Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Biết trước vận mệnh, các bậc danh nhân kỳ tài xưa đã làm gì để thay đổi nó?
Trong lịch sử Việt Nam và Trung Hoa, có nhiều vị tướng kỳ tài có khả năng tri mệnh (biết trước được vận mệnh) như Trần Nguyên Đán và Gia Cát Lượng.
Biết trước vận mệnh, các bậc danh nhân kỳ tài xưa đã làm gì để thay đổi nó?
Trong lịch sử Việt Nam và Trung Hoa, có nhiều vị tướng kỳ tài có khả năng tri mệnh (biết trước được vận mệnh) như Trần Nguyên Đán và Gia Cát Lượng. Dù có tài năng như vậy, nhưng họ có thể làm gì để thay đổi vận mệnh theo ý mình?
Trần Nguyên Đán làm gì để cứu nhà Trần và cháu ngoại của mình là Nguyễn Trãi?
Cuối đời nhà Trần, Hồ Quý Ly được thăng quan tiến chức rất nhanh, nổi lên là một quyền thần trụ cột, thao túng triều chính.
Theo lịch sử thì hai bà cô ruột của Hồ Quý Ly (cũng là hai chị em ruột) đều là Hoàng phi của vua Trần Minh Tông. Bà Minh Từ sinh ra vua Trần Hiến Tông và vua Trần Nghệ Tông, còn bà Đôn Từ thì sinh ra vua Trần Duệ Tông. Sau, con gái của Hồ Quý Ly lại là Hoàng hậu của vua Trần Thuận Tông. Em gái họ của Hồ Qúy Ly lấy Trần Duệ Tông, sinh ra Trần Phế Đế.
Dựa vào mối quan hệ hôn nhân phức tạp này, Hồ Qúy Ly thao túng nhà Trần, nhiều tôn thất nhà Trần biết đây là mối họa lớn nhưng không sao diệt trừ được.
Hồ Quý Ly (Ảnh minh họa)
Trụ cột của nhà Trần lúc đó là quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán xem lá số tử vi Thái Thượng Hoàng Nghệ Tôn thấy có Vũ Phá thủ mệnh, coi người thân như cừu thù, coi kẻ ác như ruột gan chắc chắn sẽ nghe Hồ Quý Ly; lại thấy Quý Ly có Tử Phá thủ mệnh, biết y sẽ cướp ngôi, và nhà Trần mất.
Biết trước được điều này, Trần Nguyên Đán đã làm gì để thay đổi vận mệnh cho nhà Trần? Ông đã hết lòng khuyên can Thượng Hoàng, nhưng những lời lẽ ruột gan của ông không được Thượng Hoàng nghe theo.
Khi Thượng Hoàng Nghệ Tôn gả công chúa cho Hồ Quý Ly, thì Trần Nguyên Đán hết sức khuyên can, ông còn làm bài thơ “Thập cầm” (Mười giống chim) cảnh tỉnh Thượng Hoàng hãy cảnh giác với “con quạ già hiểm độc” (chỉ Hồ Quý Ly). Trong bài thơ có câu:
Nhân ngôn ký gửi dữ lão nha
Bất thức lão nha liên ái phầu
Tạm dịch là:
Gửi con cho lão quạ già
Biết là lão quạ thương là mấy thương
Cảnh tỉnh Thượng Hoàng không được, ông biết vận mệnh nhà Trần đã hết, ông quyết định về Côn Sơn (Hải Dương) dạy học. Trước khi đi ông kết thân với Hồ Quý Ly, giao các con mình Mộng Dữ, Thúc Giao và Thúc Quỳnh cho Hồ Quý Ly.
Đáp lại, Hồ Quý Ly cũng đem con gái là Hoàng Trung gả cho Mộng Dữ và cho Mộng Dữ làm chức Đông cung phán thủ. Thúc Giao và Thúc Quỳnh đều được làm Tướng quân.
Chính vì thế mà cho đến tận ngày nay, nhiều người chê trách Trần Nguyên Đán về việc này, nhiều người gia tộc họ Trần xem hành động này của ông là phản bội là nhà Trần.
Thực ra cũng không thể trách Trần Nguyên Đán được, ông đã biết trước tương lai và đã làm tất cả những gì có thể làm được, nhưng ông cũng biết rằng đã là vận mệnh thì sức người không thể thay đổi, dù biết trước cả nhưng không thay đổi được, nên đành thuận thiên mà hành động thội. Việc ông kết thân với Hồ Quý Ly là nhằm bảo vệ gia tộc họ của mình khỏi bị tận diệt khi Hồ Quý Ly cướp ngôi.
Đúng như dự đoán của Trần Nguyên Đán, năm 1399 Hồ Quý Ly cho thanh trừng 370 tướng lĩnh tôn thất nhà Trần, dẹp tan thế lực nhà Trần, năm 1400 thì lên ngôi Vua.
Tuy nhiên gia đình Trần Nguyên Đán thì không hề bị Hồ Quý Ly đụng đến, nhờ thế cháu nội và cháu ngoại của ông là Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi mới có điều kiện ăn học thành tài, sau này đều là anh hùng dân tộc.
Trần Nguyên Đán khi xem lá số của Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi biết 2 cháu mình sau này sẽ thành nghiệp lớn. Với Trần Nguyên Hãn thì ông không lo lắng lắm, nhưng ông lại rất lo cho Nguyễn Trãi vì đứa cháu ngoại này có số bị chết cả 3 họ, ông chỉ có thể dặn dò Nguyễn Trãi rằng “chiếm thành thì lui binh”.
Quả nhiên sau này hai người cháu của ông đều là trụ cột hàng đầu cho nghĩa quân Lam Sơn, Trần Nguyên Hãn thuộc dòng quan võ, làm đến Thái Úy chỉ huy toàn bộ các tướng lĩnh. Đặc biệt Nguyễn Trãi là người hoạch định và ra toàn bộ các kế sách giúp quân Lam Sơn đánh đuổi quân Minh là giành lại được giang sơn đất nước.
Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi Bình Ngô sách tại căn cứ khởi nghĩa Lam Sơn. Tranh minh họa: Hoàng Hoa Mai. Ảnh dẫn từ kienthuc.net.n
Khi chiến thắng quân Minh, nhớ lại lời ông ngoại của mình từng dặn dò kỹ “chiếm thành thì lui binh”, Nguyễn Trãi bèn xin về Côn Sơn ở ẩn. Thế nhưng vận mệnh khó tránh, ông vẫn bị bắt ra làm quan. Vì làm quan thanh liêm chính trực, Nguyễn Trãi bị các đại thần ghen ghét vu cho ông tội giết Vua trong vụ án “Lệ chi viên” khiến ông bị tru di tam tộc.
Lời dự đoán ngày nào của Trần Nguyên Đán đã ứng nghiệm, ông dù biết rất rõ, đã căn dặn Nguyễn Trãi cẩn thận, Nguyễn Trãi cũng đã làm theo, nhưng quả nhiên mệnh trời khó tránh.
Cũng như Nguyễn Trãi, sau khi đánh thắng quân Minh, Trần Nguyên Hãn xin về quê ở ẩn, thế nhưng nhiều kẻ ghen ghét nói ông có khả năng mưu phản, vua Lê Lợi sai người đến đưa ông về kinh thành chịu tội.
Theo lịch sử thì trên đường về kinh thành, khi đến bến Đông Hồ trên dòng sông Lô. Trước khi chết, Trần Nguyên Hãn nói: “Tôi với hoàng thượng cùng mưu cứu nước, cứu dân, nay sự nghiệp lớn đã thành, hoàng thượng nghe lời gièm mà hại tôi. Hoàng thiên có biết xin soi xét cho”. Nói rồi ông trầm mình xuống sông tự vẫn.
Thế nhưng theo dòng tộc họ Trần truyền lại thì khi đến giữa sông, Trần Nguyễn Hãn đã giết mấy tên sai nha, tự làm đắm thuyền giống như mình đã tự vẫn, rồi bơi trở vào bờ.
Còn theo dân gian thì khi thuyền đến xã Đông Sơn, ông ngửa mặt khấn trời rằng: “Tôi với Vua cùng mưu việc cứu dân. Việc lớn đã hoàn tất mà Vua lại muốn giết tôi. Hoàng Thiên có biết thì xin soi xét cho”.
Ông vừa khấn xong thì bỗng nhiên gió lớn nổi lên, lật úp cả thuyền xuống. Bốn mươi hai xá nhân đều chết đuối cả, riêng ông cùng hai gia đồng lại trôi dạt được vào bờ và thoát chết.
Lời tiên đoán của Trần Nguyên Đán về Trần Nguyên Hãn cũng lại ứng nghiệm, ông đã thấy trước nạn của Trần Nguyên Hãn nhưng lại không lo lắm, mà chỉ lo cho Nguyễn Trãi.
Tượng Trần Nguyên Hãn (Ảnh: Wikipedia)
Chuyện tương lai Gia Cát Lượng đều hiểu rõ, ông đã làm gì?
Gia Cát Lượng là bậc quân sư kỳ tài thời hậu Hán, tài năng và của ông đều còn lưu truyền đến ngày nay.
Về chuyện Tam quốc, đến nay rất nhiều người lấy làm tiếc vì nhà Thục không thống nhất được thiên hạ. Nhiều người tiếc nuối, giá như không có cơn mưa lớn ở hang Thương Phương cứu cha con Tư Mã Ý cùng đại quân Ngụy; nếu như khi Gia Cát Lượng đánh bại quân Tư Mã Ý chuẩn bị tiến đến kinh thành nước Ngụy, Thục Chủ là Lưu Thiện đừng nghe lời xàm tấu bắt gọi Gia Cát Lượng kéo quân về nửa chừng thì mọi nguyện đã khác.
Thế nhưng thực hư chuyện này là do dâu?
Gia Cát Lượng (Tranh: wevina.vn)
Khi Lưu Bị lên lều cỏ tìm Gia Cát Lượng giúp mình, Gia Cát Lượng nhận thấy vận mệnh nhà Hán đã hết, nhưng trước sự kiên nhẫn của Lưu Bị, ông quyết định giúp Lưu Bị.
Sáu lần xuất binh ra Kỳ Sơn phạt ngụy, trên đường hành quân trên xe ngựa ông đã viết “Mã tiền khóa” dự đoán tương lai hàng trăm năm sau.
Mở đầu “Mã tiền khóa”, Gia Cát Lượng đã viết trong khóa thứ nhất rằng:
Vô lực hồi thiên
Cúc cung tận tụy
Âm cư Dương phất
Bát thiên nữ quỷ
Tạm dịch là:
Không sức đổi Trời
Còng mình gắng sức
Âm tồn Dương phất
Tám ngàn nữ quỷ
“Vô lực hồi thiên, Cúc cung tận tụy” là nói bản thân Gia Cát Lượng, như ông viết trong “Xuất sư biểu”: “Thần cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”. “Âm cư Dương phất” chỉ hoạn quan Hoàng Hạo loạn quyền, Khương Duy chỉ có thể duy trì tàn cục chứ không thể làm gì được.
Câu cuối “Bát thiên nữ quỷ”: Chữ “Bát” (八) thêm chữ “thiên” (千) thêm chữ “nữ” (女) rồi thêm chữ “quỷ” (鬼), hợp thành một chữ “Ngụy” (魏) ý nói nhà Ngụy sẽ thống nhất thiên hạ.
Gia Cát Lượng dù khi ấy đang trên đường hành quân đánh Ngụy, nhưng ông đã biết trước rằng nhà Ngụy rồi sẽ thống nhất thiên hạ, bản thân ông dù biết trước cũng “không sức đổi trời”, chỉ có thể “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”.
Khóa thứ hai trong “Mã tiền khóa” cho thấy ông biết trước kết thúc tam quốc phân tranh, nhà Tấn sẽ lên ngôi
Hỏa thượng hữu hỏa
Quang chúc Trung Thổ
Xưng danh bất chính
Giang Đông hữu hổ
Tạm dịch là:
Trên lửa có lửa
Rọi sáng Trung Thổ
Xưng danh bất chính
Giang Đông có hổ
“Hỏa thượng hữu hỏa”, trên “hỏa” (火) có “hỏa” (火) tức hai chữ hỏa trên dưới tạo thành chữ “Viêm” (炎). Chỉ Tư Mã Viêm lập nên triều Tấn.
“Xưng danh bất chính” chỉ triều Tấn của Tư Mã Viêm thực chất là soán ngôi Tào Ngụy mà kiến lập, mà Tào Ngụy lại là soán ngôi triều Hán mà kiến lập, danh không chính ngôn không thuận.
“Giang Đông hữu hổ” chỉ Đông Tấn thành lập, đóng đô tại Kiến Khang thuộc Giang Đông.
Chính vì “Không sức đổi trời” nên khi Gia Cát Lượng lừa cha con Tư Mã Ý cùng đại quân nước Ngụy đến hang Thượng Phương, quân Thục dùng hỏa quân thiêu quân Ngụy. Không còn đường thoát, cha con Tư Mã Ý ngửa mặt lên trời gào khóc chờ chết, đột nhiên một cơn mưa lớn đổ ập xuống cứu thoát nước Ngụy.
Kỳ sơn tháng 9 không bao giờ có mưa, nhưng trời lại mưa một lần duy nhất, và đó chính là cơn mưa cứu nước Ngụy. Điều đó thể hiện rằng ngọn lửa tài năng nhiệt huyết của con người không thể nào thắng được cơn mưa của trời.
Cảm thán trước sự việc này “Tam quốc diễn nghĩa” đã có thơ rằng:
Cửa hang gió cát với mây bay
Mưa xối mây đen kéo lại đây
Võ Hầu kế diệu ví thành đạt
Tấn triều sao chiếm núi sông này?
(Võ Hầu tức chỉ Gia Cát Lượng)
Nước Thục phía sau được bao bọc bởi núi Âm Bình hiểm trở không thể vượt qua, thế nhưng Gia Cát lượng cũng biết trước nhà Thục sẽ mất ở chính đường qua núi Âm Bình này, chính vì thế ông luôn báo trước cho các tướng việc này, đồng thời căn dặn khi nào cũng phải có quân túc trực phòng bị trên núi.
Thế nhưng “người tính không bằng trời tính”, sau khi Gia Cát Lượng mất, các tướng nhà Thục nhận thấy đường qua núi Âm Bình vô cùng hiểm trở, không thể đi đường này mà đánh nước Thục được nên bỏ qua, không cho quân canh giữ nữa.
Khi quân Ngụy tiến đánh nhà Thục, cánh quân Chung Hội tiến đánh phía trước, Khương Duy đưa toàn quân ra phía trước chặn Chung Hội, phía sau là núi Âm Bình hiểm trở không có ai canh giữ.
Đặng Ngải dẫn một cánh quân Ngụy theo đường núi này, liều chết qua núi, qua được ngọn núi này thì quân sĩ chết gần hết, chỉ còn 500 quân tiến vào kinh đô nhà Thục. Quân chủ lực nhà Thục không còn để chống lại, Thục Chủ đầu hàng, nhà Thục mất.
Lời tiên đoán của Gia Cát Lượng đã ứng nghiệm, ông đã biết trước tất cả nhưng chỉ có thể làm được vậy, không thể thay đổi ý trời được.
Nhiều danh nhân trước đây đều có khả năng tri thiên mệnh, họ thành đại nghiệp là nhờ ‘thuận thiên’ mà làm, tức thuận theo số mệnh mà làm chứ không phải thay đổi số mệnh
Ngoài Gia Cát Lượng và Trần Nguyên Hãn, trong lịch sử còn có một số danh nhân khác có khả năng tri mệnh như Trương Lương và Tôn Tử.
Vào cuối thời nhà Tần, nhiều người lập cát cứ nổi lên chống Tần, Lưu Bang lúc đó không phải là thế lực mạnh nhất, nhưng Trương Lương biết rõ Lưu Bang có chân mạng Đế Vương nên đi theo phò tá. Kết quả Lưu Bang dù yếu thế hơn Sở Bá Vương Hạng Võ nhưng vẫn giành thắng lợi, lên ngôi Hoàng Đế.
Sở Bá Vương dù hùng mạnh “thiên hạ vô song” nhưng cuối cùng vẫn đại bại (Ảnh: saimonthidan.com)
Nhiều người nói rằng Lưu Bang lên ngôi là nhờ có quân sư Trương Lương phò giúp, nhưng giả sử như Trương Lương theo giúp người khác thì sẽ không thành được, vì người khác không có chân mạng Đế Vương.
Nhà tiên tri thiên tài là Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh vào thời loạn lạc, khi làm quan cho nhà Mạc, thấy nhiều quan lại cường quyền bức hại dân chúng, ông đã làm sớ dâng vua xin trị tội 18 kẻ nịnh thần, chém đầu làm gương. Thế nhưng nhà Vua chỉ mải thú vui bên các lời xu nịnh mà không nghe lời ông. Ông biết nhà Mạc đã mạt, thời thế loạn lạc, không có ai đáng để theo phò giúp nên về quê ở ẩn.
Người xưa đã đúc kết lại rằng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, mệnh trời khó cãi”.
Trần Hưng (trithucvn)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Biết trước vận mệnh, các bậc danh nhân kỳ tài xưa đã làm gì để thay đổi nó?
Trong lịch sử Việt Nam và Trung Hoa, có nhiều vị tướng kỳ tài có khả năng tri mệnh (biết trước được vận mệnh) như Trần Nguyên Đán và Gia Cát Lượng.
Biết trước vận mệnh, các bậc danh nhân kỳ tài xưa đã làm gì để thay đổi nó?
Trong lịch sử Việt Nam và Trung Hoa, có nhiều vị tướng kỳ tài có khả năng tri mệnh (biết trước được vận mệnh) như Trần Nguyên Đán và Gia Cát Lượng. Dù có tài năng như vậy, nhưng họ có thể làm gì để thay đổi vận mệnh theo ý mình?
Trần Nguyên Đán làm gì để cứu nhà Trần và cháu ngoại của mình là Nguyễn Trãi?
Cuối đời nhà Trần, Hồ Quý Ly được thăng quan tiến chức rất nhanh, nổi lên là một quyền thần trụ cột, thao túng triều chính.
Theo lịch sử thì hai bà cô ruột của Hồ Quý Ly (cũng là hai chị em ruột) đều là Hoàng phi của vua Trần Minh Tông. Bà Minh Từ sinh ra vua Trần Hiến Tông và vua Trần Nghệ Tông, còn bà Đôn Từ thì sinh ra vua Trần Duệ Tông. Sau, con gái của Hồ Quý Ly lại là Hoàng hậu của vua Trần Thuận Tông. Em gái họ của Hồ Qúy Ly lấy Trần Duệ Tông, sinh ra Trần Phế Đế.
Dựa vào mối quan hệ hôn nhân phức tạp này, Hồ Qúy Ly thao túng nhà Trần, nhiều tôn thất nhà Trần biết đây là mối họa lớn nhưng không sao diệt trừ được.
Hồ Quý Ly (Ảnh minh họa)
Trụ cột của nhà Trần lúc đó là quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán xem lá số tử vi Thái Thượng Hoàng Nghệ Tôn thấy có Vũ Phá thủ mệnh, coi người thân như cừu thù, coi kẻ ác như ruột gan chắc chắn sẽ nghe Hồ Quý Ly; lại thấy Quý Ly có Tử Phá thủ mệnh, biết y sẽ cướp ngôi, và nhà Trần mất.
Biết trước được điều này, Trần Nguyên Đán đã làm gì để thay đổi vận mệnh cho nhà Trần? Ông đã hết lòng khuyên can Thượng Hoàng, nhưng những lời lẽ ruột gan của ông không được Thượng Hoàng nghe theo.
Khi Thượng Hoàng Nghệ Tôn gả công chúa cho Hồ Quý Ly, thì Trần Nguyên Đán hết sức khuyên can, ông còn làm bài thơ “Thập cầm” (Mười giống chim) cảnh tỉnh Thượng Hoàng hãy cảnh giác với “con quạ già hiểm độc” (chỉ Hồ Quý Ly). Trong bài thơ có câu:
Nhân ngôn ký gửi dữ lão nha
Bất thức lão nha liên ái phầu
Tạm dịch là:
Gửi con cho lão quạ già
Biết là lão quạ thương là mấy thương
Cảnh tỉnh Thượng Hoàng không được, ông biết vận mệnh nhà Trần đã hết, ông quyết định về Côn Sơn (Hải Dương) dạy học. Trước khi đi ông kết thân với Hồ Quý Ly, giao các con mình Mộng Dữ, Thúc Giao và Thúc Quỳnh cho Hồ Quý Ly.
Đáp lại, Hồ Quý Ly cũng đem con gái là Hoàng Trung gả cho Mộng Dữ và cho Mộng Dữ làm chức Đông cung phán thủ. Thúc Giao và Thúc Quỳnh đều được làm Tướng quân.
Chính vì thế mà cho đến tận ngày nay, nhiều người chê trách Trần Nguyên Đán về việc này, nhiều người gia tộc họ Trần xem hành động này của ông là phản bội là nhà Trần.
Thực ra cũng không thể trách Trần Nguyên Đán được, ông đã biết trước tương lai và đã làm tất cả những gì có thể làm được, nhưng ông cũng biết rằng đã là vận mệnh thì sức người không thể thay đổi, dù biết trước cả nhưng không thay đổi được, nên đành thuận thiên mà hành động thội. Việc ông kết thân với Hồ Quý Ly là nhằm bảo vệ gia tộc họ của mình khỏi bị tận diệt khi Hồ Quý Ly cướp ngôi.
Đúng như dự đoán của Trần Nguyên Đán, năm 1399 Hồ Quý Ly cho thanh trừng 370 tướng lĩnh tôn thất nhà Trần, dẹp tan thế lực nhà Trần, năm 1400 thì lên ngôi Vua.
Tuy nhiên gia đình Trần Nguyên Đán thì không hề bị Hồ Quý Ly đụng đến, nhờ thế cháu nội và cháu ngoại của ông là Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi mới có điều kiện ăn học thành tài, sau này đều là anh hùng dân tộc.
Trần Nguyên Đán khi xem lá số của Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi biết 2 cháu mình sau này sẽ thành nghiệp lớn. Với Trần Nguyên Hãn thì ông không lo lắng lắm, nhưng ông lại rất lo cho Nguyễn Trãi vì đứa cháu ngoại này có số bị chết cả 3 họ, ông chỉ có thể dặn dò Nguyễn Trãi rằng “chiếm thành thì lui binh”.
Quả nhiên sau này hai người cháu của ông đều là trụ cột hàng đầu cho nghĩa quân Lam Sơn, Trần Nguyên Hãn thuộc dòng quan võ, làm đến Thái Úy chỉ huy toàn bộ các tướng lĩnh. Đặc biệt Nguyễn Trãi là người hoạch định và ra toàn bộ các kế sách giúp quân Lam Sơn đánh đuổi quân Minh là giành lại được giang sơn đất nước.
Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi Bình Ngô sách tại căn cứ khởi nghĩa Lam Sơn. Tranh minh họa: Hoàng Hoa Mai. Ảnh dẫn từ kienthuc.net.n
Khi chiến thắng quân Minh, nhớ lại lời ông ngoại của mình từng dặn dò kỹ “chiếm thành thì lui binh”, Nguyễn Trãi bèn xin về Côn Sơn ở ẩn. Thế nhưng vận mệnh khó tránh, ông vẫn bị bắt ra làm quan. Vì làm quan thanh liêm chính trực, Nguyễn Trãi bị các đại thần ghen ghét vu cho ông tội giết Vua trong vụ án “Lệ chi viên” khiến ông bị tru di tam tộc.
Lời dự đoán ngày nào của Trần Nguyên Đán đã ứng nghiệm, ông dù biết rất rõ, đã căn dặn Nguyễn Trãi cẩn thận, Nguyễn Trãi cũng đã làm theo, nhưng quả nhiên mệnh trời khó tránh.
Cũng như Nguyễn Trãi, sau khi đánh thắng quân Minh, Trần Nguyên Hãn xin về quê ở ẩn, thế nhưng nhiều kẻ ghen ghét nói ông có khả năng mưu phản, vua Lê Lợi sai người đến đưa ông về kinh thành chịu tội.
Theo lịch sử thì trên đường về kinh thành, khi đến bến Đông Hồ trên dòng sông Lô. Trước khi chết, Trần Nguyên Hãn nói: “Tôi với hoàng thượng cùng mưu cứu nước, cứu dân, nay sự nghiệp lớn đã thành, hoàng thượng nghe lời gièm mà hại tôi. Hoàng thiên có biết xin soi xét cho”. Nói rồi ông trầm mình xuống sông tự vẫn.
Thế nhưng theo dòng tộc họ Trần truyền lại thì khi đến giữa sông, Trần Nguyễn Hãn đã giết mấy tên sai nha, tự làm đắm thuyền giống như mình đã tự vẫn, rồi bơi trở vào bờ.
Còn theo dân gian thì khi thuyền đến xã Đông Sơn, ông ngửa mặt khấn trời rằng: “Tôi với Vua cùng mưu việc cứu dân. Việc lớn đã hoàn tất mà Vua lại muốn giết tôi. Hoàng Thiên có biết thì xin soi xét cho”.
Ông vừa khấn xong thì bỗng nhiên gió lớn nổi lên, lật úp cả thuyền xuống. Bốn mươi hai xá nhân đều chết đuối cả, riêng ông cùng hai gia đồng lại trôi dạt được vào bờ và thoát chết.
Lời tiên đoán của Trần Nguyên Đán về Trần Nguyên Hãn cũng lại ứng nghiệm, ông đã thấy trước nạn của Trần Nguyên Hãn nhưng lại không lo lắm, mà chỉ lo cho Nguyễn Trãi.
Tượng Trần Nguyên Hãn (Ảnh: Wikipedia)
Chuyện tương lai Gia Cát Lượng đều hiểu rõ, ông đã làm gì?
Gia Cát Lượng là bậc quân sư kỳ tài thời hậu Hán, tài năng và của ông đều còn lưu truyền đến ngày nay.
Về chuyện Tam quốc, đến nay rất nhiều người lấy làm tiếc vì nhà Thục không thống nhất được thiên hạ. Nhiều người tiếc nuối, giá như không có cơn mưa lớn ở hang Thương Phương cứu cha con Tư Mã Ý cùng đại quân Ngụy; nếu như khi Gia Cát Lượng đánh bại quân Tư Mã Ý chuẩn bị tiến đến kinh thành nước Ngụy, Thục Chủ là Lưu Thiện đừng nghe lời xàm tấu bắt gọi Gia Cát Lượng kéo quân về nửa chừng thì mọi nguyện đã khác.
Thế nhưng thực hư chuyện này là do dâu?
Gia Cát Lượng (Tranh: wevina.vn)
Khi Lưu Bị lên lều cỏ tìm Gia Cát Lượng giúp mình, Gia Cát Lượng nhận thấy vận mệnh nhà Hán đã hết, nhưng trước sự kiên nhẫn của Lưu Bị, ông quyết định giúp Lưu Bị.
Sáu lần xuất binh ra Kỳ Sơn phạt ngụy, trên đường hành quân trên xe ngựa ông đã viết “Mã tiền khóa” dự đoán tương lai hàng trăm năm sau.
Mở đầu “Mã tiền khóa”, Gia Cát Lượng đã viết trong khóa thứ nhất rằng:
Vô lực hồi thiên
Cúc cung tận tụy
Âm cư Dương phất
Bát thiên nữ quỷ
Tạm dịch là:
Không sức đổi Trời
Còng mình gắng sức
Âm tồn Dương phất
Tám ngàn nữ quỷ
“Vô lực hồi thiên, Cúc cung tận tụy” là nói bản thân Gia Cát Lượng, như ông viết trong “Xuất sư biểu”: “Thần cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”. “Âm cư Dương phất” chỉ hoạn quan Hoàng Hạo loạn quyền, Khương Duy chỉ có thể duy trì tàn cục chứ không thể làm gì được.
Câu cuối “Bát thiên nữ quỷ”: Chữ “Bát” (八) thêm chữ “thiên” (千) thêm chữ “nữ” (女) rồi thêm chữ “quỷ” (鬼), hợp thành một chữ “Ngụy” (魏) ý nói nhà Ngụy sẽ thống nhất thiên hạ.
Gia Cát Lượng dù khi ấy đang trên đường hành quân đánh Ngụy, nhưng ông đã biết trước rằng nhà Ngụy rồi sẽ thống nhất thiên hạ, bản thân ông dù biết trước cũng “không sức đổi trời”, chỉ có thể “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”.
Khóa thứ hai trong “Mã tiền khóa” cho thấy ông biết trước kết thúc tam quốc phân tranh, nhà Tấn sẽ lên ngôi
Hỏa thượng hữu hỏa
Quang chúc Trung Thổ
Xưng danh bất chính
Giang Đông hữu hổ
Tạm dịch là:
Trên lửa có lửa
Rọi sáng Trung Thổ
Xưng danh bất chính
Giang Đông có hổ
“Hỏa thượng hữu hỏa”, trên “hỏa” (火) có “hỏa” (火) tức hai chữ hỏa trên dưới tạo thành chữ “Viêm” (炎). Chỉ Tư Mã Viêm lập nên triều Tấn.
“Xưng danh bất chính” chỉ triều Tấn của Tư Mã Viêm thực chất là soán ngôi Tào Ngụy mà kiến lập, mà Tào Ngụy lại là soán ngôi triều Hán mà kiến lập, danh không chính ngôn không thuận.
“Giang Đông hữu hổ” chỉ Đông Tấn thành lập, đóng đô tại Kiến Khang thuộc Giang Đông.
Chính vì “Không sức đổi trời” nên khi Gia Cát Lượng lừa cha con Tư Mã Ý cùng đại quân nước Ngụy đến hang Thượng Phương, quân Thục dùng hỏa quân thiêu quân Ngụy. Không còn đường thoát, cha con Tư Mã Ý ngửa mặt lên trời gào khóc chờ chết, đột nhiên một cơn mưa lớn đổ ập xuống cứu thoát nước Ngụy.
Kỳ sơn tháng 9 không bao giờ có mưa, nhưng trời lại mưa một lần duy nhất, và đó chính là cơn mưa cứu nước Ngụy. Điều đó thể hiện rằng ngọn lửa tài năng nhiệt huyết của con người không thể nào thắng được cơn mưa của trời.
Cảm thán trước sự việc này “Tam quốc diễn nghĩa” đã có thơ rằng:
Cửa hang gió cát với mây bay
Mưa xối mây đen kéo lại đây
Võ Hầu kế diệu ví thành đạt
Tấn triều sao chiếm núi sông này?
(Võ Hầu tức chỉ Gia Cát Lượng)
Nước Thục phía sau được bao bọc bởi núi Âm Bình hiểm trở không thể vượt qua, thế nhưng Gia Cát lượng cũng biết trước nhà Thục sẽ mất ở chính đường qua núi Âm Bình này, chính vì thế ông luôn báo trước cho các tướng việc này, đồng thời căn dặn khi nào cũng phải có quân túc trực phòng bị trên núi.
Thế nhưng “người tính không bằng trời tính”, sau khi Gia Cát Lượng mất, các tướng nhà Thục nhận thấy đường qua núi Âm Bình vô cùng hiểm trở, không thể đi đường này mà đánh nước Thục được nên bỏ qua, không cho quân canh giữ nữa.
Khi quân Ngụy tiến đánh nhà Thục, cánh quân Chung Hội tiến đánh phía trước, Khương Duy đưa toàn quân ra phía trước chặn Chung Hội, phía sau là núi Âm Bình hiểm trở không có ai canh giữ.
Đặng Ngải dẫn một cánh quân Ngụy theo đường núi này, liều chết qua núi, qua được ngọn núi này thì quân sĩ chết gần hết, chỉ còn 500 quân tiến vào kinh đô nhà Thục. Quân chủ lực nhà Thục không còn để chống lại, Thục Chủ đầu hàng, nhà Thục mất.
Lời tiên đoán của Gia Cát Lượng đã ứng nghiệm, ông đã biết trước tất cả nhưng chỉ có thể làm được vậy, không thể thay đổi ý trời được.
Nhiều danh nhân trước đây đều có khả năng tri thiên mệnh, họ thành đại nghiệp là nhờ ‘thuận thiên’ mà làm, tức thuận theo số mệnh mà làm chứ không phải thay đổi số mệnh
Ngoài Gia Cát Lượng và Trần Nguyên Hãn, trong lịch sử còn có một số danh nhân khác có khả năng tri mệnh như Trương Lương và Tôn Tử.
Vào cuối thời nhà Tần, nhiều người lập cát cứ nổi lên chống Tần, Lưu Bang lúc đó không phải là thế lực mạnh nhất, nhưng Trương Lương biết rõ Lưu Bang có chân mạng Đế Vương nên đi theo phò tá. Kết quả Lưu Bang dù yếu thế hơn Sở Bá Vương Hạng Võ nhưng vẫn giành thắng lợi, lên ngôi Hoàng Đế.
Sở Bá Vương dù hùng mạnh “thiên hạ vô song” nhưng cuối cùng vẫn đại bại (Ảnh: saimonthidan.com)
Nhiều người nói rằng Lưu Bang lên ngôi là nhờ có quân sư Trương Lương phò giúp, nhưng giả sử như Trương Lương theo giúp người khác thì sẽ không thành được, vì người khác không có chân mạng Đế Vương.
Nhà tiên tri thiên tài là Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh vào thời loạn lạc, khi làm quan cho nhà Mạc, thấy nhiều quan lại cường quyền bức hại dân chúng, ông đã làm sớ dâng vua xin trị tội 18 kẻ nịnh thần, chém đầu làm gương. Thế nhưng nhà Vua chỉ mải thú vui bên các lời xu nịnh mà không nghe lời ông. Ông biết nhà Mạc đã mạt, thời thế loạn lạc, không có ai đáng để theo phò giúp nên về quê ở ẩn.
Người xưa đã đúc kết lại rằng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, mệnh trời khó cãi”.
Trần Hưng (trithucvn)