Tham Khảo
Bí mật cuộc đàm phán giữa John F. Kennedy và Fidel Castro
Câu chuyện trong bóng tối
Ngày 24/11/2003, Cục Tàng thư An ninh quốc gia Hoa Kỳ (National Security Archive - NSA) công bố hồ sơ giải mật liên quan cuộc đàm phán tuyệt mật giữa Nội các John F. Kennedy và chính phủ Fidel Castro. Hầu hết chúng ta đều biết kế hoạch phá rối Cuba của Washington nhưng ít người nghe nói đến cuộc thương lượng từng tiến hành giữa Kennedy và Castro. Diễn biến cuộc đàm phán xảy ra như thế nào?
Hai ngày sau khi nước Mỹ tưởng niệm 40 năm vụ ám sát John F. Kennedy, NSA công bố cuộn ghi âm về cuộc trò chuyện giữa Kennedy và Cố vấn An ninh Quốc gia McGeorge Bundy, thảo luận khả năng thực hiện cuộc họp bí mật với Castro. Cuộn băng được ghi âm 17 ngày trước khi Kennedy bị bắn chết, đã tóm lược báo cáo Bundy về tiến trình chuẩn bị cuộc đàm phán. Câu chuyện nằm trong bóng tối 40 năm, ngoài nhiều tài liệu bản gốc cung cấp từ website NSA, còn được chiếu trên kênh Discovery, dựa vào các cuộn băng ghi âm thời Kennedy mới được giải mật cũng như từ bài viết gần 7.000 từ mang tựa “JKF and Castro: The Secret Quest for Accomodation” của chuyên gia tư liệu NSA Peter Kornbluh đăng trên Tạp chí Cigar Aficionado.
Lisa Howard và Fidel Castro
Từ mùa xuân 1963, Mỹ lẫn Cuba đều nghĩ đến khả năng kết thúc tình trạng quan hệ căng thẳng, đặc biệt sau vụ khủng hoảng nghiêm trọng tháng 10/1962 (khi tình báo Mỹ phát hiện tên lửa Liên Xô tại Cuba). Thậm chí ngay khi CIA tiếp tục dàn dựng kịch bản ám sát Fidel Castro cũng như huấn luyện thành phần Cuba lưu vong tại Florida, Kennedy và vài viên chức cấp cao vẫn nghĩ đến khả năng thương thuyết bí mật với Castro. Washington hy vọng có thể thuyết phục lãnh đạo Cuba rời khỏi quỹ đạo Liên Xô và ngả sang Mỹ. Qua Liên Hiệp Quốc (LHQ) và “du khách” Mỹ đến Cuba, Castro cũng đánh tiếng về khả năng có thể thương lượng.
Tháng 3/1963, Bộ trưởng Cuba Raul Roa Garcia gửi thư cho Tổng thư ký LHQ U Thant, bóng gió rằng Cuba sẵn sàng tái lập quan hệ bình thường. Các doanh nhân châu Âu từng đến Cuba cũng nói với CIA rằng Castro dường như muốn đàm phán với Washington. Ngày 5/6/1963, khi tổng hợp các nguồn tin tình báo - theo bản tóm tắt của Phó giám đốc CIA Richard Helms, CIA đã kết luận Cuba rất quan tâm tiếp cận Mỹ.
Kênh đầu tiên James Donovan
Nguồn đầu tiên liên quan chi tiết trên đến từ James Donovan. Cuối mùa thu 1962, James Donovan (nguyên luật sư New York) là phái viên Mỹ đầu tiên được Castro tỏ ra tin cậy. Đại diện cho Kennedy, James Donovan dàn xếp chương trình viện trợ thực phẩm và thuốc men trị giá 53 triệu USD cho Cuba để đổi lấy việc trả tự do cho thành phần Cuba lưu vong và điệp viên CIA bị bắt trong chiến dịch Vịnh Con heo. Tường trình với CIA tất cả các chuyến đi Cuba, Donovan khẳng định rằng, Chính phủ Havana sẵn sàng đàm phán. Cuối tháng 1/1963, khi chuẩn bị lên đường về Mỹ, Donovan được tùy viên Chủ tịch Castro, Rene Vallejo, nhắc lại “đề tài tái lập quan hệ ngoại giao hai nước”.
Đầu tháng 3/1963, một viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị Donovan đặt điều kiện với Castro về việc cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Moskva như là yêu cầu buộc phải tuân theo để Cuba có thể thương lượng mọi vấn đề khác. Tuy nhiên, Kennedy bác bỏ. Thượng tuần tháng 6/1963, Nhóm Đặc biệt (các viên chức cấp cao Mỹ liên quan kế hoạch đàm phán Cuba), trong đó có Cố vấn An ninh Quốc gia Bundy, Giám đốc CIA John McCone, Thứ trưởng Ngoại giao Alexis Johnson…, kết luận rằng Mỹ có thể dùng Donovan làm kênh liên lạc trực tiếp nhưng cũng nhấn mạnh rằng Washington phải chủ động, hơn là chờ tín hiệu từ Cuba. Cần nói thêm, theo tác giả Peter Kornbluh (Cigar Aficionado), Mỹ hay Cuba là nơi bày tỏ mong muốn tổ chức tiến trình thương lượng thật ra là câu hỏi lịch sử chưa có lời giải. Đại sứ Cuba tại LHQ Carlos Lechuga khẳng định rằng, toàn bộ đều là ý tưởng Kennedy chứ không phải Castro.
Nhân vật quan trọng Lisa Howard
Trong vụ này, ngoài James Donovan, còn có phóng viên ABC News Lisa Howard. Từng là diễn viên, Lisa Howard bắt đầu sự nghiệp báo chí đầu thập niên 60 của thế kỷ trước khi làm thông tín viên cho Mutual Radio Network. Chuyên tường thuật các vấn đề liên quan LHQ, Lisa Howard là phóng viên Mỹ đầu tiên thực hiện phỏng vấn lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev. Sau khi được ABC News thuê tường thuật cuộc họp thượng đỉnh giữa Khrushchev và Kennedy tại Vienna năm 1961, Lisa Howard trở thành một trong những nữ phóng viên đầu tiên làm bình luận viên cho một chương trình thời sự truyền hình (“The News Hour with Lisa Howard”).
Năm 1962, Lisa Howard vận động phái đoàn Cuba tại LHQ tạo điều kiện cho mình đến Havana. Tháng 4/1963, cuối cùng, Lisa Howard cùng nhóm phóng viên truyền hình ABC News đã có mặt tại Cuba. Để được gặp Castro, Lisa Howard nhờ James Donovan giúp. Nhờ vậy, Lisa Howard đã thực hiện được cuộc phỏng vấn độc quyền với Castro. Đó cũng là lần đầu tiên Fidel Castro xuất hiện trên truyền hình Mỹ kể từ năm 1959. Buổi phỏng vấn được phát sóng ngày 10/5/1963. Nhà trắng nhận được kịch bản phỏng vấn từ một tuần trước và từng tính cản trở kế hoạch phát sóng nhưng sau đó không thực hiện. Trong nhiều vấn đề bàn luận trong cuộc phỏng vấn, lãnh đạo Castro đã nhắc đến khả năng thiết lập quan hệ tốt hơn với Mỹ.
Vài tháng sau, trong phóng sự mang tựa đề “Castro’s Overture” đăng trên tờ War/Peace Report, Lisa Howard viết rằng, buổi phỏng vấn Castro kéo dài 8 giờ đã cho thấy Fidel Castro thật sự muốn thương thuyết với Mỹ và yêu cầu chính phủ Kennedy nhanh chóng chớp lấy cơ hội. Phía sau hậu trường, Lisa Howard tự đặt mình vào vị trí nhân vật trung gian. Như James Donovan, Lisa Howard cũng báo cáo CIA tất cả những gì mình thu lượm nhưng bà không biết rằng, Giám đốc CIA John McCone phản đối kịch liệt kế hoạch sử dụng Lisa làm kênh liên lạc thứ hai.
Tuy nhiên, tháng 9/1963, Lisa Howard đã trở thành một kênh bí mật của Nhà Trắng, thông qua William Attwood, viên chức ngoại giao Mỹ tại LHQ. Vốn xuất thân từ giới báo chí (biên tập tờ Look), Attwood cũng từng phỏng vấn Castro năm 1959. Quen thân Lisa Howard, Attwood cùng chia sẻ quan điểm tái lập quan hệ bình thường hóa Mỹ - Cuba. Tại LHQ, Attwood từng nghe Đại sứ Guinea Seydon Diallo kể rằng, Castro rất bất mãn cách mà Liên Xô hành xử trong vụ khủng hoảng tên lửa vào tháng 10/1962. Trong bản ghi nhớ hai trang đề ngày 18/9/1963 và gửi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Averell Harriman và Đại sứ Mỹ tại LHQ Adlai Stevenson, Attwood nhấn mạnh khả năng có thể đàm phán với Cuba theo hướng có lợi cho Mỹ.
Ngày 20/9/1963, Adlai Stevenson nhận tín hiệu xanh từ Kennedy, chuẩn y việc Attwood gặp Đại sứ Cuba tại LHQ Carlos Lechuga. Tháng 9/1963, Lisa Howard đến gặp William Attwood với đề xuất tổ chức cuộc họp Attwood-Lechuga tại nhà mình. Ngày 23/9/1963, Attwood và Lechuga đến căn hộ Lisa Howard tại Manhattan “dự tiệc cocktail” nhưng thật ra hai người lẻn vào góc phòng và bàn kế hoạch cuộc gặp cấp cao. Hai tuần sau, Castro gửi thông điệp đến Lisa Howard (thông qua Carlos Lechuga), cho biết Havana sẵn sàng nói chuyện. Kennedy rất hồ hởi.
Ngày 24/9, Attwood gặp Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy tại Washington, báo cáo toàn bộ chi tiết cuộc gặp Lechuga. Cùng lúc, Lisa Howard đề nghị sử dụng nhà riêng mình làm trạm liên lạc bí mật cho các cú điện trực tiếp giữa Washington và Havana, khởi động tiến trình thương thuyết chính thức.
Bất thành
Ngày 14/11/1963, Lisa Howard liên lạc tùy viên Castro, Rene Vallejo, và cung cấp giờ hẹn để Vallejo nói chuyện điện thoại trực tiếp với Attwood tại nhà bà. Trong cuộc đàm thoại diễn ra lúc 2 giờ sáng ngày 20/11, Vallejo (từ Havana) cho biết ông không thể đến New York vào thời điểm trên nhưng “chúng tôi” (ám chỉ ông ta và Castro) “sẽ chỉ thị Lechuga để đề xuất và thảo luận một chương trình nghị sự cho cuộc gặp sau này với Castro”. Cuối tháng 10/1963, William Attwood tổ chức cuộc gặp giữa Kennedy và phóng viên Pháp Jean Daniel (sắp lên đường sang Cuba phỏng vấn Fidel Castro). Kennedy muốn đích thân Jean Daniel truyền đạt trực tiếp với Castro về nguyện vọng tái lập quan hệ bình thường và thậm chí yêu cầu Jean Daniel nhắc Castro để ý đến bài diễn văn sắp tới của mình.
Ngày 19/11/1963, trong diễn văn trước Hiệp hội Báo chí liên Mỹ tại Miami, Kennedy nói rằng nếu chính phủ Castro hạn chế quan hệ với Liên Xô và ngưng chiến dịch ủng hộ phong trào cộng sản tại Mỹ Latinh, Nhà Trắng có thể bỏ qua những khác biệt khác giữa hai nước. Đó là thông điệp thứ nhất. Thông điệp thứ hai được gửi đến Castro thông qua Jean Daniel, với nội dung Kennedy rất hiểu thái độ chống Mỹ của Castro và rằng chính sách cấm vận Cuba sẽ được tháo bỏ nếu Castro ngưng quan hệ “không lành mạnh” với Liên Xô. Ngày 22/11/1963, Jean Daniel gặp lãnh đạo Cuba tại ngôi nhà bãi biển của Castro ở Varadero. Buổi trưa, khi cùng Jean Daniel dùng bữa, Castro nhận được cú điện, thông báo John F. Kennedy bị ám sát. Kế hoạch đàm phán Mỹ - Cuba chết yểu!
Trong nhiều thập niên, câu hỏi rằng anh em John F. Kennedy và Robert F. Kennedy có thật sự dựng lên kế hoạch ám sát lãnh tụ Fidel Castro hay không vẫn chưa được giải đáp cặn kẽ. Một bản ghi nhớ được một giáo sư đại học tìm thấy đã chứng minh rằng anh em John F. Kennedy và Robert F. Kennedy có thể liên quan kế hoạch ám sát Castro. Tuy nhiên, trong cuốn Robert Kennedy and his times, cựu tùy viên thời Kennedy - Arthur M. Schlesinger Jr. - bác bỏ các qui kết liên quan đến anh em John và Robert F. Kennedy và khẳng định âm mưu ám sát Fidel Castro đều do CIA tự ý thai nghén và tiến hành (năm 1998, theo yêu cầu của Schlesinger, tờ New York Times đã đăng một “ghi chú của ban biên tập”, nói rằng trong khi một số “sử gia và viên chức thạo tin tình báo đoan quyết về chuyện John F. Kennedy ra lệnh CIA ám sát Castro thì những người thân cận với Tổng thống đều hoàn toàn bác bỏ”). Trong bức thư gửi giáo sư Larry Haapanen (người khai thác thông tin từ bản ghi nhớ Lansdale), Schlesinger đã nhấn mạnh rằng anh em Kennedy chưa từng biết bất kỳ âm mưu nào liên quan đến kế hoạch ám sát Fidel Castro. |
Mạnh Kim
Nguyễn Đắc Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bí mật cuộc đàm phán giữa John F. Kennedy và Fidel Castro
Câu chuyện trong bóng tối
Ngày 24/11/2003, Cục Tàng thư An ninh quốc gia Hoa Kỳ (National Security Archive - NSA) công bố hồ sơ giải mật liên quan cuộc đàm phán tuyệt mật giữa Nội các John F. Kennedy và chính phủ Fidel Castro. Hầu hết chúng ta đều biết kế hoạch phá rối Cuba của Washington nhưng ít người nghe nói đến cuộc thương lượng từng tiến hành giữa Kennedy và Castro. Diễn biến cuộc đàm phán xảy ra như thế nào?
Hai ngày sau khi nước Mỹ tưởng niệm 40 năm vụ ám sát John F. Kennedy, NSA công bố cuộn ghi âm về cuộc trò chuyện giữa Kennedy và Cố vấn An ninh Quốc gia McGeorge Bundy, thảo luận khả năng thực hiện cuộc họp bí mật với Castro. Cuộn băng được ghi âm 17 ngày trước khi Kennedy bị bắn chết, đã tóm lược báo cáo Bundy về tiến trình chuẩn bị cuộc đàm phán. Câu chuyện nằm trong bóng tối 40 năm, ngoài nhiều tài liệu bản gốc cung cấp từ website NSA, còn được chiếu trên kênh Discovery, dựa vào các cuộn băng ghi âm thời Kennedy mới được giải mật cũng như từ bài viết gần 7.000 từ mang tựa “JKF and Castro: The Secret Quest for Accomodation” của chuyên gia tư liệu NSA Peter Kornbluh đăng trên Tạp chí Cigar Aficionado.
Lisa Howard và Fidel Castro
Từ mùa xuân 1963, Mỹ lẫn Cuba đều nghĩ đến khả năng kết thúc tình trạng quan hệ căng thẳng, đặc biệt sau vụ khủng hoảng nghiêm trọng tháng 10/1962 (khi tình báo Mỹ phát hiện tên lửa Liên Xô tại Cuba). Thậm chí ngay khi CIA tiếp tục dàn dựng kịch bản ám sát Fidel Castro cũng như huấn luyện thành phần Cuba lưu vong tại Florida, Kennedy và vài viên chức cấp cao vẫn nghĩ đến khả năng thương thuyết bí mật với Castro. Washington hy vọng có thể thuyết phục lãnh đạo Cuba rời khỏi quỹ đạo Liên Xô và ngả sang Mỹ. Qua Liên Hiệp Quốc (LHQ) và “du khách” Mỹ đến Cuba, Castro cũng đánh tiếng về khả năng có thể thương lượng.
Tháng 3/1963, Bộ trưởng Cuba Raul Roa Garcia gửi thư cho Tổng thư ký LHQ U Thant, bóng gió rằng Cuba sẵn sàng tái lập quan hệ bình thường. Các doanh nhân châu Âu từng đến Cuba cũng nói với CIA rằng Castro dường như muốn đàm phán với Washington. Ngày 5/6/1963, khi tổng hợp các nguồn tin tình báo - theo bản tóm tắt của Phó giám đốc CIA Richard Helms, CIA đã kết luận Cuba rất quan tâm tiếp cận Mỹ.
Kênh đầu tiên James Donovan
Nguồn đầu tiên liên quan chi tiết trên đến từ James Donovan. Cuối mùa thu 1962, James Donovan (nguyên luật sư New York) là phái viên Mỹ đầu tiên được Castro tỏ ra tin cậy. Đại diện cho Kennedy, James Donovan dàn xếp chương trình viện trợ thực phẩm và thuốc men trị giá 53 triệu USD cho Cuba để đổi lấy việc trả tự do cho thành phần Cuba lưu vong và điệp viên CIA bị bắt trong chiến dịch Vịnh Con heo. Tường trình với CIA tất cả các chuyến đi Cuba, Donovan khẳng định rằng, Chính phủ Havana sẵn sàng đàm phán. Cuối tháng 1/1963, khi chuẩn bị lên đường về Mỹ, Donovan được tùy viên Chủ tịch Castro, Rene Vallejo, nhắc lại “đề tài tái lập quan hệ ngoại giao hai nước”.
Đầu tháng 3/1963, một viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị Donovan đặt điều kiện với Castro về việc cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Moskva như là yêu cầu buộc phải tuân theo để Cuba có thể thương lượng mọi vấn đề khác. Tuy nhiên, Kennedy bác bỏ. Thượng tuần tháng 6/1963, Nhóm Đặc biệt (các viên chức cấp cao Mỹ liên quan kế hoạch đàm phán Cuba), trong đó có Cố vấn An ninh Quốc gia Bundy, Giám đốc CIA John McCone, Thứ trưởng Ngoại giao Alexis Johnson…, kết luận rằng Mỹ có thể dùng Donovan làm kênh liên lạc trực tiếp nhưng cũng nhấn mạnh rằng Washington phải chủ động, hơn là chờ tín hiệu từ Cuba. Cần nói thêm, theo tác giả Peter Kornbluh (Cigar Aficionado), Mỹ hay Cuba là nơi bày tỏ mong muốn tổ chức tiến trình thương lượng thật ra là câu hỏi lịch sử chưa có lời giải. Đại sứ Cuba tại LHQ Carlos Lechuga khẳng định rằng, toàn bộ đều là ý tưởng Kennedy chứ không phải Castro.
Nhân vật quan trọng Lisa Howard
Trong vụ này, ngoài James Donovan, còn có phóng viên ABC News Lisa Howard. Từng là diễn viên, Lisa Howard bắt đầu sự nghiệp báo chí đầu thập niên 60 của thế kỷ trước khi làm thông tín viên cho Mutual Radio Network. Chuyên tường thuật các vấn đề liên quan LHQ, Lisa Howard là phóng viên Mỹ đầu tiên thực hiện phỏng vấn lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev. Sau khi được ABC News thuê tường thuật cuộc họp thượng đỉnh giữa Khrushchev và Kennedy tại Vienna năm 1961, Lisa Howard trở thành một trong những nữ phóng viên đầu tiên làm bình luận viên cho một chương trình thời sự truyền hình (“The News Hour with Lisa Howard”).
Năm 1962, Lisa Howard vận động phái đoàn Cuba tại LHQ tạo điều kiện cho mình đến Havana. Tháng 4/1963, cuối cùng, Lisa Howard cùng nhóm phóng viên truyền hình ABC News đã có mặt tại Cuba. Để được gặp Castro, Lisa Howard nhờ James Donovan giúp. Nhờ vậy, Lisa Howard đã thực hiện được cuộc phỏng vấn độc quyền với Castro. Đó cũng là lần đầu tiên Fidel Castro xuất hiện trên truyền hình Mỹ kể từ năm 1959. Buổi phỏng vấn được phát sóng ngày 10/5/1963. Nhà trắng nhận được kịch bản phỏng vấn từ một tuần trước và từng tính cản trở kế hoạch phát sóng nhưng sau đó không thực hiện. Trong nhiều vấn đề bàn luận trong cuộc phỏng vấn, lãnh đạo Castro đã nhắc đến khả năng thiết lập quan hệ tốt hơn với Mỹ.
Vài tháng sau, trong phóng sự mang tựa đề “Castro’s Overture” đăng trên tờ War/Peace Report, Lisa Howard viết rằng, buổi phỏng vấn Castro kéo dài 8 giờ đã cho thấy Fidel Castro thật sự muốn thương thuyết với Mỹ và yêu cầu chính phủ Kennedy nhanh chóng chớp lấy cơ hội. Phía sau hậu trường, Lisa Howard tự đặt mình vào vị trí nhân vật trung gian. Như James Donovan, Lisa Howard cũng báo cáo CIA tất cả những gì mình thu lượm nhưng bà không biết rằng, Giám đốc CIA John McCone phản đối kịch liệt kế hoạch sử dụng Lisa làm kênh liên lạc thứ hai.
Tuy nhiên, tháng 9/1963, Lisa Howard đã trở thành một kênh bí mật của Nhà Trắng, thông qua William Attwood, viên chức ngoại giao Mỹ tại LHQ. Vốn xuất thân từ giới báo chí (biên tập tờ Look), Attwood cũng từng phỏng vấn Castro năm 1959. Quen thân Lisa Howard, Attwood cùng chia sẻ quan điểm tái lập quan hệ bình thường hóa Mỹ - Cuba. Tại LHQ, Attwood từng nghe Đại sứ Guinea Seydon Diallo kể rằng, Castro rất bất mãn cách mà Liên Xô hành xử trong vụ khủng hoảng tên lửa vào tháng 10/1962. Trong bản ghi nhớ hai trang đề ngày 18/9/1963 và gửi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Averell Harriman và Đại sứ Mỹ tại LHQ Adlai Stevenson, Attwood nhấn mạnh khả năng có thể đàm phán với Cuba theo hướng có lợi cho Mỹ.
Ngày 20/9/1963, Adlai Stevenson nhận tín hiệu xanh từ Kennedy, chuẩn y việc Attwood gặp Đại sứ Cuba tại LHQ Carlos Lechuga. Tháng 9/1963, Lisa Howard đến gặp William Attwood với đề xuất tổ chức cuộc họp Attwood-Lechuga tại nhà mình. Ngày 23/9/1963, Attwood và Lechuga đến căn hộ Lisa Howard tại Manhattan “dự tiệc cocktail” nhưng thật ra hai người lẻn vào góc phòng và bàn kế hoạch cuộc gặp cấp cao. Hai tuần sau, Castro gửi thông điệp đến Lisa Howard (thông qua Carlos Lechuga), cho biết Havana sẵn sàng nói chuyện. Kennedy rất hồ hởi.
Ngày 24/9, Attwood gặp Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy tại Washington, báo cáo toàn bộ chi tiết cuộc gặp Lechuga. Cùng lúc, Lisa Howard đề nghị sử dụng nhà riêng mình làm trạm liên lạc bí mật cho các cú điện trực tiếp giữa Washington và Havana, khởi động tiến trình thương thuyết chính thức.
Bất thành
Ngày 14/11/1963, Lisa Howard liên lạc tùy viên Castro, Rene Vallejo, và cung cấp giờ hẹn để Vallejo nói chuyện điện thoại trực tiếp với Attwood tại nhà bà. Trong cuộc đàm thoại diễn ra lúc 2 giờ sáng ngày 20/11, Vallejo (từ Havana) cho biết ông không thể đến New York vào thời điểm trên nhưng “chúng tôi” (ám chỉ ông ta và Castro) “sẽ chỉ thị Lechuga để đề xuất và thảo luận một chương trình nghị sự cho cuộc gặp sau này với Castro”. Cuối tháng 10/1963, William Attwood tổ chức cuộc gặp giữa Kennedy và phóng viên Pháp Jean Daniel (sắp lên đường sang Cuba phỏng vấn Fidel Castro). Kennedy muốn đích thân Jean Daniel truyền đạt trực tiếp với Castro về nguyện vọng tái lập quan hệ bình thường và thậm chí yêu cầu Jean Daniel nhắc Castro để ý đến bài diễn văn sắp tới của mình.
Ngày 19/11/1963, trong diễn văn trước Hiệp hội Báo chí liên Mỹ tại Miami, Kennedy nói rằng nếu chính phủ Castro hạn chế quan hệ với Liên Xô và ngưng chiến dịch ủng hộ phong trào cộng sản tại Mỹ Latinh, Nhà Trắng có thể bỏ qua những khác biệt khác giữa hai nước. Đó là thông điệp thứ nhất. Thông điệp thứ hai được gửi đến Castro thông qua Jean Daniel, với nội dung Kennedy rất hiểu thái độ chống Mỹ của Castro và rằng chính sách cấm vận Cuba sẽ được tháo bỏ nếu Castro ngưng quan hệ “không lành mạnh” với Liên Xô. Ngày 22/11/1963, Jean Daniel gặp lãnh đạo Cuba tại ngôi nhà bãi biển của Castro ở Varadero. Buổi trưa, khi cùng Jean Daniel dùng bữa, Castro nhận được cú điện, thông báo John F. Kennedy bị ám sát. Kế hoạch đàm phán Mỹ - Cuba chết yểu!
Trong nhiều thập niên, câu hỏi rằng anh em John F. Kennedy và Robert F. Kennedy có thật sự dựng lên kế hoạch ám sát lãnh tụ Fidel Castro hay không vẫn chưa được giải đáp cặn kẽ. Một bản ghi nhớ được một giáo sư đại học tìm thấy đã chứng minh rằng anh em John F. Kennedy và Robert F. Kennedy có thể liên quan kế hoạch ám sát Castro. Tuy nhiên, trong cuốn Robert Kennedy and his times, cựu tùy viên thời Kennedy - Arthur M. Schlesinger Jr. - bác bỏ các qui kết liên quan đến anh em John và Robert F. Kennedy và khẳng định âm mưu ám sát Fidel Castro đều do CIA tự ý thai nghén và tiến hành (năm 1998, theo yêu cầu của Schlesinger, tờ New York Times đã đăng một “ghi chú của ban biên tập”, nói rằng trong khi một số “sử gia và viên chức thạo tin tình báo đoan quyết về chuyện John F. Kennedy ra lệnh CIA ám sát Castro thì những người thân cận với Tổng thống đều hoàn toàn bác bỏ”). Trong bức thư gửi giáo sư Larry Haapanen (người khai thác thông tin từ bản ghi nhớ Lansdale), Schlesinger đã nhấn mạnh rằng anh em Kennedy chưa từng biết bất kỳ âm mưu nào liên quan đến kế hoạch ám sát Fidel Castro. |
Mạnh Kim
Nguyễn Đắc Song Phương chuyển