Di Sản Hồ Chí Minh
Bệnh “tâm căn” của quan chức
Nhiều người than phiền, sao các quan chức ta, từ cao đến thấp, có nhiều phát ngôn như người tâm thần phân liệt? Bạn Đinh Tấn Lực đã “thu gom bước đầu” được 100 phát ngôn “lạ” của các quan chức đưa lên FB, đọc rất vui (hình chụp từ FB của ĐTL). Vì sao toàn những vị quyền cao chức trọng, bằng cấp đầy mình, mà có những phát ngôn “kỳ quặc” vậy?
Theo cách giải thích của nhà Phân tâm học S. Freud, có thể hiểu, những “lời vàng ngọc” khi các quan tuyên đọc, hay những lúc mở miệng ra là “có gang, có thép”, đó là lúc họ tập trung ý thức cao độ; nó thể hiện cái bề mặt của nhân cách, được “diễn” một cách có ý thức, trước bàn dân thiên hạ. Nhưng cái thật của suy nghĩ, ham muốn, thù hận, sợ hãi… lại chìm sâu trong tiềm thức, trộn lẫn với bản năng vô thức của nhân cách. Lúc bất chợt, “cái Tôi ý thức” lơi lỏng, không kiểm soát được, thì cái vô thức “vọt ra”, giống như các bà hay nói nhịu, cái gì văng L. ra… Và ta may mắn được thấy “cái thật” của ý nghĩ, thấy sự bối rối, sự giả dối, sự lo hãi, trì độn… được “phọt” ra, rồi lại vội được che đậy lại… Nếu phân tích được các GIẤC MƠ của quan chức sẽ cung cấp nhiều điều thú vị nữa.
Theo giải thích của Phật pháp, có thể hiểu: Các quan chức của ta bị Tham – Sân – Si – Ngã chấp che lấp Phật tính, trở nên vô minh, tăm tối khiến cho có những suy nghĩ, lời nói, việc làm vô mình, có cả “vo minh tập thể”. Vì vô minh nên nảy ra những suy nghĩ, hành động lời nói phi lý, kỳ quặc, ác độc… gây nên nghiệp chướng. Trong các NGHIỆP thì có:
– Ý NGHIỆP: Tham lam, thù hận, yêu ghét lầm lạc, đem những suy nghĩ lú lẫn, tình cảm thiên lệch, độc ác … áp đặt cho người khác; cho rằng chỉ “chủ nghĩa” của mình là đúng, ai suy nghĩ khác với quan niệm của mình là “diễn biến”, “suy thoái”, “phản động”, xấu xa… cần trừng trị.
– THÂN NGHIỆP: dùng hành động trấn áp, bắt bớ, đánh đập, tra tấn, từ đày người khác, nhất là những người vô tội, người tử tế, phụ nữ, trẻ em…
– KHẨU NGHIỆP: Nói những lời vô nghĩa, hứa rồi nuốt lời, dối trá, lật lọng, bịa đặt; dùng những lời thô bỉ hăm dọa người khác, dùng những lời vu cáo, buộc người vô tội thành có tội…
Tất cả những NGHIỆP CHƯỚNG này rồi sẽ thành QUẢ BÁO. Có khi thoát khỏi “vòng trầm luân của cái bể tham quan”, về thành dân thường, cố tu tỉnh thành “người tử tế”, lúc đó mới NGỘ ra mới sám hối thì bao giờ rửa hết nghiệp ác?
Nguồn ảnh: Đinh Tấn Lực
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Bệnh “tâm căn” của quan chức
Nhiều người than phiền, sao các quan chức ta, từ cao đến thấp, có nhiều phát ngôn như người tâm thần phân liệt? Bạn Đinh Tấn Lực đã “thu gom bước đầu” được 100 phát ngôn “lạ” của các quan chức đưa lên FB, đọc rất vui (hình chụp từ FB của ĐTL). Vì sao toàn những vị quyền cao chức trọng, bằng cấp đầy mình, mà có những phát ngôn “kỳ quặc” vậy?
Theo cách giải thích của nhà Phân tâm học S. Freud, có thể hiểu, những “lời vàng ngọc” khi các quan tuyên đọc, hay những lúc mở miệng ra là “có gang, có thép”, đó là lúc họ tập trung ý thức cao độ; nó thể hiện cái bề mặt của nhân cách, được “diễn” một cách có ý thức, trước bàn dân thiên hạ. Nhưng cái thật của suy nghĩ, ham muốn, thù hận, sợ hãi… lại chìm sâu trong tiềm thức, trộn lẫn với bản năng vô thức của nhân cách. Lúc bất chợt, “cái Tôi ý thức” lơi lỏng, không kiểm soát được, thì cái vô thức “vọt ra”, giống như các bà hay nói nhịu, cái gì văng L. ra… Và ta may mắn được thấy “cái thật” của ý nghĩ, thấy sự bối rối, sự giả dối, sự lo hãi, trì độn… được “phọt” ra, rồi lại vội được che đậy lại… Nếu phân tích được các GIẤC MƠ của quan chức sẽ cung cấp nhiều điều thú vị nữa.
Theo giải thích của Phật pháp, có thể hiểu: Các quan chức của ta bị Tham – Sân – Si – Ngã chấp che lấp Phật tính, trở nên vô minh, tăm tối khiến cho có những suy nghĩ, lời nói, việc làm vô mình, có cả “vo minh tập thể”. Vì vô minh nên nảy ra những suy nghĩ, hành động lời nói phi lý, kỳ quặc, ác độc… gây nên nghiệp chướng. Trong các NGHIỆP thì có:
– Ý NGHIỆP: Tham lam, thù hận, yêu ghét lầm lạc, đem những suy nghĩ lú lẫn, tình cảm thiên lệch, độc ác … áp đặt cho người khác; cho rằng chỉ “chủ nghĩa” của mình là đúng, ai suy nghĩ khác với quan niệm của mình là “diễn biến”, “suy thoái”, “phản động”, xấu xa… cần trừng trị.
– THÂN NGHIỆP: dùng hành động trấn áp, bắt bớ, đánh đập, tra tấn, từ đày người khác, nhất là những người vô tội, người tử tế, phụ nữ, trẻ em…
– KHẨU NGHIỆP: Nói những lời vô nghĩa, hứa rồi nuốt lời, dối trá, lật lọng, bịa đặt; dùng những lời thô bỉ hăm dọa người khác, dùng những lời vu cáo, buộc người vô tội thành có tội…
Tất cả những NGHIỆP CHƯỚNG này rồi sẽ thành QUẢ BÁO. Có khi thoát khỏi “vòng trầm luân của cái bể tham quan”, về thành dân thường, cố tu tỉnh thành “người tử tế”, lúc đó mới NGỘ ra mới sám hối thì bao giờ rửa hết nghiệp ác?
Nguồn ảnh: Đinh Tấn Lực