Xe cán chó
Báo Trung Quốc nói Hoa Kỳ ‘kiêu ngạo’ trong việc trừng phạt Triều Tiên
Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc yêu cầu Mỹ phải kiềm chế sự “kiêu ngạo về đạo đức” đối với Triều Tiên.
Trung Quốc, đồng minh quan trọng nhất của Triều Tiên, đã bỏ phiếu tán thành lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng do Mỹ soạn thảo, được thông qua tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5/8. Các biện pháp trừng phạt dự kiến sẽ gây tổn hại 1/3 kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Triều Tiên.
Thông qua giới truyền thông nhà nước, Trung Quốc hôm nay (7/8) gửi đi một thông điệp rằng việc xử phạt Bình Nhưỡng phải được tiến hành đúng mục tiêu.
Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, có bài xã luận trên trang nhất rằng Triều Tiên phải bị trừng phạt vì vi phạm quy định của Liên Hợp Quốc, nhưng mỗi biện pháp cần phải chính xác.
“Xử phạt đến mức tối đa phải tránh gây tác động tiêu cực đến người dân bình thường và các nước thứ ba, tránh mang lại tai họa cho đất nước này khi xét đến các hoạt động trao đổi thương mại và kinh doanh bình thường, hợp pháp với thế giới bên ngoài, cũng như cuộc sống bình thường của người dân và tình hình nhân đạo”.
Bài báo nhấn mạnh: “Một cú đánh chính xác là phần thiết yếu của biện pháp trừng phạt.”
Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times), một ấn phẩm của Nhân dân Nhật báo, có một bài xã luận khác, nói rằng Hoa Kỳ cần phải kiềm chế sự “kiêu ngạo về đạo đức đối với Triều Tiên”.
“Phương Tây nên được nhắc nhở phải kiềm chế. Nếu họ tin rằng chỉ có Triều Tiên là đáng bị đổ lỗi về vấn đề hạt nhân này, chứ không Mỹ và Hàn Quốc, thì lối suy nghĩ bất hợp lý này sẽ không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng”, tờ Hoàn Cầu kết luận.
Triều Tiên bắt đầu xây dựng năng lực hạt nhân từ những năm 1950 với sự giúp đỡ của Liên Xô.
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt theo vĩ tuyến 38 với sự hiện diện của Liên Xô ở miền Bắc và Hoa Kỳ ở miền Nam.
Năm 1948, miền Bắc thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, với người đứng đầu là ông Kim Il Sung, ông nội của lãnh đạo Kim Jong Un hiện nay. Trong khi đó, miền nam bán đảo Triều Tiên thành lập chính phủ Hàn Quốc theo chủ nghĩa tư bản.
Hiện là đồng minh quan trọng nhất của Triều Tiên, Trung Quốc không có lợi ích gì khi Triều Tiên lâm vào bất ổn, NBC cho biết ý kiến của ông James Edward Hoare, nhà ngoại giao từng thành lập Đại sứ quán Anh ở Bình Nhưỡng vào năm 2001.
Nếu Hàn Quốc trở thành chính phủ hợp pháp của toàn bộ bán đảo Triều Tiên, điều đó sẽ dẫn đến một Triều Tiên thống nhất thân Hoa Kỳ. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng không muốn đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nhân đạo trong trường chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ và dòng người Triều Tiên tràn sang biên giới Trung Quốc, theo NBC.
Mai Lan
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Báo Trung Quốc nói Hoa Kỳ ‘kiêu ngạo’ trong việc trừng phạt Triều Tiên
Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc yêu cầu Mỹ phải kiềm chế sự “kiêu ngạo về đạo đức” đối với Triều Tiên.
Trung Quốc, đồng minh quan trọng nhất của Triều Tiên, đã bỏ phiếu tán thành lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng do Mỹ soạn thảo, được thông qua tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5/8. Các biện pháp trừng phạt dự kiến sẽ gây tổn hại 1/3 kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Triều Tiên.
Thông qua giới truyền thông nhà nước, Trung Quốc hôm nay (7/8) gửi đi một thông điệp rằng việc xử phạt Bình Nhưỡng phải được tiến hành đúng mục tiêu.
Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, có bài xã luận trên trang nhất rằng Triều Tiên phải bị trừng phạt vì vi phạm quy định của Liên Hợp Quốc, nhưng mỗi biện pháp cần phải chính xác.
“Xử phạt đến mức tối đa phải tránh gây tác động tiêu cực đến người dân bình thường và các nước thứ ba, tránh mang lại tai họa cho đất nước này khi xét đến các hoạt động trao đổi thương mại và kinh doanh bình thường, hợp pháp với thế giới bên ngoài, cũng như cuộc sống bình thường của người dân và tình hình nhân đạo”.
Bài báo nhấn mạnh: “Một cú đánh chính xác là phần thiết yếu của biện pháp trừng phạt.”
Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times), một ấn phẩm của Nhân dân Nhật báo, có một bài xã luận khác, nói rằng Hoa Kỳ cần phải kiềm chế sự “kiêu ngạo về đạo đức đối với Triều Tiên”.
“Phương Tây nên được nhắc nhở phải kiềm chế. Nếu họ tin rằng chỉ có Triều Tiên là đáng bị đổ lỗi về vấn đề hạt nhân này, chứ không Mỹ và Hàn Quốc, thì lối suy nghĩ bất hợp lý này sẽ không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng”, tờ Hoàn Cầu kết luận.
Triều Tiên bắt đầu xây dựng năng lực hạt nhân từ những năm 1950 với sự giúp đỡ của Liên Xô.
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt theo vĩ tuyến 38 với sự hiện diện của Liên Xô ở miền Bắc và Hoa Kỳ ở miền Nam.
Năm 1948, miền Bắc thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, với người đứng đầu là ông Kim Il Sung, ông nội của lãnh đạo Kim Jong Un hiện nay. Trong khi đó, miền nam bán đảo Triều Tiên thành lập chính phủ Hàn Quốc theo chủ nghĩa tư bản.
Hiện là đồng minh quan trọng nhất của Triều Tiên, Trung Quốc không có lợi ích gì khi Triều Tiên lâm vào bất ổn, NBC cho biết ý kiến của ông James Edward Hoare, nhà ngoại giao từng thành lập Đại sứ quán Anh ở Bình Nhưỡng vào năm 2001.
Nếu Hàn Quốc trở thành chính phủ hợp pháp của toàn bộ bán đảo Triều Tiên, điều đó sẽ dẫn đến một Triều Tiên thống nhất thân Hoa Kỳ. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng không muốn đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nhân đạo trong trường chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ và dòng người Triều Tiên tràn sang biên giới Trung Quốc, theo NBC.
Mai Lan