Trang lá cải
Bà cụ buôn bán lỗ suốt 55 năm, nhưng khi mất, hàng nghìn người tiễn biệt
“Bà ơi, bà xúc cho con nhiều thế!”
“Đừng vội, đừng vội. Ăn là phải ăn no. Ăn no là được rồi”.
Thế rồi bà xới cho vị khách trẻ một tô cơm đầy, vài miếng cá, miếng thịt, rau củ đầy ắp đĩa.
Nhưng tô cơm của bà lại chỉ có giá… 6 nghìn đồng (tương đương 10 Đài tệ)
Anh thanh niên mắt chữ O miệng chữ A nhìn bà.
Anh thanh niên lớ ngớ đó chính là tôi…
Nhưng không chỉ với tôi, cảnh tượng này vẫn diễn ra hàng ngày: Người ta thả vào trong ống sắt của bà vài nghìn đồng, và bà sẽ cho người ta bữa cơm thịnh soạn như vậy.
Sẽ có người thắc mắc: “Đồ ăn rẻ như vậy, bà cụ có thể có lãi sao?”
Xin cho bạn biết rằng: “Chắc chắn là không thể!”.
Đến vốn còn chẳng đủ, sao có thể có lãi đây?
Vậy mà hàng cơm nhỏ này cũng đã ở đây 55 năm rồi…
Cũng sẽ có người thắc mắc: “Vậy thì bà cụ này rốt cuộc là ai? Tại sao tuổi đã cao như vậy rồi mà vẫn còn làm công việc thua lỗ nhiều như thế?”.
Kỳ thực bà không phải là nhân vật có tiếng tăm nào cả. Bà chỉ là một người phụ nữ bình thường, mang trái tim nhân hậu và tâm hồn lương thiện mà thôi.
Hàng tháng, bà phải sống dựa vào tiền trợ cấp của chính phủ. Có những lúc bà còn phải đi vay thêm tiền để có thể duy trì quán cơm và để nó luôn được mở ra mỗi ngày.
Bà cụ ấy tên là Trang Chu Ngọc Nữ. Năm 16 tuổi, bà lấy chồng và chuyển đến thành phố Cao Hùng. Không lâu sau chồng bà đi lính, một mình bà chật vật với đứa con thơ nơi thành phố lớn.
Đang lúc khốn khó nhất, không có nơi để trú ngụ, bà được một vài công nhân cưu mang.
Những người công nhân lúc đó cũng chẳng khá giả gì, mỗi ngày làm việc từ sáng tới tối, vậy mà chỉ kiếm được chút tiền ít ỏi, nhưng vẫn đùm bọc lẫn nhau, quan tâm mẹ con bà.
Bà kể, lúc đó bà thực sự đã hiểu được thế nào là tình người quý giá. Bà mang trong tâm ân huệ đối với những người công nhân đó.
Chồng bà đi lính trở về, cuộc sống hai vợ chồng trở nên khá hơn. Bà tìm về nơi những người ân nhân ở để trả ơn, nhưng họ chỉ nói rằng họ sẽ không nhận chút tiền nào của bà cả. Họ hoàn toàn làm việc ấy mà không mong tới sự hồi báo.
Từ đó, bà mỗi ngày đều nấu cơm rồi mang tới cho họ. Tất nhiên đều không nhận tiền mà họ trả.
Thế rồi bà nhận thấy rằng, tất cả những người công nhân ở khu lao động ấy đều hàng ngày đi sớm về muộn, bữa cơm ăn rất dè sẻn, vừa không được nóng hổi, lại ăn không đủ no. Có những người không đủ tiền để kiếm một chỗ ở tử tế.
Vậy là bà chia ngôi nhà của mình ra thêm 7 căn phòng nhỏ, và cho những người công nhân ở miễn phí. Đồng thời, bà mở một sạp cơm nhỏ, mỗi suất cơm chỉ thu có vài nghìn đồng.
Cho đến tận bây giờ, giá của những suất cơm đó cũng chỉ có vỏn vẹn 6 nghìn đồng.
Tôi hỏi bà: “Cái ống sắt đựng tiền bà để ở đây, nếu có ai lấy đi thì sao?”
Bà cười bảo rằng chưa ai lấy của bà cả.
Thoáng chốc bà cũng làm công việc này được 55 năm rồi. Càng ngày càng có nhiều người đến đây ăn, cả những người có điều kiện hơn bà cũng tới mua mang về, có người chỉ có 2, 3 nghìn, có người không có tiền, bà cũng vẫn bán cơm cho họ như những người khác.
Bà thường hay vẫy vẫy tay với họ và bảo: “Này anh, ăn không đủ no thì cứ bảo tôi xới thêm nhé”.
Có người bảo bà buôn bán như vậy, thật là ngốc, không biết tính toán!
Bà cũng chỉ cười chẳng nói gì.
Vậy mà bà cũng chỉ coi việc làm của mình vẫn còn nhỏ bé lắm. Bà chỉ mong mọi người ăn đủ no, có chỗ để che mưa che nắng, bởi vì bà đã từng trải qua hoàn cảnh đó rồi, rất khổ, rất khổ.
Những người công nhân ở đó coi bà như người thân của mình. Họ lấy vợ cũng có bà phụ giúp việc cưới xin, ốm đau cũng có bà chăm sóc.
Việc làm của bà, nếu là một người bình thường thì sẽ khó có thể thấu hiểu được. Làm việc không cần hồi đáp đã đành, bà còn làm trọn cả một đời người. Họ có thể không hiểu bà, nhưng tất cả đều khâm phục bà.
Bà nói bà muốn giúp đỡ họ một tay thôi.
Nhưng người phụ nữ ấy… đã giúp tới 55 năm rồi.
Bà thường dạy cháu gái: “Nếu có cơ hội hãy giúp đỡ người khác. Cơ hội đó là phúc đức tu được mấy đời cháu ạ”.
Bà coi việc giúp đỡ người ta là phúc của mình, chứ không phải để tích phúc tích đức.
Đến gần khi nhắm mắt xuôi tay, bà nằm trên giường, trong tâm lúc nào cũng lo không biết những người công nhân ăn có đủ no không. Bà mất đi rồi ai sẽ lo cho họ?
Bà hưởng thọ 96 tuổi. Khi bà ra đi… hơn 2.000 người tới đưa tiễn bà. Những ông cụ râu tóc bạc phơ cũng khóc thương tiếc nuối bà. Quan chức địa phương cũng đến, dâng bà vòng hoa tưởng nhớ. Mọi người đều gọi bà một tiếng: “A ma” – Nghĩa là, tất cả đều coi bà như người mẹ thứ hai của mình.
Có thể bạn không có năng lực làm thay đổi thế giới…
Nhưng chỉ một bát cơm nóng có thể sưởi ấm trái tim mỗi người…
Chỉ một việc tốt nhưng có thể làm người ta cảm động rơi lệ… mà trở nên tốt hơn.
Thế giới này, nếu ai cũng muốn hành thiện, ai cũng có thể biết nghĩ cho người khác, thì tôi nói rằng nó sẽ thật tươi đẹp!
Theo Daikynguyenvn
Bàn ra tán vào (0)
Bà cụ buôn bán lỗ suốt 55 năm, nhưng khi mất, hàng nghìn người tiễn biệt
“Bà ơi, bà xúc cho con nhiều thế!”
“Đừng vội, đừng vội. Ăn là phải ăn no. Ăn no là được rồi”.
Thế rồi bà xới cho vị khách trẻ một tô cơm đầy, vài miếng cá, miếng thịt, rau củ đầy ắp đĩa.
Nhưng tô cơm của bà lại chỉ có giá… 6 nghìn đồng (tương đương 10 Đài tệ)
Anh thanh niên mắt chữ O miệng chữ A nhìn bà.
Anh thanh niên lớ ngớ đó chính là tôi…
Nhưng không chỉ với tôi, cảnh tượng này vẫn diễn ra hàng ngày: Người ta thả vào trong ống sắt của bà vài nghìn đồng, và bà sẽ cho người ta bữa cơm thịnh soạn như vậy.
Sẽ có người thắc mắc: “Đồ ăn rẻ như vậy, bà cụ có thể có lãi sao?”
Xin cho bạn biết rằng: “Chắc chắn là không thể!”.
Đến vốn còn chẳng đủ, sao có thể có lãi đây?
Vậy mà hàng cơm nhỏ này cũng đã ở đây 55 năm rồi…
Cũng sẽ có người thắc mắc: “Vậy thì bà cụ này rốt cuộc là ai? Tại sao tuổi đã cao như vậy rồi mà vẫn còn làm công việc thua lỗ nhiều như thế?”.
Kỳ thực bà không phải là nhân vật có tiếng tăm nào cả. Bà chỉ là một người phụ nữ bình thường, mang trái tim nhân hậu và tâm hồn lương thiện mà thôi.
Hàng tháng, bà phải sống dựa vào tiền trợ cấp của chính phủ. Có những lúc bà còn phải đi vay thêm tiền để có thể duy trì quán cơm và để nó luôn được mở ra mỗi ngày.
Bà cụ ấy tên là Trang Chu Ngọc Nữ. Năm 16 tuổi, bà lấy chồng và chuyển đến thành phố Cao Hùng. Không lâu sau chồng bà đi lính, một mình bà chật vật với đứa con thơ nơi thành phố lớn.
Đang lúc khốn khó nhất, không có nơi để trú ngụ, bà được một vài công nhân cưu mang.
Những người công nhân lúc đó cũng chẳng khá giả gì, mỗi ngày làm việc từ sáng tới tối, vậy mà chỉ kiếm được chút tiền ít ỏi, nhưng vẫn đùm bọc lẫn nhau, quan tâm mẹ con bà.
Bà kể, lúc đó bà thực sự đã hiểu được thế nào là tình người quý giá. Bà mang trong tâm ân huệ đối với những người công nhân đó.
Chồng bà đi lính trở về, cuộc sống hai vợ chồng trở nên khá hơn. Bà tìm về nơi những người ân nhân ở để trả ơn, nhưng họ chỉ nói rằng họ sẽ không nhận chút tiền nào của bà cả. Họ hoàn toàn làm việc ấy mà không mong tới sự hồi báo.
Từ đó, bà mỗi ngày đều nấu cơm rồi mang tới cho họ. Tất nhiên đều không nhận tiền mà họ trả.
Thế rồi bà nhận thấy rằng, tất cả những người công nhân ở khu lao động ấy đều hàng ngày đi sớm về muộn, bữa cơm ăn rất dè sẻn, vừa không được nóng hổi, lại ăn không đủ no. Có những người không đủ tiền để kiếm một chỗ ở tử tế.
Vậy là bà chia ngôi nhà của mình ra thêm 7 căn phòng nhỏ, và cho những người công nhân ở miễn phí. Đồng thời, bà mở một sạp cơm nhỏ, mỗi suất cơm chỉ thu có vài nghìn đồng.
Cho đến tận bây giờ, giá của những suất cơm đó cũng chỉ có vỏn vẹn 6 nghìn đồng.
Tôi hỏi bà: “Cái ống sắt đựng tiền bà để ở đây, nếu có ai lấy đi thì sao?”
Bà cười bảo rằng chưa ai lấy của bà cả.
Thoáng chốc bà cũng làm công việc này được 55 năm rồi. Càng ngày càng có nhiều người đến đây ăn, cả những người có điều kiện hơn bà cũng tới mua mang về, có người chỉ có 2, 3 nghìn, có người không có tiền, bà cũng vẫn bán cơm cho họ như những người khác.
Bà thường hay vẫy vẫy tay với họ và bảo: “Này anh, ăn không đủ no thì cứ bảo tôi xới thêm nhé”.
Có người bảo bà buôn bán như vậy, thật là ngốc, không biết tính toán!
Bà cũng chỉ cười chẳng nói gì.
Vậy mà bà cũng chỉ coi việc làm của mình vẫn còn nhỏ bé lắm. Bà chỉ mong mọi người ăn đủ no, có chỗ để che mưa che nắng, bởi vì bà đã từng trải qua hoàn cảnh đó rồi, rất khổ, rất khổ.
Những người công nhân ở đó coi bà như người thân của mình. Họ lấy vợ cũng có bà phụ giúp việc cưới xin, ốm đau cũng có bà chăm sóc.
Việc làm của bà, nếu là một người bình thường thì sẽ khó có thể thấu hiểu được. Làm việc không cần hồi đáp đã đành, bà còn làm trọn cả một đời người. Họ có thể không hiểu bà, nhưng tất cả đều khâm phục bà.
Bà nói bà muốn giúp đỡ họ một tay thôi.
Nhưng người phụ nữ ấy… đã giúp tới 55 năm rồi.
Bà thường dạy cháu gái: “Nếu có cơ hội hãy giúp đỡ người khác. Cơ hội đó là phúc đức tu được mấy đời cháu ạ”.
Bà coi việc giúp đỡ người ta là phúc của mình, chứ không phải để tích phúc tích đức.
Đến gần khi nhắm mắt xuôi tay, bà nằm trên giường, trong tâm lúc nào cũng lo không biết những người công nhân ăn có đủ no không. Bà mất đi rồi ai sẽ lo cho họ?
Bà hưởng thọ 96 tuổi. Khi bà ra đi… hơn 2.000 người tới đưa tiễn bà. Những ông cụ râu tóc bạc phơ cũng khóc thương tiếc nuối bà. Quan chức địa phương cũng đến, dâng bà vòng hoa tưởng nhớ. Mọi người đều gọi bà một tiếng: “A ma” – Nghĩa là, tất cả đều coi bà như người mẹ thứ hai của mình.
Có thể bạn không có năng lực làm thay đổi thế giới…
Nhưng chỉ một bát cơm nóng có thể sưởi ấm trái tim mỗi người…
Chỉ một việc tốt nhưng có thể làm người ta cảm động rơi lệ… mà trở nên tốt hơn.
Thế giới này, nếu ai cũng muốn hành thiện, ai cũng có thể biết nghĩ cho người khác, thì tôi nói rằng nó sẽ thật tươi đẹp!
Theo Daikynguyenvn