Di Sản Hồ Chí Minh
CÁI LOA PHƯỜNG
Năm 1973, ở Sơn Tây, vợ chồng tôi may mắn được thuê nhà (tất nhiên là của Nhà nước). Gọi là “nhà”, nhưng thực chỉ là một căn phòng ở khoảng 25 m2. Vì ở đúng góc phố nên nó không được vuông vắn, đú
- Khổ lắm, thầy thì sợ, nhưng nhiều người thích. Chỗ ấy là ngã ba,
nhiều người nghe được. Tôi mà cho chuyển đi bây giờ thì lôi thôi lắm.
Năm 1973, ở Sơn Tây, vợ chồng tôi may mắn được thuê nhà (tất nhiên là của Nhà nước). Gọi là “nhà”, nhưng thực chỉ là một căn phòng ở khoảng 25 m2. Vì ở đúng góc phố nên nó không được vuông vắn, đúng ra là một hình ngũ giác. Nhưng đang trong cảnh đi ở nhờ, đứa con đang chuẩn bị chào đời nên dù sao, hai vợ chồng vẫn mừng như bắt được vàng.
Dọn đến buổi chiều, tới giờ nấu cơm mới phát hiện ngay phía trước mặt có cái loa phóng thanh chĩa thẳng vào nhà. Thế là từ hôm ấy, tôi được làm bạn với cái mà bây giờ người ta gọi là cái “loa phường”. Mỗi ngày, cái loa hoạt động ba buổi, sáng từ 5 giờ với chương trình thể dục buổi sáng đến hết chương trình Quân đội nhân dân (7 giờ); buổi trưa có bản tin Thời sự khoảng nửa giờ, còn tối thì từ bản tin 6 giờ chiều đến hết chương trình Đọc truyện đêm khuya 22.30. Ngày chủ nhật, loa hoạt động gần như suốt ngày. Khi ấy, có được cái “đài” để hàng ngày nghe tin tức, ca nhạc là hiếm có lắm. Radio (máy thu thanh chạy bằng đèn điện tử) thì cực hiếm, chỉ những nhà giàu có trước 1954 còn lại. Đài bán dẫn (chạy bằng bóng bán dẫn, transistor) chỉ có cán bộ cấp Ty (ngang Sở bây giờ) hoặc người đi học nước ngoài về mới có. Người có các loại đài đều phải đăng ký và cam kết không nghe đài “địch”. Bán một cái đài bán dẫn bằng cuốn sổ, có thể xây được ngôi nhà khang trang. Trong hoàn cảnh ấy, được nghe đài miễn phí thật là điều rất đáng coi là may mắn. Từ đó, buổi sáng có thể dậy sớm tập thể dục mà không cần đồng hồ báo thức, thường xuyên biết tình hinh thời sư trong nước và thế giới, lại còn được nghe ca nhạc hàng ngày, câu chuyện cảnh giác, sân khấu truyền thanh mỗi thứ 7. Một chương trình tôi đặc biệt yêu thích là Đọc truyện đêm khuya và Tiếng thơ thì hầu như không khi nào bỏ qua. Nhưng dù hứng thú thế nào, sau một thời gian, tôi cũng dần thấy sự bất tiện. Nhiều khi cần sự yên tĩnh (dù là tương đối) để đọc sách, soạn bài, chấm bài, …mà không được. Buổi tối, có bạn đến chơi mà nhiều khi cứ phải ghé vào tai nhau mà trò chuyện. Nhất là khi đứa con tôi ra đời thì cái loa càng tỏ ra bất tiện. Tiếng loa khiến cháu ngủ không an giấc, nhiều khi khóc thét lên vì giật mình. Tới găp bà Trưởng phòng văn hóa xin dời cái loa đi chỗ khác (may bà ấy là học viên bổ túc văn hóa của tôi, có cô con gái tôi đang chủ nhiệm), bà ấy cười, bảo:
- Khổ lắm, thầy thì sợ, nhưng nhiều người thích. Chỗ ấy là ngã ba,
nhiều người nghe được. Tôi mà cho chuyển đi bây giờ thì lôi thôi lắm.
Đành ngậm ngùi quay về. Cũng may, mấy hôm sau thấy người trèo lên cột
điện, xoay cái loa sang hướng khác. Thế là từ đấy, tôi thoát nạn. Nhưng
nhiều lúc cũng còn “quyến luyến” lắm. May là buổi Đọc truyện hay Tiếng
thơ, khi tối đã muộn, khá yên tĩnh nên ở trong nhà vẫn nghe được.
Kể lại chuyện này để muốn nói, tôi cũng đã được “trải nghiệm” loa phường, thấy được cả hai mặt tích cực và tiêu cực của nó.
Gần đây, thành phố đang “trưng cầu dân ý” để quyết định số phận cho nó.
Người bảo bỏ ( số này chắc đông hơn), người bảo giữ, thậm chí, có nơi
còn đòi thêm.
Ở ta, không hiểu sao trong nhiều chuyện, người ta chỉ có thể chuyển từ
cực nọ sang cực kia, mà không chịu tìm những cách khác nhau phù hợp với
hoàn cảnh khác nhau.
Ở các khu vực nội thành, đông đúc, loa phường có thể bỏ, thay bằng bảng
tin ở nơi đông người qua lại (hoặc văn minh hơn, gửi mail tới từng gia
đình).
Hoặc nghiên cứu để có quy chế về thời gian, nội dung,… được sử dụng loa
phường ở khu vực đông dân cư để giảm thiểu phần tiêu cực. Ví như nội
dung thông tin, thời gian hoạt động hay cường độ âm thanh thích hợp, …
Nhưng ở vùng nông thôn ngoại thành hay các khu dân cư mật độ thấp thì
sao phải bỏ? Chính tiếng loa hàng ngày cũng góp thêm làm cho những thanh
âm của cuộc sống phong phú hơn ngoài những tiện ích mà nó đang có.
http://onggiaolang.com/cai-loa-phuong/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
CÁI LOA PHƯỜNG
Năm 1973, ở Sơn Tây, vợ chồng tôi may mắn được thuê nhà (tất nhiên là của Nhà nước). Gọi là “nhà”, nhưng thực chỉ là một căn phòng ở khoảng 25 m2. Vì ở đúng góc phố nên nó không được vuông vắn, đú
Năm 1973, ở Sơn Tây, vợ chồng tôi may mắn được thuê nhà (tất nhiên là của Nhà nước). Gọi là “nhà”, nhưng thực chỉ là một căn phòng ở khoảng 25 m2. Vì ở đúng góc phố nên nó không được vuông vắn, đúng ra là một hình ngũ giác. Nhưng đang trong cảnh đi ở nhờ, đứa con đang chuẩn bị chào đời nên dù sao, hai vợ chồng vẫn mừng như bắt được vàng.
Dọn đến buổi chiều, tới giờ nấu cơm mới phát hiện ngay phía trước mặt có cái loa phóng thanh chĩa thẳng vào nhà. Thế là từ hôm ấy, tôi được làm bạn với cái mà bây giờ người ta gọi là cái “loa phường”. Mỗi ngày, cái loa hoạt động ba buổi, sáng từ 5 giờ với chương trình thể dục buổi sáng đến hết chương trình Quân đội nhân dân (7 giờ); buổi trưa có bản tin Thời sự khoảng nửa giờ, còn tối thì từ bản tin 6 giờ chiều đến hết chương trình Đọc truyện đêm khuya 22.30. Ngày chủ nhật, loa hoạt động gần như suốt ngày. Khi ấy, có được cái “đài” để hàng ngày nghe tin tức, ca nhạc là hiếm có lắm. Radio (máy thu thanh chạy bằng đèn điện tử) thì cực hiếm, chỉ những nhà giàu có trước 1954 còn lại. Đài bán dẫn (chạy bằng bóng bán dẫn, transistor) chỉ có cán bộ cấp Ty (ngang Sở bây giờ) hoặc người đi học nước ngoài về mới có. Người có các loại đài đều phải đăng ký và cam kết không nghe đài “địch”. Bán một cái đài bán dẫn bằng cuốn sổ, có thể xây được ngôi nhà khang trang. Trong hoàn cảnh ấy, được nghe đài miễn phí thật là điều rất đáng coi là may mắn. Từ đó, buổi sáng có thể dậy sớm tập thể dục mà không cần đồng hồ báo thức, thường xuyên biết tình hinh thời sư trong nước và thế giới, lại còn được nghe ca nhạc hàng ngày, câu chuyện cảnh giác, sân khấu truyền thanh mỗi thứ 7. Một chương trình tôi đặc biệt yêu thích là Đọc truyện đêm khuya và Tiếng thơ thì hầu như không khi nào bỏ qua. Nhưng dù hứng thú thế nào, sau một thời gian, tôi cũng dần thấy sự bất tiện. Nhiều khi cần sự yên tĩnh (dù là tương đối) để đọc sách, soạn bài, chấm bài, …mà không được. Buổi tối, có bạn đến chơi mà nhiều khi cứ phải ghé vào tai nhau mà trò chuyện. Nhất là khi đứa con tôi ra đời thì cái loa càng tỏ ra bất tiện. Tiếng loa khiến cháu ngủ không an giấc, nhiều khi khóc thét lên vì giật mình. Tới găp bà Trưởng phòng văn hóa xin dời cái loa đi chỗ khác (may bà ấy là học viên bổ túc văn hóa của tôi, có cô con gái tôi đang chủ nhiệm), bà ấy cười, bảo:
- Khổ lắm, thầy thì sợ, nhưng nhiều người thích. Chỗ ấy là ngã ba,
nhiều người nghe được. Tôi mà cho chuyển đi bây giờ thì lôi thôi lắm.
Đành ngậm ngùi quay về. Cũng may, mấy hôm sau thấy người trèo lên cột
điện, xoay cái loa sang hướng khác. Thế là từ đấy, tôi thoát nạn. Nhưng
nhiều lúc cũng còn “quyến luyến” lắm. May là buổi Đọc truyện hay Tiếng
thơ, khi tối đã muộn, khá yên tĩnh nên ở trong nhà vẫn nghe được.
Kể lại chuyện này để muốn nói, tôi cũng đã được “trải nghiệm” loa phường, thấy được cả hai mặt tích cực và tiêu cực của nó.
Gần đây, thành phố đang “trưng cầu dân ý” để quyết định số phận cho nó.
Người bảo bỏ ( số này chắc đông hơn), người bảo giữ, thậm chí, có nơi
còn đòi thêm.
Ở ta, không hiểu sao trong nhiều chuyện, người ta chỉ có thể chuyển từ
cực nọ sang cực kia, mà không chịu tìm những cách khác nhau phù hợp với
hoàn cảnh khác nhau.
Ở các khu vực nội thành, đông đúc, loa phường có thể bỏ, thay bằng bảng
tin ở nơi đông người qua lại (hoặc văn minh hơn, gửi mail tới từng gia
đình).
Hoặc nghiên cứu để có quy chế về thời gian, nội dung,… được sử dụng loa
phường ở khu vực đông dân cư để giảm thiểu phần tiêu cực. Ví như nội
dung thông tin, thời gian hoạt động hay cường độ âm thanh thích hợp, …
Nhưng ở vùng nông thôn ngoại thành hay các khu dân cư mật độ thấp thì
sao phải bỏ? Chính tiếng loa hàng ngày cũng góp thêm làm cho những thanh
âm của cuộc sống phong phú hơn ngoài những tiện ích mà nó đang có.
http://onggiaolang.com/cai-loa-phuong/