Tham Khảo
CHÚNG TA BIẾT GÌ VỀ THUNG LŨNG SILICON
Cái tên Mountain View sẽ không nói lên điều gì, mặc dù nó có mặt trên mọi bản đồ nước Mỹ. Khi đưa danh thiếp, thường thì bạn phải nói thêm: "Tôi ở Thung lũng Silicon"
Cái tên Mountain View sẽ không nói lên điều gì, mặc dù nó có mặt trên mọi bản đồ nước Mỹ. Khi đưa danh thiếp, thường thì bạn phải nói thêm: "Tôi ở Thung lũng Silicon". Cái danh từ này không có ở bất cứ tấm bản đồ nào, nhưng khi nghe đến, câu nói đầu tiên là: "À, Thung lũng Silicon... máy tính". Nhưng thực ra thì miền đất đó ở đâu? Và nó có điều gì bí ẩn?
Thung lũng Silicon nằm ở phía Nam, cách San Francisco, Mỹ 50 dặm Anh (miles) và tên chính thức là “Thung lũng Santa Clara”, tên của một quân hạt (county) thuộc California, với 15 thành phố (city) thống thuộc. Tại đây, giữa những dãy núi xanh từ Santa Cruz đến Diablo là một vài doanh trại với những cái tên rất giống những nơi điều dưỡng. Chỉ có thổ dân và những người hàng ngày gắn liền với máy tính, tin học mới thân thiện với những tên như Palo Alto, San Jose, Sunnyvale, Mountain View, Cupertino hay Los Altos.
Đầu những năm của thế kỷ XX, nơi đây đã lừng danh với các cây ăn quả như: mận, cam, hạt rẻ ý và một loại rượu nho thượng hạng. Bầu trời luôn trong xanh, mùa hè không nắng oi bức, mùa đông nhiệt độ dừng lại ở 20 độ. Đất đai màu mỡ có một không hai. Dân sống ở vùng này có thể trồng mọi loại cây quả của các miền khác nhau.
Nhiều người có cảm giác như đang sống ở thiên đường, họ cũng đã từng mong rằng sẽ không ai để ý tới vùng đất này.
Từ tầu hoả đến trường đại học
Sự bình yên cũng như niềm vui của dân bản điạ đã bị cướp đi sau trận động đất năm 1906. 4/5 San Francisco là những đống gạch vụn. Những chỗ cắm trại tại Santa Clara trở thành chỗ dừng chân tránh nạn duy nhất cho mọi người. Sau lần đó một số dân cư đã di tản sâu vào các vùng nông thôn. Một số đã "cuốn gói" đi tìm cuộc sống mới, bỏ xa thành phố "động đất" này.
Trường đại học Stanford là bước thứ hai tấn công vào sự bình yên đất "thánh" của người dân nơi đây. Leland Stanford là một trong những người thành lập nên tuyến đường tầu hoả Central Pacific. Tuyến đường này được mở đến California cho những người nông dân.
Sau khi lên làm thống đốc tiểu bang California với số tài sản đồ sộ, Leland Stanford đã tài trợ và xây dựng một trường đại học để tưởng nhớ người con trai đã chết trẻ của mình tại Palo Alto. Trường đại học mang tên Stanford University. Tuy nhiên, ngôi trường này luôn phải làm nền cho cung cách giảng dạy ở châu Âu vào giai đoạn đó. Mãi đến năm 1940, tên tuổi của trường mới được nhiều nhà chuyên môn nhắc tới. Cũng vào thời đó, một số nhà máy sản suất máy nông nghiệp chuyển sang chế tạo xe tăng và đạn dược. Stanford University được biết đến nhờ những viện nghiên cứu và các sản phẩm công nghệ, điện tử hiện đại.
Phần lớn các nhà bác học, nhà nghiên cứu hay các kỹ sư bậc cao không muốn sinh sống tại nơi đông đúc - giữa Palo Alto và San Francisco. Phía nam của Palo Alto có khí hậu mát mẻ và đất rộng rãi hơn, nhờ thế dân số của miền thung lũng Santa Clara (hay thung lũng Silicon)... ngày một tăng lên rõ rệt. Chen lẫn giữa những cây cam là những ngôi nhà bắt đầu mọc lên.
Tại đây, nhà được ghép từ ghỗ dán. Thời gian đầu giá đất rẻ, chỉ cần $10.000 là có thể mua được một mảnh đất khá tương đối. Nhưng giờ, giá của một cơ ngơi tương tự lên tới hàng triệu USD.
Gara xe hơi để làm gì?
Bị ảnh hưởng bởi đợt sóng hiện đại hoá, mỗi gia đình ở đây đều có gara để xe. Sau này, gara đã trở thành huyền thoại cho những giấc mơ giàu có trên đất Mỹ. Dân sinh sống và làm việc ở đây thường trêu nhau rằng, nếu ai muốn kiếm tiền nhanh, trở thành tỷ phú trong nháy mắt, người đó bắt buộc phải có gara để xe hơi. Điều đó có nghĩa là một số nhà kinh doanh thành đạt trở thành tỷ phú đều tiến thân từ gara xe.
Phần lớn các giáo sư và sinh viên trường đại học Stanford đều nhận đề án từ các công ty, sau đó họ dành thời gian nghiên cứu và làm việc tại nhà. William Hewlett và David Packard đã từng làm như vậy. Sau những buổi học trên trường họ lại nhốt mình trong gara của Hewlett để sản suất và nghiên cứu một số dụng cụ điện tử dân dụng.
Hewlett – Packard, tên của hai người thành lập công ty, cái tên này được đặt theo thứ tự như vậy nhờ việc... tung đồng xu để phân định trước sau, là một trong những công ty tung ra thị trường những chiếc máy tính mini đầu tiên. Cũng không ai ngờ rằng chỉ sau 3 thập niên, công ty nhỏ này đã trở thành một tập đoàn có tầm cỡ thế giới chuyên về buôn bán, sản xuất các loại máy tính và đồ dùng dân dụng với tổng số tiền lên tới hàng tỷ đôla. Con đường tiến thân trong thế giới mã số cũng diễn ra như vậy đối với công ty Apple Computer - do Steve Wozniak và Steve Job thành lập.
Cũng có thể nói rằng tuyết không bao giờ rơi trên miền thung lũng này. Mưa rơi rất ít vào mùa đông. Tại đây không có tệ nạn xã hội, không có kẻ cắp. Do vậy sẽ tiện hơn nếu để xe hơi trước cửa nhà, còn gara dùng để làm xưởng hay nhà kho mini chứa những đồ dùng lặt vặt.
Địa chỉ của hơn 700 công ty
Tại thung lũng Silicon có khoảng 700 công ty lớn nhỏ. Đây là nơi sinh ra nhưng ý tưởng mới, tạo nên những cú đột phá trong thế giới high-tech. Thường thường, những sáng kiến mới chỉ cần 1 đến 2 năm là có thể tràn lan trên thị trường toàn cầu. Đây là trung tâm lớn nhất của ngành công nghệ thông tin, high-tech, kiến trúc và sản suất bất kể những thứ gì có liên quan đến PC (Personal Computer). Trong các gara xe hay dưới những mái nhà ghép từ ghỗ dán kia, mọi người làm việc và kiếm tiền trong một tháng đủ để cho các phân xưởng sản xuất máy móc tại một số nước làm vất vả trong cả một năm.
Thung lũng Silicon còn là trụ sở của những tập đoàn đồ sộ như Apple, Hewlett-Packard, Sun hay Silicon Graphics. Thậm chí, tập đoàn IBM, Digital hay Microsoft cũng phải rời một số trụ sở quan trọng của mình đến miền đất này. Họ chuyển đến không phải vì "cho vui", điều quan trọng hơn cả là họ sẽ khó có thể tìm được một chuyên gia tài ba nào ngoài vùng đất này. Thung lũng Silicon là địa chỉ chung của những người kiệt xuất nhất trong những người giỏi nhất.
Ngoài ra, đây là cái nôi của mọi thông tin sốt dẻo nhất, chính xác nhất. Do vậy các tập đoàn đồ sộ khó có thể cạnh tranh nổi khi nằm ở quá xa vùng đất này. Khi không có các thông tin trực tuyến hay không được cạnh tranh trên các thương trường thì các nhà nghiên cứu, chuyên gia hay kỹ sư đều có cảm giác như mình đã về hưu và đang hưởng những ngày tháng quá bình yên và nhàm chán cuối cuộc đời.
Mặc quần đùi, đi dép lê
Những nhà doanh nghiệp lần đầu tiên đến thăm Thung lũng Silicon đều ăn mặc rất chỉnh tề và lịch sự: complet, cravat, áo sơ mi trắng, đôi giầy đen được đánh bóng lộn và chiếc cặp mầu đen. Nhưng họ sẽ phải ngạc nhiên ngay từ những giây phút ban đầu. Ra tiếp khách sẽ là chủ tịch tập đoàn, ông trông như một tay quần vợt vừa trở về từ sân chơi tennis, hay mặc những bộ quần áo khiến khách cảm tưởng như ông đang bận dọn kho. Mọi người ở đây không quan tâm nhiều đến cách ăn mặc. Ai cũng như ai, đi làm trong bộ quần áo mùa hè đơn giản và hầu như ai cũng thích đi dép lê.
Nói chung, tại một số tập đoàn truyền thống lớn, họ cũng có nhiều cách ăn mặc riêng. Tại IBM, bộ trang phục nơi công sở là áo sơ mi trắng và nơi túi áo luôn kẹp vài cái bút chì, bút bi các mầu. Trong một công ty lớn các bữa ăn trưa đều do công ty cung cấp. Đa số là thức ăn nhanh và đồ uống hoa quả các loại được đặt sẵn trong các máy bán hàng tự động. Nhanh, tiện nhưng luôn đủ chất. Cung cách phục vụ như vậy có lợi hơn cả vì nó không làm tốn nhiều thời gian quý giá của mọi người.
Tại nhiều nơi không quy định giờ làm việc một cách cứng nhắc, nhưng ai cũng làm việc hết khả năng của mình - khi bạn rời phòng nghiên cứu với một công việc chưa hoàn thành thì hết ngày hôm ấy và suốt đêm bạn sẽ “quay cuồng” với những câu hỏi dính dáng đến những gì bạn đang làm dở. Khi làm việc bạn có thể chợp mắt một lúc trên salon nếu việc đó cần và giúp cho bộ não của bạn. Thường thường, khi làm việc và nghiên cứu trên máy tính, bạn như không để ý đến thời gian hay bất cứ những gì chung quanh bạn.
Công nhân đi lại trong công sở bằng xe đạp. Tại đây danh mục điện thoại được ghi theo tên của nhân viên, chung quanh công sở có bảo vệ cùng chó kiểm soát, trong phòng là những mắc treo quần áo của mỗi người, chai lọ từ nước khoáng đến nước ngọt được xếp ngổn ngang ở góc phòng – những hình ảnh như trong một ký túc xá. Phần lớn sinh viên mới ra trường được nhận vào làm ngay trong những công ty nghiên cứu lớn - đa số họ là sinh viên suất sắc của trường đại học Stanford, MIT hay Berkeley. Vẫn quen với cuộc sống sinh viên, ngay ở nơi công sở, họ cũng không muốn đổi những thói quen của mình.
"Thiên đường" ra sao?
Đã biết đến Thung lũng Silicon ở góc độ địa lý, thiên nhiên và con người rồi, nhưng bạn còn biết gì nữa nhỉ? Thực ra, mảnh đất này có rất nhiều điều để nói. Đó có thể là thiên đường cho những người ước mơ cả đời được đặt chân tới nó, nhưng đó cũng có thể là địa ngục cho những ai khiếp sợ cuộc sống hối hả, bận rộn đến khốc liệt của công việc, công việc và chỉ công việc mà thôi.
Cuộc sống ở thung lũng
Văn hoá và cách sống của thế hệ những năm 1960 đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách của các tập đoàn và mỗi cá nhân đang sinh sống, làm việc ở vùng đất này.
Máy tính cá nhân ra đời đúng với khẩu hiệu “power to the people” (sức mạnh cho mọi người). Lập tức, nó dần dần được trao cho mỗi cá nhân, và họ vẫn đang tiếp tục dùng nó để thay đổi thế giới. Mỗi một gia đình nơi đây đều có sân, có vườn và những cửa sổ kính lớn – chúng giúp con người sống gần với thiên nhiên hơn.
Những tập đoàn và triết lý sống của họ
Trong những tập đoàn lớn, việc làm thế nào để có nhiều lợi nhuận nhất đã không còn là động cơ chính. Tất nhiên họ vẫn phải làm mọi việc thật tốt để công ty có lời lãi, nhưng ngoài ra, mối quan hệ giữa mọi người mới thực sự quan trọng. Sau đây là một số những đức tính quý báu mà mỗi một nhân viên đều phải có:
* Hãy là người thật thà, nên tin người khác và làm thế nào để họ cũng tin mình.
* Hãy biểu dương và học hỏi từ những tấm gương.
* Hãy luôn biết nói ra những ý tưởng của mình.
* Hãy chuẩn bị cho sự thay đổi, đừng ngại sự liều lĩnh.
* Luôn biết nhận ra những khuyết điểm của mình, rồi từ đó rút ra sự sáng suốt.
* Hãy làm việc và nghiên cứu cùng mọi người.
* Hãy là một người quản lý mẫu mực và là một nhân viên có tiềm năng.
* Hãy coi khách hàng như những người đang cùng làm việc.
Cái giá phải trả
Buổi tối nơi đây thật vắng vẻ và yên lặng. Bãi đậu xe trước các công ty lớn đều chật cứng xe cho đến tận nửa đêm. Hình ảnh đó cũng đủ nói rõ lên rằng, trong cuộc sống không thể có tất cả. Khi đã là thành viên của cuộc chạy đua điện tử khốc liệt kia thì ai trong số họ cũng phải trả giá bằng cách từ bỏ những vui thú riêng tư.
Cẩn tắc vô áy náy!
Thung lũng chuẩn bị cho các đợt động đất "không báo trước" một cách rất chu đáo và chuyên nghiệp. Mọi thứ đều được chuẩn bị sẵn đến từng li từng tý. Mọi người khi cần đều biết mình phải làm gì. Sự tổn thất là điều tất nhiên, không ai chống lại được thiên nhiên, nhưng nếu có khả năng thì làm sao cho thiệt hại ở mức độ thấp nhất.
Các công ty đều dùng hệ thống tủ có khoá, được vặn chặt vào tường. Toàn bộ hệ thống máy vi tính để bàn được vặn ốc, bắt chặt xuống bàn làm việc. Hộp thuốc cứu thương có thể tìm thấy ở khắp các phòng. Ai cũng biết đồ ăn dự trữ được cất ở đâu và đi đường nào xuống gara xe để lấy nước.
Mọi người đều được thông báo tỉ mỉ đâu là điểm trú ngự khi xảy ra tai nạn không may, và người hàng xóm nào xung quanh đã được đào tạo qua lớp cấp cứu...
Mọi thứ đều được chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với những biến cố rủi ro của núi lửa. Nhưng có lẽ các tập đoàn máy tính không để tâm đến các thiên tai cho lắm. Đối với họ, những biểu đồ, những con số trên thị trường chứng khoán mới là sự sống còn và phát triển.
Cánh cửa luôn rộng mở
Bất chấp mọi nguy hiểm từ thiên nhiên, các anh-tài có đầu óc siêu việt ở mọi nơi ngày ngày vẫn đổ về đây tìm đất sống. Ở đây, hệ thống bảng số xe được ghi danh theo tiểu bang California, nhưng phần lớn các phương tiện vận tải dừng chân lại đây đều mang bảng số tiểu bang khác hay bảng số nước ngoài cùng hai chữ cái viết hoa chỉ tên nước. Một xã hội nhiều chủng tộc trên đất Mỹ đã là chuyện thường nhật, và nơi đây cũng không nằm ngoại lệ.
Tại đây, mỗi một công ty làm ăn lớn đều có những chi nhánh chuyên nghiên cứu và tuyển các thí sinh mới cho công ty. Chi nhánh theo dõi sát sao những gì xảy ra trong lĩnh vực của mình, đồng thời họ luôn trao đổi cùng các nhà "săn lùng tài năng" từ khắp mọi nơi.
Chi nhánh cũng có "những con mắt" trong các trường đại học như Stanford hay Harvard... để khi đã có "đối tượng theo yêu cầu", cuộc nói chuyện và mọi thủ tục gia nhập sẽ được tiến hành không lâu. Tiền lương thì thí sinh có thể chắc rằng không đâu cao bằng ở đây, ngoài ra thí sinh còn nhận được cổ phần của công ty, bảo hiểm lao động, bảo hiểm sức khoẻ... Nếu thí sinh ở xa và có nguyện vọng dọn đến ở gần nơi làm việc mới, công ty sẽ tìm nhà thích hợp để thuê, chi trả tiền vận chuyển đồ đạc, nhiều công ty ngỏ ý muốn giúp một khoản tiền khi nhân viên mới có nhu cầu mua nhà!
Đối với các công ty, việc tìm nhân viên mới từ các trường đại học là tiện lợi nhất, đỡ tốn kém, bớt phiền phức vì không phải qua tay người trung gian. Sinh viên mới ra trường có một kho tàng kiến thức quý báu, đang quen với việc học hành vất vả, chưa va chạm, phần lớn không đòi hỏi nhiều. Các tập đoàn máy tính hay các ngành công nghệ cao luôn để mắt tới các trường đại học như: MIT, Princeton, Stanford và Berkley, họ có quyền lựa chọn những sinh viên giỏi nhất trong số xuất sắc nhất!
Các chi nhánh chọn nhân viên mới cho công ty luôn phải nhớ tới những quy tắc vàng:
1. Không bao giờ và mãi mãi không bao giờ được phép đánh giá thí sinh qua màu da và giới tính.
2. Những gì không dính dáng đến công việc, không được hỏi! Có thể hỏi về trình độ ngoại ngữ, nhưng không nên tò mò hỏi thí sinh đã học ngoại ngữ ở đâu, cũng như nơi sinh, chỗ ở của bố mẹ, quốc tịch.
Song, không phải bất cứ cái gì có ở Thung lũng Silicon cũng đều tuyệt vời, bởi lẽ ở đâu cũng có những góc tối, những mặt trái riêng của nó. Nếu như Thung lũng Silicon là điểm đến mơ ước của nhiều bộ óc được coi là hoàn hảo thì Thung lũng Silicon cũng đồng thời là điểm đến kinh hoàng vì cuộc chiến giữa những bộ óc hoàn hảo đó...
(Còn tiếp)
Cái tên Mountain View sẽ không nói lên điều gì, mặc dù nó có mặt trên mọi bản đồ nước Mỹ. Khi đưa danh thiếp, thường thì bạn phải nói thêm: "Tôi ở Thung lũng Silicon". Cái danh từ này không có ở bất cứ tấm bản đồ nào, nhưng khi nghe đến, câu nói đầu tiên là: "À, Thung lũng Silicon... máy tính". Nhưng thực ra thì miền đất đó ở đâu? Và nó có điều gì bí ẩn?
Thung lũng Silicon nằm ở phía Nam, cách San Francisco, Mỹ 50 dặm Anh (miles) và tên chính thức là “Thung lũng Santa Clara”, tên của một quân hạt (county) thuộc California, với 15 thành phố (city) thống thuộc. Tại đây, giữa những dãy núi xanh từ Santa Cruz đến Diablo là một vài doanh trại với những cái tên rất giống những nơi điều dưỡng. Chỉ có thổ dân và những người hàng ngày gắn liền với máy tính, tin học mới thân thiện với những tên như Palo Alto, San Jose, Sunnyvale, Mountain View, Cupertino hay Los Altos.
Đầu những năm của thế kỷ XX, nơi đây đã lừng danh với các cây ăn quả như: mận, cam, hạt rẻ ý và một loại rượu nho thượng hạng. Bầu trời luôn trong xanh, mùa hè không nắng oi bức, mùa đông nhiệt độ dừng lại ở 20 độ. Đất đai màu mỡ có một không hai. Dân sống ở vùng này có thể trồng mọi loại cây quả của các miền khác nhau.
Nhiều người có cảm giác như đang sống ở thiên đường, họ cũng đã từng mong rằng sẽ không ai để ý tới vùng đất này.
Từ tầu hoả đến trường đại học
Sự bình yên cũng như niềm vui của dân bản điạ đã bị cướp đi sau trận động đất năm 1906. 4/5 San Francisco là những đống gạch vụn. Những chỗ cắm trại tại Santa Clara trở thành chỗ dừng chân tránh nạn duy nhất cho mọi người. Sau lần đó một số dân cư đã di tản sâu vào các vùng nông thôn. Một số đã "cuốn gói" đi tìm cuộc sống mới, bỏ xa thành phố "động đất" này.
Trường đại học Stanford là bước thứ hai tấn công vào sự bình yên đất "thánh" của người dân nơi đây. Leland Stanford là một trong những người thành lập nên tuyến đường tầu hoả Central Pacific. Tuyến đường này được mở đến California cho những người nông dân.
Sau khi lên làm thống đốc tiểu bang California với số tài sản đồ sộ, Leland Stanford đã tài trợ và xây dựng một trường đại học để tưởng nhớ người con trai đã chết trẻ của mình tại Palo Alto. Trường đại học mang tên Stanford University. Tuy nhiên, ngôi trường này luôn phải làm nền cho cung cách giảng dạy ở châu Âu vào giai đoạn đó. Mãi đến năm 1940, tên tuổi của trường mới được nhiều nhà chuyên môn nhắc tới. Cũng vào thời đó, một số nhà máy sản suất máy nông nghiệp chuyển sang chế tạo xe tăng và đạn dược. Stanford University được biết đến nhờ những viện nghiên cứu và các sản phẩm công nghệ, điện tử hiện đại.
Phần lớn các nhà bác học, nhà nghiên cứu hay các kỹ sư bậc cao không muốn sinh sống tại nơi đông đúc - giữa Palo Alto và San Francisco. Phía nam của Palo Alto có khí hậu mát mẻ và đất rộng rãi hơn, nhờ thế dân số của miền thung lũng Santa Clara (hay thung lũng Silicon)... ngày một tăng lên rõ rệt. Chen lẫn giữa những cây cam là những ngôi nhà bắt đầu mọc lên.
Tại đây, nhà được ghép từ ghỗ dán. Thời gian đầu giá đất rẻ, chỉ cần $10.000 là có thể mua được một mảnh đất khá tương đối. Nhưng giờ, giá của một cơ ngơi tương tự lên tới hàng triệu USD.
Gara xe hơi để làm gì?
Bị ảnh hưởng bởi đợt sóng hiện đại hoá, mỗi gia đình ở đây đều có gara để xe. Sau này, gara đã trở thành huyền thoại cho những giấc mơ giàu có trên đất Mỹ. Dân sinh sống và làm việc ở đây thường trêu nhau rằng, nếu ai muốn kiếm tiền nhanh, trở thành tỷ phú trong nháy mắt, người đó bắt buộc phải có gara để xe hơi. Điều đó có nghĩa là một số nhà kinh doanh thành đạt trở thành tỷ phú đều tiến thân từ gara xe.
Phần lớn các giáo sư và sinh viên trường đại học Stanford đều nhận đề án từ các công ty, sau đó họ dành thời gian nghiên cứu và làm việc tại nhà. William Hewlett và David Packard đã từng làm như vậy. Sau những buổi học trên trường họ lại nhốt mình trong gara của Hewlett để sản suất và nghiên cứu một số dụng cụ điện tử dân dụng.
Hewlett – Packard, tên của hai người thành lập công ty, cái tên này được đặt theo thứ tự như vậy nhờ việc... tung đồng xu để phân định trước sau, là một trong những công ty tung ra thị trường những chiếc máy tính mini đầu tiên. Cũng không ai ngờ rằng chỉ sau 3 thập niên, công ty nhỏ này đã trở thành một tập đoàn có tầm cỡ thế giới chuyên về buôn bán, sản xuất các loại máy tính và đồ dùng dân dụng với tổng số tiền lên tới hàng tỷ đôla. Con đường tiến thân trong thế giới mã số cũng diễn ra như vậy đối với công ty Apple Computer - do Steve Wozniak và Steve Job thành lập.
Cũng có thể nói rằng tuyết không bao giờ rơi trên miền thung lũng này. Mưa rơi rất ít vào mùa đông. Tại đây không có tệ nạn xã hội, không có kẻ cắp. Do vậy sẽ tiện hơn nếu để xe hơi trước cửa nhà, còn gara dùng để làm xưởng hay nhà kho mini chứa những đồ dùng lặt vặt.
Địa chỉ của hơn 700 công ty
Tại thung lũng Silicon có khoảng 700 công ty lớn nhỏ. Đây là nơi sinh ra nhưng ý tưởng mới, tạo nên những cú đột phá trong thế giới high-tech. Thường thường, những sáng kiến mới chỉ cần 1 đến 2 năm là có thể tràn lan trên thị trường toàn cầu. Đây là trung tâm lớn nhất của ngành công nghệ thông tin, high-tech, kiến trúc và sản suất bất kể những thứ gì có liên quan đến PC (Personal Computer). Trong các gara xe hay dưới những mái nhà ghép từ ghỗ dán kia, mọi người làm việc và kiếm tiền trong một tháng đủ để cho các phân xưởng sản xuất máy móc tại một số nước làm vất vả trong cả một năm.
Thung lũng Silicon còn là trụ sở của những tập đoàn đồ sộ như Apple, Hewlett-Packard, Sun hay Silicon Graphics. Thậm chí, tập đoàn IBM, Digital hay Microsoft cũng phải rời một số trụ sở quan trọng của mình đến miền đất này. Họ chuyển đến không phải vì "cho vui", điều quan trọng hơn cả là họ sẽ khó có thể tìm được một chuyên gia tài ba nào ngoài vùng đất này. Thung lũng Silicon là địa chỉ chung của những người kiệt xuất nhất trong những người giỏi nhất.
Ngoài ra, đây là cái nôi của mọi thông tin sốt dẻo nhất, chính xác nhất. Do vậy các tập đoàn đồ sộ khó có thể cạnh tranh nổi khi nằm ở quá xa vùng đất này. Khi không có các thông tin trực tuyến hay không được cạnh tranh trên các thương trường thì các nhà nghiên cứu, chuyên gia hay kỹ sư đều có cảm giác như mình đã về hưu và đang hưởng những ngày tháng quá bình yên và nhàm chán cuối cuộc đời.
Mặc quần đùi, đi dép lê
Những nhà doanh nghiệp lần đầu tiên đến thăm Thung lũng Silicon đều ăn mặc rất chỉnh tề và lịch sự: complet, cravat, áo sơ mi trắng, đôi giầy đen được đánh bóng lộn và chiếc cặp mầu đen. Nhưng họ sẽ phải ngạc nhiên ngay từ những giây phút ban đầu. Ra tiếp khách sẽ là chủ tịch tập đoàn, ông trông như một tay quần vợt vừa trở về từ sân chơi tennis, hay mặc những bộ quần áo khiến khách cảm tưởng như ông đang bận dọn kho. Mọi người ở đây không quan tâm nhiều đến cách ăn mặc. Ai cũng như ai, đi làm trong bộ quần áo mùa hè đơn giản và hầu như ai cũng thích đi dép lê.
Nói chung, tại một số tập đoàn truyền thống lớn, họ cũng có nhiều cách ăn mặc riêng. Tại IBM, bộ trang phục nơi công sở là áo sơ mi trắng và nơi túi áo luôn kẹp vài cái bút chì, bút bi các mầu. Trong một công ty lớn các bữa ăn trưa đều do công ty cung cấp. Đa số là thức ăn nhanh và đồ uống hoa quả các loại được đặt sẵn trong các máy bán hàng tự động. Nhanh, tiện nhưng luôn đủ chất. Cung cách phục vụ như vậy có lợi hơn cả vì nó không làm tốn nhiều thời gian quý giá của mọi người.
Tại nhiều nơi không quy định giờ làm việc một cách cứng nhắc, nhưng ai cũng làm việc hết khả năng của mình - khi bạn rời phòng nghiên cứu với một công việc chưa hoàn thành thì hết ngày hôm ấy và suốt đêm bạn sẽ “quay cuồng” với những câu hỏi dính dáng đến những gì bạn đang làm dở. Khi làm việc bạn có thể chợp mắt một lúc trên salon nếu việc đó cần và giúp cho bộ não của bạn. Thường thường, khi làm việc và nghiên cứu trên máy tính, bạn như không để ý đến thời gian hay bất cứ những gì chung quanh bạn.
Công nhân đi lại trong công sở bằng xe đạp. Tại đây danh mục điện thoại được ghi theo tên của nhân viên, chung quanh công sở có bảo vệ cùng chó kiểm soát, trong phòng là những mắc treo quần áo của mỗi người, chai lọ từ nước khoáng đến nước ngọt được xếp ngổn ngang ở góc phòng – những hình ảnh như trong một ký túc xá. Phần lớn sinh viên mới ra trường được nhận vào làm ngay trong những công ty nghiên cứu lớn - đa số họ là sinh viên suất sắc của trường đại học Stanford, MIT hay Berkeley. Vẫn quen với cuộc sống sinh viên, ngay ở nơi công sở, họ cũng không muốn đổi những thói quen của mình.
"Thiên đường" ra sao?
Đã biết đến Thung lũng Silicon ở góc độ địa lý, thiên nhiên và con người rồi, nhưng bạn còn biết gì nữa nhỉ? Thực ra, mảnh đất này có rất nhiều điều để nói. Đó có thể là thiên đường cho những người ước mơ cả đời được đặt chân tới nó, nhưng đó cũng có thể là địa ngục cho những ai khiếp sợ cuộc sống hối hả, bận rộn đến khốc liệt của công việc, công việc và chỉ công việc mà thôi.
Cuộc sống ở thung lũng
Văn hoá và cách sống của thế hệ những năm 1960 đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách của các tập đoàn và mỗi cá nhân đang sinh sống, làm việc ở vùng đất này.
Máy tính cá nhân ra đời đúng với khẩu hiệu “power to the people” (sức mạnh cho mọi người). Lập tức, nó dần dần được trao cho mỗi cá nhân, và họ vẫn đang tiếp tục dùng nó để thay đổi thế giới. Mỗi một gia đình nơi đây đều có sân, có vườn và những cửa sổ kính lớn – chúng giúp con người sống gần với thiên nhiên hơn.
Những tập đoàn và triết lý sống của họ
Trong những tập đoàn lớn, việc làm thế nào để có nhiều lợi nhuận nhất đã không còn là động cơ chính. Tất nhiên họ vẫn phải làm mọi việc thật tốt để công ty có lời lãi, nhưng ngoài ra, mối quan hệ giữa mọi người mới thực sự quan trọng. Sau đây là một số những đức tính quý báu mà mỗi một nhân viên đều phải có:
* Hãy là người thật thà, nên tin người khác và làm thế nào để họ cũng tin mình.
* Hãy biểu dương và học hỏi từ những tấm gương.
* Hãy luôn biết nói ra những ý tưởng của mình.
* Hãy chuẩn bị cho sự thay đổi, đừng ngại sự liều lĩnh.
* Luôn biết nhận ra những khuyết điểm của mình, rồi từ đó rút ra sự sáng suốt.
* Hãy làm việc và nghiên cứu cùng mọi người.
* Hãy là một người quản lý mẫu mực và là một nhân viên có tiềm năng.
* Hãy coi khách hàng như những người đang cùng làm việc.
Cái giá phải trả
Buổi tối nơi đây thật vắng vẻ và yên lặng. Bãi đậu xe trước các công ty lớn đều chật cứng xe cho đến tận nửa đêm. Hình ảnh đó cũng đủ nói rõ lên rằng, trong cuộc sống không thể có tất cả. Khi đã là thành viên của cuộc chạy đua điện tử khốc liệt kia thì ai trong số họ cũng phải trả giá bằng cách từ bỏ những vui thú riêng tư.
Cẩn tắc vô áy náy!
Thung lũng chuẩn bị cho các đợt động đất "không báo trước" một cách rất chu đáo và chuyên nghiệp. Mọi thứ đều được chuẩn bị sẵn đến từng li từng tý. Mọi người khi cần đều biết mình phải làm gì. Sự tổn thất là điều tất nhiên, không ai chống lại được thiên nhiên, nhưng nếu có khả năng thì làm sao cho thiệt hại ở mức độ thấp nhất.
Các công ty đều dùng hệ thống tủ có khoá, được vặn chặt vào tường. Toàn bộ hệ thống máy vi tính để bàn được vặn ốc, bắt chặt xuống bàn làm việc. Hộp thuốc cứu thương có thể tìm thấy ở khắp các phòng. Ai cũng biết đồ ăn dự trữ được cất ở đâu và đi đường nào xuống gara xe để lấy nước.
Mọi người đều được thông báo tỉ mỉ đâu là điểm trú ngự khi xảy ra tai nạn không may, và người hàng xóm nào xung quanh đã được đào tạo qua lớp cấp cứu...
Mọi thứ đều được chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với những biến cố rủi ro của núi lửa. Nhưng có lẽ các tập đoàn máy tính không để tâm đến các thiên tai cho lắm. Đối với họ, những biểu đồ, những con số trên thị trường chứng khoán mới là sự sống còn và phát triển.
Cánh cửa luôn rộng mở
Bất chấp mọi nguy hiểm từ thiên nhiên, các anh-tài có đầu óc siêu việt ở mọi nơi ngày ngày vẫn đổ về đây tìm đất sống. Ở đây, hệ thống bảng số xe được ghi danh theo tiểu bang California, nhưng phần lớn các phương tiện vận tải dừng chân lại đây đều mang bảng số tiểu bang khác hay bảng số nước ngoài cùng hai chữ cái viết hoa chỉ tên nước. Một xã hội nhiều chủng tộc trên đất Mỹ đã là chuyện thường nhật, và nơi đây cũng không nằm ngoại lệ.
Tại đây, mỗi một công ty làm ăn lớn đều có những chi nhánh chuyên nghiên cứu và tuyển các thí sinh mới cho công ty. Chi nhánh theo dõi sát sao những gì xảy ra trong lĩnh vực của mình, đồng thời họ luôn trao đổi cùng các nhà "săn lùng tài năng" từ khắp mọi nơi.
Chi nhánh cũng có "những con mắt" trong các trường đại học như Stanford hay Harvard... để khi đã có "đối tượng theo yêu cầu", cuộc nói chuyện và mọi thủ tục gia nhập sẽ được tiến hành không lâu. Tiền lương thì thí sinh có thể chắc rằng không đâu cao bằng ở đây, ngoài ra thí sinh còn nhận được cổ phần của công ty, bảo hiểm lao động, bảo hiểm sức khoẻ... Nếu thí sinh ở xa và có nguyện vọng dọn đến ở gần nơi làm việc mới, công ty sẽ tìm nhà thích hợp để thuê, chi trả tiền vận chuyển đồ đạc, nhiều công ty ngỏ ý muốn giúp một khoản tiền khi nhân viên mới có nhu cầu mua nhà!
Đối với các công ty, việc tìm nhân viên mới từ các trường đại học là tiện lợi nhất, đỡ tốn kém, bớt phiền phức vì không phải qua tay người trung gian. Sinh viên mới ra trường có một kho tàng kiến thức quý báu, đang quen với việc học hành vất vả, chưa va chạm, phần lớn không đòi hỏi nhiều. Các tập đoàn máy tính hay các ngành công nghệ cao luôn để mắt tới các trường đại học như: MIT, Princeton, Stanford và Berkley, họ có quyền lựa chọn những sinh viên giỏi nhất trong số xuất sắc nhất!
Các chi nhánh chọn nhân viên mới cho công ty luôn phải nhớ tới những quy tắc vàng:
1. Không bao giờ và mãi mãi không bao giờ được phép đánh giá thí sinh qua màu da và giới tính.
2. Những gì không dính dáng đến công việc, không được hỏi! Có thể hỏi về trình độ ngoại ngữ, nhưng không nên tò mò hỏi thí sinh đã học ngoại ngữ ở đâu, cũng như nơi sinh, chỗ ở của bố mẹ, quốc tịch.
Song, không phải bất cứ cái gì có ở Thung lũng Silicon cũng đều tuyệt vời, bởi lẽ ở đâu cũng có những góc tối, những mặt trái riêng của nó. Nếu như Thung lũng Silicon là điểm đến mơ ước của nhiều bộ óc được coi là hoàn hảo thì Thung lũng Silicon cũng đồng thời là điểm đến kinh hoàng vì cuộc chiến giữa những bộ óc hoàn hảo đó...
(Còn tiếp)
Th. Le chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CHÚNG TA BIẾT GÌ VỀ THUNG LŨNG SILICON
Cái tên Mountain View sẽ không nói lên điều gì, mặc dù nó có mặt trên mọi bản đồ nước Mỹ. Khi đưa danh thiếp, thường thì bạn phải nói thêm: "Tôi ở Thung lũng Silicon"
Cái tên Mountain View sẽ không nói lên điều gì, mặc dù nó có mặt trên mọi bản đồ nước Mỹ. Khi đưa danh thiếp, thường thì bạn phải nói thêm: "Tôi ở Thung lũng Silicon". Cái danh từ này không có ở bất cứ tấm bản đồ nào, nhưng khi nghe đến, câu nói đầu tiên là: "À, Thung lũng Silicon... máy tính". Nhưng thực ra thì miền đất đó ở đâu? Và nó có điều gì bí ẩn?
Thung lũng Silicon nằm ở phía Nam, cách San Francisco, Mỹ 50 dặm Anh (miles) và tên chính thức là “Thung lũng Santa Clara”, tên của một quân hạt (county) thuộc California, với 15 thành phố (city) thống thuộc. Tại đây, giữa những dãy núi xanh từ Santa Cruz đến Diablo là một vài doanh trại với những cái tên rất giống những nơi điều dưỡng. Chỉ có thổ dân và những người hàng ngày gắn liền với máy tính, tin học mới thân thiện với những tên như Palo Alto, San Jose, Sunnyvale, Mountain View, Cupertino hay Los Altos.
Đầu những năm của thế kỷ XX, nơi đây đã lừng danh với các cây ăn quả như: mận, cam, hạt rẻ ý và một loại rượu nho thượng hạng. Bầu trời luôn trong xanh, mùa hè không nắng oi bức, mùa đông nhiệt độ dừng lại ở 20 độ. Đất đai màu mỡ có một không hai. Dân sống ở vùng này có thể trồng mọi loại cây quả của các miền khác nhau.
Nhiều người có cảm giác như đang sống ở thiên đường, họ cũng đã từng mong rằng sẽ không ai để ý tới vùng đất này.
Từ tầu hoả đến trường đại học
Sự bình yên cũng như niềm vui của dân bản điạ đã bị cướp đi sau trận động đất năm 1906. 4/5 San Francisco là những đống gạch vụn. Những chỗ cắm trại tại Santa Clara trở thành chỗ dừng chân tránh nạn duy nhất cho mọi người. Sau lần đó một số dân cư đã di tản sâu vào các vùng nông thôn. Một số đã "cuốn gói" đi tìm cuộc sống mới, bỏ xa thành phố "động đất" này.
Trường đại học Stanford là bước thứ hai tấn công vào sự bình yên đất "thánh" của người dân nơi đây. Leland Stanford là một trong những người thành lập nên tuyến đường tầu hoả Central Pacific. Tuyến đường này được mở đến California cho những người nông dân.
Sau khi lên làm thống đốc tiểu bang California với số tài sản đồ sộ, Leland Stanford đã tài trợ và xây dựng một trường đại học để tưởng nhớ người con trai đã chết trẻ của mình tại Palo Alto. Trường đại học mang tên Stanford University. Tuy nhiên, ngôi trường này luôn phải làm nền cho cung cách giảng dạy ở châu Âu vào giai đoạn đó. Mãi đến năm 1940, tên tuổi của trường mới được nhiều nhà chuyên môn nhắc tới. Cũng vào thời đó, một số nhà máy sản suất máy nông nghiệp chuyển sang chế tạo xe tăng và đạn dược. Stanford University được biết đến nhờ những viện nghiên cứu và các sản phẩm công nghệ, điện tử hiện đại.
Phần lớn các nhà bác học, nhà nghiên cứu hay các kỹ sư bậc cao không muốn sinh sống tại nơi đông đúc - giữa Palo Alto và San Francisco. Phía nam của Palo Alto có khí hậu mát mẻ và đất rộng rãi hơn, nhờ thế dân số của miền thung lũng Santa Clara (hay thung lũng Silicon)... ngày một tăng lên rõ rệt. Chen lẫn giữa những cây cam là những ngôi nhà bắt đầu mọc lên.
Tại đây, nhà được ghép từ ghỗ dán. Thời gian đầu giá đất rẻ, chỉ cần $10.000 là có thể mua được một mảnh đất khá tương đối. Nhưng giờ, giá của một cơ ngơi tương tự lên tới hàng triệu USD.
Gara xe hơi để làm gì?
Bị ảnh hưởng bởi đợt sóng hiện đại hoá, mỗi gia đình ở đây đều có gara để xe. Sau này, gara đã trở thành huyền thoại cho những giấc mơ giàu có trên đất Mỹ. Dân sinh sống và làm việc ở đây thường trêu nhau rằng, nếu ai muốn kiếm tiền nhanh, trở thành tỷ phú trong nháy mắt, người đó bắt buộc phải có gara để xe hơi. Điều đó có nghĩa là một số nhà kinh doanh thành đạt trở thành tỷ phú đều tiến thân từ gara xe.
Phần lớn các giáo sư và sinh viên trường đại học Stanford đều nhận đề án từ các công ty, sau đó họ dành thời gian nghiên cứu và làm việc tại nhà. William Hewlett và David Packard đã từng làm như vậy. Sau những buổi học trên trường họ lại nhốt mình trong gara của Hewlett để sản suất và nghiên cứu một số dụng cụ điện tử dân dụng.
Hewlett – Packard, tên của hai người thành lập công ty, cái tên này được đặt theo thứ tự như vậy nhờ việc... tung đồng xu để phân định trước sau, là một trong những công ty tung ra thị trường những chiếc máy tính mini đầu tiên. Cũng không ai ngờ rằng chỉ sau 3 thập niên, công ty nhỏ này đã trở thành một tập đoàn có tầm cỡ thế giới chuyên về buôn bán, sản xuất các loại máy tính và đồ dùng dân dụng với tổng số tiền lên tới hàng tỷ đôla. Con đường tiến thân trong thế giới mã số cũng diễn ra như vậy đối với công ty Apple Computer - do Steve Wozniak và Steve Job thành lập.
Cũng có thể nói rằng tuyết không bao giờ rơi trên miền thung lũng này. Mưa rơi rất ít vào mùa đông. Tại đây không có tệ nạn xã hội, không có kẻ cắp. Do vậy sẽ tiện hơn nếu để xe hơi trước cửa nhà, còn gara dùng để làm xưởng hay nhà kho mini chứa những đồ dùng lặt vặt.
Địa chỉ của hơn 700 công ty
Tại thung lũng Silicon có khoảng 700 công ty lớn nhỏ. Đây là nơi sinh ra nhưng ý tưởng mới, tạo nên những cú đột phá trong thế giới high-tech. Thường thường, những sáng kiến mới chỉ cần 1 đến 2 năm là có thể tràn lan trên thị trường toàn cầu. Đây là trung tâm lớn nhất của ngành công nghệ thông tin, high-tech, kiến trúc và sản suất bất kể những thứ gì có liên quan đến PC (Personal Computer). Trong các gara xe hay dưới những mái nhà ghép từ ghỗ dán kia, mọi người làm việc và kiếm tiền trong một tháng đủ để cho các phân xưởng sản xuất máy móc tại một số nước làm vất vả trong cả một năm.
Thung lũng Silicon còn là trụ sở của những tập đoàn đồ sộ như Apple, Hewlett-Packard, Sun hay Silicon Graphics. Thậm chí, tập đoàn IBM, Digital hay Microsoft cũng phải rời một số trụ sở quan trọng của mình đến miền đất này. Họ chuyển đến không phải vì "cho vui", điều quan trọng hơn cả là họ sẽ khó có thể tìm được một chuyên gia tài ba nào ngoài vùng đất này. Thung lũng Silicon là địa chỉ chung của những người kiệt xuất nhất trong những người giỏi nhất.
Ngoài ra, đây là cái nôi của mọi thông tin sốt dẻo nhất, chính xác nhất. Do vậy các tập đoàn đồ sộ khó có thể cạnh tranh nổi khi nằm ở quá xa vùng đất này. Khi không có các thông tin trực tuyến hay không được cạnh tranh trên các thương trường thì các nhà nghiên cứu, chuyên gia hay kỹ sư đều có cảm giác như mình đã về hưu và đang hưởng những ngày tháng quá bình yên và nhàm chán cuối cuộc đời.
Mặc quần đùi, đi dép lê
Những nhà doanh nghiệp lần đầu tiên đến thăm Thung lũng Silicon đều ăn mặc rất chỉnh tề và lịch sự: complet, cravat, áo sơ mi trắng, đôi giầy đen được đánh bóng lộn và chiếc cặp mầu đen. Nhưng họ sẽ phải ngạc nhiên ngay từ những giây phút ban đầu. Ra tiếp khách sẽ là chủ tịch tập đoàn, ông trông như một tay quần vợt vừa trở về từ sân chơi tennis, hay mặc những bộ quần áo khiến khách cảm tưởng như ông đang bận dọn kho. Mọi người ở đây không quan tâm nhiều đến cách ăn mặc. Ai cũng như ai, đi làm trong bộ quần áo mùa hè đơn giản và hầu như ai cũng thích đi dép lê.
Nói chung, tại một số tập đoàn truyền thống lớn, họ cũng có nhiều cách ăn mặc riêng. Tại IBM, bộ trang phục nơi công sở là áo sơ mi trắng và nơi túi áo luôn kẹp vài cái bút chì, bút bi các mầu. Trong một công ty lớn các bữa ăn trưa đều do công ty cung cấp. Đa số là thức ăn nhanh và đồ uống hoa quả các loại được đặt sẵn trong các máy bán hàng tự động. Nhanh, tiện nhưng luôn đủ chất. Cung cách phục vụ như vậy có lợi hơn cả vì nó không làm tốn nhiều thời gian quý giá của mọi người.
Tại nhiều nơi không quy định giờ làm việc một cách cứng nhắc, nhưng ai cũng làm việc hết khả năng của mình - khi bạn rời phòng nghiên cứu với một công việc chưa hoàn thành thì hết ngày hôm ấy và suốt đêm bạn sẽ “quay cuồng” với những câu hỏi dính dáng đến những gì bạn đang làm dở. Khi làm việc bạn có thể chợp mắt một lúc trên salon nếu việc đó cần và giúp cho bộ não của bạn. Thường thường, khi làm việc và nghiên cứu trên máy tính, bạn như không để ý đến thời gian hay bất cứ những gì chung quanh bạn.
Công nhân đi lại trong công sở bằng xe đạp. Tại đây danh mục điện thoại được ghi theo tên của nhân viên, chung quanh công sở có bảo vệ cùng chó kiểm soát, trong phòng là những mắc treo quần áo của mỗi người, chai lọ từ nước khoáng đến nước ngọt được xếp ngổn ngang ở góc phòng – những hình ảnh như trong một ký túc xá. Phần lớn sinh viên mới ra trường được nhận vào làm ngay trong những công ty nghiên cứu lớn - đa số họ là sinh viên suất sắc của trường đại học Stanford, MIT hay Berkeley. Vẫn quen với cuộc sống sinh viên, ngay ở nơi công sở, họ cũng không muốn đổi những thói quen của mình.
"Thiên đường" ra sao?
Đã biết đến Thung lũng Silicon ở góc độ địa lý, thiên nhiên và con người rồi, nhưng bạn còn biết gì nữa nhỉ? Thực ra, mảnh đất này có rất nhiều điều để nói. Đó có thể là thiên đường cho những người ước mơ cả đời được đặt chân tới nó, nhưng đó cũng có thể là địa ngục cho những ai khiếp sợ cuộc sống hối hả, bận rộn đến khốc liệt của công việc, công việc và chỉ công việc mà thôi.
Cuộc sống ở thung lũng
Văn hoá và cách sống của thế hệ những năm 1960 đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách của các tập đoàn và mỗi cá nhân đang sinh sống, làm việc ở vùng đất này.
Máy tính cá nhân ra đời đúng với khẩu hiệu “power to the people” (sức mạnh cho mọi người). Lập tức, nó dần dần được trao cho mỗi cá nhân, và họ vẫn đang tiếp tục dùng nó để thay đổi thế giới. Mỗi một gia đình nơi đây đều có sân, có vườn và những cửa sổ kính lớn – chúng giúp con người sống gần với thiên nhiên hơn.
Những tập đoàn và triết lý sống của họ
Trong những tập đoàn lớn, việc làm thế nào để có nhiều lợi nhuận nhất đã không còn là động cơ chính. Tất nhiên họ vẫn phải làm mọi việc thật tốt để công ty có lời lãi, nhưng ngoài ra, mối quan hệ giữa mọi người mới thực sự quan trọng. Sau đây là một số những đức tính quý báu mà mỗi một nhân viên đều phải có:
* Hãy là người thật thà, nên tin người khác và làm thế nào để họ cũng tin mình.
* Hãy biểu dương và học hỏi từ những tấm gương.
* Hãy luôn biết nói ra những ý tưởng của mình.
* Hãy chuẩn bị cho sự thay đổi, đừng ngại sự liều lĩnh.
* Luôn biết nhận ra những khuyết điểm của mình, rồi từ đó rút ra sự sáng suốt.
* Hãy làm việc và nghiên cứu cùng mọi người.
* Hãy là một người quản lý mẫu mực và là một nhân viên có tiềm năng.
* Hãy coi khách hàng như những người đang cùng làm việc.
Cái giá phải trả
Buổi tối nơi đây thật vắng vẻ và yên lặng. Bãi đậu xe trước các công ty lớn đều chật cứng xe cho đến tận nửa đêm. Hình ảnh đó cũng đủ nói rõ lên rằng, trong cuộc sống không thể có tất cả. Khi đã là thành viên của cuộc chạy đua điện tử khốc liệt kia thì ai trong số họ cũng phải trả giá bằng cách từ bỏ những vui thú riêng tư.
Cẩn tắc vô áy náy!
Thung lũng chuẩn bị cho các đợt động đất "không báo trước" một cách rất chu đáo và chuyên nghiệp. Mọi thứ đều được chuẩn bị sẵn đến từng li từng tý. Mọi người khi cần đều biết mình phải làm gì. Sự tổn thất là điều tất nhiên, không ai chống lại được thiên nhiên, nhưng nếu có khả năng thì làm sao cho thiệt hại ở mức độ thấp nhất.
Các công ty đều dùng hệ thống tủ có khoá, được vặn chặt vào tường. Toàn bộ hệ thống máy vi tính để bàn được vặn ốc, bắt chặt xuống bàn làm việc. Hộp thuốc cứu thương có thể tìm thấy ở khắp các phòng. Ai cũng biết đồ ăn dự trữ được cất ở đâu và đi đường nào xuống gara xe để lấy nước.
Mọi người đều được thông báo tỉ mỉ đâu là điểm trú ngự khi xảy ra tai nạn không may, và người hàng xóm nào xung quanh đã được đào tạo qua lớp cấp cứu...
Mọi thứ đều được chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với những biến cố rủi ro của núi lửa. Nhưng có lẽ các tập đoàn máy tính không để tâm đến các thiên tai cho lắm. Đối với họ, những biểu đồ, những con số trên thị trường chứng khoán mới là sự sống còn và phát triển.
Cánh cửa luôn rộng mở
Bất chấp mọi nguy hiểm từ thiên nhiên, các anh-tài có đầu óc siêu việt ở mọi nơi ngày ngày vẫn đổ về đây tìm đất sống. Ở đây, hệ thống bảng số xe được ghi danh theo tiểu bang California, nhưng phần lớn các phương tiện vận tải dừng chân lại đây đều mang bảng số tiểu bang khác hay bảng số nước ngoài cùng hai chữ cái viết hoa chỉ tên nước. Một xã hội nhiều chủng tộc trên đất Mỹ đã là chuyện thường nhật, và nơi đây cũng không nằm ngoại lệ.
Tại đây, mỗi một công ty làm ăn lớn đều có những chi nhánh chuyên nghiên cứu và tuyển các thí sinh mới cho công ty. Chi nhánh theo dõi sát sao những gì xảy ra trong lĩnh vực của mình, đồng thời họ luôn trao đổi cùng các nhà "săn lùng tài năng" từ khắp mọi nơi.
Chi nhánh cũng có "những con mắt" trong các trường đại học như Stanford hay Harvard... để khi đã có "đối tượng theo yêu cầu", cuộc nói chuyện và mọi thủ tục gia nhập sẽ được tiến hành không lâu. Tiền lương thì thí sinh có thể chắc rằng không đâu cao bằng ở đây, ngoài ra thí sinh còn nhận được cổ phần của công ty, bảo hiểm lao động, bảo hiểm sức khoẻ... Nếu thí sinh ở xa và có nguyện vọng dọn đến ở gần nơi làm việc mới, công ty sẽ tìm nhà thích hợp để thuê, chi trả tiền vận chuyển đồ đạc, nhiều công ty ngỏ ý muốn giúp một khoản tiền khi nhân viên mới có nhu cầu mua nhà!
Đối với các công ty, việc tìm nhân viên mới từ các trường đại học là tiện lợi nhất, đỡ tốn kém, bớt phiền phức vì không phải qua tay người trung gian. Sinh viên mới ra trường có một kho tàng kiến thức quý báu, đang quen với việc học hành vất vả, chưa va chạm, phần lớn không đòi hỏi nhiều. Các tập đoàn máy tính hay các ngành công nghệ cao luôn để mắt tới các trường đại học như: MIT, Princeton, Stanford và Berkley, họ có quyền lựa chọn những sinh viên giỏi nhất trong số xuất sắc nhất!
Các chi nhánh chọn nhân viên mới cho công ty luôn phải nhớ tới những quy tắc vàng:
1. Không bao giờ và mãi mãi không bao giờ được phép đánh giá thí sinh qua màu da và giới tính.
2. Những gì không dính dáng đến công việc, không được hỏi! Có thể hỏi về trình độ ngoại ngữ, nhưng không nên tò mò hỏi thí sinh đã học ngoại ngữ ở đâu, cũng như nơi sinh, chỗ ở của bố mẹ, quốc tịch.
Song, không phải bất cứ cái gì có ở Thung lũng Silicon cũng đều tuyệt vời, bởi lẽ ở đâu cũng có những góc tối, những mặt trái riêng của nó. Nếu như Thung lũng Silicon là điểm đến mơ ước của nhiều bộ óc được coi là hoàn hảo thì Thung lũng Silicon cũng đồng thời là điểm đến kinh hoàng vì cuộc chiến giữa những bộ óc hoàn hảo đó...
(Còn tiếp)
Th. Le chuyen