Kinh Đời

CON ĐƯỜNG THỎA HIỆP CẢI LƯƠNG – XÃ HỘI DÂN SỰ - NGUYỄN NHƠN

( HNPĐ )Mùa xuân 2011, trong buổi thăm viếng của Phó Đại sứ Mỹ Palmer, Hà Sĩ Phu thay mặt nhóm “ trí thức Đà Lạt “ trình bày về con đường cải cách dân chủ tiệm tiến:



Mùa xuân 2011, trong buổi thăm viếng của Phó Đại sứ Mỹ Palmer, Hà Sĩ Phu thay mặt nhóm “ trí thức Đà Lạt “ trình bày về con đường cải cách dân chủ tiệm tiến:

“ 1/ Về ba mối lo hiện nay của Việt Nam:
3 mối lo lớn của xã hội VN hiện nay là:
- Chống ngoại xâm tức chống chính sách bành trướng của nhà cầm quyền TQ (không phải là chống văn hoá TQ hay chống nhân dân TQ)
- Chống nội xâm tức chống độc tài và tham nhũng, lực lượng tiêu cực này phối hợp với ngoại xâm, làm cho nhân dân mất quyền làm chủ đất nước. Đây là cuộc vận động Dân chủ hoá xã hội.
- Đối phó với suy thoái kinh tế tài chính, đồng tiền mất giá, giá sinh hoạt ngày một tăng cao.
Ba vấn nạn này tác động lẫn nhau. Nhà nước VN thường dùng sự phát triển kinh tế để làm dịu 2 mâu thuẫn về Dân chủ và chủ quyền quốc gia. Nhưng khi kinh tế cũng suy thoái thì ý muốn đó muốn thực hiện cũng rất khó khăn.

Để giải quyết vấn đề dân chủ hóa, Hà Sĩ Phu trình bày quan điểm:

“ Chính những đặc điểm ấy khiến cho việc giải quyết những mâu thuẫn trong lòng xã hội VN sẽ mang những sắc thái rất riêng, mặc dù những nhu cầu về Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là chung cho toàn thể nhân loại.
Trước đây, khi các nước CS Đông Âu sụp đổ, đã rộ lên những lời kêu gọi hãy làm như Đông Âu, tôi đã một lần vạch rõ ảo tưởng ấy. Nay trước cao trào cách mạng dân quyền ở Trung Á và Bắc Phi cũng lại rộ lên những lời kêu gọi xuống đường như họ! Chúng tôi vẫn chia sẻ những khát vọng chính đáng ấy, nhưng nếu cứ suy nghĩ nông nổi, hời hợt, cảm tính như vậy thì không thể đạt đến thành công .

Ở VN khó lòng xảy ra những cuộc Cách mạng Hoa Lài, Hoa Sen…kiểu như vậy.

3/ Về bốn nhược điểm của Phong trào Dân chủ Việt Nam
Xin không bàn đến những người “dân chủ cuội” , dân chủ để mưu lợi cá nhân. Chính phong trào của những người dân chủ chân thành cũng chứa những nhược điểm, lúc đầu khá nặng, nay đã bớt dần nhưng chưa hết.
Có 4 nhân tố vốn là nhân tố rất tích cực, nhưng đi quá mức nên bị lệch lạc, chệch hướng, đó là:
- Sống nặng với thế giới ảo (thế giới Internet) mà nhẹ với thế giới thật.
- Thấy tôn giáo của mình có sức mạnh. nên tưởng tôn giáo của mình là bao trùm, lấy tôn giáo trùm lên thế tục, quên rằng ở VN ( và các nước chịu ảnh hưởng nặng Khổng giáo) thì các tôn giáo không có vị trí chủ đạo như ở nhiều nước khác.
- Gắn với hải ngoại nhiều hơn trong nước.
- Lớp trẻ quá tự tin, không biết lắng nghe những người già từng trải.
Trải qua thực tế bốn điều mất cân bằng này đang dần được khắc phục.
4/ Nhược điểm của giới “CẢI LƯƠNG” (loyal dissidents) trong nước
Họ là những đảng viên hoặc trí thức của hệ chính thống, nhưng có tấm lòng, muốn Đảng mở rộng dân chủ từ quỹ đạo của ĐCS.
- Họ không thấy rõ nguồn gốc những vấn nạn lớn chính là do đã du nhập chủ nghĩa Mác Lê ảo tưởng, phi khoa học, đã dùng một “phương tiện” chống lại mục đích nên kết quả lộn ngược so với khát vọng. Số đông những người này vẫn cho chủ nghĩa Mác cơ bản là tốt, bác Hồ là chuẩn, chỉ vì đời sau không theo được Bác nên nay cần phải trở về với Bác là giải quyết được cơ bản.
- Vì thế họ tìm cách cải tổ, chỉnh đốn để cho Đảng được dân chủ hơn (không biết Cộng sản là thứ phải đập bỏ, không thể sửa đổi, lời Boris Yeltsin). Coi những “đảng viên tốt” là nòng cốt, là chủ lực của dân chủ, hy vọng họ sẽ làm Đảng CS tự vỡ tạo nên một Đảng CS mới tốt đẹp. Cuộc cải cách chủ yếu từ trên xuống (tức cải cách cung đình).
- Do nhận thức không triệt để nên rất dễ bằng lòng với những cải cách nửa vời nên dễ sa bẫy dân chủ giả hiệu (ví dụ tin vào một vài cá nhân lãnh đạo , muốn có “luật lãnh đạo” cho Đảng, muốn Quốc hội thể hiện là nơi quyền lực tối cao, muốn dân được “phúc quyết” hiến pháp như kiểu trưng cầu dân ý…vv…mà không chú ý đến những quyền TỰ DO làm tiền đề cho những ước muốn Dân chủ ấy ( Đó là những chế độ Dân chủ phi Tự do như F.Zakaria đã khuyến cáo).
- Nên phê phán sự cải lương trong nhận thức, trái lại phải biết trân trọng và ủng hộ những hoạt động tiến bộ tuy còn “cải lương” vì đó là những chặng đường phải qua để có những tiến bộ sau cùng.

5/ Mấy nhận thức cơ bản cần thiết cho xã hội Việt Nam
- Cần hiểu chủ nghĩa CS như một mối hoạ của nhân loại trong một giai đoạn lịch sử, chẳng may VN cũng thuộc một trong các nước rơi vào tai hoạ ấy. Giành độc lập mà phải mượn con đường CS là “giải khát bằng thuốc độc”. Cơn khát qua đi nhưng lục phủ ngũ tạng nhiễm độc khó lòng chữa trị. Du nhập chủ nghĩa Mác Lê vào là rước cả nạn NỘI XÂM và NGOẠI XÂM cùng vào để phối hợp làm mất gốc dân tộc, tiêu vong lịch sử và truyền thống, nền độc lập đã giành được lại có nguy cơ mất vào tay nước CS khổng lồ “anh em”.
- Tình hình đất nước bị cả Nội xâm và Ngoại xâm khống chế đến tận hang cùng ngõ hiểm là một thế cờ vô cùng hiểm nghèo, nếu chưa muốn công nhận là ngõ cụt. Phải có ý chí thật mạnh để thoát ra, nhưng đồng thời phải cực kỳ khôn khéo , biết đi đúng cách và kiên nhẫn (đây là điểm khác với Đông Âu, vì chủ nghĩa Mác Lê ảo tưởng mọc trên đất phong kiến lạc hậu châu Á mới đúng là mảnh đất bám sâu của nó ).
Chủ nghĩa Mác đã nhân danh Nhân dân nhưng dẫn đến kết quả là  tước sạch vũ khí vật chất và tinh thần của Nhân dân. Nhân dân bị trắng tay, mất sở hữu, mất tự do tư tưởng, mất sạch xã hội dân sự, không còn đất để đứng lên. Phải nhen nhóm Xã hội dân sự từ đầu, đó là lý do không thể làm ngay một “cách mạng Hoa” như Tunisia, Ai cập… là những nước ít nhiều vẫn còn xã hội dân sự.

Chúng tôi nghĩ hãy khoan đòi những tiêu chuẩn dân chủ cao. Khi chưa có quyền Tự do gì mà muốn có Dân chủ sẽ được sơi Dân chủ giả hiệu ngay. Trước hết hãy nâng cao Dân trí trong những nỗ lực giành các quyền Tự do hiến định : Quyền Tự do Thông tin-báo chí, và Quyền Tự do lập các Hội dân sự, nghề nghiệp, Ái hữu …mà tuy trên danh nghĩa đã có, nhưng nay phải giành cho có thực chất.

Chúng tôi phải dựa trên thế hợp pháp mà phá rào từng bước, tiến tới quyền làm chủ đích thực của dân. Có 2 loại Quyền nói trên mới mong tiến lên đòi Quyền thứ ba là Quyền ứng cử và bầu cử để cải biến dần các cơ quan quyền lực, tiến tới một chính thể mới Dân chủ Đa nguyên pháp trị văn minh phù hợp với Dân tộc.

Khi chưa có khả năng huy động quần chúng để làm “ Cách mạng” trực tiếp, thì đây là cung cách duy nhất để thoát khỏi đêm dài độc tài toàn trị. Đây chính là con đường DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH. Kiến tạo Dân trí và xã hội dân sự làm nền tảng, chính là tích cực tạo điều kiện để thời cơ xuất hiện.

Con đường diễn biến như vậy tuy có chậm (không phải ta muốn chậm) nhưng bù lại cũng có ưu điểm là vững bền và hợp với tình tự dân tộc.

 Ngoài các nội dung như trên, Khách có hỏi: Chúng tôi biết trong công cuộc chống Nội xâm và Ngoại xâm các nhà Trí thức có dựa vào uy tín của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng tướng Giáp đã trên trăm tuổi, nếu vị tướng ấy ra đi thì ai có thể thay vai trò ấy. Tôi trả lời : Gần nhất với vai trò ấy là Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. “

( Hà Sĩ Phu: TỔ QUỐC LÀ TRÊN HẾT )

 

Từ bấy đến nay đã hơn 3 năm. Cái “ lộ đồ “ ( Road map ) diễn biến hòa bình, cải lương chi bảo thể hiện được bước thứ nhứt: Kiến tạo xã hội dân sự.

Hiện tại có tới 20 tổ chức “ Xã hội Dân sự “ trên toàn quốc. Qui mô mỗi hội chỉ trong vòng một trăm thành viên.

Đã tổ chức được một cuộc biểu tình chống tàu xâm lăng, khi tàu phù đem giàn khoan dầu Hải Dương HD 981 xâm nhập sâu vào thềm lục địa VN tới 81 hải lý. Hai chục hội đoàn kêu gọi đồng bào tham dự biểu tình ở Saigon và Hà Nội mỗi nơi được vài trăm. Đặc điểm là các vị lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự đều vắng mặt, không thấy ai đứng ra lãnh đạo cuộc biểu tình.

Gần đây nhứt các hội đoàn dân sự ấy phát động chiến dịch “ Chúng tôi Muốn biết “ và “ Chúng tôi có quyền được biết “ về nội dung Mật ước Thành Đô 1990.

Và hiện tại tuyên giáo việt cộng đang phát động phong trào “ toàn đảng, toàn dân “ học tập về tài liệu thỏa hiệp Thành Đô, coi như các tổ chức xã hội dân sự cũng được học tập với tư cách công dân phường khóm để biết, khỏi cần phải vận dụng quyền được biết.

Để khỏi mang tiếng bôi bác về công trình tổ chức xã hội dân sự đầy nỗ lực và  phấn khởi, xin copy nguyên văn lời nhận xét về tổ chức xã hội dân sự nhằm tạo “ nền tảng chờ thời cơ xuất hiện theo lời lý thuyết gia Hà Sĩ Phu của các giới chức có thẩm quyền trên “ Diễn đàn Kinh tế mùa thu “ ở Ninh Bình ngày 27/9/2014:

Xã hội dân sự

Theo những gì báo chí đưa lên mạng, Nhà nước Việt Nam chưa biểu lộ sự ủng hộ việc thiết lập xã hội dân sự một cách độc lập ở Việt Nam. Vneconomy.vn trích lời ông Trương Đình Tuyển cố vấn cao cấp của Chính phủ về đàm phán hội nhập quốc tế tại Diễn Đàn Kinh tế Mùa thu 2014. Theo lời ông, khi tham gia đàm phán gia nhập các hiệp định TPP và FTA “có một từ đang khiến các nhà đàm phán đau đầu tìm từ thay thế. Đó là sự tham gia của ‘xã hội dân sự’ vào hoạch định chính sách cũng như vào quá trình xử lý tranh chấp.” Ông Tuyển nhấn mạnh, nhà nước chúng ta không cho dùng từ “xã hội dân sự” trên các văn bản công khai nên các nhà đàm phán phải đau đầu.

Theo LS Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hiện cư trú ở Hà Nội, việc thiết lập các tổ chức xã hội dân sự cần được điều chỉnh bằng luật cơ bản là Luật Lập hội qui định trong Hiến pháp. Tuy vậy Quốc hội dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trì hoãn vấn đề này. Ông nói:

Bây giờ có một số anh em đứng lên thực hiện mười mấy tổ chức xã hội dân sự nhưng tôi thấy còn mỏng lắm và cũng không có những gương mặt sáng giá. 
-LS Trần Quốc Thuận

Bây giờ có một số anh em đứng lên thực hiện mười mấy tổ chức xã hội dân sự nhưng tôi thấy còn mỏng lắm và cũng không có những gương mặt sáng giá. Dĩ nhiên khởi xướng của anh em rất là đáng khuyến khích hoan nghênh nhưng mà để đảm bảo những tổ chức đó hoạt động chính là cơ sở pháp luật, nếu không có Luật Lập hội thì làm sao những tổ chức đó có cơ sở để phát triển được. Chính quyền muốn dẹp lúc nào thì dẹp.”

 

Hơn thế nữa, trong đại hội ngành công an vừa qua, tể ba Dê đã nghiêm nghị ra huấn lệnh: Phải cương quyết bài trừ mọi nhen nhóm tổ chức phản động, chống phá nhà nước xhcn ta.

Như vậy là coi như việc tổ chức xã hội dân sự ngoài luồng hầu như bế tắt vì không huy động được khối nhân lực đáng kể để gây sức mạnh cho tiếng nói có trọng lượng.

 

Trong khi hoạch định con đường diễn biến hòa bình, họ Hà đã phạm phải 3 điểm sai lầm:

1/ Chủ quan khi cho rằng: “ Trước đây, khi các nước CS Đông Âu sụp đổ, đã rộ lên những lời kêu gọi hãy làm như Đông Âu, tôi đã một lần vạch rõ ảo tưởng ấy. Nay trước cao trào cách mạng dân quyền ở Trung Á và Bắc Phi cũng lại rộ lên những lời kêu gọi xuống đường như họ! Chúng tôi vẫn chia sẻ những khát vọng chính đáng ấy, nhưng nếu cứ suy nghĩ nông nổi, hời hợt, cảm tính như vậy thì không thể đạt đến thành công .

2/ Lên giọng gia trưởng khinh thường giới trẻ: “ Lớp trẻ quá tự tin, không biết lắng nghe những người già từng trải. “

3/ Dựa vào “ uy tín (sic ) “ của tướng Nguyễn Trong Vĩnh để hoạt động: “ Khách có hỏi: Chúng tôi biết trong công cuộc chống Nội xâm và Ngoại xâm các nhà Trí thức có dựa vào uy tín của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng tướng Giáp đã trên trăm tuổi, nếu vị tướng ấy ra đi thì ai có thể thay vai trò ấy. Tôi trả lời : Gần nhất với vai trò ấy là Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. “ Nay thì tướng Vĩnh ra mặt theo y cổ lệ “ bác hồ kính yêu muôn thuở – đảng cộng sản quang vinh muôn năm. “ Cộng sản đới đầu là tốt. Chỉ có bọn đương quyền là tồi bại thôi.

 

Vì cho rằng không thể làm cách mạng được, chỉ có thể “ phản biện trung thành ( loyal dissident) “ trong phạm vi cơ chế để cải sửa tiệm tién từ trên xuống thôi nên nhóm trí thức Đà Lạt lẫn nhóm cựu việt cộng nắm vùng Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm đều gạt bỏ con đường cách mạng toàn dân nhằm triệt hạ toàn bộ chế độ toàn trị việt cộng.

 

Ngày nay, trước cao trào tranh đấu cách mạng dân chủ Hong Kong, lan tràn vào lục địa, gió cách mạng đại chúng ào ạt suốt một giải đất Hoa Nam từ Hà Bắc xuống tận Quảng Đông lan cả vào Vân Nam Quý Châu với những cuộc biểu tình bạo động chiếm giữ các cơ sở công quyền với qui mô hàng trăm ngàn dân, giới trẻ Việt Nam thức tỉnh và phấn khởi.

 

Xin mượn lời một nam – một nữ tuổi trẻ Việt Nam để kết thúc bài viết:

 

  Tiếp lời của Hiền, Phúc cho rằng cuộc cách mạng dân chủ của giới trẻ Hồng Kông cũng như nhiều cuộc cách mạng dân chủ khác ở các nước độc tài trên khắp thế giới là những cuộc cách mạng bắt buộc phải xãy ra, không thể tránh khỏi, điều này nằm trong qui luật bảo tồn nòi giống của thế giới con người. Và nhu cầu tiến bộ là nhu cầu quan trọng giống như máu phải luân lưu trong cơ thể.

Và cũng theo nhận định của Phúc, câu chuyện biểu tình ở Hồng Kông chỉ là câu chuyện khởi sự cho mùa xuân dân chủ khắp các châu lục. Nơi nào còn chìm trong nạn độc tài chuyên chế, nơi ấy sẽ có những mùa đấu tranh dân chủ chất ngất hào khí của tuổi trẻ. http://www.rfa.org/vietnamese/...

 

Đừng bao giờ nghĩ, đã có người khác lo, dân Việt nam đến 90 triệu con người cơ mà. Vì chính các bạn cũng hiểu, nếu không phải là bản thân các bạn, thì sẽ chẳng là ai cả. Chín mươi (90) triệu người VN là chúng ta! Là chính chúng ta! Chứ không phải ai khác. Chính các bạn, chứ không phải là ai khác, sẽ phải là những con người làm nên cuộc đổi thay. Vâng, chính khối óc, chính bàn tay này, sẽ phải là khối óc, và bàn tay làm nên cuộc đổi thay. Không phải là ai khác, không phải là thế hệ nào khác. “  ( Nancy Nguyễn )

 

                                         Nguyễn Nhơn ( HNPD )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CON ĐƯỜNG THỎA HIỆP CẢI LƯƠNG – XÃ HỘI DÂN SỰ - NGUYỄN NHƠN

( HNPĐ )Mùa xuân 2011, trong buổi thăm viếng của Phó Đại sứ Mỹ Palmer, Hà Sĩ Phu thay mặt nhóm “ trí thức Đà Lạt “ trình bày về con đường cải cách dân chủ tiệm tiến:



Mùa xuân 2011, trong buổi thăm viếng của Phó Đại sứ Mỹ Palmer, Hà Sĩ Phu thay mặt nhóm “ trí thức Đà Lạt “ trình bày về con đường cải cách dân chủ tiệm tiến:

“ 1/ Về ba mối lo hiện nay của Việt Nam:
3 mối lo lớn của xã hội VN hiện nay là:
- Chống ngoại xâm tức chống chính sách bành trướng của nhà cầm quyền TQ (không phải là chống văn hoá TQ hay chống nhân dân TQ)
- Chống nội xâm tức chống độc tài và tham nhũng, lực lượng tiêu cực này phối hợp với ngoại xâm, làm cho nhân dân mất quyền làm chủ đất nước. Đây là cuộc vận động Dân chủ hoá xã hội.
- Đối phó với suy thoái kinh tế tài chính, đồng tiền mất giá, giá sinh hoạt ngày một tăng cao.
Ba vấn nạn này tác động lẫn nhau. Nhà nước VN thường dùng sự phát triển kinh tế để làm dịu 2 mâu thuẫn về Dân chủ và chủ quyền quốc gia. Nhưng khi kinh tế cũng suy thoái thì ý muốn đó muốn thực hiện cũng rất khó khăn.

Để giải quyết vấn đề dân chủ hóa, Hà Sĩ Phu trình bày quan điểm:

“ Chính những đặc điểm ấy khiến cho việc giải quyết những mâu thuẫn trong lòng xã hội VN sẽ mang những sắc thái rất riêng, mặc dù những nhu cầu về Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là chung cho toàn thể nhân loại.
Trước đây, khi các nước CS Đông Âu sụp đổ, đã rộ lên những lời kêu gọi hãy làm như Đông Âu, tôi đã một lần vạch rõ ảo tưởng ấy. Nay trước cao trào cách mạng dân quyền ở Trung Á và Bắc Phi cũng lại rộ lên những lời kêu gọi xuống đường như họ! Chúng tôi vẫn chia sẻ những khát vọng chính đáng ấy, nhưng nếu cứ suy nghĩ nông nổi, hời hợt, cảm tính như vậy thì không thể đạt đến thành công .

Ở VN khó lòng xảy ra những cuộc Cách mạng Hoa Lài, Hoa Sen…kiểu như vậy.

3/ Về bốn nhược điểm của Phong trào Dân chủ Việt Nam
Xin không bàn đến những người “dân chủ cuội” , dân chủ để mưu lợi cá nhân. Chính phong trào của những người dân chủ chân thành cũng chứa những nhược điểm, lúc đầu khá nặng, nay đã bớt dần nhưng chưa hết.
Có 4 nhân tố vốn là nhân tố rất tích cực, nhưng đi quá mức nên bị lệch lạc, chệch hướng, đó là:
- Sống nặng với thế giới ảo (thế giới Internet) mà nhẹ với thế giới thật.
- Thấy tôn giáo của mình có sức mạnh. nên tưởng tôn giáo của mình là bao trùm, lấy tôn giáo trùm lên thế tục, quên rằng ở VN ( và các nước chịu ảnh hưởng nặng Khổng giáo) thì các tôn giáo không có vị trí chủ đạo như ở nhiều nước khác.
- Gắn với hải ngoại nhiều hơn trong nước.
- Lớp trẻ quá tự tin, không biết lắng nghe những người già từng trải.
Trải qua thực tế bốn điều mất cân bằng này đang dần được khắc phục.
4/ Nhược điểm của giới “CẢI LƯƠNG” (loyal dissidents) trong nước
Họ là những đảng viên hoặc trí thức của hệ chính thống, nhưng có tấm lòng, muốn Đảng mở rộng dân chủ từ quỹ đạo của ĐCS.
- Họ không thấy rõ nguồn gốc những vấn nạn lớn chính là do đã du nhập chủ nghĩa Mác Lê ảo tưởng, phi khoa học, đã dùng một “phương tiện” chống lại mục đích nên kết quả lộn ngược so với khát vọng. Số đông những người này vẫn cho chủ nghĩa Mác cơ bản là tốt, bác Hồ là chuẩn, chỉ vì đời sau không theo được Bác nên nay cần phải trở về với Bác là giải quyết được cơ bản.
- Vì thế họ tìm cách cải tổ, chỉnh đốn để cho Đảng được dân chủ hơn (không biết Cộng sản là thứ phải đập bỏ, không thể sửa đổi, lời Boris Yeltsin). Coi những “đảng viên tốt” là nòng cốt, là chủ lực của dân chủ, hy vọng họ sẽ làm Đảng CS tự vỡ tạo nên một Đảng CS mới tốt đẹp. Cuộc cải cách chủ yếu từ trên xuống (tức cải cách cung đình).
- Do nhận thức không triệt để nên rất dễ bằng lòng với những cải cách nửa vời nên dễ sa bẫy dân chủ giả hiệu (ví dụ tin vào một vài cá nhân lãnh đạo , muốn có “luật lãnh đạo” cho Đảng, muốn Quốc hội thể hiện là nơi quyền lực tối cao, muốn dân được “phúc quyết” hiến pháp như kiểu trưng cầu dân ý…vv…mà không chú ý đến những quyền TỰ DO làm tiền đề cho những ước muốn Dân chủ ấy ( Đó là những chế độ Dân chủ phi Tự do như F.Zakaria đã khuyến cáo).
- Nên phê phán sự cải lương trong nhận thức, trái lại phải biết trân trọng và ủng hộ những hoạt động tiến bộ tuy còn “cải lương” vì đó là những chặng đường phải qua để có những tiến bộ sau cùng.

5/ Mấy nhận thức cơ bản cần thiết cho xã hội Việt Nam
- Cần hiểu chủ nghĩa CS như một mối hoạ của nhân loại trong một giai đoạn lịch sử, chẳng may VN cũng thuộc một trong các nước rơi vào tai hoạ ấy. Giành độc lập mà phải mượn con đường CS là “giải khát bằng thuốc độc”. Cơn khát qua đi nhưng lục phủ ngũ tạng nhiễm độc khó lòng chữa trị. Du nhập chủ nghĩa Mác Lê vào là rước cả nạn NỘI XÂM và NGOẠI XÂM cùng vào để phối hợp làm mất gốc dân tộc, tiêu vong lịch sử và truyền thống, nền độc lập đã giành được lại có nguy cơ mất vào tay nước CS khổng lồ “anh em”.
- Tình hình đất nước bị cả Nội xâm và Ngoại xâm khống chế đến tận hang cùng ngõ hiểm là một thế cờ vô cùng hiểm nghèo, nếu chưa muốn công nhận là ngõ cụt. Phải có ý chí thật mạnh để thoát ra, nhưng đồng thời phải cực kỳ khôn khéo , biết đi đúng cách và kiên nhẫn (đây là điểm khác với Đông Âu, vì chủ nghĩa Mác Lê ảo tưởng mọc trên đất phong kiến lạc hậu châu Á mới đúng là mảnh đất bám sâu của nó ).
Chủ nghĩa Mác đã nhân danh Nhân dân nhưng dẫn đến kết quả là  tước sạch vũ khí vật chất và tinh thần của Nhân dân. Nhân dân bị trắng tay, mất sở hữu, mất tự do tư tưởng, mất sạch xã hội dân sự, không còn đất để đứng lên. Phải nhen nhóm Xã hội dân sự từ đầu, đó là lý do không thể làm ngay một “cách mạng Hoa” như Tunisia, Ai cập… là những nước ít nhiều vẫn còn xã hội dân sự.

Chúng tôi nghĩ hãy khoan đòi những tiêu chuẩn dân chủ cao. Khi chưa có quyền Tự do gì mà muốn có Dân chủ sẽ được sơi Dân chủ giả hiệu ngay. Trước hết hãy nâng cao Dân trí trong những nỗ lực giành các quyền Tự do hiến định : Quyền Tự do Thông tin-báo chí, và Quyền Tự do lập các Hội dân sự, nghề nghiệp, Ái hữu …mà tuy trên danh nghĩa đã có, nhưng nay phải giành cho có thực chất.

Chúng tôi phải dựa trên thế hợp pháp mà phá rào từng bước, tiến tới quyền làm chủ đích thực của dân. Có 2 loại Quyền nói trên mới mong tiến lên đòi Quyền thứ ba là Quyền ứng cử và bầu cử để cải biến dần các cơ quan quyền lực, tiến tới một chính thể mới Dân chủ Đa nguyên pháp trị văn minh phù hợp với Dân tộc.

Khi chưa có khả năng huy động quần chúng để làm “ Cách mạng” trực tiếp, thì đây là cung cách duy nhất để thoát khỏi đêm dài độc tài toàn trị. Đây chính là con đường DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH. Kiến tạo Dân trí và xã hội dân sự làm nền tảng, chính là tích cực tạo điều kiện để thời cơ xuất hiện.

Con đường diễn biến như vậy tuy có chậm (không phải ta muốn chậm) nhưng bù lại cũng có ưu điểm là vững bền và hợp với tình tự dân tộc.

 Ngoài các nội dung như trên, Khách có hỏi: Chúng tôi biết trong công cuộc chống Nội xâm và Ngoại xâm các nhà Trí thức có dựa vào uy tín của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng tướng Giáp đã trên trăm tuổi, nếu vị tướng ấy ra đi thì ai có thể thay vai trò ấy. Tôi trả lời : Gần nhất với vai trò ấy là Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. “

( Hà Sĩ Phu: TỔ QUỐC LÀ TRÊN HẾT )

 

Từ bấy đến nay đã hơn 3 năm. Cái “ lộ đồ “ ( Road map ) diễn biến hòa bình, cải lương chi bảo thể hiện được bước thứ nhứt: Kiến tạo xã hội dân sự.

Hiện tại có tới 20 tổ chức “ Xã hội Dân sự “ trên toàn quốc. Qui mô mỗi hội chỉ trong vòng một trăm thành viên.

Đã tổ chức được một cuộc biểu tình chống tàu xâm lăng, khi tàu phù đem giàn khoan dầu Hải Dương HD 981 xâm nhập sâu vào thềm lục địa VN tới 81 hải lý. Hai chục hội đoàn kêu gọi đồng bào tham dự biểu tình ở Saigon và Hà Nội mỗi nơi được vài trăm. Đặc điểm là các vị lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự đều vắng mặt, không thấy ai đứng ra lãnh đạo cuộc biểu tình.

Gần đây nhứt các hội đoàn dân sự ấy phát động chiến dịch “ Chúng tôi Muốn biết “ và “ Chúng tôi có quyền được biết “ về nội dung Mật ước Thành Đô 1990.

Và hiện tại tuyên giáo việt cộng đang phát động phong trào “ toàn đảng, toàn dân “ học tập về tài liệu thỏa hiệp Thành Đô, coi như các tổ chức xã hội dân sự cũng được học tập với tư cách công dân phường khóm để biết, khỏi cần phải vận dụng quyền được biết.

Để khỏi mang tiếng bôi bác về công trình tổ chức xã hội dân sự đầy nỗ lực và  phấn khởi, xin copy nguyên văn lời nhận xét về tổ chức xã hội dân sự nhằm tạo “ nền tảng chờ thời cơ xuất hiện theo lời lý thuyết gia Hà Sĩ Phu của các giới chức có thẩm quyền trên “ Diễn đàn Kinh tế mùa thu “ ở Ninh Bình ngày 27/9/2014:

Xã hội dân sự

Theo những gì báo chí đưa lên mạng, Nhà nước Việt Nam chưa biểu lộ sự ủng hộ việc thiết lập xã hội dân sự một cách độc lập ở Việt Nam. Vneconomy.vn trích lời ông Trương Đình Tuyển cố vấn cao cấp của Chính phủ về đàm phán hội nhập quốc tế tại Diễn Đàn Kinh tế Mùa thu 2014. Theo lời ông, khi tham gia đàm phán gia nhập các hiệp định TPP và FTA “có một từ đang khiến các nhà đàm phán đau đầu tìm từ thay thế. Đó là sự tham gia của ‘xã hội dân sự’ vào hoạch định chính sách cũng như vào quá trình xử lý tranh chấp.” Ông Tuyển nhấn mạnh, nhà nước chúng ta không cho dùng từ “xã hội dân sự” trên các văn bản công khai nên các nhà đàm phán phải đau đầu.

Theo LS Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hiện cư trú ở Hà Nội, việc thiết lập các tổ chức xã hội dân sự cần được điều chỉnh bằng luật cơ bản là Luật Lập hội qui định trong Hiến pháp. Tuy vậy Quốc hội dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trì hoãn vấn đề này. Ông nói:

Bây giờ có một số anh em đứng lên thực hiện mười mấy tổ chức xã hội dân sự nhưng tôi thấy còn mỏng lắm và cũng không có những gương mặt sáng giá. 
-LS Trần Quốc Thuận

Bây giờ có một số anh em đứng lên thực hiện mười mấy tổ chức xã hội dân sự nhưng tôi thấy còn mỏng lắm và cũng không có những gương mặt sáng giá. Dĩ nhiên khởi xướng của anh em rất là đáng khuyến khích hoan nghênh nhưng mà để đảm bảo những tổ chức đó hoạt động chính là cơ sở pháp luật, nếu không có Luật Lập hội thì làm sao những tổ chức đó có cơ sở để phát triển được. Chính quyền muốn dẹp lúc nào thì dẹp.”

 

Hơn thế nữa, trong đại hội ngành công an vừa qua, tể ba Dê đã nghiêm nghị ra huấn lệnh: Phải cương quyết bài trừ mọi nhen nhóm tổ chức phản động, chống phá nhà nước xhcn ta.

Như vậy là coi như việc tổ chức xã hội dân sự ngoài luồng hầu như bế tắt vì không huy động được khối nhân lực đáng kể để gây sức mạnh cho tiếng nói có trọng lượng.

 

Trong khi hoạch định con đường diễn biến hòa bình, họ Hà đã phạm phải 3 điểm sai lầm:

1/ Chủ quan khi cho rằng: “ Trước đây, khi các nước CS Đông Âu sụp đổ, đã rộ lên những lời kêu gọi hãy làm như Đông Âu, tôi đã một lần vạch rõ ảo tưởng ấy. Nay trước cao trào cách mạng dân quyền ở Trung Á và Bắc Phi cũng lại rộ lên những lời kêu gọi xuống đường như họ! Chúng tôi vẫn chia sẻ những khát vọng chính đáng ấy, nhưng nếu cứ suy nghĩ nông nổi, hời hợt, cảm tính như vậy thì không thể đạt đến thành công .

2/ Lên giọng gia trưởng khinh thường giới trẻ: “ Lớp trẻ quá tự tin, không biết lắng nghe những người già từng trải. “

3/ Dựa vào “ uy tín (sic ) “ của tướng Nguyễn Trong Vĩnh để hoạt động: “ Khách có hỏi: Chúng tôi biết trong công cuộc chống Nội xâm và Ngoại xâm các nhà Trí thức có dựa vào uy tín của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng tướng Giáp đã trên trăm tuổi, nếu vị tướng ấy ra đi thì ai có thể thay vai trò ấy. Tôi trả lời : Gần nhất với vai trò ấy là Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. “ Nay thì tướng Vĩnh ra mặt theo y cổ lệ “ bác hồ kính yêu muôn thuở – đảng cộng sản quang vinh muôn năm. “ Cộng sản đới đầu là tốt. Chỉ có bọn đương quyền là tồi bại thôi.

 

Vì cho rằng không thể làm cách mạng được, chỉ có thể “ phản biện trung thành ( loyal dissident) “ trong phạm vi cơ chế để cải sửa tiệm tién từ trên xuống thôi nên nhóm trí thức Đà Lạt lẫn nhóm cựu việt cộng nắm vùng Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm đều gạt bỏ con đường cách mạng toàn dân nhằm triệt hạ toàn bộ chế độ toàn trị việt cộng.

 

Ngày nay, trước cao trào tranh đấu cách mạng dân chủ Hong Kong, lan tràn vào lục địa, gió cách mạng đại chúng ào ạt suốt một giải đất Hoa Nam từ Hà Bắc xuống tận Quảng Đông lan cả vào Vân Nam Quý Châu với những cuộc biểu tình bạo động chiếm giữ các cơ sở công quyền với qui mô hàng trăm ngàn dân, giới trẻ Việt Nam thức tỉnh và phấn khởi.

 

Xin mượn lời một nam – một nữ tuổi trẻ Việt Nam để kết thúc bài viết:

 

  Tiếp lời của Hiền, Phúc cho rằng cuộc cách mạng dân chủ của giới trẻ Hồng Kông cũng như nhiều cuộc cách mạng dân chủ khác ở các nước độc tài trên khắp thế giới là những cuộc cách mạng bắt buộc phải xãy ra, không thể tránh khỏi, điều này nằm trong qui luật bảo tồn nòi giống của thế giới con người. Và nhu cầu tiến bộ là nhu cầu quan trọng giống như máu phải luân lưu trong cơ thể.

Và cũng theo nhận định của Phúc, câu chuyện biểu tình ở Hồng Kông chỉ là câu chuyện khởi sự cho mùa xuân dân chủ khắp các châu lục. Nơi nào còn chìm trong nạn độc tài chuyên chế, nơi ấy sẽ có những mùa đấu tranh dân chủ chất ngất hào khí của tuổi trẻ. http://www.rfa.org/vietnamese/...

 

Đừng bao giờ nghĩ, đã có người khác lo, dân Việt nam đến 90 triệu con người cơ mà. Vì chính các bạn cũng hiểu, nếu không phải là bản thân các bạn, thì sẽ chẳng là ai cả. Chín mươi (90) triệu người VN là chúng ta! Là chính chúng ta! Chứ không phải ai khác. Chính các bạn, chứ không phải là ai khác, sẽ phải là những con người làm nên cuộc đổi thay. Vâng, chính khối óc, chính bàn tay này, sẽ phải là khối óc, và bàn tay làm nên cuộc đổi thay. Không phải là ai khác, không phải là thế hệ nào khác. “  ( Nancy Nguyễn )

 

                                         Nguyễn Nhơn ( HNPD )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm