Nhân Vật
Báo CA Vẹm: Bầu Kiên - Ông là ai?
Không chỉ làm chấn động làng bóng đá, việc bầu Kiên bị bắt còn lập tức tác động xấu tới thị trường chứng khoán và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB...
Người làm xáo trộn làng bóng đá Gần một năm trước, sau vụ “cướp diễn đàn” để "tổng sỉ vả" Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tại Hội nghị tổng kết V-League 2011, người đàn ông tướng ngũ đoản, gương mặt già trước tuổi với mái tóc bạc trắng có rất nhiều tên gọi: bầu Kiên, Kiên “đầu bạc", Kiên “lùn”… đã trở thành nhân vật "hot" của báo chí. Trong số các ông bầu tham gia V-League, ông Kiên là người tiên phong. Đó là năm 2000, sau khi tiếp quản đội bóng Đường sắt Việt Nam rồi đổi tên thành Ngân hàng Á Châu (CLB ACB) chơi ở hạng Nhất. Là Chủ tịch CLB, bầu Kiên đã bỏ ra không ít tiền đầu tư cho đội bóng. Chỉ sau 2 năm, CLB ACB đã giành quyền thăng hạng V-League. Tuy nhiên, tại V-League 2003, đội bóng của bầu Kiên (khi đó được đổi tên thành LG Hà Nội ACB) đã tụt hạng quay về với giải hạng Nhất. Nhưng đúng vào thời điểm ấy, khi biết Tổng công ty Hàng không Việt Nam, doanh nghiệp tiếp quản đội bóng Công an Hà Nội và đổi tên thành CLB Hàng không Việt Nam sẽ không tài trợ cho đội bóng tại V-League 2004, bầu Kiên đã xin tiếp quản lại đội bóng này, đồng thời đổi tên đội thành LG Hà Nội ACB để thi đấu tại V-League 2004. Vào giữa mùa giải 2006, LG rút tài trợ, bầu Kiên lại đổi tên đội bóng thành Hà Nội ACB. Đến mùa giải 2008, cùng với Hòa Phát Hà Nội, Hà Nội ACB của bầu Kiên là 1 trong 2 đội chơi tệ nhất nên lại tụt hạng lần thứ hai và phải cho đến mùa giải 2010, Hà Nội ACB mới trở lại V-League. Tuy nhiên, tại V-League 2011, một lần nữa đội bóng của ông Kiên phải chia tay V-League và cũng thêm một lần nữa, bầu Kiên lại thay tên đội bóng, nhận suất dự V-League từ CLB Hòa Phát Hà Nội bỏ lại và đổi tên thành CLB Bóng đá Hà Nội tham gia V-League 2012. Cho tới trước buổi tổng kết V-League 2011, dù có thâm niên hơn 10 năm đầu tư vào bóng đá, nhưng cái tiếng mà ông Kiên được biết đến chỉ là ông bầu nổi tiếng… chi li, dù ai cũng biết ông là người không thiếu tiền. Khác hẳn cách làm của bầu Thắng, Chủ tịch CLB Đồng Tâm Long An, bầu Hiển của CLB SHB Đà Nẵng hay bầu Đức của Hoàng Anh Gia Lai, những người sẵn sàng đổ tiền tỉ vào đội bóng để có những cầu thủ ngôi sao; bầu Kiên làm bóng đá nhưng không đổ tiền thực hiện những hợp đồng mua cầu thủ gây xôn xao dư luận, không phóng tay thưởng hàng tỉ đồng cho mỗi trận thắng như bầu Đức, bầu Hiển hay bầu Trường. Có lẽ vì thế mà Hà Nội ACB cứ luôn nằm trong nhóm chỉ lo trụ hạng. Nhưng, mọi chuyện đã thay đổi kể từ sau Hội nghị tổng kết V-League 2011 của VFF. Sau khi tác động để báo chí được tham dự hội nghị, bầu Kiên bất ngờ "cướp diễn đàn", đưa ra những điều tồi tệ của bộ máy VFF, của Ban tổ chức V-League, của đội ngũ trọng tài… Khẳng định không chấp nhận sự trì trệ của bóng đá nước nhà, bầu Kiên tuyên bố có tới 6 CLB liên hệ với ông đề nghị cùng bỏ giải và sẽ thành lập một giải mới mang tên Super Liga mà tại đó các đội bóng đều hoạt động chuyên nghiệp, với các trọng tài được trả lương cao để không còn động lực tiêu cực… Sau buổi tổng kết "lịch sử" ấy, để khẳng định mình không nói chơi, bầu Kiên tiếp tục có những việc làm đẩy VFF rơi vào cảnh thất thế, đó là yêu cầu phải thành lập một công ty cổ phần bóng đá để thay VFF điều hành các giải đấu trong nước. Nói là làm, bầu Kiên bắt tay cùng các đối tác hùng mạnh khác như bầu Thắng, bầu Đức, bầu Trường… buộc VFF phải xuống nước, cho ra đời Công ty VPF. Sự ra đời của VPF có dấu ấn rất đậm của ông Kiên. Vì thế dù bầu Thắng là người giữ ghế Chủ tịch HĐQT nhưng dường như quyền lực tập chung vào ông Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên. VPF ra đời cũng đã mở ra sự thay đổi vị thế của các ông bầu, từ chỗ không có tiếng nói và ít quyền lực đã trở thành những người làm chủ cuộc chơi. Sau khi VPF ra đời, bầu Kiên tiếp tục trở thành nhân vật hot khi lao vào cuộc chiến bản quyền truyền hình với VFF và AVG. Cho rằng hợp đồng bản quyền truyền hình có thời hạn 20 năm giữa VFF với AVG là không phù hợp, ảnh hưởng lớn tới nguồn thu của cầu thủ, các CLB, ông Kiên tuyên bố sẽ đấu tranh đến cùng để giành được bản quyền truyền hình của hai giải đấu này. Ông còn làm công văn gửi các cơ quan chức năng đề nghị xem xét lại tính hợp pháp của bản hợp đồng mà VFF và AVG đã ký. "Cuộc chiến" bản quyền truyền hình tốn nhiều giấy mực của báo chí chỉ kết thúc sau sự nhượng bộ của AVG. Với tham vọng giành ngôi vương tại V-League 2012, lần đầu tiên người ta thấy bầu Kiên thay đổi chiến thuật, đó là chấp nhận đổ tiền đầu tư cho đội bóng để chiêu mộ hàng loạt trụ cột như Thành Lương, Timothy và đặc biệt là vụ lấy tiền đạo Lê Công Vinh từ tay bầu Hiển. Vì vậy mà bước vào V-League 2012, CLB Hà Nội sở hữu lực lượng hùng hậu thuộc hàng số một Việt Nam. Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên đội bóng mà bầu Kiên nắm được liệt vào danh sách ứng cử viên sáng giá cho ngôi vô địch. Song, cũng giống như những mùa bóng trước, mặc dù có nhiều ngôi sao nhưng đội bóng của bầu Kiên thi đấu... không hơn gì mấy mùa giải trước và phải vất vả mới giành quyền trụ hạng ở vòng đấu cuối cùng. Khác hẳn sự ủng hộ nhiệt tình ở giai đoạn đầu, nhiều người cũng bắt đầu thất vọng về bầu Kiên khi V-Leage 2012 bắt đầu. Đầu tiên là câu chuyện về cái tên giải khi cái tên Super League do chính bầu Kiên khởi xướng đã "chết yểu" sau 5 vòng đấu và buộc phải dùng tên cũ là V-League. Hay là câu chuyện xung quanh hợp đồng ký kết với cầu thủ Đinh Thành Trung để rồi cuối cùng cầu thủ này vẫn phải ra đi khi trong lòng đầy hậm hực.
Đại gia ở chốn thương trường Cho tới lúc này, có một câu hỏi vẫn được nhiều người quan tâm khi nhắc tới ông Kiên. Đó là "Nguyễn Đức Kiên - ông là ai? Ông đã kiếm tiền bằng cách nào? Vì sao ông ta lại bị bắt?". Ông Kiên sinh năm 1964 tại Hà Nội, cả cha mẹ ông đều là giáo viên. Năm 17 tuổi, bầu Kiên vào học tại Trường đại học Kỹ thuật quân sự, sau đó được gửi đi học tại Trường Kỹ thuật quân sự Zalka Maté (Hungary). Năm 1986 về nước, nhưng ông Nguyễn Đức Kiên lại làm… cán bộ Tổng công ty Dệt may, Bộ Thương mại. Và cũng rất bất ngờ, năm 1994, Nguyễn Đức Kiên khi đó mới… 30 tuổi đã trở thành Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập của Ngân hàng Á Châu (ACB) - một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam. Tuy hiện nay, ông Nguyễn Đức Kiên không tham gia quản lý điều hành Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), nhưng có lẽ do cái tên của ông Kiên gắn với ACB quá đậm nên ngay sau khi ông Kiên bị bắt, thị trường chứng khoán đã có những phản ứng tiêu cực. Cho tới lúc này, tài sản của ông Kiên hiện trị giá bao nhiêu vẫn là bí ẩn. Liên quan tới việc ông Kiên bị bắt, theo thông tin ban đầu thì việc điều tra của Cơ quan Công an bắt đầu từ đơn thư tố giác sai phạm của 3 công ty do ông Kiên lập ra và làm Chủ tịch HĐQT. Công ty thứ nhất có tên gọi là Công ty cổ phần Đầu tư thương mại B&B có vốn điều lệ 1.500 tỉ đồng do ông Kiên góp vốn 100% và là Chủ tịch HĐQT, vợ ông Kiên là bà Đặng Ngọc Lan làm Tổng Giám đốc, ngành nghề là kinh doanh xây dựng công nghiệp, xây dựng nhà ở, kho, bãi đỗ xe, kinh doanh vàng bạc, đá quý, quảng cáo… Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội có vốn điều lệ 300 tỉ đồng do ông Kiên góp vốn 30% và là Chủ tịch HĐQT, Trần Ngọc Thanh làm Giám đốc với ngành nghề kinh doanh là bất động sản, xây dựng, thuê nhà ở và môi giới, đấu giá bất động sản. Công ty thứ ba là Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội có vốn điều lệ 500 tỉ đồng, trong đó ông Kiên góp 99% vốn và là Chủ tịch HĐQT, Lê Mạnh Hùng là Giám đốc, ngành nghề kinh doanh là mua bán vàng bạc đá quý, đại lý ngoại tệ, xây dựng, kinh doanh sân golf. Mặc dù cả 3 công ty trên đều không có chức năng kinh doanh đầu tư tài chính, phát hành và bán trái phiếu, thế nhưng, sau khi thành lập, ông Kiên đều chỉ đạo các công ty này thực hiện việc phát hành và bán trái phiếu của một số công ty cho một vài ngân hàng để vay nhiều tỉ đồng. Thời gian ông Kiên sử dụng 3 công ty trên phát hành và bán trái phiếu cho ngân hàng để vay tiền là tháng 3/2008 và tháng 10, 11/2010. Ngày 30/11/2010, ông Kiên vay tiền của một ngân hàng thông qua hình thức bán trái phiếu thời hạn 12 tháng, lãi suất tháng đầu 13,5%. Số tiền này sau đó được sử dụng để mua cổ phiếu của một ngân hàng khác, sau đó lại dùng chính số cổ phiếu đó để vay tiền ở ngân hàng mà ông ta đã bán trái phiếu. Để làm được điều này, ông Kiên đã chỉ đạo lập các phương án kinh doanh khống, nâng khống giá trị tài sản của doanh nghiệp, lập khống hồ sơ để mua cổ phiếu… việc làm của ông Kiên đã tạo ra vốn "ảo". Bầu Kiên bị bắt, số phận CLB Bóng đá Hà Nội sẽ ra sao? Trả lời báo chí, một lãnh đạo Tổng cục Thể dục - Thể thao khẳng định sự việc này không ảnh hưởng tới hoạt động của bóng đá Việt Nam bởi VPF chỉ là một doanh nghiệp tổ chức sự kiện. "Anh Kiên cũng chỉ giữ vị trí Phó chủ tịch HĐQT của công ty này. Trong trường hợp cần thiết, Tổng cục TDTT sẽ làm việc với VFF để có ý kiến chỉ đạo VPF". Tổng giám đốc VPF Phạm Ngọc Viễn đã ký một thông báo với nội dung khẳng định: "Việc ông Nguyễn Đức Kiên gặp sự cố không hay trong thời gian vừa qua, không liên quan gì tới Công ty VPF, là chuyện cá nhân của ông Kiên. Do đó sự việc này sẽ không ảnh hưởng đến các thành viên khác của HĐQT, cũng như hoạt động điều hành của Ban giám đốc công ty". Lo lắng nhất lúc này không ai khác là cầu thủ của CLB Bóng đá Hà Nội, bởi trước đó, ông bầu này đã lập một kế hoạch rất tỉ mỉ với hy vọng thay đổi ở mùa giải mới cho cả hai đội. Tuy nhiên, lúc này, tương lai của CLB sẽ ra sao vẫn là câu hỏi lớn chưa ai trả lời được.
|
|||
Nhóm PVTS |
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Báo CA Vẹm: Bầu Kiên - Ông là ai?
Không chỉ làm chấn động làng bóng đá, việc bầu Kiên bị bắt còn lập tức tác động xấu tới thị trường chứng khoán và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB...
Người làm xáo trộn làng bóng đá Gần một năm trước, sau vụ “cướp diễn đàn” để "tổng sỉ vả" Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tại Hội nghị tổng kết V-League 2011, người đàn ông tướng ngũ đoản, gương mặt già trước tuổi với mái tóc bạc trắng có rất nhiều tên gọi: bầu Kiên, Kiên “đầu bạc", Kiên “lùn”… đã trở thành nhân vật "hot" của báo chí. Trong số các ông bầu tham gia V-League, ông Kiên là người tiên phong. Đó là năm 2000, sau khi tiếp quản đội bóng Đường sắt Việt Nam rồi đổi tên thành Ngân hàng Á Châu (CLB ACB) chơi ở hạng Nhất. Là Chủ tịch CLB, bầu Kiên đã bỏ ra không ít tiền đầu tư cho đội bóng. Chỉ sau 2 năm, CLB ACB đã giành quyền thăng hạng V-League. Tuy nhiên, tại V-League 2003, đội bóng của bầu Kiên (khi đó được đổi tên thành LG Hà Nội ACB) đã tụt hạng quay về với giải hạng Nhất. Nhưng đúng vào thời điểm ấy, khi biết Tổng công ty Hàng không Việt Nam, doanh nghiệp tiếp quản đội bóng Công an Hà Nội và đổi tên thành CLB Hàng không Việt Nam sẽ không tài trợ cho đội bóng tại V-League 2004, bầu Kiên đã xin tiếp quản lại đội bóng này, đồng thời đổi tên đội thành LG Hà Nội ACB để thi đấu tại V-League 2004. Vào giữa mùa giải 2006, LG rút tài trợ, bầu Kiên lại đổi tên đội bóng thành Hà Nội ACB. Đến mùa giải 2008, cùng với Hòa Phát Hà Nội, Hà Nội ACB của bầu Kiên là 1 trong 2 đội chơi tệ nhất nên lại tụt hạng lần thứ hai và phải cho đến mùa giải 2010, Hà Nội ACB mới trở lại V-League. Tuy nhiên, tại V-League 2011, một lần nữa đội bóng của ông Kiên phải chia tay V-League và cũng thêm một lần nữa, bầu Kiên lại thay tên đội bóng, nhận suất dự V-League từ CLB Hòa Phát Hà Nội bỏ lại và đổi tên thành CLB Bóng đá Hà Nội tham gia V-League 2012. Cho tới trước buổi tổng kết V-League 2011, dù có thâm niên hơn 10 năm đầu tư vào bóng đá, nhưng cái tiếng mà ông Kiên được biết đến chỉ là ông bầu nổi tiếng… chi li, dù ai cũng biết ông là người không thiếu tiền. Khác hẳn cách làm của bầu Thắng, Chủ tịch CLB Đồng Tâm Long An, bầu Hiển của CLB SHB Đà Nẵng hay bầu Đức của Hoàng Anh Gia Lai, những người sẵn sàng đổ tiền tỉ vào đội bóng để có những cầu thủ ngôi sao; bầu Kiên làm bóng đá nhưng không đổ tiền thực hiện những hợp đồng mua cầu thủ gây xôn xao dư luận, không phóng tay thưởng hàng tỉ đồng cho mỗi trận thắng như bầu Đức, bầu Hiển hay bầu Trường. Có lẽ vì thế mà Hà Nội ACB cứ luôn nằm trong nhóm chỉ lo trụ hạng. Nhưng, mọi chuyện đã thay đổi kể từ sau Hội nghị tổng kết V-League 2011 của VFF. Sau khi tác động để báo chí được tham dự hội nghị, bầu Kiên bất ngờ "cướp diễn đàn", đưa ra những điều tồi tệ của bộ máy VFF, của Ban tổ chức V-League, của đội ngũ trọng tài… Khẳng định không chấp nhận sự trì trệ của bóng đá nước nhà, bầu Kiên tuyên bố có tới 6 CLB liên hệ với ông đề nghị cùng bỏ giải và sẽ thành lập một giải mới mang tên Super Liga mà tại đó các đội bóng đều hoạt động chuyên nghiệp, với các trọng tài được trả lương cao để không còn động lực tiêu cực… Sau buổi tổng kết "lịch sử" ấy, để khẳng định mình không nói chơi, bầu Kiên tiếp tục có những việc làm đẩy VFF rơi vào cảnh thất thế, đó là yêu cầu phải thành lập một công ty cổ phần bóng đá để thay VFF điều hành các giải đấu trong nước. Nói là làm, bầu Kiên bắt tay cùng các đối tác hùng mạnh khác như bầu Thắng, bầu Đức, bầu Trường… buộc VFF phải xuống nước, cho ra đời Công ty VPF. Sự ra đời của VPF có dấu ấn rất đậm của ông Kiên. Vì thế dù bầu Thắng là người giữ ghế Chủ tịch HĐQT nhưng dường như quyền lực tập chung vào ông Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên. VPF ra đời cũng đã mở ra sự thay đổi vị thế của các ông bầu, từ chỗ không có tiếng nói và ít quyền lực đã trở thành những người làm chủ cuộc chơi. Sau khi VPF ra đời, bầu Kiên tiếp tục trở thành nhân vật hot khi lao vào cuộc chiến bản quyền truyền hình với VFF và AVG. Cho rằng hợp đồng bản quyền truyền hình có thời hạn 20 năm giữa VFF với AVG là không phù hợp, ảnh hưởng lớn tới nguồn thu của cầu thủ, các CLB, ông Kiên tuyên bố sẽ đấu tranh đến cùng để giành được bản quyền truyền hình của hai giải đấu này. Ông còn làm công văn gửi các cơ quan chức năng đề nghị xem xét lại tính hợp pháp của bản hợp đồng mà VFF và AVG đã ký. "Cuộc chiến" bản quyền truyền hình tốn nhiều giấy mực của báo chí chỉ kết thúc sau sự nhượng bộ của AVG. Với tham vọng giành ngôi vương tại V-League 2012, lần đầu tiên người ta thấy bầu Kiên thay đổi chiến thuật, đó là chấp nhận đổ tiền đầu tư cho đội bóng để chiêu mộ hàng loạt trụ cột như Thành Lương, Timothy và đặc biệt là vụ lấy tiền đạo Lê Công Vinh từ tay bầu Hiển. Vì vậy mà bước vào V-League 2012, CLB Hà Nội sở hữu lực lượng hùng hậu thuộc hàng số một Việt Nam. Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên đội bóng mà bầu Kiên nắm được liệt vào danh sách ứng cử viên sáng giá cho ngôi vô địch. Song, cũng giống như những mùa bóng trước, mặc dù có nhiều ngôi sao nhưng đội bóng của bầu Kiên thi đấu... không hơn gì mấy mùa giải trước và phải vất vả mới giành quyền trụ hạng ở vòng đấu cuối cùng. Khác hẳn sự ủng hộ nhiệt tình ở giai đoạn đầu, nhiều người cũng bắt đầu thất vọng về bầu Kiên khi V-Leage 2012 bắt đầu. Đầu tiên là câu chuyện về cái tên giải khi cái tên Super League do chính bầu Kiên khởi xướng đã "chết yểu" sau 5 vòng đấu và buộc phải dùng tên cũ là V-League. Hay là câu chuyện xung quanh hợp đồng ký kết với cầu thủ Đinh Thành Trung để rồi cuối cùng cầu thủ này vẫn phải ra đi khi trong lòng đầy hậm hực.
Đại gia ở chốn thương trường Cho tới lúc này, có một câu hỏi vẫn được nhiều người quan tâm khi nhắc tới ông Kiên. Đó là "Nguyễn Đức Kiên - ông là ai? Ông đã kiếm tiền bằng cách nào? Vì sao ông ta lại bị bắt?". Ông Kiên sinh năm 1964 tại Hà Nội, cả cha mẹ ông đều là giáo viên. Năm 17 tuổi, bầu Kiên vào học tại Trường đại học Kỹ thuật quân sự, sau đó được gửi đi học tại Trường Kỹ thuật quân sự Zalka Maté (Hungary). Năm 1986 về nước, nhưng ông Nguyễn Đức Kiên lại làm… cán bộ Tổng công ty Dệt may, Bộ Thương mại. Và cũng rất bất ngờ, năm 1994, Nguyễn Đức Kiên khi đó mới… 30 tuổi đã trở thành Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập của Ngân hàng Á Châu (ACB) - một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam. Tuy hiện nay, ông Nguyễn Đức Kiên không tham gia quản lý điều hành Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), nhưng có lẽ do cái tên của ông Kiên gắn với ACB quá đậm nên ngay sau khi ông Kiên bị bắt, thị trường chứng khoán đã có những phản ứng tiêu cực. Cho tới lúc này, tài sản của ông Kiên hiện trị giá bao nhiêu vẫn là bí ẩn. Liên quan tới việc ông Kiên bị bắt, theo thông tin ban đầu thì việc điều tra của Cơ quan Công an bắt đầu từ đơn thư tố giác sai phạm của 3 công ty do ông Kiên lập ra và làm Chủ tịch HĐQT. Công ty thứ nhất có tên gọi là Công ty cổ phần Đầu tư thương mại B&B có vốn điều lệ 1.500 tỉ đồng do ông Kiên góp vốn 100% và là Chủ tịch HĐQT, vợ ông Kiên là bà Đặng Ngọc Lan làm Tổng Giám đốc, ngành nghề là kinh doanh xây dựng công nghiệp, xây dựng nhà ở, kho, bãi đỗ xe, kinh doanh vàng bạc, đá quý, quảng cáo… Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội có vốn điều lệ 300 tỉ đồng do ông Kiên góp vốn 30% và là Chủ tịch HĐQT, Trần Ngọc Thanh làm Giám đốc với ngành nghề kinh doanh là bất động sản, xây dựng, thuê nhà ở và môi giới, đấu giá bất động sản. Công ty thứ ba là Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội có vốn điều lệ 500 tỉ đồng, trong đó ông Kiên góp 99% vốn và là Chủ tịch HĐQT, Lê Mạnh Hùng là Giám đốc, ngành nghề kinh doanh là mua bán vàng bạc đá quý, đại lý ngoại tệ, xây dựng, kinh doanh sân golf. Mặc dù cả 3 công ty trên đều không có chức năng kinh doanh đầu tư tài chính, phát hành và bán trái phiếu, thế nhưng, sau khi thành lập, ông Kiên đều chỉ đạo các công ty này thực hiện việc phát hành và bán trái phiếu của một số công ty cho một vài ngân hàng để vay nhiều tỉ đồng. Thời gian ông Kiên sử dụng 3 công ty trên phát hành và bán trái phiếu cho ngân hàng để vay tiền là tháng 3/2008 và tháng 10, 11/2010. Ngày 30/11/2010, ông Kiên vay tiền của một ngân hàng thông qua hình thức bán trái phiếu thời hạn 12 tháng, lãi suất tháng đầu 13,5%. Số tiền này sau đó được sử dụng để mua cổ phiếu của một ngân hàng khác, sau đó lại dùng chính số cổ phiếu đó để vay tiền ở ngân hàng mà ông ta đã bán trái phiếu. Để làm được điều này, ông Kiên đã chỉ đạo lập các phương án kinh doanh khống, nâng khống giá trị tài sản của doanh nghiệp, lập khống hồ sơ để mua cổ phiếu… việc làm của ông Kiên đã tạo ra vốn "ảo". Bầu Kiên bị bắt, số phận CLB Bóng đá Hà Nội sẽ ra sao? Trả lời báo chí, một lãnh đạo Tổng cục Thể dục - Thể thao khẳng định sự việc này không ảnh hưởng tới hoạt động của bóng đá Việt Nam bởi VPF chỉ là một doanh nghiệp tổ chức sự kiện. "Anh Kiên cũng chỉ giữ vị trí Phó chủ tịch HĐQT của công ty này. Trong trường hợp cần thiết, Tổng cục TDTT sẽ làm việc với VFF để có ý kiến chỉ đạo VPF". Tổng giám đốc VPF Phạm Ngọc Viễn đã ký một thông báo với nội dung khẳng định: "Việc ông Nguyễn Đức Kiên gặp sự cố không hay trong thời gian vừa qua, không liên quan gì tới Công ty VPF, là chuyện cá nhân của ông Kiên. Do đó sự việc này sẽ không ảnh hưởng đến các thành viên khác của HĐQT, cũng như hoạt động điều hành của Ban giám đốc công ty". Lo lắng nhất lúc này không ai khác là cầu thủ của CLB Bóng đá Hà Nội, bởi trước đó, ông bầu này đã lập một kế hoạch rất tỉ mỉ với hy vọng thay đổi ở mùa giải mới cho cả hai đội. Tuy nhiên, lúc này, tương lai của CLB sẽ ra sao vẫn là câu hỏi lớn chưa ai trả lời được.
|
|||
Nhóm PVTS |