Kinh Đời
Cãi nhau chỉ vì Cuba
Chuyện đang được nói tới ở thủ đô Hoa Kỳ: chưa một công dân Mỹ nào có thể lên máy bay đi sang Havana, chưa có hãng hàng không nào tính đến chuyện sẽ mở đường bay trực tiếp nối liền 2 quốc gia,
Chuyện đang được nói tới ở thủ đô Hoa Kỳ: chưa một công dân Mỹ nào có thể lên máy bay đi sang Havana, chưa có hãng hàng không nào tính đến chuyện sẽ mở đường bay trực tiếp nối liền 2 quốc gia, ngay cả nhân viên Tòa Bạch Ốc cũng chưa có dịp thưởng thức điếu xì gà nổi tiếng “Made in Cuba,” nhưng 2 chính trị gia hàng đầu của đảng Cộng Hòa đã lớn tiếng chỉ trích nhau chỉ vì chính sách mà vị Tổng Thống Dân Chủ Barack Obama quyết định áp dụng với nước Cộng Sản láng giềng.
Thượng Nghị Sĩ Rand Paul (Cộng Hòa-Kentucky). (Hình: Aaron P. Bernstein/Getty Images)
Thứ Tư tuần trước, Tổng Thống Obama loan báo sẽ nối lại quan hệ ngoại giao với Cuba, đưa ra lời giải thích chính sách cấm vận được thực hiện đã hơn nửa thế kỷ qua “không hiệu quả.” Ðến chiều Thứ Năm, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Rand Paul (Kentucky) là người đầu tiên lên tiếng ủng hộ ông Obama, cũng đưa ra lập luận chính sách bao vây Cuba bằng kinh tế “không đem lại kết quả như chúng ta mong muốn.” Ngay sau đó, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Marco Rubio (Florida) dùng cuộc phỏng vấn của đài FOXNews để lên tiếng phản bác, trước hết nói rằng “điều Tổng Thống Obama làm là điều hoàn toàn sai,” lắc đầu than thở “thay vì phải đứng lên tranh đấu cho công bằng và các quyền căn bản của con người thì một lần nữa, chính phủ của ông Obama lại chấp nhận thua bọn độc tài” và kết thúc bằng câu “thật đáng buồn khi thấy ông Rand Paul ủng hộ chính sách ngoại giao kỳ cục của ông Obama” đi kèm với lời chê bai “ông Rand Paul có biết gì về Cuba đâu mà nói.”
Ông Rubio vừa nói xong, tức khắc, ông Rand Paul dùng trang mạng xã hội để phản pháo, chê bai người bạn đồng viện cùng đảng là người chủ trương “bế quan, tỏa cảng,” không muốn mở rộng quan hệ ngoại giao, kinh tế với nước khác, ví von “dám ông ta (Rubio) sẽ tự xây thành, đào hào đắp lũy, rồi tự nhốt ông ta ở bên trong,” đi xa hơn nữa ông cho rằng “đường hướng của ông Rubio không phản ánh ý muốn của đa số người Mỹ gốc Cuba.” Theo Thượng Nghị Sĩ Rand Paul quyết định nối lại quan hệ ngoại giao với Havna “không chỉ được sự ủng hộ của người dân, nhất là những người Mỹ gốc Cuba trẻ tuổi, mà còn giúp các công ty thương mại Hoa Kỳ cơ hội đầu tư và bán hàng,” tin tưởng “chủ nghĩa cộng sản không thể chống lại được sức quyến rũ của chủ nghĩa tư bản” tin tưởng chế độ Raul Castro sẽ lung lay khi “Iphone, Ipad, xe hơi và hàng hóa Mỹ tràn ngập ở Cuba.”
Cuộc tranh cãi giữa ông Rand Paul và ông Marco Rubio được chú ý tới vì cả hai ông có thể sẽ ra tranh cử tổng thống, đồng thời ý kiến “hoàn toàn trái chiều” nhau về chính sách ngoại giao của hai ông được các nhà phân tích chính trị xem là bước đầu của một cuộc tranh cãi lớn hơn giữa những chính trị gia Cộng Hòa: một bên chủ trương tiếp tục theo đường lối cứng rắn sẵn có và bên còn lại muốn đi tìm một hướng đi mới, có thể thu hút được thành phần cử tri trẻ tuổi cấp tiến.
“Ðiều mọi người đều nhìn thấy là sự khác biệt về lập trường giữa ông Rand Paul và ông Marco Rubio,” theo nhận xét của chiến lược gia Cộng Hòa John Feehery. “Câu hỏi được đặt ra là chúng ta vẫn đi theo con đường cũ hay muốn thử bước vào một ngả rẽ ngoại giao mới? Theo cái nhìn của ông Rubiop, chúng ta đang nắm lợi thế đối với Cuba, với Bắc Hàn, thì không có lý do gì để phải thay đổi cả.” Còn ông Rand Paul? “Ông ta đi theo hướng mới, chủ trương hợp tác để thay đổi, vì ông ta tin rằng Hoa Kỳ không thể mãi mãi đóng vai trò cảnh sát quốc tế.”
“Tôi hoàn toàn đồng ý với những điều ông Feehery trình bày,” chiến lược gia Mike Callahan từng làm cố vấn cho ban tham mưu của Phó Tổng Thống Al Gore nói, “nhưng điểm tôi thấy cần phải chú ý là xưa nay ông Rand Paul vẫn thường chỉ mũi dùi chỉ trích vào bà Hillary Clinton, dây là lần đầu tiên ông ta lên tiếng chỉ trích quan điểm của người cùng đảng.” Ông Callahan nói thêm chuyện các vị dân cử bất đồng ý kiến với nhau là điều thường xuyên xảy ra trong những phiên họp kín ở Hạ Viện và Thượng Viện, nhưng công khai chỉ trích nhau về đường hướng ngoại giao như trường hợp của 2 ông Mario Cubio và Rand Paul là điều “khá hiếm hoi và khá lạ,” “lạ nhất là xảy ra trong lúc cả nước Mỹ đang chờ tin hai ông sẽ ra tranh cử tổng thống.”
Nhưng theo bà Julia Strauss, một quan sát viên độc lập làm việc tại tiểu bang North Carolina, cuộc tranh cãi đang xảy ra “chẳng có gì lạ cả,” mà có thể chỉ là điểm khởi đầu cho những cuộc tranh cãi (cũng về chính sách) khác sẽ xảy ra giữa những ứng cử viên Cộng Hòa đang nuôi mộng trở thành người lãnh đạo quốc gia. Bà giải thích sau ngày thất bại hồi 2012, “chính thành phần nòng cốt của đảng Cộng Hòa đã nhóm phiên họp kéo dài cả tuần lễ, sau đó họ đưa ra một danh sách rất dài những điều cần phải làm để thu hút lá phiếu của cử tri” đặc biệt nhắm vào thành phần trẻ, thiểu số và tập thể cử tri độc lập.
Theo nhận xét của bà Strauss, khối cử tri mà đảng Cộng Hòa đang nhắm tới “là tập thể khá cấp tiến, không mặn mà lắm với các chính trị gia bảo thủ hoặc các ứng cử viên có lập trường bảo thủ,” do đó bà tin rằng trong những ngày tháng dẫn về cuộc bầu cử 2016, sẽ có một số chính trị gia Cộng Hòa “một mặt vẫn nhất định xem họ là người tiêu biểu của cánh bảo thủ, nhưng mặt khác họ sẽ viện lý do xã hội Hoa Kỳ ngày nay đã thay đổi để đưa ra những chính sách trung hòa, không quá bảo thủ mà cũng không quá cấp tiến.”
Ông Ari Fleischer, cựu phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc dưới thời Tổng Thống George W. Bush, thì e rằng ông Rand Paul “đã đi quá đà,” không theo đúng sách lược mà đảng Cộng Hòa đã thể hiện trong nhiều thập niên qua. “Có thể ông Rand Paul lấy được cảm tình của giới trẻ, nhưng ông ta sẽ gặp khó khăn vì đa số người trong đảng vẫn ủng hộ chủ trương phải cứng rắn (với những nước cộng sản), đi theo sách lược của Tổng Thống Ronald Reagan.”
Ðó cũng là điều cử tri Cộng Hòa đang nghĩ đến, theo nhận định của ông Richard Viguerie, một trong những thủ lãnh của lực lượng bảo thủ Cộng Hòa. “Trong đảng quả có một số người sẵn sàng bàn thảo lại chính sách của nước Mỹ đối với Cuba, nhưng quyết định bình thường hóa quan hệ với Havana lại được đưa ra bởi ông Obama, người mà chúng tôi không tin tưởng. Nếu quyết định này được loan báo bởi một chính trị gia bảo thủ Cộng Hòa thì chuyện sẽ khác ngay.”
Nguyễn Văn Khánh
(Người Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Cãi nhau chỉ vì Cuba
Chuyện đang được nói tới ở thủ đô Hoa Kỳ: chưa một công dân Mỹ nào có thể lên máy bay đi sang Havana, chưa có hãng hàng không nào tính đến chuyện sẽ mở đường bay trực tiếp nối liền 2 quốc gia,
Chuyện đang được nói tới ở thủ đô Hoa Kỳ: chưa một công dân Mỹ nào có thể lên máy bay đi sang Havana, chưa có hãng hàng không nào tính đến chuyện sẽ mở đường bay trực tiếp nối liền 2 quốc gia, ngay cả nhân viên Tòa Bạch Ốc cũng chưa có dịp thưởng thức điếu xì gà nổi tiếng “Made in Cuba,” nhưng 2 chính trị gia hàng đầu của đảng Cộng Hòa đã lớn tiếng chỉ trích nhau chỉ vì chính sách mà vị Tổng Thống Dân Chủ Barack Obama quyết định áp dụng với nước Cộng Sản láng giềng.
Thượng Nghị Sĩ Rand Paul (Cộng Hòa-Kentucky). (Hình: Aaron P. Bernstein/Getty Images)
Thứ Tư tuần trước, Tổng Thống Obama loan báo sẽ nối lại quan hệ ngoại giao với Cuba, đưa ra lời giải thích chính sách cấm vận được thực hiện đã hơn nửa thế kỷ qua “không hiệu quả.” Ðến chiều Thứ Năm, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Rand Paul (Kentucky) là người đầu tiên lên tiếng ủng hộ ông Obama, cũng đưa ra lập luận chính sách bao vây Cuba bằng kinh tế “không đem lại kết quả như chúng ta mong muốn.” Ngay sau đó, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Marco Rubio (Florida) dùng cuộc phỏng vấn của đài FOXNews để lên tiếng phản bác, trước hết nói rằng “điều Tổng Thống Obama làm là điều hoàn toàn sai,” lắc đầu than thở “thay vì phải đứng lên tranh đấu cho công bằng và các quyền căn bản của con người thì một lần nữa, chính phủ của ông Obama lại chấp nhận thua bọn độc tài” và kết thúc bằng câu “thật đáng buồn khi thấy ông Rand Paul ủng hộ chính sách ngoại giao kỳ cục của ông Obama” đi kèm với lời chê bai “ông Rand Paul có biết gì về Cuba đâu mà nói.”
Ông Rubio vừa nói xong, tức khắc, ông Rand Paul dùng trang mạng xã hội để phản pháo, chê bai người bạn đồng viện cùng đảng là người chủ trương “bế quan, tỏa cảng,” không muốn mở rộng quan hệ ngoại giao, kinh tế với nước khác, ví von “dám ông ta (Rubio) sẽ tự xây thành, đào hào đắp lũy, rồi tự nhốt ông ta ở bên trong,” đi xa hơn nữa ông cho rằng “đường hướng của ông Rubio không phản ánh ý muốn của đa số người Mỹ gốc Cuba.” Theo Thượng Nghị Sĩ Rand Paul quyết định nối lại quan hệ ngoại giao với Havna “không chỉ được sự ủng hộ của người dân, nhất là những người Mỹ gốc Cuba trẻ tuổi, mà còn giúp các công ty thương mại Hoa Kỳ cơ hội đầu tư và bán hàng,” tin tưởng “chủ nghĩa cộng sản không thể chống lại được sức quyến rũ của chủ nghĩa tư bản” tin tưởng chế độ Raul Castro sẽ lung lay khi “Iphone, Ipad, xe hơi và hàng hóa Mỹ tràn ngập ở Cuba.”
Cuộc tranh cãi giữa ông Rand Paul và ông Marco Rubio được chú ý tới vì cả hai ông có thể sẽ ra tranh cử tổng thống, đồng thời ý kiến “hoàn toàn trái chiều” nhau về chính sách ngoại giao của hai ông được các nhà phân tích chính trị xem là bước đầu của một cuộc tranh cãi lớn hơn giữa những chính trị gia Cộng Hòa: một bên chủ trương tiếp tục theo đường lối cứng rắn sẵn có và bên còn lại muốn đi tìm một hướng đi mới, có thể thu hút được thành phần cử tri trẻ tuổi cấp tiến.
“Ðiều mọi người đều nhìn thấy là sự khác biệt về lập trường giữa ông Rand Paul và ông Marco Rubio,” theo nhận xét của chiến lược gia Cộng Hòa John Feehery. “Câu hỏi được đặt ra là chúng ta vẫn đi theo con đường cũ hay muốn thử bước vào một ngả rẽ ngoại giao mới? Theo cái nhìn của ông Rubiop, chúng ta đang nắm lợi thế đối với Cuba, với Bắc Hàn, thì không có lý do gì để phải thay đổi cả.” Còn ông Rand Paul? “Ông ta đi theo hướng mới, chủ trương hợp tác để thay đổi, vì ông ta tin rằng Hoa Kỳ không thể mãi mãi đóng vai trò cảnh sát quốc tế.”
“Tôi hoàn toàn đồng ý với những điều ông Feehery trình bày,” chiến lược gia Mike Callahan từng làm cố vấn cho ban tham mưu của Phó Tổng Thống Al Gore nói, “nhưng điểm tôi thấy cần phải chú ý là xưa nay ông Rand Paul vẫn thường chỉ mũi dùi chỉ trích vào bà Hillary Clinton, dây là lần đầu tiên ông ta lên tiếng chỉ trích quan điểm của người cùng đảng.” Ông Callahan nói thêm chuyện các vị dân cử bất đồng ý kiến với nhau là điều thường xuyên xảy ra trong những phiên họp kín ở Hạ Viện và Thượng Viện, nhưng công khai chỉ trích nhau về đường hướng ngoại giao như trường hợp của 2 ông Mario Cubio và Rand Paul là điều “khá hiếm hoi và khá lạ,” “lạ nhất là xảy ra trong lúc cả nước Mỹ đang chờ tin hai ông sẽ ra tranh cử tổng thống.”
Nhưng theo bà Julia Strauss, một quan sát viên độc lập làm việc tại tiểu bang North Carolina, cuộc tranh cãi đang xảy ra “chẳng có gì lạ cả,” mà có thể chỉ là điểm khởi đầu cho những cuộc tranh cãi (cũng về chính sách) khác sẽ xảy ra giữa những ứng cử viên Cộng Hòa đang nuôi mộng trở thành người lãnh đạo quốc gia. Bà giải thích sau ngày thất bại hồi 2012, “chính thành phần nòng cốt của đảng Cộng Hòa đã nhóm phiên họp kéo dài cả tuần lễ, sau đó họ đưa ra một danh sách rất dài những điều cần phải làm để thu hút lá phiếu của cử tri” đặc biệt nhắm vào thành phần trẻ, thiểu số và tập thể cử tri độc lập.
Theo nhận xét của bà Strauss, khối cử tri mà đảng Cộng Hòa đang nhắm tới “là tập thể khá cấp tiến, không mặn mà lắm với các chính trị gia bảo thủ hoặc các ứng cử viên có lập trường bảo thủ,” do đó bà tin rằng trong những ngày tháng dẫn về cuộc bầu cử 2016, sẽ có một số chính trị gia Cộng Hòa “một mặt vẫn nhất định xem họ là người tiêu biểu của cánh bảo thủ, nhưng mặt khác họ sẽ viện lý do xã hội Hoa Kỳ ngày nay đã thay đổi để đưa ra những chính sách trung hòa, không quá bảo thủ mà cũng không quá cấp tiến.”
Ông Ari Fleischer, cựu phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc dưới thời Tổng Thống George W. Bush, thì e rằng ông Rand Paul “đã đi quá đà,” không theo đúng sách lược mà đảng Cộng Hòa đã thể hiện trong nhiều thập niên qua. “Có thể ông Rand Paul lấy được cảm tình của giới trẻ, nhưng ông ta sẽ gặp khó khăn vì đa số người trong đảng vẫn ủng hộ chủ trương phải cứng rắn (với những nước cộng sản), đi theo sách lược của Tổng Thống Ronald Reagan.”
Ðó cũng là điều cử tri Cộng Hòa đang nghĩ đến, theo nhận định của ông Richard Viguerie, một trong những thủ lãnh của lực lượng bảo thủ Cộng Hòa. “Trong đảng quả có một số người sẵn sàng bàn thảo lại chính sách của nước Mỹ đối với Cuba, nhưng quyết định bình thường hóa quan hệ với Havana lại được đưa ra bởi ông Obama, người mà chúng tôi không tin tưởng. Nếu quyết định này được loan báo bởi một chính trị gia bảo thủ Cộng Hòa thì chuyện sẽ khác ngay.”
Nguyễn Văn Khánh
(Người Việt)