Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Bảy ngày tại Tân Cảnh

Vào khoảng cuối tháng 4 năm 1972, Tiểu đoàn 23 BĐQ, đang đóng gần thị xã Kontum, nhận được lệnh “nhảy” trực thăng vận vào mật khu của CS vì Sư đoàn 22




Thiếu tá Xuân (đi giữa) đang duyệt hàng quân


Chân dung tác giả.

- Ngày 10-6-60, tình nguyện vào khoá 10 Thành Tín, Liên Trường Võ khoa Thủ Đức.

- Tháng 8-61, ra trường với cấp bậc chuẩn úy, trung đội trưởng, thuộc Đại đội 348 BĐQ. Lần lượt thăng cấp Thiếu Uý năm 63, Trung Úy năm 65, Đại Uý đặc cách tại mặt trận năm 68, Thiếu tá năm 72, Trung Tá đặc cách tại mặt trận năm 1974.

- Lần lượt giữ các chức vu đại đội trưởng thuộc các tiểu đoàn 32, 33, 38 BĐQ; tiểu đoàn phó các tiểu đoàn 33, 30 BĐQ; tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 23 BĐQ từ 1971 đến 1974, Tiểu đoàn 88 BĐQ, liên đoàn phó các Liên đoàn 24 BĐQ, cuối cùng là Liên đoàn 8 BĐQ.

- Huy chương các loại bao gồm: 2 chiến thương, 1 ngành dương liêu, 3 ngôi sao vàng, 1 Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.

- Đã cùng đơn vị chiến đấu đến ngày cuối cùng 30-4-75, tại đài radar Phú Lâm, Saigon…

- Tù Cộng Sản 13 năm.

***
Vào khoảng cuối tháng 4 năm 1972, Tiểu đoàn 23 BĐQ, đang đóng gần thị xã Kontum, nhận được lệnh “nhảy” trực thăng vận vào mật khu của CS vì Sư đoàn 22 Bộ binh chỉ còn có TĐ của tôi, là đơn vị tăng phái trừ bị duy nhất còn sót lại, chưa có nhiệm vụ. Trước đây, qua lời khai của một tên VC bị ta bắt, vốn là bác sĩ của hậu cần B3, đã giúp chúng ta thu thập được một số tin tức quan trọng liên quan đến tình hình địch tại đông bắc Kontum. Đại tá Lê đức Đạt, Tư Lệnh Sư đoàn 22 BB, một phần vì nghi ngờ lời khai của tên tù binh, một phần muốn dùng đơn vị tăng phái để săn lùng địch, đồng thời muốn dùng TĐ như một mồi nhử để lực lượng chính của VC lộ diện, nên đã ra lệnh TĐ 23 BĐQ tham dự cuộc hành quân này.

Quan sát kỹ trên bản đồ, tôi phỏng đoán đây là một một ngọn đồi vô danh khá lớn, được xác định bằng vòng cao độ giống như hàng trăm, hàng ngàn vòng cao độ khác mà TĐ đã đi qua. Phía nam mục tiêu là Quốc Lộ 24, chạy ngoằn ngoèo như một con rắn giữa núi rừng trùng điệp chạy dài từ tây sang đông vào mật khu An Lão, Bắc Bình Định, và Nam Quảng Ngãi. Phía tây là Quốc lộ 14, đường nối liền Kontum, Võ Định, Diên Bình, Tân Cảnh. Những điạ danh xa lạ bao quanh mục tiêu là Dak Hoa, Kontum Plan, Kondo Dang, Dak Ploi… Nơi đây cách thị xã Kontum khoảng trên 25km, trên đường vào Tân Cảnh, một điạ danh quen thuộc với các đơn vị BĐQ tiếp ứng vùng II.

Ngày D, tôi ngồi trên trực thăng CNC, cùng Ban 3 TĐ và hai hiệu thính viên, để tiện quan sát mục tiêu và theo dõi việc đổ quân. Trên đường bay, căn cứ Charlie của tiểu đoàn 2 Nhảy Dù thoáng hiện ra bên trái hướng bay, nằm gần vòng cao độ 1416. Đây là một ngọn đồi khá cao hình yên ngựa, cùng các ngọn đồi trùng điệp chung quanh, gần Polei Kleng nơi tiểu đoàn 62 BĐQ do Đại Uý Bửu Chuyển làm Tiểu đoàn trưởng, và Trung Úy Phan thái Bình làm Tiểu đoàn phó. Khác biệt rõ với màu xanh quen thuộc của núi rừng Tây nguyên, nơi đây đã trở thành một vùng đất trần trụi không cây cối, hoang vu với những vạt đất đỏ loang lổ hình thù quái dị vì bị pháo địch cày sới nhiều lần, mà thời gian chưa đủ để cây cối mọc trở lại che lấp những vết thương. Tôi chợt thấy một hố khá lớn do đạn pháo đào thành nằm gần giữa ngọn đồi. Phải chăng chỗ này là nơi cố Tr/T Nguyễn đình Bảo đã lãnh viên đạn oan nghiệt cuối đời? Tôi chợt xúc động khi nghĩ đến ông, và những quân nhân không được nhắc tên của TĐ 2 ND, đã hy sinh tại đây cho sự sống còn của đơn vị. Sự hy sinh của các anh sẽ được ngàn đời nhắc đến.

Nhớ đến công việc, tôi gạt ra khỏi đầu ngay mọi ý nghĩ vu vơ, tập trung vào nhiệm vụ. Mục tiêu, một cái đồi khá lớn cây cối che phủ một phần, dần hiện ra trước mắt, chung quanh là những ngọn đồi nhỏ và thấp hơn, và cũng bị một phần cây che kín. Một khoảng trống dài nằm gần ngay bên cạnh, chút nữa sẽ được dùng làm bãi đổ quân. Xa hơn nưã là núi đồi phủ đầy cây trùng trùng điệp điệp, rất bất lợi cho quan sát và yểm trợ không quân.

Hợp đoàn trực thăng đổ quân, với gunship theo yểm trợ, đã được VC đón chào bằng phòng không 12.8mm. Tôi ra lệnh cho Đại đội 3, là đại đội vừa nhảy đầu xuống bãi đáp, phải bố trí phòng thủ tạm thời và chờ lệnh. Trong khi đổ quân đợt 2, tôi ra lệnh đại đội 1 trám chỗ Đại đội 3 ngay sau khi xuống, và Đại đội 3 tức tốc di hành sang ngọn đồi kế bên để lục soát, lập tiền đồn để tránh bãi đáp khỏi phải tập trung đông quân.

Đợt đổ quân thứ ba là Đại đội 2 + Ban chỉ huy tiểu đoàn. Vừa xuống bãi đáp thì một gunship bị phòng không địch bắn rớt. Phi hành đoàn phải bay đi tiếp cứu các viên phi công và xạ thủ, nên tôi yêu cầu cho xuống với Tiểu đoàn trừ của tôi. Đồng thời, tôi báo cáo về Liên đoàn cho biết tình hình, cũng như cho biết trực thăng không thể tiếp tục đổ quân, và yểm trợ hoả lực cho TĐ được nữa. Vì Đại đội 4 của Tr/U Độ, và Đại Uý Huỳnh thành Xê -Tiểu đoàn phó, vẫn nằm kẹt lại tại phi trường, nên tôi đề nghị giao lại quyền chỉ huy cho Liên đoàn. (Khi tôi theo CNC để chỉ huy việc đổ quân, thì Đại Uý Xê, Tiểu đoàn phó, có nhiệm vụ ở lại bãi đáp để lo việc bốc quân và vào sau theo Đại dội 4.)

Trong khi di chuyển, Tr/U Cần báo cáo đã nghe nhiều tiếng heo chạy

trong rừng. Với kinh nghiệm sẵn có, tôi biết chắc TĐ đã “nhảy” đúng vị trí của một căn cứ hậu cần của CS. Đơn vị canh phòng của bọn chúng chắc chắn sẽ phát động các đợt tấn công mãnh liệt vào TĐ. Mặt trận này do chúng chọn sẵn nên chúng sẽ pháo kích ồ ạt trước khi cho bộ binh tràn ngập mục tiêu. Bọn chúng, như bày ong thợ, sẽ hy sinh bằng mọi giá, bất chấp thiệt hại, để bảo vệ đơn vị đầu não của mình. Tôi đã cùng Ban 3 nghiên cứu các điểm nghi ngờ có địch tập trung, kiếm soát lại điểm đứng và chuẩn bị các hoả tập tiên liệu.

Lúc này là khoảng 4 giờ chiều, trời cao nguyên nhiều sương mù, và mây thấp. Tiểu đoàn không còn được sự yểm trợ trực tiếp của không quân, nên tôi đã ra lệnh cho ba đại đội tạm thời bố trí, đào hầm phòng thủ. Đại đội 3 là tiền cứ, trong khi đại đội 1 và 2 cùng tiểu đội thám báo, tiểu đội vũ khí nặng phòng thủ chung.

Đột nhiên, tiếng súng nổ ròn vang lên ở phía trước. Tiếng nổ chát chuá của phòng không 12.8mm, của 122mm, súng cối 82mm, không giật 57mm, cùng tiếng AK, và B40 của VC hướng về TĐ, hoà lẫn tiếng M16 về phía địch, cùng tiếng ỳ oành của M79, vang lên liên hồi. Thỉnh thoảng có tiếng nổ của mìn claymore. Rất may, đại đội 3 đã lập xong tuyến phòng thủ tạm thời thì địch tấn công… Tôi cầm combination gọi đại độỉ 3 (để độc giả tiện theo dỏi, tôi dùng bạch văn),

- 3, đây Long Vương gọi. (Long Vương là danh hiệu truyền tin của tôi. Danh hiệu này có trước khi tôi về TĐ)

- 3 nghe.

- Sao rồi. Mấy đứa có hầm hố chưa?

- Chúng nó đang pháo kích và tấn công tôi. Hầm hố thì đào xong rồi. Tụi nó đang bắn trực xạ từ đồi trước mặt vào các “con” của tôi. Xin yểm trợ.

Qua giọng nói bình tĩnh, thận trọng của Tr Uý Cần, một SQ đại đội trưởng gan dạ, tôi biết anh đang cân nhắc điều động đại đội của mình. Tôi cho anh biết điểm đứng của mình và của Tiếu đoàn để có những phản ứng thích hợp. Tôi nói,

- Yên trí. Để tôi xin pháo binh. Củng cố hầm hố cẩn thận. Đợi chúng lên thì tung lựu đạn.

Tôi ra lệnh viên Thiếu Uý delo điều chỉnh tác xạ vào các điểm nghi ngờ, kể cả thông thuỷ duới chân đồi gần sát đại đội 3. Tiếng pháo “depart” dội lên từ xa, rít vượt qua đầu, và tiếng nổ ấm gần mang lại đôi chút cảm giác an toàn cho toàn đơn vị. Vì ngọn đồi, nơi chúng tôi đổ quân xuống, cách căn cứ hoả lực của Liên đoàn trên dưới 10 km về hướng đông bắc của LĐ, nên pháo binh 155mm phải bắn qua đầu vị trí của Tiểu đoàn, mới có thể yểm trợ cho Đại đội 3 được. Tôi phải chấm mục tiêu bắn khá xa với vị trí phòng thủ vì sợ tản đạn, nên địch bám sát vị trí phòng thủ của Đại đội 3 không bị tiêu diệt như ý.

Mưa nặng hạt khi trời xẫm tối thì tiếng súng của địch giảm hẳn. Tôi biết chúng không thể tấn công được nưã nên yêu cầu Tr/U Cần cho binh sĩ đào hầm sâu thêm, chặt cây làm nắp, phòng thủ kỹ bằng bẫy lựu đạn, mìn claymore, và hạn chế vô tuyến. Chỉ dùng lựu đạn khi địch bò lên, mục đích là để bọn chúng không thể phát giác chính xác vị trí đóng quân của ta.

Địch vẫn tiếp tục pháo với cường độ vưà phải vào vị trí đại đội 3 và nơi đóng quân của tiểu đoàn. Qua tiếng lựu đạn, tiếng AK xé gió suốt đêm, tiếng B40, cùng tiếng mìn claymore thỉnh thoảng nổ, tôi biết địch đang cố gắng bò lên phòng tuyến của đại đội 3. Trong đêm bọn chúng cũng bò lên chỗ của đại đội 1 và 2 nhiều lần để thăm dò và đều được đáp trả bằng lựu đạn. Đêm nay, tiểu đoàn có “hoả long” bao vùng.

Ngày D+1, lúc 5giờ sáng, địch lại dùng bộ binh tấn công. Trung Uý Cần báo cáo địch quá nhiều nên khó có thể giữ vững được vị trí. Tôi cho điều chỉnh pháo binh bắn thật gần, rồi ra lệnh ĐĐ2 yểm trợ để rút ĐĐ3 về TĐ, phòng thủ chung. Lúc này có 3 đại đội, nên vị trí phòng ngự bung ra lớn hơn một chút. Địch tiếp tục pháo kích và bám sát. Pháo binh của căn cứ hoả lực phía sau tiếp tục bắn vào các điểm nghi ngờ do TĐ chọn lựa. Vài phi vụ skyraider lên vùng yểm trợ, bỏ bom các vị trí nghi ngờ có phòng không và pháo binh của địch.

Các đại đội đang cho binh sĩ đào hầm sâu, che nắp, đào giao thông hào để phòng thủ lâu dài, vì TĐ đã bị chúng bao vây. Khoảng 12 giờ trưa, sau một đợt pháo kích dữ dội, địch lại tấn công bằng bộ binh vào vị trí của các đại đội. Tôi đang lo điều động các “con” phản công, ngõ hầu ngăn chặn địch đang tràn lên, thì trong máy truyền tin nội bộ, liên lạc giữa TĐ với các đại đội, có tiếng rè rè gọi,

- Long Vương, đây Thần Phong gọi.

Tiếng của Thiếu Tá Sơn, một pilot khu trục lỗi lạc và gan dạ của chiến trường Pleiku, một ca sĩ, một dancer nổi tiếng của Phượng Hoàng, và cũng là một bạn nhậu của tôi, vang lên. (Vì đã quá lâu tôi không thể nhớ danh hiệu truyền tin của anh, nên tôi đặt là Thần Phong cho bạn đọc tiện theo dõi)

Mỗi lần lên yểm trợ cho đơn vị ở dưới đất, khi biết là Tiểu đoàn 23 BĐQ thì anh vào thẳng tần số nội bộ của TĐ để tiện việc liên lạc, khỏi phải qua trung gian của L19.

- Bạn thấy vị trí của tôi chưa?

- Thấy rõ lắm.

- Tụi nó bám rất sát phòng tuyến của TĐ, và đang đánh rát lắm. Bạn lấy hướng 3 giờ của tôi và đánh sát tuyến ngoài cùng 100m. Được không?

- OK! Cho“con cái” của bạn ẩn núp cẩn thận.

Tôi liên lạc trực tiếp với skyraider, ra lệnh Đại đội 3 quăng khói màu xác định vị trí tuyến phòng thủ, ra lệnh các “con cái” nhảy xuồng hầm khi bom bỏ. Vì địch bám sát phía đông bắc của ngọn đồi, nên tôi yêu cầu skyraider sẽ “đánh” sát vị trí phòng thủ Đại đội 3 khoảng 100m. Chiếc máy bay skyraider bất chấp nguy hiểm, gào thét trên không, xuyên thẳng qua lưới đạn phòng không của địch, sà ngay xuống mục tiêu thả những quả bom napalm.

Từ trong hầm, tôi nhìn thấy những cuộn lưả khổng lồ chắn ngang ta và địch, vài mảnh bom rít lên bay ngang qua đầu.

Sức nóng khủng khiếp của bom napalm đã huỷ diệt mọi thứ trên đường đi, đã cắt đứt nỗ lực tấn công của VC, nên bọn chúng đã phải rút ra xa khỏi vị trí đóng quân của ta. Toán thả bom, 2 chiếc skyraider, vần vũ trên trời, tiếp tục bắn đại bác 20mm xuống các vị trí xung quanh.

- Thần Phong, đây Long Vương gọi. Cám ơn bạn hiền nhiều.

- Không có gì, mình là bạn. Tôi chấm dứt phi vụ. Sẽ có 2 phi tuần khác lên thay thế.

- OK! Bạn đánh đẹp lắm.

Nhưng Thiếu Úy Giao, Đại đội trưởng Đại đội 2, bị thương vì mảnh bom văng trúng. Anh là một sĩ quan trẻ, gan dạ, và tận tâm với đơn vị. Vì địch bám sát phòng tuyến nên anh không thể ở yên trong hầm khi skyraider bỏ bom. Anh đã phải nhô đầu lên quan sát mục tiêu, phòng VC bất ngờ bò lên, nên anh bị một mảnh đạn vào mắt. Băng bó xong, anh tiếp tục ở lại chỉ huy đại đội, và cùng chiến đấu với tiểu đoàn cho đến khi được tải thương. Thật buồn lòng, khi tôi biết anh bị mù một mắt, tôi đã không giúp gì được cho anh sau đó vì bận hành quân liên miên.

Trong những ngày kế tiếp, CNC của Bình Minh (danh hiệu truyền tin của Trung Tá Chung thanh Tòng, Liên đoàn trưởng) luôn lên quan sát và liên lạc với TĐ, nhưng không thể vào vùng hành quân vì phòng không của địch quá mạnh.

Địch ngừng tấn công. Trời lại mưa khi xẫm tối, nhờ thế mà đơn vị tôi có nước uống. Tôi lại ra lệnh các đại đội kiểm soát “con cái”, cũng như củng cố vị trí phòng thủ. Cùng Ban 3 kiểm soát các hoả tập tiên liệu, tôi đã có kế hoạch, đặt ra nhiều cách chuyển quân khi tình hình xấu nhất có thể xảy ra, kể cả việc dùng tiểu đội thám báo ít ỏi, và cả tiểu đội vũ khí nặng làm thành phần trừ bị duy nhất tung vào mặt trận để trám chỗ khi cần.

Như đêm trước, địch tiếp tục bò vào vị trí cả bốn mặt. Tôi ra lệnh đáp trả bằng lựu đạn. Trên không có “hoả long” bao vùng nên áp lực địch cũng không nặng lắm. Lại có thêm người bị thương. Tôi yêu cầu các đại đội chuyển các thương binh nặng về quanh giao thông hào của Ban tham mưu TĐ. Ngày hôm ấy, TĐ vẫn không được tải thưởng, tiếp tế đạn dược.

Các ngày D+2, D+3 kế tiếp, địch tiếp tục pháo kích khi nhiều khi ít, và bộ binh địch tổ chức tấn công lai rai. Ban ngày, skyraider yểm trợ và bắn phá các vị trí địch. Đêm đến “hoả long” tiếp tục bao vùng. Khi địch bò lên tấn công trong đêm, TĐ đáp trả bằng pháo binh, và lựu đạn. Vẫn chưa có máy bay tiếp tế và tải thương. Lại có thêm người bị thương.

Ngày D+4, tôi cho Đại đội 1 bung ra lục soát và tìm đường rút, nhưng đã bị chận đánh dữ dội dưới bờ suối. Đã có một số mất tích và bị thương nên ĐĐ1 đành quay lại phòng thủ chung với TĐ. Tiểu đoàn vẫn giữ vững vị trí mặc dầu bị tấn công liên tục bằng những đợt pháo kích dữ dội, những lần xung phong tự sát của địch.

Rồi pháo của địch giảm, dường như không quân và pháo binh của ta đã gây cho chúng thiệt hại năng nề? Các cuộc tấn công bằng bộ binh của địch cũng giảm. Phải chăng chúng không còn quân? Hay chúng đang chuẩn bị âm mưu gì khác? Đơn vị vẫn không được tiếp tế, tải thương. Đạn dược đã gần hết. Tôi ra lệnh tiết kiệm đạn.

Đêm nay không mưa nên toàn bộ tiểu đoàn phải nhịn khát, nhưng nhờ thế “hoả long” lên vùng sớm hơn. Một giọng nói lạ vang lên từ máy nội bộ,

- Long Vương, đây Hoả Long 2 gọi.

- Hoả Long 2, đây Long Vương. Bạn thấy ánh đèn chớp của tôi chưa? (Tôi đã bỏ một cái đèn chớp vào nón sắt, và để trên nắp hầm để làm dấu cho hoả long bao vùng)

- Thấy rỏ. Tại sao bạn vẫn nằm một chỗ?

- Chưa nhúc nhích được, bạn ơi.

- Bạn cần gì?

- Đèn bấm của tôi là tâm điểm. Bán kính 50m là tuyến phòng thủ của đơn vị tôi. Bạn bắn xa tâm điểm 100m, được không?

- OK! Tôi bắn đây.

Nhờ được bao vùng cả đêm nên TĐ đỡ bị tấn công dồn dập.

Ngày D+5, sau nhiều ngày mây mù, và mưa gió, trời trở lại trong xanh thuận lợi cho không quân. Khoảng 9 giờ sáng, đoàn trực thăng tiếp tế bay vào được vị trí. Trong khi gunship bắn chung quanh, đoàn trực thăng hạ cánh. Ba chiếc đầu tiếp tế lương thực và đạn được, sau đó bốc Thiếu Úy Giao, binh sĩ bị thương nặng, và tử sĩ. Chiếc thứ tư tiếp tế nước bằng ống đạn 155mm. Nhưng khi bay lên thì chiếc này bị trúng đạn của địch nên rơi đúng ngay trên giao thông hào của Ban chỉ huy TĐ. Rất may mắn tôi và các ngưòi lính tuỳ tùng đã nhảy kịp xuống hầm. 2 phi công và 2 phụ xạ thủ, cùng đám thương binh nhẹ cũng may mắn thoát chết chạy ra ngoài. Một lúc sau, một chiếc trực thăng khác đã bốc họ ra khỏi căn cứ.

Trong khi phi hành đoàn chờ được tiếp cứu, viên phi công trực thăng cho biết anh ta đã không nhận ra điểm đóng quân của tiểu đoàn, vì chỉ sau mấy ngày ngọn đồi đã bị tàn phá khủng khiếp. Anh ta nói,

- Dường như nó nhỏ hơn, bị cày sới tan nát, và không còn cây nào đứng vững…

Đêm hôm đó, tôi đã ra lệnh đục lỗ bình xăng cho thoát xuống đồi vì e rằng nếu VC bắn trúng trực thăng một lần nưã có thể gây đám cháy nổ lớn.

Khác với bình thường, địch lại xung phong vào vị trí phòng thủ của TĐ. Tiếng la thét của bọn VC vang khắp bốn phía trong khi các súng cộng đồng của chúng bắn dữ dội vào vị trí của quân ta, cũng như hò reo xung phong… Trong đêm đen không một chút ánh sáng của núi rừng Kontum, thỉnh thoảng những vệt lửa của đạn địch xé rách bầu trời, đan lẫn nhau từ dưới bắn lên, từ chung quanh hướng tới, từ xa bắn về vị trí phòng thủ. Tôi trấn an binh sĩ bảo họ không cần để ý vì đó chỉ là hành động áp đảo tinh thần, nếu thấy nghi ngờ thì tung lựu đạn vì đạn dược vừa được tiếp tế khá dồi dào. Tôi điều chỉnh “hoả long” bắn vào các điểm sát tuyến phòng thủ. Những vệt đạn lửa trút xuống chung quanh vị trí đóng quân, kèm tiếng kêu như bò rống quen thuộc của minigun 6 nòng, đã khiến địch không thể tấn công mạnh.

Khi liên lạc với Liên đoàn, Bình Minh (danh hiệu của Liên đoàn trưởng) đã ra lệnh cho tôi chuẩn bị rút quân vào sáng ngày hôm sau ra khỏi vị trí, vì mục tiêu cuộc hành quân đã đạt được. Bình Minh đã cho tôi biết, ngày hôm sau, lúc 6 giờ sáng sẽ có một “Box” B52 thả cách nơi đóng quân khoảng 2 km trên đường về, 8 giờ sáng sẽ có “Box” B52 thứ nhì thả cách căn cứ 6 km về hướng tây bắc căn cứ, giúp cho việc rút quân của TĐ được dễ dàng. Trong khi pháo binh bắn vào các các hoả tập tiên liệu, TĐ phải chuyển quân theo đúng kế hoạch do Liên đoàn đề ra.

Sáng sớm ngày D+6, tiểu đoàn đã sẵn sàng, tôi ra lệnh tập trung các thương binh còn sót lại chưa kịp tải thương, và giao cho tiểu đội thám báo phụ trách mang theo. Lúc 6 giờ, một “box” B52 đã thả bom cách căn cứ 6 km, sai với dự trù. Trước 8 giờ sáng, pháo binh của LĐ đã tác xạ vào các điểm tiên liệu. Tuy nhiên, khác với mong mỏi, vừa xuống đến lưng chừng chân đồi thì đại đội 1, do Tr Uý Thuận làm đại đội trưởng, đi đầu bị đụng nặng vì VC đã đào hầm, ngăn chặn quân ta. Khi bị khựng lại, tôi và Đại đội 2 nhào lên phụ với Đại đội 1”tapi” bọn VC đang chặn đầu. Khi chiếm xong mục tiêu thì Đại đội 1 vượt lên trước, trong khi tôi và Đại đội 2 nằm lại tại vị trí vừa thanh toán mấy tên VC xong, chờ Đại đội 3 rút theo.

Đại đội 1 vừa vượt qua được tuyến chặn hậu của VC thì tôi chợt nghe tiếng hú đặc biệt của bom do B52 ném, đang rơi. Tôi cảm thấy hơi khó thở, đất lung lay, rung chuyển liên tục. Cơn chấn động đã làm cơ thể tôi bị rung động từng hồi vì bom đã ném quá gần. Từng cụm biển lửa nối dài, cao hàng vài chục mét, làm thành một đường dài cắt ngang tuyến rút lui của TĐ. “Box” B52 thứ hai đã thả xuống sát đại đội đi đầu không đúng kế hoạch, bên kia ngọn đồi mà TĐ tôi sắp sửa leo lên. Vì lý do nào đó, B52 đã bỏ bom sai điạ điểm. Do đâu? Tôi liên lạc ngay với Tr. Úy Thuận. May mắn, đại đội không bị tổn thất. Thật hú hồn vì chúng tôi cần nhổ 3, 4 chốt của địch trên đường rút lui nên chậm tiến quân. Nhờ vậy mà đơn vị được an toàn. Nếu TĐ không gặp VC chặn đánh dưới thông thuỷ thì TĐ sẽ lãnh “box” bom này. Lúc đó thì hậu quả không biết đâu mà lường.

Được phi cơ yểm trợ, chúng tôi an toàn rút lui. Đến 6 giờ chiều, Tiểu đoàn bắt tay được với Tiểu đoàn 11 BĐQ vào tiếp viện, và rút ra Quốc lộ 14 vào lúc 10 giờ đêm. Khi đi ngang chỗ B52 rải thảm, tôi đã thấy nhiều xác VC chết, và các súng bỏ lại, nhưng vì sự an toàn của TĐ, cũng như binh sĩ đã kiệt lực sau những trận đánh, nên tôi đã ra lệnh tiếp tục đi mà không ở lại lục soát thu chiến lợi phẩm.

Khi vưà rời căn cứ, Tr U Cần, đại đội trưởng đại đội 3, đi chặn hậu báo cho tôi biết khi người lính cuối cùng của đại đội rời khỏi căn cứ thì một toán lính VC với quân phục xanh đã tràn lên giao thông hào nơi Ban Chỉ huy Tiểu đoàn đóng. Họ đã ngây ngô leo lên chiếc trực thăng bị bắn rơi… giành nhau súng đại liên của máy bay hay tìm kiếm… thức ăn? Họ không biết, theo kế hoạch, rằng chỉ 2 phút nữa thì ít nhất hai (2) pháo đội 100 tràng, bắn hiệu quả TOT, sẽ rót vào căn cứ. Họ không biết rằng theo kế hoạch, 12 khẩu súng bắn cùng một lúc, sẽ bắn 1200 quả đạn, sẽ nổ trên không, nổ chạm đất, nổ sâu trong lòng đất, được phân bố đều chung quanh và trên vị trí vừa đóng quân của Tiểu đoàn 23 BĐQ. Theo kế hoạch, sau đó ngay tức khắc là vài phi vụ skyraider sẽ trút xuống đây những quả bom napal 500 cân Anh. Với chiến thuật này, sẽ không còn một sinh vật nào còn tồn tại sau đợt oanh tạc. Những tên VC ngờ nghệch kia có thoát được không? Tôi không biết chắc.

Một thời gian sau, phòng 7 Bộ TTM, sau khi thả các toán trinh sát vào vùng của VC để tìm hiểu, và sau khi kiểm thính lại, đã kết luận rằng bọn chúng đã bị tổn thất rất nặng sau trận đánh với TĐ 23 BĐQ. Nguyên một trung đoàn bảo vệ hậu cần của mặt trận B3 đã bị xoá sổ. Trung đoàn này nay đã biến thành một đại đội vận tải vì không còn quân, nên không thể phục hồi. TĐ 23 BĐQ trừ (-), chỉ với 3 đại đội chiến, đã chiến đấu anh dũng trong suốt 7 ngày đêm với sự yểm trợ tích cực của pháo binh, và không quân. Mặc dầu, không được tiếp tế đạn dược, lương thực, và tải thương, nhưng TĐ đã kiên cường bẻ gãy nhiều đợt tấn công, qua nhiều ngày đêm, trong vùng địch kiểm soát. Mặc dầu đơn vị bị tổn thất hơi nặng so với các cuộc hành quân trước, nhưng tiểu đoàn đã bảo toàn được lực lượng, mang được toàn bộ thương binh, về đến điểm an toàn.

Mục tiêu của cuộc hành quân, là tìm và tiêu diệt địch, là “mồi nhử” đã hoàn thành. Vị trí đơn vị hậu cần B3 đã bị lộ, hầu hết đã bị phá huỷ. Đây là kết quả của sự chiến đấu gan dạ, thông minh trong xử trí của cả tiểu đoàn, bao gồm tất cà SQ, Hạ sĩ quan, và binh sĩ, của những kẻ “coi mạng sống nhẹ tựa lông hồng”. Đây cũng là công trạng của các đơn vị pháo binh, không bao giờ được nhắc đến trong những lần tuyên dương sau trận đánh, gồm những Sĩ quan, Hạ sĩ quan, và binh sĩ đã miệt mài tính xạ bảng, tiếp đạn cho tuyến đầu, yểm trợ cho tiểu đoàn của tôi nhanh chóng và chính xác. Khi vưà rời căn cứ, tôi rất buồn lòng khi biết viên sĩ quan “delo”, và hiệu thính viên bị mất tích không theo được cùng đơn vị.

Đặc biệt, đây cũng là chiến công của các đơn vị skyraider, của “hoả long”, của các gunship, và đơn vị trực thăng (có thể là của các phi đoàn 229, 235, và 215,…), mà mỗi lần ra đi là một lần không hẹn trở về. Khi tận mắt chứng kiến máy bay của họ lao vào lưới đạn của quân thù mới thấy những nguy hiểm tột cùng đang chờ đón, bủa vây lấy họ, vì lưới đạn phòng không của địch như con quái vật sẵn sàng nuốt chửng lấy những người không may mắn.

Nhìn thấy những chiếc gunship yểm trợ trực tiếp chung quanh canh cứ, từng 25m, mà lằn ranh giữa ta và địch đôi khi bị trộn lẫn, chúng ta mới thấy sự điểu khiển chính xác chiếc máy bay, và lòng can đảm của những người phi công trẻ. Họ đã lái những chiếc trực thăng đáp xuống vị trí đóng quân của TĐ 23 BĐQ đang bị pháo kích tơi bời, không nghĩ đến sống còn, để tiếp tế và tải thương.

Nói cho cùng, họ như chúng tôi, dù nhiệm vụ có khác nhau, đang chơi trò chơi sấp ngửa mà vật cá độ là mạng sống của chính mình. Dù có trải qua hàng trăm trận thì chúng tôi cũng giống như đứa trẻ thơ vô tội, nhỏ bé trước một thần chết ác độc, khổng lồ. Sự sống của chúng tôi nằm ngoài khả năng bảo vệ của chính mình, mà là sự may mắn, mà chúng ta coi đó là định mệnh.

Cái mà chúng tôi vượt qua được ranh giới cuối cùng chính là niềm tin vào chính nghĩa và trách nhiệm phải làm tròn.

Tôi về BCH Liên đoàn gặp Tr/Tá Tòng. Qua câu chuyện với ông thì tôi mới hiểu ra rằng LĐ2 BĐQ, theo lệnh của Trung Tướng Ngô Du, Tư lệnh Quân Đoàn II, đã nắm lại quyền điều khiển TĐ của tôi từ ngay đầu cuộc hành quân. Sư đoàn 22 bộ binh chỉ còn giữ nhiệm vụ yểm trợ gián tiếp. Liên đoàn đã dùng các căn cứ hoả lực trên QL 14, kể cả ở Diên Bình và Tân Cảnh, để yểm trợ, cũng như sẵn sàng tung các tiểu đoàn 11 và 22 BĐQ vào cứu ứng, nếu cần. Trung Tướng Ngô Du, sau khi quan sát tình hình chiến sự tại Kontum, đã thắc mắc, “Tại sao chỉ còn một tiểu đoàn trừ bị lại tung đi hành quân xa thế?” Nếu tình hình xấu đi thì “lấy ai mà cứu nó?”

Vì cuộc hành quân quá quan trọng, nên đích thân Tr Tướng Ngô Du và viên cố vấn Hoa Kỳ Paul Vann, cố vấn trưởng Quân đoàn II, đã bay đến tận căn cứ của Liên đoàn 2 để nghe Trung Tá Tòng thuyết trình. Chính Paul Vann đã yêu cầu thực hiện các “ box” B52 này. Hàng ngày vẫn có Đại Tá Lê đức Đạt và viên cố vấn Mỹ tại Bộ Chỉ huy Sư đoàn 22 bộ binh, “bay” CNC theo dõi, và ra các lệnh cho Liên đoàn 2, nhưng vì phòng không địch quá mạnh, nên chỉ có thể quan sát từ xa.

“Box” B52 đánh chặn (sai kế hoạch?) khiến việc rút quân của TĐ, cũng như việc cứu viện của TĐ 11 BĐQ bị chậm lại. Nhưng cũng nhờ như vậy nên TĐ mới rút lui được an toàn vì VC không có thì giờ dồn quân ngăn chận đường rút quân. Khi quan sát từ CNC, LĐ đã nhận xét rằng chính “box” B52 này đã gây tổn thất rất lớn cho VC.

Có người hỏi tôi có xúc cảm gì trong trận đánh. Có lẽ, tôi đã trải qua nhiều nguy hiểm trong cuộc đời chinh chiến nên tôi đã không có bất cứ cảm xúc nào rõ rệt. Tâm trạng tôi như chai lỳ, không xúc động, không sợ hãi, không ngạc nhiên trước các biến cố bất thường, vì phải hoàn toàn tập trung vào công việc trước mắt. Nếu có thì chỉ là những ý nghĩ vụn vặt thoáng qua.

Nhưng, khi về đến điạ điểm an toàn thì nỗi thương cảm về những thuộc cấp đã mất, đã bị thương, về những mất mát không thể bù đắp của gia đình họ, đã làm tôi trăn trở khôn nguôi, đôi lúc làm tôi thầm rơi nước mắt. Nhiều lần, đi ngang qua trại gia binh sau một trận đánh, tôi đã vội quay đi để che dấu sự bối rối, xúc động, khi nghe tiếng khóc xé ruột gan, tuyệt vọng của những người vợ về nỗi bất hạnh tột cùng của mình, tiếng khóc ai oán của người con mất cha, tiếng oán than trách cứ đất trời của những người mẹ mất con.

Tỉnh giấc giưã đêm khuya thanh vắng, bàng hoàng sau cơn mộng mị, nghĩ đến trách nhiệm với gia đình, và những nguy hiểm cận kề, tôi không khỏi thoáng giật mình.

Tiểu đoàn được bổ xung quân số, trang bị, nghỉ ngơi vài ngày và lại lên đường…

Trịnh Thanh Xuân

 

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bảy ngày tại Tân Cảnh

Vào khoảng cuối tháng 4 năm 1972, Tiểu đoàn 23 BĐQ, đang đóng gần thị xã Kontum, nhận được lệnh “nhảy” trực thăng vận vào mật khu của CS vì Sư đoàn 22




Thiếu tá Xuân (đi giữa) đang duyệt hàng quân


Chân dung tác giả.

- Ngày 10-6-60, tình nguyện vào khoá 10 Thành Tín, Liên Trường Võ khoa Thủ Đức.

- Tháng 8-61, ra trường với cấp bậc chuẩn úy, trung đội trưởng, thuộc Đại đội 348 BĐQ. Lần lượt thăng cấp Thiếu Uý năm 63, Trung Úy năm 65, Đại Uý đặc cách tại mặt trận năm 68, Thiếu tá năm 72, Trung Tá đặc cách tại mặt trận năm 1974.

- Lần lượt giữ các chức vu đại đội trưởng thuộc các tiểu đoàn 32, 33, 38 BĐQ; tiểu đoàn phó các tiểu đoàn 33, 30 BĐQ; tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 23 BĐQ từ 1971 đến 1974, Tiểu đoàn 88 BĐQ, liên đoàn phó các Liên đoàn 24 BĐQ, cuối cùng là Liên đoàn 8 BĐQ.

- Huy chương các loại bao gồm: 2 chiến thương, 1 ngành dương liêu, 3 ngôi sao vàng, 1 Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.

- Đã cùng đơn vị chiến đấu đến ngày cuối cùng 30-4-75, tại đài radar Phú Lâm, Saigon…

- Tù Cộng Sản 13 năm.

***
Vào khoảng cuối tháng 4 năm 1972, Tiểu đoàn 23 BĐQ, đang đóng gần thị xã Kontum, nhận được lệnh “nhảy” trực thăng vận vào mật khu của CS vì Sư đoàn 22 Bộ binh chỉ còn có TĐ của tôi, là đơn vị tăng phái trừ bị duy nhất còn sót lại, chưa có nhiệm vụ. Trước đây, qua lời khai của một tên VC bị ta bắt, vốn là bác sĩ của hậu cần B3, đã giúp chúng ta thu thập được một số tin tức quan trọng liên quan đến tình hình địch tại đông bắc Kontum. Đại tá Lê đức Đạt, Tư Lệnh Sư đoàn 22 BB, một phần vì nghi ngờ lời khai của tên tù binh, một phần muốn dùng đơn vị tăng phái để săn lùng địch, đồng thời muốn dùng TĐ như một mồi nhử để lực lượng chính của VC lộ diện, nên đã ra lệnh TĐ 23 BĐQ tham dự cuộc hành quân này.

Quan sát kỹ trên bản đồ, tôi phỏng đoán đây là một một ngọn đồi vô danh khá lớn, được xác định bằng vòng cao độ giống như hàng trăm, hàng ngàn vòng cao độ khác mà TĐ đã đi qua. Phía nam mục tiêu là Quốc Lộ 24, chạy ngoằn ngoèo như một con rắn giữa núi rừng trùng điệp chạy dài từ tây sang đông vào mật khu An Lão, Bắc Bình Định, và Nam Quảng Ngãi. Phía tây là Quốc lộ 14, đường nối liền Kontum, Võ Định, Diên Bình, Tân Cảnh. Những điạ danh xa lạ bao quanh mục tiêu là Dak Hoa, Kontum Plan, Kondo Dang, Dak Ploi… Nơi đây cách thị xã Kontum khoảng trên 25km, trên đường vào Tân Cảnh, một điạ danh quen thuộc với các đơn vị BĐQ tiếp ứng vùng II.

Ngày D, tôi ngồi trên trực thăng CNC, cùng Ban 3 TĐ và hai hiệu thính viên, để tiện quan sát mục tiêu và theo dõi việc đổ quân. Trên đường bay, căn cứ Charlie của tiểu đoàn 2 Nhảy Dù thoáng hiện ra bên trái hướng bay, nằm gần vòng cao độ 1416. Đây là một ngọn đồi khá cao hình yên ngựa, cùng các ngọn đồi trùng điệp chung quanh, gần Polei Kleng nơi tiểu đoàn 62 BĐQ do Đại Uý Bửu Chuyển làm Tiểu đoàn trưởng, và Trung Úy Phan thái Bình làm Tiểu đoàn phó. Khác biệt rõ với màu xanh quen thuộc của núi rừng Tây nguyên, nơi đây đã trở thành một vùng đất trần trụi không cây cối, hoang vu với những vạt đất đỏ loang lổ hình thù quái dị vì bị pháo địch cày sới nhiều lần, mà thời gian chưa đủ để cây cối mọc trở lại che lấp những vết thương. Tôi chợt thấy một hố khá lớn do đạn pháo đào thành nằm gần giữa ngọn đồi. Phải chăng chỗ này là nơi cố Tr/T Nguyễn đình Bảo đã lãnh viên đạn oan nghiệt cuối đời? Tôi chợt xúc động khi nghĩ đến ông, và những quân nhân không được nhắc tên của TĐ 2 ND, đã hy sinh tại đây cho sự sống còn của đơn vị. Sự hy sinh của các anh sẽ được ngàn đời nhắc đến.

Nhớ đến công việc, tôi gạt ra khỏi đầu ngay mọi ý nghĩ vu vơ, tập trung vào nhiệm vụ. Mục tiêu, một cái đồi khá lớn cây cối che phủ một phần, dần hiện ra trước mắt, chung quanh là những ngọn đồi nhỏ và thấp hơn, và cũng bị một phần cây che kín. Một khoảng trống dài nằm gần ngay bên cạnh, chút nữa sẽ được dùng làm bãi đổ quân. Xa hơn nưã là núi đồi phủ đầy cây trùng trùng điệp điệp, rất bất lợi cho quan sát và yểm trợ không quân.

Hợp đoàn trực thăng đổ quân, với gunship theo yểm trợ, đã được VC đón chào bằng phòng không 12.8mm. Tôi ra lệnh cho Đại đội 3, là đại đội vừa nhảy đầu xuống bãi đáp, phải bố trí phòng thủ tạm thời và chờ lệnh. Trong khi đổ quân đợt 2, tôi ra lệnh đại đội 1 trám chỗ Đại đội 3 ngay sau khi xuống, và Đại đội 3 tức tốc di hành sang ngọn đồi kế bên để lục soát, lập tiền đồn để tránh bãi đáp khỏi phải tập trung đông quân.

Đợt đổ quân thứ ba là Đại đội 2 + Ban chỉ huy tiểu đoàn. Vừa xuống bãi đáp thì một gunship bị phòng không địch bắn rớt. Phi hành đoàn phải bay đi tiếp cứu các viên phi công và xạ thủ, nên tôi yêu cầu cho xuống với Tiểu đoàn trừ của tôi. Đồng thời, tôi báo cáo về Liên đoàn cho biết tình hình, cũng như cho biết trực thăng không thể tiếp tục đổ quân, và yểm trợ hoả lực cho TĐ được nữa. Vì Đại đội 4 của Tr/U Độ, và Đại Uý Huỳnh thành Xê -Tiểu đoàn phó, vẫn nằm kẹt lại tại phi trường, nên tôi đề nghị giao lại quyền chỉ huy cho Liên đoàn. (Khi tôi theo CNC để chỉ huy việc đổ quân, thì Đại Uý Xê, Tiểu đoàn phó, có nhiệm vụ ở lại bãi đáp để lo việc bốc quân và vào sau theo Đại dội 4.)

Trong khi di chuyển, Tr/U Cần báo cáo đã nghe nhiều tiếng heo chạy

trong rừng. Với kinh nghiệm sẵn có, tôi biết chắc TĐ đã “nhảy” đúng vị trí của một căn cứ hậu cần của CS. Đơn vị canh phòng của bọn chúng chắc chắn sẽ phát động các đợt tấn công mãnh liệt vào TĐ. Mặt trận này do chúng chọn sẵn nên chúng sẽ pháo kích ồ ạt trước khi cho bộ binh tràn ngập mục tiêu. Bọn chúng, như bày ong thợ, sẽ hy sinh bằng mọi giá, bất chấp thiệt hại, để bảo vệ đơn vị đầu não của mình. Tôi đã cùng Ban 3 nghiên cứu các điểm nghi ngờ có địch tập trung, kiếm soát lại điểm đứng và chuẩn bị các hoả tập tiên liệu.

Lúc này là khoảng 4 giờ chiều, trời cao nguyên nhiều sương mù, và mây thấp. Tiểu đoàn không còn được sự yểm trợ trực tiếp của không quân, nên tôi đã ra lệnh cho ba đại đội tạm thời bố trí, đào hầm phòng thủ. Đại đội 3 là tiền cứ, trong khi đại đội 1 và 2 cùng tiểu đội thám báo, tiểu đội vũ khí nặng phòng thủ chung.

Đột nhiên, tiếng súng nổ ròn vang lên ở phía trước. Tiếng nổ chát chuá của phòng không 12.8mm, của 122mm, súng cối 82mm, không giật 57mm, cùng tiếng AK, và B40 của VC hướng về TĐ, hoà lẫn tiếng M16 về phía địch, cùng tiếng ỳ oành của M79, vang lên liên hồi. Thỉnh thoảng có tiếng nổ của mìn claymore. Rất may, đại đội 3 đã lập xong tuyến phòng thủ tạm thời thì địch tấn công… Tôi cầm combination gọi đại độỉ 3 (để độc giả tiện theo dỏi, tôi dùng bạch văn),

- 3, đây Long Vương gọi. (Long Vương là danh hiệu truyền tin của tôi. Danh hiệu này có trước khi tôi về TĐ)

- 3 nghe.

- Sao rồi. Mấy đứa có hầm hố chưa?

- Chúng nó đang pháo kích và tấn công tôi. Hầm hố thì đào xong rồi. Tụi nó đang bắn trực xạ từ đồi trước mặt vào các “con” của tôi. Xin yểm trợ.

Qua giọng nói bình tĩnh, thận trọng của Tr Uý Cần, một SQ đại đội trưởng gan dạ, tôi biết anh đang cân nhắc điều động đại đội của mình. Tôi cho anh biết điểm đứng của mình và của Tiếu đoàn để có những phản ứng thích hợp. Tôi nói,

- Yên trí. Để tôi xin pháo binh. Củng cố hầm hố cẩn thận. Đợi chúng lên thì tung lựu đạn.

Tôi ra lệnh viên Thiếu Uý delo điều chỉnh tác xạ vào các điểm nghi ngờ, kể cả thông thuỷ duới chân đồi gần sát đại đội 3. Tiếng pháo “depart” dội lên từ xa, rít vượt qua đầu, và tiếng nổ ấm gần mang lại đôi chút cảm giác an toàn cho toàn đơn vị. Vì ngọn đồi, nơi chúng tôi đổ quân xuống, cách căn cứ hoả lực của Liên đoàn trên dưới 10 km về hướng đông bắc của LĐ, nên pháo binh 155mm phải bắn qua đầu vị trí của Tiểu đoàn, mới có thể yểm trợ cho Đại đội 3 được. Tôi phải chấm mục tiêu bắn khá xa với vị trí phòng thủ vì sợ tản đạn, nên địch bám sát vị trí phòng thủ của Đại đội 3 không bị tiêu diệt như ý.

Mưa nặng hạt khi trời xẫm tối thì tiếng súng của địch giảm hẳn. Tôi biết chúng không thể tấn công được nưã nên yêu cầu Tr/U Cần cho binh sĩ đào hầm sâu thêm, chặt cây làm nắp, phòng thủ kỹ bằng bẫy lựu đạn, mìn claymore, và hạn chế vô tuyến. Chỉ dùng lựu đạn khi địch bò lên, mục đích là để bọn chúng không thể phát giác chính xác vị trí đóng quân của ta.

Địch vẫn tiếp tục pháo với cường độ vưà phải vào vị trí đại đội 3 và nơi đóng quân của tiểu đoàn. Qua tiếng lựu đạn, tiếng AK xé gió suốt đêm, tiếng B40, cùng tiếng mìn claymore thỉnh thoảng nổ, tôi biết địch đang cố gắng bò lên phòng tuyến của đại đội 3. Trong đêm bọn chúng cũng bò lên chỗ của đại đội 1 và 2 nhiều lần để thăm dò và đều được đáp trả bằng lựu đạn. Đêm nay, tiểu đoàn có “hoả long” bao vùng.

Ngày D+1, lúc 5giờ sáng, địch lại dùng bộ binh tấn công. Trung Uý Cần báo cáo địch quá nhiều nên khó có thể giữ vững được vị trí. Tôi cho điều chỉnh pháo binh bắn thật gần, rồi ra lệnh ĐĐ2 yểm trợ để rút ĐĐ3 về TĐ, phòng thủ chung. Lúc này có 3 đại đội, nên vị trí phòng ngự bung ra lớn hơn một chút. Địch tiếp tục pháo kích và bám sát. Pháo binh của căn cứ hoả lực phía sau tiếp tục bắn vào các điểm nghi ngờ do TĐ chọn lựa. Vài phi vụ skyraider lên vùng yểm trợ, bỏ bom các vị trí nghi ngờ có phòng không và pháo binh của địch.

Các đại đội đang cho binh sĩ đào hầm sâu, che nắp, đào giao thông hào để phòng thủ lâu dài, vì TĐ đã bị chúng bao vây. Khoảng 12 giờ trưa, sau một đợt pháo kích dữ dội, địch lại tấn công bằng bộ binh vào vị trí của các đại đội. Tôi đang lo điều động các “con” phản công, ngõ hầu ngăn chặn địch đang tràn lên, thì trong máy truyền tin nội bộ, liên lạc giữa TĐ với các đại đội, có tiếng rè rè gọi,

- Long Vương, đây Thần Phong gọi.

Tiếng của Thiếu Tá Sơn, một pilot khu trục lỗi lạc và gan dạ của chiến trường Pleiku, một ca sĩ, một dancer nổi tiếng của Phượng Hoàng, và cũng là một bạn nhậu của tôi, vang lên. (Vì đã quá lâu tôi không thể nhớ danh hiệu truyền tin của anh, nên tôi đặt là Thần Phong cho bạn đọc tiện theo dõi)

Mỗi lần lên yểm trợ cho đơn vị ở dưới đất, khi biết là Tiểu đoàn 23 BĐQ thì anh vào thẳng tần số nội bộ của TĐ để tiện việc liên lạc, khỏi phải qua trung gian của L19.

- Bạn thấy vị trí của tôi chưa?

- Thấy rõ lắm.

- Tụi nó bám rất sát phòng tuyến của TĐ, và đang đánh rát lắm. Bạn lấy hướng 3 giờ của tôi và đánh sát tuyến ngoài cùng 100m. Được không?

- OK! Cho“con cái” của bạn ẩn núp cẩn thận.

Tôi liên lạc trực tiếp với skyraider, ra lệnh Đại đội 3 quăng khói màu xác định vị trí tuyến phòng thủ, ra lệnh các “con cái” nhảy xuồng hầm khi bom bỏ. Vì địch bám sát phía đông bắc của ngọn đồi, nên tôi yêu cầu skyraider sẽ “đánh” sát vị trí phòng thủ Đại đội 3 khoảng 100m. Chiếc máy bay skyraider bất chấp nguy hiểm, gào thét trên không, xuyên thẳng qua lưới đạn phòng không của địch, sà ngay xuống mục tiêu thả những quả bom napalm.

Từ trong hầm, tôi nhìn thấy những cuộn lưả khổng lồ chắn ngang ta và địch, vài mảnh bom rít lên bay ngang qua đầu.

Sức nóng khủng khiếp của bom napalm đã huỷ diệt mọi thứ trên đường đi, đã cắt đứt nỗ lực tấn công của VC, nên bọn chúng đã phải rút ra xa khỏi vị trí đóng quân của ta. Toán thả bom, 2 chiếc skyraider, vần vũ trên trời, tiếp tục bắn đại bác 20mm xuống các vị trí xung quanh.

- Thần Phong, đây Long Vương gọi. Cám ơn bạn hiền nhiều.

- Không có gì, mình là bạn. Tôi chấm dứt phi vụ. Sẽ có 2 phi tuần khác lên thay thế.

- OK! Bạn đánh đẹp lắm.

Nhưng Thiếu Úy Giao, Đại đội trưởng Đại đội 2, bị thương vì mảnh bom văng trúng. Anh là một sĩ quan trẻ, gan dạ, và tận tâm với đơn vị. Vì địch bám sát phòng tuyến nên anh không thể ở yên trong hầm khi skyraider bỏ bom. Anh đã phải nhô đầu lên quan sát mục tiêu, phòng VC bất ngờ bò lên, nên anh bị một mảnh đạn vào mắt. Băng bó xong, anh tiếp tục ở lại chỉ huy đại đội, và cùng chiến đấu với tiểu đoàn cho đến khi được tải thương. Thật buồn lòng, khi tôi biết anh bị mù một mắt, tôi đã không giúp gì được cho anh sau đó vì bận hành quân liên miên.

Trong những ngày kế tiếp, CNC của Bình Minh (danh hiệu truyền tin của Trung Tá Chung thanh Tòng, Liên đoàn trưởng) luôn lên quan sát và liên lạc với TĐ, nhưng không thể vào vùng hành quân vì phòng không của địch quá mạnh.

Địch ngừng tấn công. Trời lại mưa khi xẫm tối, nhờ thế mà đơn vị tôi có nước uống. Tôi lại ra lệnh các đại đội kiểm soát “con cái”, cũng như củng cố vị trí phòng thủ. Cùng Ban 3 kiểm soát các hoả tập tiên liệu, tôi đã có kế hoạch, đặt ra nhiều cách chuyển quân khi tình hình xấu nhất có thể xảy ra, kể cả việc dùng tiểu đội thám báo ít ỏi, và cả tiểu đội vũ khí nặng làm thành phần trừ bị duy nhất tung vào mặt trận để trám chỗ khi cần.

Như đêm trước, địch tiếp tục bò vào vị trí cả bốn mặt. Tôi ra lệnh đáp trả bằng lựu đạn. Trên không có “hoả long” bao vùng nên áp lực địch cũng không nặng lắm. Lại có thêm người bị thương. Tôi yêu cầu các đại đội chuyển các thương binh nặng về quanh giao thông hào của Ban tham mưu TĐ. Ngày hôm ấy, TĐ vẫn không được tải thưởng, tiếp tế đạn dược.

Các ngày D+2, D+3 kế tiếp, địch tiếp tục pháo kích khi nhiều khi ít, và bộ binh địch tổ chức tấn công lai rai. Ban ngày, skyraider yểm trợ và bắn phá các vị trí địch. Đêm đến “hoả long” tiếp tục bao vùng. Khi địch bò lên tấn công trong đêm, TĐ đáp trả bằng pháo binh, và lựu đạn. Vẫn chưa có máy bay tiếp tế và tải thương. Lại có thêm người bị thương.

Ngày D+4, tôi cho Đại đội 1 bung ra lục soát và tìm đường rút, nhưng đã bị chận đánh dữ dội dưới bờ suối. Đã có một số mất tích và bị thương nên ĐĐ1 đành quay lại phòng thủ chung với TĐ. Tiểu đoàn vẫn giữ vững vị trí mặc dầu bị tấn công liên tục bằng những đợt pháo kích dữ dội, những lần xung phong tự sát của địch.

Rồi pháo của địch giảm, dường như không quân và pháo binh của ta đã gây cho chúng thiệt hại năng nề? Các cuộc tấn công bằng bộ binh của địch cũng giảm. Phải chăng chúng không còn quân? Hay chúng đang chuẩn bị âm mưu gì khác? Đơn vị vẫn không được tiếp tế, tải thương. Đạn dược đã gần hết. Tôi ra lệnh tiết kiệm đạn.

Đêm nay không mưa nên toàn bộ tiểu đoàn phải nhịn khát, nhưng nhờ thế “hoả long” lên vùng sớm hơn. Một giọng nói lạ vang lên từ máy nội bộ,

- Long Vương, đây Hoả Long 2 gọi.

- Hoả Long 2, đây Long Vương. Bạn thấy ánh đèn chớp của tôi chưa? (Tôi đã bỏ một cái đèn chớp vào nón sắt, và để trên nắp hầm để làm dấu cho hoả long bao vùng)

- Thấy rỏ. Tại sao bạn vẫn nằm một chỗ?

- Chưa nhúc nhích được, bạn ơi.

- Bạn cần gì?

- Đèn bấm của tôi là tâm điểm. Bán kính 50m là tuyến phòng thủ của đơn vị tôi. Bạn bắn xa tâm điểm 100m, được không?

- OK! Tôi bắn đây.

Nhờ được bao vùng cả đêm nên TĐ đỡ bị tấn công dồn dập.

Ngày D+5, sau nhiều ngày mây mù, và mưa gió, trời trở lại trong xanh thuận lợi cho không quân. Khoảng 9 giờ sáng, đoàn trực thăng tiếp tế bay vào được vị trí. Trong khi gunship bắn chung quanh, đoàn trực thăng hạ cánh. Ba chiếc đầu tiếp tế lương thực và đạn được, sau đó bốc Thiếu Úy Giao, binh sĩ bị thương nặng, và tử sĩ. Chiếc thứ tư tiếp tế nước bằng ống đạn 155mm. Nhưng khi bay lên thì chiếc này bị trúng đạn của địch nên rơi đúng ngay trên giao thông hào của Ban chỉ huy TĐ. Rất may mắn tôi và các ngưòi lính tuỳ tùng đã nhảy kịp xuống hầm. 2 phi công và 2 phụ xạ thủ, cùng đám thương binh nhẹ cũng may mắn thoát chết chạy ra ngoài. Một lúc sau, một chiếc trực thăng khác đã bốc họ ra khỏi căn cứ.

Trong khi phi hành đoàn chờ được tiếp cứu, viên phi công trực thăng cho biết anh ta đã không nhận ra điểm đóng quân của tiểu đoàn, vì chỉ sau mấy ngày ngọn đồi đã bị tàn phá khủng khiếp. Anh ta nói,

- Dường như nó nhỏ hơn, bị cày sới tan nát, và không còn cây nào đứng vững…

Đêm hôm đó, tôi đã ra lệnh đục lỗ bình xăng cho thoát xuống đồi vì e rằng nếu VC bắn trúng trực thăng một lần nưã có thể gây đám cháy nổ lớn.

Khác với bình thường, địch lại xung phong vào vị trí phòng thủ của TĐ. Tiếng la thét của bọn VC vang khắp bốn phía trong khi các súng cộng đồng của chúng bắn dữ dội vào vị trí của quân ta, cũng như hò reo xung phong… Trong đêm đen không một chút ánh sáng của núi rừng Kontum, thỉnh thoảng những vệt lửa của đạn địch xé rách bầu trời, đan lẫn nhau từ dưới bắn lên, từ chung quanh hướng tới, từ xa bắn về vị trí phòng thủ. Tôi trấn an binh sĩ bảo họ không cần để ý vì đó chỉ là hành động áp đảo tinh thần, nếu thấy nghi ngờ thì tung lựu đạn vì đạn dược vừa được tiếp tế khá dồi dào. Tôi điều chỉnh “hoả long” bắn vào các điểm sát tuyến phòng thủ. Những vệt đạn lửa trút xuống chung quanh vị trí đóng quân, kèm tiếng kêu như bò rống quen thuộc của minigun 6 nòng, đã khiến địch không thể tấn công mạnh.

Khi liên lạc với Liên đoàn, Bình Minh (danh hiệu của Liên đoàn trưởng) đã ra lệnh cho tôi chuẩn bị rút quân vào sáng ngày hôm sau ra khỏi vị trí, vì mục tiêu cuộc hành quân đã đạt được. Bình Minh đã cho tôi biết, ngày hôm sau, lúc 6 giờ sáng sẽ có một “Box” B52 thả cách nơi đóng quân khoảng 2 km trên đường về, 8 giờ sáng sẽ có “Box” B52 thứ nhì thả cách căn cứ 6 km về hướng tây bắc căn cứ, giúp cho việc rút quân của TĐ được dễ dàng. Trong khi pháo binh bắn vào các các hoả tập tiên liệu, TĐ phải chuyển quân theo đúng kế hoạch do Liên đoàn đề ra.

Sáng sớm ngày D+6, tiểu đoàn đã sẵn sàng, tôi ra lệnh tập trung các thương binh còn sót lại chưa kịp tải thương, và giao cho tiểu đội thám báo phụ trách mang theo. Lúc 6 giờ, một “box” B52 đã thả bom cách căn cứ 6 km, sai với dự trù. Trước 8 giờ sáng, pháo binh của LĐ đã tác xạ vào các điểm tiên liệu. Tuy nhiên, khác với mong mỏi, vừa xuống đến lưng chừng chân đồi thì đại đội 1, do Tr Uý Thuận làm đại đội trưởng, đi đầu bị đụng nặng vì VC đã đào hầm, ngăn chặn quân ta. Khi bị khựng lại, tôi và Đại đội 2 nhào lên phụ với Đại đội 1”tapi” bọn VC đang chặn đầu. Khi chiếm xong mục tiêu thì Đại đội 1 vượt lên trước, trong khi tôi và Đại đội 2 nằm lại tại vị trí vừa thanh toán mấy tên VC xong, chờ Đại đội 3 rút theo.

Đại đội 1 vừa vượt qua được tuyến chặn hậu của VC thì tôi chợt nghe tiếng hú đặc biệt của bom do B52 ném, đang rơi. Tôi cảm thấy hơi khó thở, đất lung lay, rung chuyển liên tục. Cơn chấn động đã làm cơ thể tôi bị rung động từng hồi vì bom đã ném quá gần. Từng cụm biển lửa nối dài, cao hàng vài chục mét, làm thành một đường dài cắt ngang tuyến rút lui của TĐ. “Box” B52 thứ hai đã thả xuống sát đại đội đi đầu không đúng kế hoạch, bên kia ngọn đồi mà TĐ tôi sắp sửa leo lên. Vì lý do nào đó, B52 đã bỏ bom sai điạ điểm. Do đâu? Tôi liên lạc ngay với Tr. Úy Thuận. May mắn, đại đội không bị tổn thất. Thật hú hồn vì chúng tôi cần nhổ 3, 4 chốt của địch trên đường rút lui nên chậm tiến quân. Nhờ vậy mà đơn vị được an toàn. Nếu TĐ không gặp VC chặn đánh dưới thông thuỷ thì TĐ sẽ lãnh “box” bom này. Lúc đó thì hậu quả không biết đâu mà lường.

Được phi cơ yểm trợ, chúng tôi an toàn rút lui. Đến 6 giờ chiều, Tiểu đoàn bắt tay được với Tiểu đoàn 11 BĐQ vào tiếp viện, và rút ra Quốc lộ 14 vào lúc 10 giờ đêm. Khi đi ngang chỗ B52 rải thảm, tôi đã thấy nhiều xác VC chết, và các súng bỏ lại, nhưng vì sự an toàn của TĐ, cũng như binh sĩ đã kiệt lực sau những trận đánh, nên tôi đã ra lệnh tiếp tục đi mà không ở lại lục soát thu chiến lợi phẩm.

Khi vưà rời căn cứ, Tr U Cần, đại đội trưởng đại đội 3, đi chặn hậu báo cho tôi biết khi người lính cuối cùng của đại đội rời khỏi căn cứ thì một toán lính VC với quân phục xanh đã tràn lên giao thông hào nơi Ban Chỉ huy Tiểu đoàn đóng. Họ đã ngây ngô leo lên chiếc trực thăng bị bắn rơi… giành nhau súng đại liên của máy bay hay tìm kiếm… thức ăn? Họ không biết, theo kế hoạch, rằng chỉ 2 phút nữa thì ít nhất hai (2) pháo đội 100 tràng, bắn hiệu quả TOT, sẽ rót vào căn cứ. Họ không biết rằng theo kế hoạch, 12 khẩu súng bắn cùng một lúc, sẽ bắn 1200 quả đạn, sẽ nổ trên không, nổ chạm đất, nổ sâu trong lòng đất, được phân bố đều chung quanh và trên vị trí vừa đóng quân của Tiểu đoàn 23 BĐQ. Theo kế hoạch, sau đó ngay tức khắc là vài phi vụ skyraider sẽ trút xuống đây những quả bom napal 500 cân Anh. Với chiến thuật này, sẽ không còn một sinh vật nào còn tồn tại sau đợt oanh tạc. Những tên VC ngờ nghệch kia có thoát được không? Tôi không biết chắc.

Một thời gian sau, phòng 7 Bộ TTM, sau khi thả các toán trinh sát vào vùng của VC để tìm hiểu, và sau khi kiểm thính lại, đã kết luận rằng bọn chúng đã bị tổn thất rất nặng sau trận đánh với TĐ 23 BĐQ. Nguyên một trung đoàn bảo vệ hậu cần của mặt trận B3 đã bị xoá sổ. Trung đoàn này nay đã biến thành một đại đội vận tải vì không còn quân, nên không thể phục hồi. TĐ 23 BĐQ trừ (-), chỉ với 3 đại đội chiến, đã chiến đấu anh dũng trong suốt 7 ngày đêm với sự yểm trợ tích cực của pháo binh, và không quân. Mặc dầu, không được tiếp tế đạn dược, lương thực, và tải thương, nhưng TĐ đã kiên cường bẻ gãy nhiều đợt tấn công, qua nhiều ngày đêm, trong vùng địch kiểm soát. Mặc dầu đơn vị bị tổn thất hơi nặng so với các cuộc hành quân trước, nhưng tiểu đoàn đã bảo toàn được lực lượng, mang được toàn bộ thương binh, về đến điểm an toàn.

Mục tiêu của cuộc hành quân, là tìm và tiêu diệt địch, là “mồi nhử” đã hoàn thành. Vị trí đơn vị hậu cần B3 đã bị lộ, hầu hết đã bị phá huỷ. Đây là kết quả của sự chiến đấu gan dạ, thông minh trong xử trí của cả tiểu đoàn, bao gồm tất cà SQ, Hạ sĩ quan, và binh sĩ, của những kẻ “coi mạng sống nhẹ tựa lông hồng”. Đây cũng là công trạng của các đơn vị pháo binh, không bao giờ được nhắc đến trong những lần tuyên dương sau trận đánh, gồm những Sĩ quan, Hạ sĩ quan, và binh sĩ đã miệt mài tính xạ bảng, tiếp đạn cho tuyến đầu, yểm trợ cho tiểu đoàn của tôi nhanh chóng và chính xác. Khi vưà rời căn cứ, tôi rất buồn lòng khi biết viên sĩ quan “delo”, và hiệu thính viên bị mất tích không theo được cùng đơn vị.

Đặc biệt, đây cũng là chiến công của các đơn vị skyraider, của “hoả long”, của các gunship, và đơn vị trực thăng (có thể là của các phi đoàn 229, 235, và 215,…), mà mỗi lần ra đi là một lần không hẹn trở về. Khi tận mắt chứng kiến máy bay của họ lao vào lưới đạn của quân thù mới thấy những nguy hiểm tột cùng đang chờ đón, bủa vây lấy họ, vì lưới đạn phòng không của địch như con quái vật sẵn sàng nuốt chửng lấy những người không may mắn.

Nhìn thấy những chiếc gunship yểm trợ trực tiếp chung quanh canh cứ, từng 25m, mà lằn ranh giữa ta và địch đôi khi bị trộn lẫn, chúng ta mới thấy sự điểu khiển chính xác chiếc máy bay, và lòng can đảm của những người phi công trẻ. Họ đã lái những chiếc trực thăng đáp xuống vị trí đóng quân của TĐ 23 BĐQ đang bị pháo kích tơi bời, không nghĩ đến sống còn, để tiếp tế và tải thương.

Nói cho cùng, họ như chúng tôi, dù nhiệm vụ có khác nhau, đang chơi trò chơi sấp ngửa mà vật cá độ là mạng sống của chính mình. Dù có trải qua hàng trăm trận thì chúng tôi cũng giống như đứa trẻ thơ vô tội, nhỏ bé trước một thần chết ác độc, khổng lồ. Sự sống của chúng tôi nằm ngoài khả năng bảo vệ của chính mình, mà là sự may mắn, mà chúng ta coi đó là định mệnh.

Cái mà chúng tôi vượt qua được ranh giới cuối cùng chính là niềm tin vào chính nghĩa và trách nhiệm phải làm tròn.

Tôi về BCH Liên đoàn gặp Tr/Tá Tòng. Qua câu chuyện với ông thì tôi mới hiểu ra rằng LĐ2 BĐQ, theo lệnh của Trung Tướng Ngô Du, Tư lệnh Quân Đoàn II, đã nắm lại quyền điều khiển TĐ của tôi từ ngay đầu cuộc hành quân. Sư đoàn 22 bộ binh chỉ còn giữ nhiệm vụ yểm trợ gián tiếp. Liên đoàn đã dùng các căn cứ hoả lực trên QL 14, kể cả ở Diên Bình và Tân Cảnh, để yểm trợ, cũng như sẵn sàng tung các tiểu đoàn 11 và 22 BĐQ vào cứu ứng, nếu cần. Trung Tướng Ngô Du, sau khi quan sát tình hình chiến sự tại Kontum, đã thắc mắc, “Tại sao chỉ còn một tiểu đoàn trừ bị lại tung đi hành quân xa thế?” Nếu tình hình xấu đi thì “lấy ai mà cứu nó?”

Vì cuộc hành quân quá quan trọng, nên đích thân Tr Tướng Ngô Du và viên cố vấn Hoa Kỳ Paul Vann, cố vấn trưởng Quân đoàn II, đã bay đến tận căn cứ của Liên đoàn 2 để nghe Trung Tá Tòng thuyết trình. Chính Paul Vann đã yêu cầu thực hiện các “ box” B52 này. Hàng ngày vẫn có Đại Tá Lê đức Đạt và viên cố vấn Mỹ tại Bộ Chỉ huy Sư đoàn 22 bộ binh, “bay” CNC theo dõi, và ra các lệnh cho Liên đoàn 2, nhưng vì phòng không địch quá mạnh, nên chỉ có thể quan sát từ xa.

“Box” B52 đánh chặn (sai kế hoạch?) khiến việc rút quân của TĐ, cũng như việc cứu viện của TĐ 11 BĐQ bị chậm lại. Nhưng cũng nhờ như vậy nên TĐ mới rút lui được an toàn vì VC không có thì giờ dồn quân ngăn chận đường rút quân. Khi quan sát từ CNC, LĐ đã nhận xét rằng chính “box” B52 này đã gây tổn thất rất lớn cho VC.

Có người hỏi tôi có xúc cảm gì trong trận đánh. Có lẽ, tôi đã trải qua nhiều nguy hiểm trong cuộc đời chinh chiến nên tôi đã không có bất cứ cảm xúc nào rõ rệt. Tâm trạng tôi như chai lỳ, không xúc động, không sợ hãi, không ngạc nhiên trước các biến cố bất thường, vì phải hoàn toàn tập trung vào công việc trước mắt. Nếu có thì chỉ là những ý nghĩ vụn vặt thoáng qua.

Nhưng, khi về đến điạ điểm an toàn thì nỗi thương cảm về những thuộc cấp đã mất, đã bị thương, về những mất mát không thể bù đắp của gia đình họ, đã làm tôi trăn trở khôn nguôi, đôi lúc làm tôi thầm rơi nước mắt. Nhiều lần, đi ngang qua trại gia binh sau một trận đánh, tôi đã vội quay đi để che dấu sự bối rối, xúc động, khi nghe tiếng khóc xé ruột gan, tuyệt vọng của những người vợ về nỗi bất hạnh tột cùng của mình, tiếng khóc ai oán của người con mất cha, tiếng oán than trách cứ đất trời của những người mẹ mất con.

Tỉnh giấc giưã đêm khuya thanh vắng, bàng hoàng sau cơn mộng mị, nghĩ đến trách nhiệm với gia đình, và những nguy hiểm cận kề, tôi không khỏi thoáng giật mình.

Tiểu đoàn được bổ xung quân số, trang bị, nghỉ ngơi vài ngày và lại lên đường…

Trịnh Thanh Xuân

 

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm