Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
CÁM ƠN TẤM LÒNG NGƯỜI DÂN _ Việt Nhân
Cái say men chiến thắng, cùng cái hãnh tiến luôn cho rằng họ đã chiến thắng trước hai đế quốc, mà chúng gọi là đầu sỏ Pháp và Mỹ và gọi ví đó là tầm thời đại, là đuốc soi cho nhân loại, thế là trong cái phét lác có bao nhiêu chữ đao to búa lớn chúng lôi ra dùng tất. Những đau thương mất mát mà người dân Việt Nam phải gánh chịu, do chúng dấy động cuộc chiến không cần thiết với Pháp, và xâm lăng miền Nam mà chúng gọi là đi chống Mỹ cứu nước, thật là tàn khốc cho cả người dân hai miền.
Hậu quả của những cái gọi là xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ được phát động tại miền Bắc, hay cuộc chiến đánh phá miền Nam mà chúng máng cho cái tên khoác lác, là nhân dân vùng lên giải phóng dân tộc, đã đem đến những cái danh gọi như đã vừa nói bên trên, dũng sĩ và liệt sĩ… Thế rồi thời gian sau chiến tranh và vẫn còn mãi tận đến ngày nay, người dân lâu lâu lại phát hiện ra những hố chôn tập thể của lính miền Bắc, với con số từ mươi người trở lên mỗi hố, họ được vùi trong rừng sâu. Đấy là người của chúng để lại trên đường rút quân, và những xác chết đó được gọi là hy sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước (?), nhưng có điều người ta tự hỏi sao lại có quá nhiều cái chôn tập thể theo thói quen của người cộng sản, người ta nghi ngờ cho đấy dường như là một cách “giải quyết”, mà ta thấy cũng một thể ấy, chúng áp dụng với người dân Huế trong vụ thảm sát tết Mậu Thân.
Đó có phải chăng cũng dễ hiểu, là tại sao có những vùng chúng ta đi qua trên miền Bắc xã nghĩa, số liệt sĩ hầu như nhà nào cũng có, nhưng số thương binh chúng ta hiếm thấy – Đất nước im tiếng súng, anh em chúng tôi trên bước đường tù, có dịp đã đi qua các vùng Thanh Nghệ Tĩnh khoảng giữa đường 7 đường 8, là lối vào điểm xuất phát con đường mòn HCM đi B ngày nào. Dân quanh đó không có lấy một hình ảnh như câu ca ta thường nghe “chàng về nay đã cụt tay” hay “ngày trở về có anh thương binh chống nạn cày bừa”, để phải đến “con trâu xanh hết lòng giúp đỡ”. Cái lạ, cái thắc mắc khiến một số chúng tôi nghĩ rằng, phải chăng họ chiến thắng do bởi không có thương binh, những ai bị thương đều “quyết tâm” hy sinh chiến đấu cho đến chết?
Môt người dân xứ Nghệ trong một lần gặp gỡ anh tâm sự, những ngày trong chiến tranh những lời hát trong “Trường Sơn đông Trường Sơn tây”, hay “Cây gậy Trường Sơn” là những câu ca thanh niên thời anh nằm lòng, và thấy tự hào với hình ảnh đó. Cho đến khi tàn cuộc chiến các anh lại ghét cay ghét đằng ném chúng vào sọt rác, cũng bởi quả lừa các anh được đảng và nhà nước cho các anh ăn quá đắng quá đau. Chuyện bạn bè anh những kẻ cùng ra đi ngày đó, trong tay với chiếc gậy hãnh diện đặt tên là chiếc gậy quê hương, nhưng nhập cuộc rồi mới vỡ lẽ rằng chỉ những người tự đi đứng được, không cần gậy chống mới có quyền sống sót qua cuộc, còn tất cả phải “nằm lại” - Hai chữ “nằm lại” bất cứ ai nghe cũng rợn người vì cái dã man của nó.
“Tất cả cho chiến đấu”, đó là lời giải thích hợp lý của chính ủy các đơn vị cộng sản, và có phải chăng vì tất cả cho chiến đấu mà những vướng bận cần phải thanh toán, những thanh toán đó có phải là những chứng tích hố chôn tập thể mà ngày nay thỉnh thoảng vẫn còn được tìm thấy? Bản chất và hành đông thường đi đôi với nhau, biết giải thích thế nào đây về cái ưu việt của các tay tự gọi mình là những người có xứ mạng giải phóng, đi làm cách mạng cho người dân sớm được lên thiên đàng? Hay lại như cái giải thích đùa hôm nay, mà chúng ta vẫn thường thấy trên môi miệng người dân nói nhau nghe, là các ông cộng sản đã “cách” cái “mạng” người dân, để “giải phóng” mặt bằng miếng đất chử S mà dâng cho Tầu?
Chiều hôm qua ngày 12.08.2012 vào lúc 07.30 tại sân bãi trường trung học Bolsa Grande, thành phố Garden Grove, trước khi kết thúc ĐẠI NHẠC HỘI CÁM ƠN ANH, Kỳ 6, ban tổ chức đã công bố con số tạm thời là đã thu hơn $560,000, từ hàng ngàn đồng hương Việt Nam đóng góp giúp Thương Phế Binh VNCH tại quê nhà. Theo ban tổ chức số tiền ủng hộ năm nay có thể bằng ĐNH kỳ2 là $900.000, đó là sự giúp đỡ to lớn và quí báu, nhưng giá trị tinh thần của nó to hơn cái con số, chúng tôi cũng một thời là lính, cũng cả đổ máu, cũng cả thương tật thì hiểu và quí hơn ai hết, tấm lòng người dân hôm nay, qua nghĩa cử chia sẻ dành cho các anh TPB còn lại bên quê nhà, nó đáng giá nghìn trùng- Thật ấm lòng là dường nào, bị gọi là Ngụy, nhưng được làm Ngụy mà sống trong lòng dân như thế này thật hãnh diện biết bao ”.
Chúng tôi xin mượn lời của những người tổ chức buổi ĐẠI NHẠC HỘI CÁM ƠN ANH lần này, để chấm dứt câu chuyện hôm nay: “Chúng ta tưởng nhớ và tri ân những anh em thương binh và tử sĩ đã hy sinh cho tổ quốc, cho chúng ta được sống an lành, mà phải mang thương tật suốt cả cuộc đời, đang sống rất cô đơn, nghèo khó, bệnh hoạn ở quê nhà. Chúng ta dù có làm được như thế nào đi nữa, vẫn không thể bù đắp được nỗi thống khổ mà quý bạn thương binh của chúng ta đã trải qua, trong sự uất hận của tinh thần và đớn đau của thể chất, mà chỉ cầu mong cho bớt đi nỗi đau thương mà họ đang gánh chịu cả mấy chục năm qua”.
CÁM ƠN TẤM LÒNG NGƯỜI DÂN _ Việt Nhân
Cái say men chiến thắng, cùng cái hãnh tiến luôn cho rằng họ đã chiến thắng trước hai đế quốc, mà chúng gọi là đầu sỏ Pháp và Mỹ và gọi ví đó là tầm thời đại, là đuốc soi cho nhân loại, thế là trong cái phét lác có bao nhiêu chữ đao to búa lớn chúng lôi ra dùng tất. Những đau thương mất mát mà người dân Việt Nam phải gánh chịu, do chúng dấy động cuộc chiến không cần thiết với Pháp, và xâm lăng miền Nam mà chúng gọi là đi chống Mỹ cứu nước, thật là tàn khốc cho cả người dân hai miền.
Hậu quả của những cái gọi là xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ được phát động tại miền Bắc, hay cuộc chiến đánh phá miền Nam mà chúng máng cho cái tên khoác lác, là nhân dân vùng lên giải phóng dân tộc, đã đem đến những cái danh gọi như đã vừa nói bên trên, dũng sĩ và liệt sĩ… Thế rồi thời gian sau chiến tranh và vẫn còn mãi tận đến ngày nay, người dân lâu lâu lại phát hiện ra những hố chôn tập thể của lính miền Bắc, với con số từ mươi người trở lên mỗi hố, họ được vùi trong rừng sâu. Đấy là người của chúng để lại trên đường rút quân, và những xác chết đó được gọi là hy sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước (?), nhưng có điều người ta tự hỏi sao lại có quá nhiều cái chôn tập thể theo thói quen của người cộng sản, người ta nghi ngờ cho đấy dường như là một cách “giải quyết”, mà ta thấy cũng một thể ấy, chúng áp dụng với người dân Huế trong vụ thảm sát tết Mậu Thân.
Đó có phải chăng cũng dễ hiểu, là tại sao có những vùng chúng ta đi qua trên miền Bắc xã nghĩa, số liệt sĩ hầu như nhà nào cũng có, nhưng số thương binh chúng ta hiếm thấy – Đất nước im tiếng súng, anh em chúng tôi trên bước đường tù, có dịp đã đi qua các vùng Thanh Nghệ Tĩnh khoảng giữa đường 7 đường 8, là lối vào điểm xuất phát con đường mòn HCM đi B ngày nào. Dân quanh đó không có lấy một hình ảnh như câu ca ta thường nghe “chàng về nay đã cụt tay” hay “ngày trở về có anh thương binh chống nạn cày bừa”, để phải đến “con trâu xanh hết lòng giúp đỡ”. Cái lạ, cái thắc mắc khiến một số chúng tôi nghĩ rằng, phải chăng họ chiến thắng do bởi không có thương binh, những ai bị thương đều “quyết tâm” hy sinh chiến đấu cho đến chết?
Môt người dân xứ Nghệ trong một lần gặp gỡ anh tâm sự, những ngày trong chiến tranh những lời hát trong “Trường Sơn đông Trường Sơn tây”, hay “Cây gậy Trường Sơn” là những câu ca thanh niên thời anh nằm lòng, và thấy tự hào với hình ảnh đó. Cho đến khi tàn cuộc chiến các anh lại ghét cay ghét đằng ném chúng vào sọt rác, cũng bởi quả lừa các anh được đảng và nhà nước cho các anh ăn quá đắng quá đau. Chuyện bạn bè anh những kẻ cùng ra đi ngày đó, trong tay với chiếc gậy hãnh diện đặt tên là chiếc gậy quê hương, nhưng nhập cuộc rồi mới vỡ lẽ rằng chỉ những người tự đi đứng được, không cần gậy chống mới có quyền sống sót qua cuộc, còn tất cả phải “nằm lại” - Hai chữ “nằm lại” bất cứ ai nghe cũng rợn người vì cái dã man của nó.
“Tất cả cho chiến đấu”, đó là lời giải thích hợp lý của chính ủy các đơn vị cộng sản, và có phải chăng vì tất cả cho chiến đấu mà những vướng bận cần phải thanh toán, những thanh toán đó có phải là những chứng tích hố chôn tập thể mà ngày nay thỉnh thoảng vẫn còn được tìm thấy? Bản chất và hành đông thường đi đôi với nhau, biết giải thích thế nào đây về cái ưu việt của các tay tự gọi mình là những người có xứ mạng giải phóng, đi làm cách mạng cho người dân sớm được lên thiên đàng? Hay lại như cái giải thích đùa hôm nay, mà chúng ta vẫn thường thấy trên môi miệng người dân nói nhau nghe, là các ông cộng sản đã “cách” cái “mạng” người dân, để “giải phóng” mặt bằng miếng đất chử S mà dâng cho Tầu?
Chiều hôm qua ngày 12.08.2012 vào lúc 07.30 tại sân bãi trường trung học Bolsa Grande, thành phố Garden Grove, trước khi kết thúc ĐẠI NHẠC HỘI CÁM ƠN ANH, Kỳ 6, ban tổ chức đã công bố con số tạm thời là đã thu hơn $560,000, từ hàng ngàn đồng hương Việt Nam đóng góp giúp Thương Phế Binh VNCH tại quê nhà. Theo ban tổ chức số tiền ủng hộ năm nay có thể bằng ĐNH kỳ2 là $900.000, đó là sự giúp đỡ to lớn và quí báu, nhưng giá trị tinh thần của nó to hơn cái con số, chúng tôi cũng một thời là lính, cũng cả đổ máu, cũng cả thương tật thì hiểu và quí hơn ai hết, tấm lòng người dân hôm nay, qua nghĩa cử chia sẻ dành cho các anh TPB còn lại bên quê nhà, nó đáng giá nghìn trùng- Thật ấm lòng là dường nào, bị gọi là Ngụy, nhưng được làm Ngụy mà sống trong lòng dân như thế này thật hãnh diện biết bao ”.
Chúng tôi xin mượn lời của những người tổ chức buổi ĐẠI NHẠC HỘI CÁM ƠN ANH lần này, để chấm dứt câu chuyện hôm nay: “Chúng ta tưởng nhớ và tri ân những anh em thương binh và tử sĩ đã hy sinh cho tổ quốc, cho chúng ta được sống an lành, mà phải mang thương tật suốt cả cuộc đời, đang sống rất cô đơn, nghèo khó, bệnh hoạn ở quê nhà. Chúng ta dù có làm được như thế nào đi nữa, vẫn không thể bù đắp được nỗi thống khổ mà quý bạn thương binh của chúng ta đã trải qua, trong sự uất hận của tinh thần và đớn đau của thể chất, mà chỉ cầu mong cho bớt đi nỗi đau thương mà họ đang gánh chịu cả mấy chục năm qua”.