Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
CHIẾN SĨ ÁO ĐEN: MỘT THỜI GHI NHỚ
Thân tặng anh chị em
Áo đen & đơn vị yểm trợ Đoàn CB/XDNT
28 năm trôi qua, các vị tiền bối khai sinh ra ngành CB/XDNT, đã bỏ rơi những đứa con, mà ngày xưa quí vị ấy từng cho là "Con yêu của Tổ quốc", họ không hưởng bổng lộc chỉ tượng trưng bằng thù lao nhỏ bé. Họ không được trang bị đầy đủ phương tiện để bảo vệ bản thân, họ phải dùng tài khôn khéo để tự vệ, lấy máu để viết nên trang sử đầy vẽ vang cho VNCH, những chứng tích đó người chiến sĩ Áo đen chưa bao giờ nhận được sự bù đắp tương xứng! Mặc dù họ không dự phần vào việc bỏ rơi đất nước, họ vẫn chấp nhận ở lại và gánh chịu chung số phận tù đày như mọi người từ 5 năm trở lên. Cái số của họ dường như đã được định sẳn, họ ra đi theo chương trình nhân đạo (H.O) cũng quá muộn màng và nơi đất tạm dung này, chưa bao giờ được nghe nhắc đến tên người CB/XDNT.
Thế mà vẫn có những tâm hồn người chiến sĩ Áo đen, khắc khoải thâu đêm với giấc ngủ chập chờn, mà tâm tư vẫn đầy ấp kỷ niệm cũ đang bừng trổi dậy, gợi nhớ từng luống cải, vườn rau, nhớ từng khóm tre bụi chuối, nơi miền thôn dã có ánh trăng lơ lửng trên nền trời xanh yên lành mà nơi đó họ đã một thời "làm con làm cháu xóm làng".
Cải tuyển từ các ngành, sát nhập vào CB/XDNT, họ cho đó là ước nguyện của mình, là yếu tố cần thiết để cho họ vốn sinh ra và lớn lên nơi đồng hương, cỏ nội và cũng là một cơ hội để gần gủi với làng quê có nắng ấm chan hòa. Cũng từ đó, họ được thụ huấn bổ túc trong một khuôn khổ, mẫu mực, kỷ cương từ chính trị, quân sự đến y tế, xã hội, tâm lý chiến nơi TTHL Chí Linh, Lam Sơn, Hồng Lĩnh để trở thành một Cán bộ nồng cốt, tung về địa phương thực hiện một Ấp Đời Mới thí điểm, căn bản dựa trên đường lối chủ trương của chính thể VNCH với mô hình xây dựng 11 mục tiêu, 98 bước công tác, 4 Tư tưởng chỉ đạo: Cải tổ hành chánh xã ấp, Thực thi dân chủ pháp trị, Canh tân đời sống nông thôn ...
Với hành trang mà Huấn Trường đã ủy thác, trách nhiệm quá to lớn hơn tuổi đời của họ lúc bấy giờ. Họ chập chửng bước đi từng bước một trong 98 bước công tác mà bên tai họ vẫn còn văng vẳng lời thuyết trình của huấn luyện viên đặc trách Khối Chính Trị của Trung Tâm Huấn Luyện với đề tài "Chính sách của VNCH qua các chương trình xây dựng Xã Ấp". Thật là hùng hồn, thật là đầm ấm như hòa nhịp vào bước chân họ, trãi dài trên khắp đường mòn thôn xóm.
Trọng trách của người CB/XDNT là làm thế nào để xây dựng một Ấp Đời Mới trong vùng xôi đậu, tạo cho lòng dân hướng về chính nghĩa Quốc gia và tin tưởng vào đường lối chủ trương của Chính thể VNCH, nhầm tiêu diệt kế hoạch "lấn đất giành dân" của cộng sản.
Một đề tài ngắn ngủi nhưng mà hàng loạt kế hoạch được đặt ra: điều nghiên, dân vận, chiêu hồi, xây dựng đoàn thể, bảo tồn văn hóa...
Nơi vùng xôi đậu, ban ngày Đoàn CB/XDNT đi điều nghiên, kiểm tra dân số, phân loại quần chúng, tiếp nhận chiêu hồi đều có quân đội yểm trợ, ban đêm QĐ rút về nơi đồn trú, có hệ thống phòng thủ, để lại Đoàn CB/XDNT với vũ khí thô sơ, chỗ ngủ là chuồng trâu bò, tòn ten mấy chiếc võng, lấy thân trâu bò và mấy thùng cỏ làm bia đở đạn, đêm về nằm nghe tiếng trâu bò nhơi cỏ, tiếng vo ve của đàn muỗi mà "thấy đời mang cả ý thơ", bất cứ tiếng động nhỏ nào cũng được mọi người đề cao cảnh giác. Có những đêm tối trời, mở con mắt thật to, quan sát tứ phía, mà vẫn bị đặt mìn, loại mìn định hướng, tiếng nổ xé tan màn đêm cô tịch, làm tan nát cỏi lòng, nhưng người CB/XDNT vẫn chấp nhận hy sinh tuổi trẻ đời mình cho Tổ quốc Việt Nam muôn đời lụa là gấm vóc.
Người chiến sĩ Áo đen chỉ biết phó mặc vào số mạng, họ khôn khéo hòa mình với dân, làm cho dân thương mến, nên đề phòng trước được mọi việc nguy hiểm có thể xảy ra để tự cứu mạng mình.
Họ thực hiện những gì đã được học hỏi nơi Huấn Trường, đoàn CBXDNT đã đem đến cho người dân nông thôn một đời sống ấm no thực sự:
Tiếng cười rộn rã trên Ấp Đời Mới, ngôi trường làng ê a tiếng hát trẻ thơ, trạm xá có người phát thuốc, con đường đất dẫn đến ngôi đình, chùa cao ráo, thuận tiện cho bà con chiêm bái vào những ngày lễ hội .....
Mồ hôi và sương gió đã muối trắng vai áo người chiến sĩ Áo đen âm thần nơi thôn xóm, họ xây dựng nông thôn bằng bầu nhiệt huyết đã khắc ghi qua lời tuyên thệ sau ngày mãn khóa, trong những giờ suy tư bên đồng đội hàng đêm nơi Vũ Đình Trường, những giây phút thiêng liêng ấy đã in hằn trong tiềm thức mọi người dù sông có cạn, núi có mòn, người chiến sĩ Áo đen vẫn giữ mãi trong lòng những lời thề sắc son đó.
Ngày 30 tháng tư năm 1975, đất nước đi vào ngã rẽ, một lần nữa cảnh sống lầm than, cơ cực lại bao trùm lên Ấp Đời Mới năm xưa, người dân nông thôn vô tội, bị kềm kẹp, hà khắc, lại còn bị bắt bớ giam cầm bởi cộng sản khát máu. Người chiến sĩ Áo đen cũng cùng chung số phận, họ bị bắt giết hoặc bắt đi "tù cải tạo" trong các trại tập trung và còn bị gán cho cái tội là "Bình định ác ôn".
Từ đó, bóng dáng những chiếc Áo đen mờ dần trong thôn ấp, nhưng lòng người dân vẫn còn hoài vọng nhớ mong:
Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn "Đi dân Nhớ - Ở dân Thương".
Hôm nay tưng bừng giữa mùa Đại Hội, rực lên màu cờ vàng khắp nơi trên đất Mỹ, cũng là ngày đánh dấu lần đầu tiên Ủy Ban Tổ Chức Đại Hội Toàn Quân vừa nhận lại đứa con yêu mà mình quên lãng đã 28 năm qua, đó là Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn.
Hương Quê
Tỉnh Đoàn Phước Tuy
Biên Hùng chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
CHIẾN SĨ ÁO ĐEN: MỘT THỜI GHI NHỚ
Thân tặng anh chị em
Áo đen & đơn vị yểm trợ Đoàn CB/XDNT
28 năm trôi qua, các vị tiền bối khai sinh ra ngành CB/XDNT, đã bỏ rơi những đứa con, mà ngày xưa quí vị ấy từng cho là "Con yêu của Tổ quốc", họ không hưởng bổng lộc chỉ tượng trưng bằng thù lao nhỏ bé. Họ không được trang bị đầy đủ phương tiện để bảo vệ bản thân, họ phải dùng tài khôn khéo để tự vệ, lấy máu để viết nên trang sử đầy vẽ vang cho VNCH, những chứng tích đó người chiến sĩ Áo đen chưa bao giờ nhận được sự bù đắp tương xứng! Mặc dù họ không dự phần vào việc bỏ rơi đất nước, họ vẫn chấp nhận ở lại và gánh chịu chung số phận tù đày như mọi người từ 5 năm trở lên. Cái số của họ dường như đã được định sẳn, họ ra đi theo chương trình nhân đạo (H.O) cũng quá muộn màng và nơi đất tạm dung này, chưa bao giờ được nghe nhắc đến tên người CB/XDNT.
Thế mà vẫn có những tâm hồn người chiến sĩ Áo đen, khắc khoải thâu đêm với giấc ngủ chập chờn, mà tâm tư vẫn đầy ấp kỷ niệm cũ đang bừng trổi dậy, gợi nhớ từng luống cải, vườn rau, nhớ từng khóm tre bụi chuối, nơi miền thôn dã có ánh trăng lơ lửng trên nền trời xanh yên lành mà nơi đó họ đã một thời "làm con làm cháu xóm làng".
Cải tuyển từ các ngành, sát nhập vào CB/XDNT, họ cho đó là ước nguyện của mình, là yếu tố cần thiết để cho họ vốn sinh ra và lớn lên nơi đồng hương, cỏ nội và cũng là một cơ hội để gần gủi với làng quê có nắng ấm chan hòa. Cũng từ đó, họ được thụ huấn bổ túc trong một khuôn khổ, mẫu mực, kỷ cương từ chính trị, quân sự đến y tế, xã hội, tâm lý chiến nơi TTHL Chí Linh, Lam Sơn, Hồng Lĩnh để trở thành một Cán bộ nồng cốt, tung về địa phương thực hiện một Ấp Đời Mới thí điểm, căn bản dựa trên đường lối chủ trương của chính thể VNCH với mô hình xây dựng 11 mục tiêu, 98 bước công tác, 4 Tư tưởng chỉ đạo: Cải tổ hành chánh xã ấp, Thực thi dân chủ pháp trị, Canh tân đời sống nông thôn ...
Với hành trang mà Huấn Trường đã ủy thác, trách nhiệm quá to lớn hơn tuổi đời của họ lúc bấy giờ. Họ chập chửng bước đi từng bước một trong 98 bước công tác mà bên tai họ vẫn còn văng vẳng lời thuyết trình của huấn luyện viên đặc trách Khối Chính Trị của Trung Tâm Huấn Luyện với đề tài "Chính sách của VNCH qua các chương trình xây dựng Xã Ấp". Thật là hùng hồn, thật là đầm ấm như hòa nhịp vào bước chân họ, trãi dài trên khắp đường mòn thôn xóm.
Trọng trách của người CB/XDNT là làm thế nào để xây dựng một Ấp Đời Mới trong vùng xôi đậu, tạo cho lòng dân hướng về chính nghĩa Quốc gia và tin tưởng vào đường lối chủ trương của Chính thể VNCH, nhầm tiêu diệt kế hoạch "lấn đất giành dân" của cộng sản.
Một đề tài ngắn ngủi nhưng mà hàng loạt kế hoạch được đặt ra: điều nghiên, dân vận, chiêu hồi, xây dựng đoàn thể, bảo tồn văn hóa...
Nơi vùng xôi đậu, ban ngày Đoàn CB/XDNT đi điều nghiên, kiểm tra dân số, phân loại quần chúng, tiếp nhận chiêu hồi đều có quân đội yểm trợ, ban đêm QĐ rút về nơi đồn trú, có hệ thống phòng thủ, để lại Đoàn CB/XDNT với vũ khí thô sơ, chỗ ngủ là chuồng trâu bò, tòn ten mấy chiếc võng, lấy thân trâu bò và mấy thùng cỏ làm bia đở đạn, đêm về nằm nghe tiếng trâu bò nhơi cỏ, tiếng vo ve của đàn muỗi mà "thấy đời mang cả ý thơ", bất cứ tiếng động nhỏ nào cũng được mọi người đề cao cảnh giác. Có những đêm tối trời, mở con mắt thật to, quan sát tứ phía, mà vẫn bị đặt mìn, loại mìn định hướng, tiếng nổ xé tan màn đêm cô tịch, làm tan nát cỏi lòng, nhưng người CB/XDNT vẫn chấp nhận hy sinh tuổi trẻ đời mình cho Tổ quốc Việt Nam muôn đời lụa là gấm vóc.
Người chiến sĩ Áo đen chỉ biết phó mặc vào số mạng, họ khôn khéo hòa mình với dân, làm cho dân thương mến, nên đề phòng trước được mọi việc nguy hiểm có thể xảy ra để tự cứu mạng mình.
Họ thực hiện những gì đã được học hỏi nơi Huấn Trường, đoàn CBXDNT đã đem đến cho người dân nông thôn một đời sống ấm no thực sự:
Tiếng cười rộn rã trên Ấp Đời Mới, ngôi trường làng ê a tiếng hát trẻ thơ, trạm xá có người phát thuốc, con đường đất dẫn đến ngôi đình, chùa cao ráo, thuận tiện cho bà con chiêm bái vào những ngày lễ hội .....
Mồ hôi và sương gió đã muối trắng vai áo người chiến sĩ Áo đen âm thần nơi thôn xóm, họ xây dựng nông thôn bằng bầu nhiệt huyết đã khắc ghi qua lời tuyên thệ sau ngày mãn khóa, trong những giờ suy tư bên đồng đội hàng đêm nơi Vũ Đình Trường, những giây phút thiêng liêng ấy đã in hằn trong tiềm thức mọi người dù sông có cạn, núi có mòn, người chiến sĩ Áo đen vẫn giữ mãi trong lòng những lời thề sắc son đó.
Ngày 30 tháng tư năm 1975, đất nước đi vào ngã rẽ, một lần nữa cảnh sống lầm than, cơ cực lại bao trùm lên Ấp Đời Mới năm xưa, người dân nông thôn vô tội, bị kềm kẹp, hà khắc, lại còn bị bắt bớ giam cầm bởi cộng sản khát máu. Người chiến sĩ Áo đen cũng cùng chung số phận, họ bị bắt giết hoặc bắt đi "tù cải tạo" trong các trại tập trung và còn bị gán cho cái tội là "Bình định ác ôn".
Từ đó, bóng dáng những chiếc Áo đen mờ dần trong thôn ấp, nhưng lòng người dân vẫn còn hoài vọng nhớ mong:
Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn "Đi dân Nhớ - Ở dân Thương".
Hôm nay tưng bừng giữa mùa Đại Hội, rực lên màu cờ vàng khắp nơi trên đất Mỹ, cũng là ngày đánh dấu lần đầu tiên Ủy Ban Tổ Chức Đại Hội Toàn Quân vừa nhận lại đứa con yêu mà mình quên lãng đã 28 năm qua, đó là Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn.
Hương Quê
Tỉnh Đoàn Phước Tuy
Biên Hùng chuyển