Hình Ảnh & Sự Kiện
Bên trong hầm tránh bom hạt nhân của Tổng thống Mỹ
Boong-ke có mật danh là "Hotel" tọa lạc trên hòn đảo nhân tạo Peanut gần Bải biển Palm, bang Florida. Đảo nhân tạo này cũng được Lực lượng Tuần duyên Mỹ sử dụng trong suốt Thế chiến II để bảo vệ các tàu hàng Mỹ khỏi tàu ngầm của Đức ở ngoài khơi Florida.
Boong-ke bí mật được xây dựng trên đảo nhân tạo Peanut vào năm 1961. |
Daily Mail cho biết, căn hầm bí mật chỉ nằm cách dinh thự nằm trên Bãi biển Palm của gia đình Tổng thống Kenedy khoảng 10 phút đi xe.
Đây sẽ là nơi trú ẩn của Tổng thống Kenedy trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân. |
Được xây dựng trong vòng 10 ngày vào năm 1961, boong-ke có kích cỡ tương đương với một căn nhà nhỏ và có thể chứa tới 30 người.
Bản sao bàn làm việc của Tổng thống Kenedy được đặt bên trong boong-ke. |
Nếu những tên lửa của Xô Viết xóa sổ New York và Washington, nơi này sẽ trở thành trung tâm chỉ huy của lực lượng Mỹ và NATO. Và nó có lẽ cũng cần thiết đối với Tổng thống Kenedy khi căng thẳng giữa Washington và Moscow leo thang trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Chiếc điện thoại đỏ được cựu Tổng thống Mỹ dùng để điện đàm
với Moscow nhằm xóa căng thẳng trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. |
Căn hầm đã được mở cửa cho công chúng vào tham quan từ năm 1998 và trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, hiện boong-ke này đang phải đối mặt với một mối đe dọa về tương lai của nó. Đó là một cuộc chiến pháp lý giữa Bảo tàng Hàng hải Bãi biển Palm, nhà điều hành boong-ke và Cảng Bải biển Palm, đơn vị sở hữu hòn đảo nhân tạo Peanut.
Căn hầm này có thể chứa được 30 người, bao gồm gia đình Tổng
thống Kenedy, các phụ tá thân cận và các cố vấn quân sự. |
Anthony Miller tới từ Bảo tàng Hàng hải Bải biển Palm cho biết hội đồng cảng và Hạt Bãi biển Palm đã ngăn chặn các nỗ lực để thu hút nguồn tài chính ổn định và căn hầm có nguy cơ bị phá hủy.
Họ có thể sống ở đây trong vòng 1 tháng. |
Tuy nhiên, theo ông Greg Picken, luật sư của hội đồng cảng, các nhà chức trách không có ý định dỡ bỏ boong-ke hay các tòa nhà của Lực lượng Tuần duyên mà hy vọng tìm được một nhà điều hành tốt hơn khi hợp đồng cho thuê với bảo tàng hết hạn.
Trước khi bước vào bên trong phòng chính, mọi người phải đi qua máy đo bức xạ Geiger. |
Sầm Hoa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Bên trong hầm tránh bom hạt nhân của Tổng thống Mỹ
Boong-ke có mật danh là "Hotel" tọa lạc trên hòn đảo nhân tạo Peanut gần Bải biển Palm, bang Florida. Đảo nhân tạo này cũng được Lực lượng Tuần duyên Mỹ sử dụng trong suốt Thế chiến II để bảo vệ các tàu hàng Mỹ khỏi tàu ngầm của Đức ở ngoài khơi Florida.
Boong-ke bí mật được xây dựng trên đảo nhân tạo Peanut vào năm 1961. |
Daily Mail cho biết, căn hầm bí mật chỉ nằm cách dinh thự nằm trên Bãi biển Palm của gia đình Tổng thống Kenedy khoảng 10 phút đi xe.
Đây sẽ là nơi trú ẩn của Tổng thống Kenedy trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân. |
Được xây dựng trong vòng 10 ngày vào năm 1961, boong-ke có kích cỡ tương đương với một căn nhà nhỏ và có thể chứa tới 30 người.
Bản sao bàn làm việc của Tổng thống Kenedy được đặt bên trong boong-ke. |
Nếu những tên lửa của Xô Viết xóa sổ New York và Washington, nơi này sẽ trở thành trung tâm chỉ huy của lực lượng Mỹ và NATO. Và nó có lẽ cũng cần thiết đối với Tổng thống Kenedy khi căng thẳng giữa Washington và Moscow leo thang trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Chiếc điện thoại đỏ được cựu Tổng thống Mỹ dùng để điện đàm
với Moscow nhằm xóa căng thẳng trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. |
Căn hầm đã được mở cửa cho công chúng vào tham quan từ năm 1998 và trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, hiện boong-ke này đang phải đối mặt với một mối đe dọa về tương lai của nó. Đó là một cuộc chiến pháp lý giữa Bảo tàng Hàng hải Bãi biển Palm, nhà điều hành boong-ke và Cảng Bải biển Palm, đơn vị sở hữu hòn đảo nhân tạo Peanut.
Căn hầm này có thể chứa được 30 người, bao gồm gia đình Tổng
thống Kenedy, các phụ tá thân cận và các cố vấn quân sự. |
Anthony Miller tới từ Bảo tàng Hàng hải Bải biển Palm cho biết hội đồng cảng và Hạt Bãi biển Palm đã ngăn chặn các nỗ lực để thu hút nguồn tài chính ổn định và căn hầm có nguy cơ bị phá hủy.
Họ có thể sống ở đây trong vòng 1 tháng. |
Tuy nhiên, theo ông Greg Picken, luật sư của hội đồng cảng, các nhà chức trách không có ý định dỡ bỏ boong-ke hay các tòa nhà của Lực lượng Tuần duyên mà hy vọng tìm được một nhà điều hành tốt hơn khi hợp đồng cho thuê với bảo tàng hết hạn.
Trước khi bước vào bên trong phòng chính, mọi người phải đi qua máy đo bức xạ Geiger. |
Sầm Hoa