Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài được xây dựng từ thời nhà Kim (1115 - 1232) trên một khuôn viên rộng 420.000 m2 tại ngoại ô thủ đô Bắc Kinh. Sở dĩ nơi này có tên là "Điếu Ngư Đài" (Đài câu cá) là bởi đây từng là địa điểm câu cá rất được Hoàng đế Kim Chương Tông yêu thích. Cái tên này không hề có liên quan gì tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Điếu Ngư Đài được liệt vào danh sách Bắc Kinh Thập đại công trình - những công trình kiến trúc tiêu biểu theo đánh giá năm 1959, nhân kỉ niệm 10 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Kể từ khi được xây dựng cho tới nay, Điếu Ngư Đài luôn là một trong các địa điểm các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc "ưu ái": là nơi nghỉ ngơi, thư giãn của các bậc vua chúa thời xưa; nơi ở, làm việc của nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc; nơi đón tiếp các nguyên thủ quốc gia... Các cuộc hội đàm và quốc yến (tiệc thiết đãi nguyên thủ nước ngoài tới thăm đất nước) cũng được tổ chức tại Nhà khách Quốc gia này. Nơi này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, ngoại giao của Trung Quốc, là nơi xuất phát nhiều giai thoại và luôn mang màu sắc chính trị mạnh mẽ. Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài từng là một biểu tượng về chính trị của người Trung Quốc thời kì Cách mạng Văn hóa , bởi đây là nơi "Bè lũ bốn tên", kể cả Giang Thanh, từng sống và làm việc. Tổng thống thứ 37 của Mỹ Richard Nixon đã ở tại biệt thự số 18 trong Nhà khách Điếu Ngư Đài khi tới thăm Trung Quốc vào tháng 2/1972. Tại đây, Nixon đã được giới thiệu về "kĩ thuật dùng đũa" và sau đó, ông đã tập luyện nó trong suốt 6 tháng. Cũng tại nhà khách này, vào tháng 12/1999, Chủ tịch Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân đã gặp cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin lần cuối cùng. Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài tới nay đã được mở cửa rộng rãi hơn cho công chúng tới thăm quan, nghỉ dưỡng, tổ chức sự kiện, song vẫn được đặt dưới sự kiểm soát an ninh rất chặt chẽ. Cổng dẫn vào Nhà khách Điếu Ngư Đài nằm tại đường Fucheng (quận Haidian, Bắc Kinh, Trung Quốc) Đây là một quần thể bao gồm nhiều biệt thự, phòng ốc, sân vườn... mang đậm màu sắc kiến trúc Trung Hoa và tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc phong thủy. Một trong số nhiều hồ nước bên trong Điếu Ngư Đài. Nhiều lãnh đạo cấp cao Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ... đã tới đây sinh sống, nghỉ ngơi, tiếp đón khách ngoại giao từ khoảng những năm 1960 tới khoảng 1978. Điếu Ngư Đài đã đón tiếp khoảng 1.200 nguyên thủ quốc gia. Nhà khách số 18 bên trong Điếu Ngư Đài có 2 con sư tử bằng đồng mạ vàng nằm chắn 2 bên cửa, từng được miêu tả là "biệt thự của Chủ tịch nước". Cùng với biệt thự số 12, biệt thự số 18 là hai trong số những nơi được quản lý nghiêm ngặt nhất, phải đáp ứng đủ những tiêu chí nhất định mới được phép vào bên trong. Mọi thứ trong nhà khách này đều khá đắt đỏ. Theo mạng tin nhà nước Trung Quốc China.org.cn, một bao thuốc lá tại đây được bán với giá lên tới 600 nhân dân tệ, còn giá thuê biệt thự số 18 là 50.000 USD/ngày. Điếu Ngư Đài cũng là nơi trưng bày nhiều hiện vật, bảo vật cổ có giá trị như tranh, đồ gỗ cổ, thư pháp... Trong ảnh là bút tích của cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. Kể từ tháng 8/2003, tất cả các vòng đàm phán 6 bên về hạt nhân diễn ra tại Trung Quốc đều được tổ chức trong các phòng họp ở bên trong Nhà khách Điếu Ngư Đài. Cũng từ đây, nhiều sự thống nhất, văn bản chung của các cuộc họp, trong đó có văn bản chung về hành động giai đoạn 2 của vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, đã được kí kết ở đây. Trong ảnh: Một cuộc họp 6 bên về vấn đề hạt nhân năm 2007. Tới nay, Điếu Ngư Đài đã được phép mở rộng hoạt động của mình. Không chỉ tiếp đón một số nguyên thủ quốc gia, Điếu Ngư Đài còn tiếp đón nhiều đoàn quan chức, đoàn đại biểu tham gia các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội diễn ra tại Trung Quốc cũng như các doanh nhân. Nhiều hoạt động của các doanh nghiệp nằm trong Top 500 của thế giới đã diễn ra tại đây. Trong ảnh: Một bữa tiệc trưa cho các đại biểu quốc tế tham dự lễ bế mạc Thế vận hội Paralympics diễn ra tại Bắc Kinh 2008. Một số phòng tổ chức tiệc, kể cả quốc yến, bên trong Nhà khách Điếu Ngư Đài. Một số món ăn được phục vụ tại Nhà khách Điếu Ngư Đài. Song Phương chuyển |
Hình Ảnh & Sự Kiện
Bên trong nơi Trung Quốc đón tiếp hơn 1.200 nguyên thủ
Người dân Trung Quốc gọi Điếu Ngư Đài là "tiểu Trung Nam Hải" bởi sự liên hệ mật thiết của nó với các vấn đề chính trị, ngoại giao quan trọng của quốc gia.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Bên trong nơi Trung Quốc đón tiếp hơn 1.200 nguyên thủ
Người dân Trung Quốc gọi Điếu Ngư Đài là "tiểu Trung Nam Hải" bởi sự liên hệ mật thiết của nó với các vấn đề chính trị, ngoại giao quan trọng của quốc gia.
Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài được xây dựng từ thời nhà Kim (1115 - 1232) trên một khuôn viên rộng 420.000 m2 tại ngoại ô thủ đô Bắc Kinh. Sở dĩ nơi này có tên là "Điếu Ngư Đài" (Đài câu cá) là bởi đây từng là địa điểm câu cá rất được Hoàng đế Kim Chương Tông yêu thích. Cái tên này không hề có liên quan gì tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Điếu Ngư Đài được liệt vào danh sách Bắc Kinh Thập đại công trình - những công trình kiến trúc tiêu biểu theo đánh giá năm 1959, nhân kỉ niệm 10 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Kể từ khi được xây dựng cho tới nay, Điếu Ngư Đài luôn là một trong các địa điểm các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc "ưu ái": là nơi nghỉ ngơi, thư giãn của các bậc vua chúa thời xưa; nơi ở, làm việc của nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc; nơi đón tiếp các nguyên thủ quốc gia... Các cuộc hội đàm và quốc yến (tiệc thiết đãi nguyên thủ nước ngoài tới thăm đất nước) cũng được tổ chức tại Nhà khách Quốc gia này. Nơi này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, ngoại giao của Trung Quốc, là nơi xuất phát nhiều giai thoại và luôn mang màu sắc chính trị mạnh mẽ. Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài từng là một biểu tượng về chính trị của người Trung Quốc thời kì Cách mạng Văn hóa , bởi đây là nơi "Bè lũ bốn tên", kể cả Giang Thanh, từng sống và làm việc. Tổng thống thứ 37 của Mỹ Richard Nixon đã ở tại biệt thự số 18 trong Nhà khách Điếu Ngư Đài khi tới thăm Trung Quốc vào tháng 2/1972. Tại đây, Nixon đã được giới thiệu về "kĩ thuật dùng đũa" và sau đó, ông đã tập luyện nó trong suốt 6 tháng. Cũng tại nhà khách này, vào tháng 12/1999, Chủ tịch Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân đã gặp cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin lần cuối cùng. Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài tới nay đã được mở cửa rộng rãi hơn cho công chúng tới thăm quan, nghỉ dưỡng, tổ chức sự kiện, song vẫn được đặt dưới sự kiểm soát an ninh rất chặt chẽ. Cổng dẫn vào Nhà khách Điếu Ngư Đài nằm tại đường Fucheng (quận Haidian, Bắc Kinh, Trung Quốc) Đây là một quần thể bao gồm nhiều biệt thự, phòng ốc, sân vườn... mang đậm màu sắc kiến trúc Trung Hoa và tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc phong thủy. Một trong số nhiều hồ nước bên trong Điếu Ngư Đài. Nhiều lãnh đạo cấp cao Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ... đã tới đây sinh sống, nghỉ ngơi, tiếp đón khách ngoại giao từ khoảng những năm 1960 tới khoảng 1978. Điếu Ngư Đài đã đón tiếp khoảng 1.200 nguyên thủ quốc gia. Nhà khách số 18 bên trong Điếu Ngư Đài có 2 con sư tử bằng đồng mạ vàng nằm chắn 2 bên cửa, từng được miêu tả là "biệt thự của Chủ tịch nước". Cùng với biệt thự số 12, biệt thự số 18 là hai trong số những nơi được quản lý nghiêm ngặt nhất, phải đáp ứng đủ những tiêu chí nhất định mới được phép vào bên trong. Mọi thứ trong nhà khách này đều khá đắt đỏ. Theo mạng tin nhà nước Trung Quốc China.org.cn, một bao thuốc lá tại đây được bán với giá lên tới 600 nhân dân tệ, còn giá thuê biệt thự số 18 là 50.000 USD/ngày. Điếu Ngư Đài cũng là nơi trưng bày nhiều hiện vật, bảo vật cổ có giá trị như tranh, đồ gỗ cổ, thư pháp... Trong ảnh là bút tích của cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. Kể từ tháng 8/2003, tất cả các vòng đàm phán 6 bên về hạt nhân diễn ra tại Trung Quốc đều được tổ chức trong các phòng họp ở bên trong Nhà khách Điếu Ngư Đài. Cũng từ đây, nhiều sự thống nhất, văn bản chung của các cuộc họp, trong đó có văn bản chung về hành động giai đoạn 2 của vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, đã được kí kết ở đây. Trong ảnh: Một cuộc họp 6 bên về vấn đề hạt nhân năm 2007. Tới nay, Điếu Ngư Đài đã được phép mở rộng hoạt động của mình. Không chỉ tiếp đón một số nguyên thủ quốc gia, Điếu Ngư Đài còn tiếp đón nhiều đoàn quan chức, đoàn đại biểu tham gia các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội diễn ra tại Trung Quốc cũng như các doanh nhân. Nhiều hoạt động của các doanh nghiệp nằm trong Top 500 của thế giới đã diễn ra tại đây. Trong ảnh: Một bữa tiệc trưa cho các đại biểu quốc tế tham dự lễ bế mạc Thế vận hội Paralympics diễn ra tại Bắc Kinh 2008. Một số phòng tổ chức tiệc, kể cả quốc yến, bên trong Nhà khách Điếu Ngư Đài. Một số món ăn được phục vụ tại Nhà khách Điếu Ngư Đài. Song Phương chuyển |