, nếu đúng, có lẽ chỉ là những câu chuyện bình thường trong cuộc sống, được mã hóa để tăng thêm phần bí mật, tạo ra huyền thoại cho cơ quan tình báo nổi tiếng nầy, để thu hút và khơi động trí tò mò của mọi người và như thế có thể chỉ để... giải trí.
Nếu thật sự bản mã 3 phần trên là đúng thì chẳng có gì thú vị hay quan trọng cần biết cả mà chỉ là một trò chơi gợi trí tò-mò của thiên hạ. Người ta đoán rằng có lẽ đến một lúc nào đó, tác giả hoặc cơ quan chủ quản CIA sẽ đưa ra lời giải mã trước khi câu chuyện trở nên quá cũ hay để tránh lời chê “tạo một tác phẩm vô nghĩa!”.
Còn phần tín hiệu cuối, đến nay vẫn chưa ai công bố điều gì, có lẽ là phần bí mật khó nhất. Tác giả đã hé lộ nhiều chi tiết trong mấy lần như để giúp người khác dễ dàng hơn trong cách giải mã nhưng chưa ai làm được mà cũng chưa có ai nêu lên lý do gì nhưng chắc chắn là có nhiều người đã và đang bỏ công giải mã.
4. Chuyện mã hóa trong thế chiến thứ hai.
Nhân chuyện bí mật bản mã hóa của Bức tượng đồng Kryptos, cũng nên biết qua chuyện mã hóa trong quân đội để thấy tầm quan trọng của nó như thế nào. Trong cuộc sống, chỉ có quân đội là tổ chức chú trọng đến mã hóa và giải mã nhiều nhất vì nó ảnh hưởng đến chiến cuộc, liên quan đến thắng bại, đến sự sống còn của quân đội.
Trong thế chiến thứ 2, quân đội hai phe lập ra nhiều tổ chức quân báo để theo dõi, ghi nhận, đánh cắp các tin tức, các chỉ thị, mệnh lệnh… của địch quân chuyển đến các đơn vị trực thuộc cũng như các báo cáo phản hồi. Các công điện, văn bản, lệnh lạc… chuyển qua hệ thống truyền tin quân đội (máy điện báo, âm thoại, ra hiệu cờ v.v…) thường đều thuộc loại “kín, mật, khẩn, thượng khẩn…” đều được mã hóa trước khi chuyển đi để bảo mật.
Riêng về phe Trục, Hải quân Nhật có hệ thống mã hóa nổi danh, có tên là Japanese Navy-25 Code (viết tắt là JN-25). Đây là kiểu mật-mã số (vì dùng các con số) mà người Nhật tự hào vì họ cho là kín-đáo nhất (most secret). JN-25 có khoảng 33.000 câu, chữ và số, được chia thành nhóm 5 số, có sẵn trong “code book” (bản mật mã), được in sẵn để phát cho các đơn vị, giống như “đặc lệnh truyền tin” dùng trong QL.VNCH.
Theo như mật mã JN-25, ví dụ văn bản đã mã chuyển đi như sau: 24713 97850 29640 45261 38659; mỗi nhóm có 5 con số, theo trong code book có sẵn, 97850 là chữ SUBMARINE; tương tự: 38659 là TOMORROW; 45261 là AUSTRALIA; 29640 là RECONNAISSANCE và 24713 là URGENT; ghép lại thành câu: URGENT SUBMARINE RECONNAISSANCE AUSTRALIA TOMORROW. Nếu chữ nào không có trong code book thì dùng số theo thứ tự các mẫu tự Nhật, ví dụ theo thứ tự A, B, C, D là 1, 2, 3, 4 thì thứ tự các số sẽ theo mẫu tự Nhật tương ứng. Ngoài ra, căn-cứ vào “sách ám-hiệu” (cipher book), người ta tra cứu theo trang, cột, dòng... rồi thay đổi theo code để viết thành nhóm 5 số, ghép lại thành văn bản.
JN-25 là hệ thống mã hóa rắc rối và mất thì giờ, vì thế, người Nhật mới tin rằng sẽ an toàn, rất khó cho địch quân giải mã, nhưng họ đã lầm to. Các đơn vị quân báo Mỹ theo dõi, ghi nhận và giải mã nên biết được trước mọi hoạt động của quân Nhật bởi họ giải mã được JN-25. Điển hình, trong trận hải chiến nổi tiếng Midway, do dò và mã hóa được các mệnh lệnh, mọi liên lạc giữa nhau trong các đơn vị quân đội Nhật nên hải quân Mỹ nắm được mọi hoạt động của quân đội Nhật; ngay cả hành trình chuyến thị sát vài đơn vị quân Nhật đồn trú của Đô Đốc Yamamoto cũng bị Mỹ biết được nên họ đã lập kế hoạch “phục kích” (ambush) toán phi cơ chở Yamamoto và bắn hạ vị chỉ huy cao cấp nhất của Hải quân Nhật. Từ ngữ “ambush” được dùng ở câu trên là nguyên văn trong bài viết bằng Anh ngữ, cuộc phục kích có bài bản chứ không phải “phục kích” theo kiểu tuyên truyền láo khoét của Việt Cộng sau 30-4-1975, là: “Không quân anh hùng xã hội chủ nghĩa” (sic) bay lên mây, tắt máy phi cơ, "phục kích" trên mây, đợi phi cơ Mỹ ngoài hạm bay vào, các “đồng chí không quân anh hùng của ta” nổ máy, bay xuống bắn hạ máy bay Mỹ (sic). Đúng là “nói dốc có chứng chỉ”!
Midway là một căn cứ Hải quân tối quan trọng của quân đội Mỹ, là tiền đồn mà từ đó có thể kiểm soát hải trình từ chính quốc để tiếp tế cho quân đội Mỹ và đồng minh ở châu Á cũng như hải đạo liên lạc với Úc châu, dùng con đường biển nầy để tiếp vận và tăng cường các cánh quân Đồng minh tại Á châu, vì thế Mỹ phải bảo vệ đến cùng. Về phía Nhật cho là căn cứ Midway là cứ điểm quan trọng nhất của Mỹ mà Nhật phải thanh toán, nếu đánh Midway thì bắt buộc Mỹ phải cứu viện, khi đó, Nhật sẽ chặn đánh rồi tiêu diệt quân tăng viện, như vậy, chỉ cần một trận mà Nhật có thể tiêu diệt toàn bộ quân Mỹ tại Thái Bình Dương. Vì lý do đó, hai bên chuẩn bị kỹ càng với bao nhiêu tính toán, cân nhắc và theo dõi địch thủ sát nút.
Trong trận hải chiến Midway, trước đó, “Đơn vị Mật mã Hypo” của Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng nhận được nhiều chỉ thị, mệnh lệnh của Bộ Chỉ Huy Nhật gởi cho nhiều đơn vị tại chiến-trường. Trong các mật lệnh, điện báo được gởi đi nhận lại liên-tục đó mà Mỹ bắt được, Nhật dùng nhiều lần ám hiệu “AF”. Hai chữ nầy được quân-báo Mỹ dự đoán ám chỉ quần đảo Midway, nơi có Hải quân Mỹ trú đóng.
Jasper Holmes, một sĩ quan trẻ của Hải quân Mỹ nghĩ ra một mưu kế và trình bày cho thượng cấp của mình tại ban giải mã Hypo để có thể xác định một cách chính xác vị trí “AF” mà Nhật thường đề cập. Bằng cách sử dụng dây cáp ngầm dưới biển, Holmes đề nghị các vị chỉ huy gửi qua radio một tin gởi về tổng hành dinh ở TCC nói rằng “nước uống đang cạn ở Midway”. Tin này phải được gửi bằng kiểu mật mã thường để quân Nhật dễ dàng biết giải mã.
Khi đề nghị này được thượng cấp chấp-thuận, quân-báo Mỹ bèn ra “đòn nhử” địch: Từ căn-cứ Midway, một điện tín phát đi với nội-dung “Nước uống tại Midway đang cạn vì thiết-bị cất lọc nước bị trục-trặc”. Thế là phía Nhật đã mắc mưu, cá đã cắn câu: hai ngày sau, thám-không của Mỹ thu được một điện-báo của Nhật đã mã hóa bằng JN-25: “AF gặp phải những vấn đề về nước ngọt, lực lượng tấn công phải sắp sẵn kế hoạch về vấn đề này”. Điện báo nầy cho thấy chắc-chắn rằng “AF” là mật danh của căn cứ Midway. Từ đó, Đô Đốc Nimitz, Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ biết rõ ý đồ của Đô Đốc Nhật Isoroku Yamamoto: “Midway đã trở thành mục-tiêu của quân Nhật”, Nhật sẽ tấn-công Midway.
Biết được ý đồ và mục tiêu của địch, Nimitz chuẩn bị mọi việc, sẵn sàng “đón tiếp nồng hậu” quân Nhật và ông đã chiến thắng trận nầy, một trận đánh có tính “quyết định chiến trường” tại mặt trận Thái Bình Dương trong thế chiến thứ 2 để rồi sau đó Nhật liên tiếp thất bại trên nhiều chiến trường khác để rồi đi đến ngày đầu hàng vô điều kiện, chấm dứt thế chiến thứ hai.
5. Lời kết.
Hơn một phần tư thế kỷ đã qua, những bí mật của sáng tác điêu khắc Kryptos “làm cảnh” tại căn cứ đầu não của CIA vẫn còn là dấu hỏi chưa có lời giải, cánh cửa cuối cùng vẫn chưa ai mở được. Nhiều tuyên bố đưa ra cho những lời giải mã nhưng chưa có lời xác nhận nào từ chủ quản. Theo quan niệm cố hữu của cơ quan tình báo nầy, không bao giờ họ lên tiếng về bất cứ chuyện gì, từ những lời khen tiếng chê, mọi chỉ trích nào, không có lời bình phẩm nào về những mũi dùi chỉa vào họ, không lời xác nhận đúng sai của công tác nào mà họ tổ chức hay có tham dự trước công luận. Nếu gặp rắc rối, họ cũng không tự biện giải, không chối cãi cũng không thừa nhận, tuyệt đối giữ yên lặng.
Do vậy, mặc cho những tuyên bố được đưa ra nhưng bí mật của Kryptos vẫn chưa được vén một cách chính thức. Jim Sanborn có nói rằng “ông sẽ chết trước khi toàn bộ tác phẩm điêu khắc được giải mã”, không biết lời tuyên bố nầy có “chủ quan” quá hay không, chúng ta hãy chờ xem!
Lê Chánh Thiêm
Tháng 8-2016.

Hình 1: Bức tượng dồng bí mật của CIA
Hình 2, 3: Các hàng chữ trên tượng đồng Kryptos
Hình 4: Chân dung tác giả của tượng đồng Kryptos
Image may contain: outdoor
Image may contain: text
Image may contain: text
Image may contain: 1 person, beard and closeup

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm