Sức khỏe và đời sống
CalOptima và OneCare bùng cháy ! - Lữ Giang
Những chuyện mờ ám của CalOptima, cơ quan quản lý y tế ở Orange Couty, đã được chúng tôi trình bày trong nhiều bài đăng trên Saigon Nhỏ
Những
chuyện mờ ám của CalOptima, cơ quan quản lý y tế ở Orange Couty, đã
được chúng tôi trình bày trong nhiều bài đăng trên Saigon Nhỏ trong năm
2005 và gọi CalOptima (Cơ quan y tế tốt nhất) là CalPessima
(Cơ quan y tế xấu nhất). Sau đó, cơ quan này đã thực hiện nhiều sự cải
cách và nhận được nhiều giấy khen thưởng, nhưng vấn đề không giản dị như
vậy.
Đại Bồi Thẩm Đoàn Orange County sau khi điều tra đã đưa ra một bản phúc trình dài 15 trang với đầu đề “CalOptima Burns While Majority of Supervisors Fiddle” (CalOptima
bùng cháy trong khi đa số các Giám Sát phớt lờ). Đọc bản phúc trình này
quý vị sẽ thấy những bê bối trong CalOptima và OneCare rất gióng những
bê bối trong các công ty quốc doanh ở Việt Nam. Đại Bồi Thẩm Đoàn cũng
đã gởi đến Thẩm Phán Thomas J. Borris, Chánh Án Tòa Superior Court ở
Orange County, một tờ trình đề ngày 8.4.2013 tường trình về sự chi phối
của Hội Đồng Giám Sát trong việc điều hành và hoạt động của CalOptima,
kể cả cho phép dùng vận động viên
hậu trường (lobbyist). Vai trò của một Giáp Sát (Janet Nguyễn) trong
CalOptima cũng được lưu ý.
Ngày
24.1.2014, Trung Tâm Các Dịch Vụ Medicare và Medicaid (Centers for
Medicare & Medicaid Services - CMS) thuộc Bộ Y Tế Liên Bang đã đưa
ra một bản khuyến cáo dài 12 trang tố cáo OneCare đã có những vi phạm
quan trọng tạo ra “một sự đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe và sự an toàn của những người thụ hưởng Medicare” (a serious threat to the health and safety of Medicare beneficiaries). Cơ quan này đã ra lệnh cho OneCare không được quảng cáo và nhận thêm bệnh nhân cho đến khi điều chỉnh xong những sai lầm.
NHỮNG SỰ IM LẶNG KỲ LẠ
Điều
đáng ngạc nhiên là mặc dầu những vi phạm của CalOptima và OneCare rất
nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn cho các nạn nhân, trong đó có một số
đông người Việt, nhưng các cơ quan truyền thông Việt ngữ và các tổ chức
tranh đấu của người Việt trong vùng đều im tiếng. Tại vì họ không biết
chuyện gì đang xảy ra? Chúng tôi không tin như vậy.
Các
cơ quan truyền thông Mỹ tại địa phương như OC Register, Los Angeles
Times hay Voive of Orange County đều đã công bố đầy đủ các tài liệu do
Grand Jury và CMS đưa ra, nhưng các cơ quan truyền thông Việt ngữ không
đăng lại. Báo Người Việt là báo thường hay dịch đăng những bài liên quan
đến cộng đồng người Việt trên các báo Mỹ, nhưng trong vụ này cũng đã im
lặng một cách khó hiểu. Phải chăng đã có sự can thiệp từ phía
CalOptima?
Dĩ
nhiên, đa số các bác sĩ trong vùng đều biết những chuyện bê bối của
CalOptima và OneCare, nhưng họ phải im lặng vì sợ bị gây khó dễ trong
công việc làm ăn. Ba nhóm y tế của người Việt trong vùng thường nói về
Medicare và Medi-Cal hàng tuần trên các đài truyến hình và truyền thanh
tại địa phương là Bolsa Medical Group của nhóm Bác sĩ Phạm Đặng Long Cơ, Family Choice Medical Group của Bác sĩ Trần Quốc Toản và HealthCare System 2000s của Bác sĩ Michael Đào, nhưng không nhóm nào động đến CalOptima và
OneCare. Dược sĩ Thu Hằng có chương
trình thông tin về Medi-Cal, Medicare, CalOptima, OneCare và Obamacare
mỗi tuần cho đồng bào trong vùng cũng không loan báo gì về những vi phạm
của CalOptima và OneCare. Quả thực thế lực của CalOptima và OneCare rất
mạnh. Nhưng đây là một vấn đề không thể không nói đến.
Trước
khi nói về các vi phạm nghiêm trọng của CalOptima và OneCare do Grand
Jury và CMS công bố, chúng tôi xin nói qua về hai tổ chức này và lý do
đưa tới sự lạm dụng để độc giả, nhất là các nạn nhân, có thể thấy rõ vấn
đề dễ dàng hơn.
NHƯ MỘT “ÔNG TRỜI CON”
Thi
hành quyết định của Bộ Y Tế tiểu bang California, năm 1995 Hội Đồng
Giám Sát Orange County (Orange County Board of Supervisors) đã thành lập
một cơ quan lấy tên là Orange County Heal Authority để lo điều hành
việc cung cấp dịch vụ săn sóc y tế cho những người được hưởng Medi-Cal
cư ngụ tại Orange County. Cơ quan này đã thành lập một chương trình lấy
tên là CalOptima để thực hiện. Nhưng CalOptima đã được tổ chức và làm ăn như thế nào?
Nhìn
vào lịch sử của CalOptima, rất khó xác định đây là một tổ chức công
(public agency), một tổ chức tư (private agency), một tổ chức bất vụ lợi
(nonprofit) hay là một tổ chức kinh doanh? Nay CalOptima đã chính thức
xác nhận họ là một tổ chức công (public agency), nhưng về phương thức
điều hành và hoạt độnng thì hoàn toàn giống một tổ chức kinh doanh.
Hiện
nay, CalOptima đang phụ trách trên 430.000 bệnh nhân trong một mạng
lưới có 6.300 bác sĩ gia đình và chuyên môn cũng như 40 bệnh viện, với
một ngân khoản lên đến 1,5 tỷ mỗi năm. Do đó, Hội Đồng Giám Sát của
Orange County đã nhúng tay vào tổ chức và các hoạt động của CalOptima.
CalOptima có một Ban Giám Đốc (Board of Directors) gốm 11 người do ông Mark Refowitz đang làm chủ tịch, trong đó có đến 3 người Việt Nam là Giám Sát Viên Janet Nguyễn, Bác sĩ Đặng Văn Việt và bà Tricia Nguyen, trưởng ban điều hành của Hội Cộng Đồng Người Việt tại Orange County. Cơ quan thứ hai là Ban và Các Ủy Ban Cố Vấn (Board and Advisory Committees). Cơ quan thứ ba là Toán Điều Hành Việc Quản Lý
(Executive Management Team) gốm 12 người. Đây là nhóm mà người Việt
thường gọi là “Triều Đình Lương Đống”. Cứ so sánh bảng lương của
CalOptima với bảng
lương của LA Care Health Plan ở Los Angeles County chúng ta có thể thấy
ngay: Với CalOptima, lương một Trưởng Ban Điều Hành (Chief Executive
hay CEO) cao nhất là 447.400 USD/năm, trong khi với LA Care Health Plan
của Los Angeles chỉ có 91.702 USD/năm.
Về phương diện hoạt động, CalOptima đẻ ra hai công ty con là:
1.- CalOptima Foundation Inc, một tổ chức bất vụ lợi để gây quỹ.
2.- OneCare,
một tổ chức thực hiện chương trình Medicare Adantage, tức là một tổ
chức đấu thầu Medicare và Medi-Cal, để kinh doanh về y tế và kiếm lời.
Nói
cách khác, thay vì hướng dẫn và kiểm soát chương trình y tế của County,
CalOptima đã trở thành một cơ quan kinh doanh về y tế. Chẳng những thề,
CalOptima lại còn dựa vào ưu thế của mình đề lấn át các tổ kinh doanh y
tế khác trong vùng.
ĐI NGƯỢC VỚI CHÍNH SÁCH CỦA LIÊN BANG
Ngày
30.7.1965, Tổng Thống Johnson đã ban hành đạo luật bổ túc đạo luật
Social Security Act 1935, thiết lập chương trình Medicare và Medicaid.
Nhưng chương trình Medicare chỉ đài thọ 80% các chi phí y tế. Vậy khoản chi phí còn lại là 20% ai sẽ đài thọ?
(1) Đối với những người cao niên khi về hưu được hưởng Medicare, họ phải mua thêm một khoản bảo hiểm gọi là Medigap để bù đắp 20% khoản chi phí mà Medicare không đài thọ.
(2) Đối với những người cao niên lãnh an sinh xã hội, tiểu bang phải cung cấp thêm Medicaid (California gọi là Medi-Cal) cho họ để đài thọ 20% các chi phí còn lại.
Do đó, chương trình cung cấp y tế cho những người cao niên thường được gọi là Chương trình Medi-Medi (tức Medicare và Medigap hay Medicare và Medicaid).
Để giảm bớt gánh nặng cho chính phủ, Đạo luật “Balanced Budget Act of 1997” cho phép tư nhân được thanh lập các tổ chức để đấu thầu về chương trình Medicare và gọi là chương trình “MEDICARE ADVANTAGE” hay MEDICARE PART C.
Mỗi năm chính phủ trả cho các nhà cung cấp tư nhân (private providers)
này một số tiền nhất định tính theo mỗi đầu người hưởng Medicare để họ
thay chính phủ cung cấp cho những người được hưởng Medicare cả Phần A
(bệnh viện), Phấn B (y tế) lẫn Phần D (thuốc), gọi chung là Phần C. Ở California, số tiền trả cho mỗi
bệnh nhân năm 2014 là 2700 USD/tháng.
Vì
chương trình “Medicare Advanted” thuộc vào loại “có ăn”, nên càng ngày
số nhà thầu càng tăng và đưa ra nhiều kế hoạch (plan) hấp dẫn để lôi kéo
người thụ hưởng. Chúng ta khó có thể biết chính xác tổng số các tổ chức
thầu y tế tư nhân trên toàn quốc là bao nhiêu, nhưng tài liệu thống kê
cho biết năm 2012 có 13,1 triệu người gia nhập và năm 2013 là 14,4 triệu.
Tuy nhiên, sau hơn 15 năm áp dụng, chính phủ thấy rằng số chi phí phải trả cho các tổ chức này cao hơn số chi phí CMS trả trực tiếp cho từng dịch vụ đến 12%.
Ngoài ra, CMS còn nhận được vô số những đơn khiếu nại về nhiều tổ chức
đấu thầu đã không cung cấp đúng như đã cam kết, nên trong chương trình
Obamacre, Tổng Thống Obama dự trù cắt giảm số tiến thanh toán cho chương trình Medicare Advantage khoảng 123 tỷ trong 10 năm và đến năm 2017, số người gia nhập chương trình này được rút xuống còn khoản 7,4 triệu.
Tại
California hiện nay có 4,3 triệu người hưởng Medi-Medi, trong đó có đến
3,3 triệu người đang tiếp tục ở trong chương trình fee-for-service, đi
khám bệnh và chữa bệnh tự do. Như vậy mới chỉ có 1 triệu người gia nhập
chương trình Medicare Advantage mà thôi.
Trong
khi chính phủ quyết định cắt bớt số người gia nhập Medicare Phần C,
CalOptima lại tìm cách để lùa những người đang theo chương trình
fee-for-service vào tay họ để kiếm lời, bằng cách quy định rằng nều sau
khi nhận thư hỏi ý kiến của họ 3 lần mà không chính thức từ chối, sẽ đương nhiên được coi là mặc thị đồng ý gia nhập OneCare!
KHÁI LƯỢC VỀ CÁC VI PHẠM CỦA ONECARE
Trong
cáo thị (notice) ngày 24.1.2014, cơ qua CMS đã đưa ra 45 vi phạm của
CalOptima và OneCare liên quan đến một số lãnh vực và cho rằng sự điều
hành của CalOptima đã tạo ra “một sự đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe và sự an toàn của những người được thụ hưởng Medicare” (a serious threat to the health and safety of Medicare beneficiaries). Bản cáo thị nói rằng đây là những vấn đề nghiêm trọng (severe problems) được thực hiện theo một kế hoạch rộng lớn và có hệ thống
(widespread and systemic). Sau đây là một vài thí dụ cụ thế: Từ chối
cung cấp các dịch vụ và quyền lợi
theo sự đòi hỏi của CMS, từ chối những toa thuốc được cấp mặc dầu những
thứ thuốc được kê có trong danh sách được quy định là sẽ được thanh
toán; từ chối thanh toán về các dịch vụ khẩn cấp; không chịu thanh toán
cho các nhà cung cấp ý tế kịp thời; không cho bệnh nhân và bác sĩ khiếu
nại về sự từ chối của họ, v.v. Vì bài báo có hạn, chúng tôi sẽ trở lại
trong một bài khác.
Ở đây, chúng tôi xin lưu ý một điều quan trọng là vấn đề dịch vụ nha khoa:
OneCare quảng cáo sẽ đài thọ dịch vụ nha khoa cho bệnh nhân để câu
khách, có nhiều người bị đau răng đã từ bỏ quyền đi khám bệnh tự do (fee
for service), gia nhập OneCare để được chữa rằng vì hiện nay Medi-Medi
không đài thọ. Tuy nhiên, sau khi gia nhập OneCare, tai họa còn lớn hơn:
Một nạn nhân đưa bằng chứng cho chúng tôi thấy OneCare đã cho phép ông
đi nhổ rằng và trồng răng lại. Nhưng khi đến phòng nha sĩ thì nha sĩ đòi
nhổ cả hàm răng, đương sự không chịu. Nha sĩ đã nhổ mất 6 cái. Tuy
nhiên, khi đi làm răng lại, nha sĩ đã cho đúc 6 cái răng
bằng nhựa liền nhau và úp vào, người này khiếu nại vì với cái 6 răng
giả đó ông ta không ăn uống gì được. Nha sĩ cho biết OneCare chỉ cho làm
như thế thôi. Không đồng ý cứ làm đơn gởi OneCare mà khiếu nại! Đây là
người thật việc thật. Ở Mỹ mà cứ như đang ở Việt Nam. Nhân chứng đang
giữ các tang chứng để khiếu nại với CMS và báo động để những người khác
đừng nghe những lời dụ dỗ của OneCare về cung cấp dịch vụ nha khoa.
AI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM?
Trên báo OC Register ngày 4.2.2014, ký giả Mike Reicher đã viết một bài dưới đầu đề “Supervisors: Health industry power led to CalOptima problems”
(Các Giám Sát Viên: Quyền lực kinh doanh về y tế đã đưa tới những vấn
đề của CalOptima), nói về những hậu quả do những sai phạm của CalOptima
gây ra. Bài báo nói rằng kế hoạch y tế của County cho người nghèo và
người cao niên đã rơi vào tình trạng rối loạn sau khi các nhà lãnh đạo
kinh doanh y tế chơi trò chơi về quyền lực chính trị, và cuối cùng các bệnh nhân phải trả giá.
Bài
báo cho biết tại Orange County hiện có khoảng 500.000 người nghèo, đa
số là trẻ em. Kế hoạch OneCare đã có 16.000 người cao niên hoặc khuyết
tật tham gia. Những nhà cung cấp y tế nắm giữ quyến lực trong tổ chức kể
từ tháng 12 năm 2011 sau khi Giám Sát Viên Janet Nguyễn, người nhận
nhiều đóng góp trong việc tranh cử từ giới kinh doanh y tế, đã thúc đẩy
việc tái tổ chức ban giám đốc CalOptima. Do sự lèo lái của Janet Nguyễn,
các giám sát đã bỏ phiếu 3 trên 2 cho các bệnh viện có ít nhất là một
ghế trong CalOptima…
Rồi ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Câu chuyện còn dài, chúng tôi sẽ bàn tiếp.
Ngày 13.2.2014
Lữ Giang
Bàn ra tán vào (1)
Thanh Phạm
Thật là bỉ ổi khi thấy các bác sĩ cũng vì đồng tiển tiếp tục "nâng bi" OneCare hết mính. Luơng y như cái gì đây?
Theo tôi được biết, có 2 hoặc 3 tổ hợp y tế Việt Nam đang có bệnh nhân trong OneCare. Khi đã biết OneCare là mối đe dọa trầm trọng đến sức khỏe và sự an toàn của bệnh nhơn, tại sao các bác sĩ tai to mặt lớn như Phạm Đặng Long Cơ, Trần Quốc Toản, Võ Văn Cầu, Tăng Nhiếp, Nguyễn Hữu Hùng v.v. vẫn phớt lờ như không có chuyện gì xẩy ra. Mặc khác còn lên Tivi radio ca tụng hết quá trời xanh.
Phải chăng đồng tiền làm lu mờ con mắt. Mà mấy ông đã gìa rồi, sao còn ham tiền thế. Xin để tiếng thơm cho đời.
Còn bác sĩ Bùi Xuân Dương, dược sĩ Trần Thu Hằng ngày xưa chống đối OneCare dữ dằng lắm mà, sao nay cũng im hơi lặng tiếng. Hay là chơi trò quân tử, thấy kẻ ngã ngựa rồi không muốn đánh hôi.
Bệnh nhân Việt Nam ưu cầu Hội Y Sĩ Việt Nam phải có thái độ, phải lên tiếng để giải thích cho chúng tôi biết chuyện gì đã xẩy ra.
Trong khi chờ đợi hãy tẩy chay tất cả các bác sĩ vẫn tiếp tục giữ bệnh nhân của mình trong OneCare.
Thanh Phạm.
----------------------------------------------------------------------------------
CalOptima và OneCare bùng cháy ! - Lữ Giang
Những chuyện mờ ám của CalOptima, cơ quan quản lý y tế ở Orange Couty, đã được chúng tôi trình bày trong nhiều bài đăng trên Saigon Nhỏ
Những
chuyện mờ ám của CalOptima, cơ quan quản lý y tế ở Orange Couty, đã
được chúng tôi trình bày trong nhiều bài đăng trên Saigon Nhỏ trong năm
2005 và gọi CalOptima (Cơ quan y tế tốt nhất) là CalPessima
(Cơ quan y tế xấu nhất). Sau đó, cơ quan này đã thực hiện nhiều sự cải
cách và nhận được nhiều giấy khen thưởng, nhưng vấn đề không giản dị như
vậy.
Đại Bồi Thẩm Đoàn Orange County sau khi điều tra đã đưa ra một bản phúc trình dài 15 trang với đầu đề “CalOptima Burns While Majority of Supervisors Fiddle” (CalOptima
bùng cháy trong khi đa số các Giám Sát phớt lờ). Đọc bản phúc trình này
quý vị sẽ thấy những bê bối trong CalOptima và OneCare rất gióng những
bê bối trong các công ty quốc doanh ở Việt Nam. Đại Bồi Thẩm Đoàn cũng
đã gởi đến Thẩm Phán Thomas J. Borris, Chánh Án Tòa Superior Court ở
Orange County, một tờ trình đề ngày 8.4.2013 tường trình về sự chi phối
của Hội Đồng Giám Sát trong việc điều hành và hoạt động của CalOptima,
kể cả cho phép dùng vận động viên
hậu trường (lobbyist). Vai trò của một Giáp Sát (Janet Nguyễn) trong
CalOptima cũng được lưu ý.
Ngày
24.1.2014, Trung Tâm Các Dịch Vụ Medicare và Medicaid (Centers for
Medicare & Medicaid Services - CMS) thuộc Bộ Y Tế Liên Bang đã đưa
ra một bản khuyến cáo dài 12 trang tố cáo OneCare đã có những vi phạm
quan trọng tạo ra “một sự đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe và sự an toàn của những người thụ hưởng Medicare” (a serious threat to the health and safety of Medicare beneficiaries). Cơ quan này đã ra lệnh cho OneCare không được quảng cáo và nhận thêm bệnh nhân cho đến khi điều chỉnh xong những sai lầm.
NHỮNG SỰ IM LẶNG KỲ LẠ
Điều
đáng ngạc nhiên là mặc dầu những vi phạm của CalOptima và OneCare rất
nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn cho các nạn nhân, trong đó có một số
đông người Việt, nhưng các cơ quan truyền thông Việt ngữ và các tổ chức
tranh đấu của người Việt trong vùng đều im tiếng. Tại vì họ không biết
chuyện gì đang xảy ra? Chúng tôi không tin như vậy.
Các
cơ quan truyền thông Mỹ tại địa phương như OC Register, Los Angeles
Times hay Voive of Orange County đều đã công bố đầy đủ các tài liệu do
Grand Jury và CMS đưa ra, nhưng các cơ quan truyền thông Việt ngữ không
đăng lại. Báo Người Việt là báo thường hay dịch đăng những bài liên quan
đến cộng đồng người Việt trên các báo Mỹ, nhưng trong vụ này cũng đã im
lặng một cách khó hiểu. Phải chăng đã có sự can thiệp từ phía
CalOptima?
Dĩ
nhiên, đa số các bác sĩ trong vùng đều biết những chuyện bê bối của
CalOptima và OneCare, nhưng họ phải im lặng vì sợ bị gây khó dễ trong
công việc làm ăn. Ba nhóm y tế của người Việt trong vùng thường nói về
Medicare và Medi-Cal hàng tuần trên các đài truyến hình và truyền thanh
tại địa phương là Bolsa Medical Group của nhóm Bác sĩ Phạm Đặng Long Cơ, Family Choice Medical Group của Bác sĩ Trần Quốc Toản và HealthCare System 2000s của Bác sĩ Michael Đào, nhưng không nhóm nào động đến CalOptima và
OneCare. Dược sĩ Thu Hằng có chương
trình thông tin về Medi-Cal, Medicare, CalOptima, OneCare và Obamacare
mỗi tuần cho đồng bào trong vùng cũng không loan báo gì về những vi phạm
của CalOptima và OneCare. Quả thực thế lực của CalOptima và OneCare rất
mạnh. Nhưng đây là một vấn đề không thể không nói đến.
Trước
khi nói về các vi phạm nghiêm trọng của CalOptima và OneCare do Grand
Jury và CMS công bố, chúng tôi xin nói qua về hai tổ chức này và lý do
đưa tới sự lạm dụng để độc giả, nhất là các nạn nhân, có thể thấy rõ vấn
đề dễ dàng hơn.
NHƯ MỘT “ÔNG TRỜI CON”
Thi
hành quyết định của Bộ Y Tế tiểu bang California, năm 1995 Hội Đồng
Giám Sát Orange County (Orange County Board of Supervisors) đã thành lập
một cơ quan lấy tên là Orange County Heal Authority để lo điều hành
việc cung cấp dịch vụ săn sóc y tế cho những người được hưởng Medi-Cal
cư ngụ tại Orange County. Cơ quan này đã thành lập một chương trình lấy
tên là CalOptima để thực hiện. Nhưng CalOptima đã được tổ chức và làm ăn như thế nào?
Nhìn
vào lịch sử của CalOptima, rất khó xác định đây là một tổ chức công
(public agency), một tổ chức tư (private agency), một tổ chức bất vụ lợi
(nonprofit) hay là một tổ chức kinh doanh? Nay CalOptima đã chính thức
xác nhận họ là một tổ chức công (public agency), nhưng về phương thức
điều hành và hoạt độnng thì hoàn toàn giống một tổ chức kinh doanh.
Hiện
nay, CalOptima đang phụ trách trên 430.000 bệnh nhân trong một mạng
lưới có 6.300 bác sĩ gia đình và chuyên môn cũng như 40 bệnh viện, với
một ngân khoản lên đến 1,5 tỷ mỗi năm. Do đó, Hội Đồng Giám Sát của
Orange County đã nhúng tay vào tổ chức và các hoạt động của CalOptima.
CalOptima có một Ban Giám Đốc (Board of Directors) gốm 11 người do ông Mark Refowitz đang làm chủ tịch, trong đó có đến 3 người Việt Nam là Giám Sát Viên Janet Nguyễn, Bác sĩ Đặng Văn Việt và bà Tricia Nguyen, trưởng ban điều hành của Hội Cộng Đồng Người Việt tại Orange County. Cơ quan thứ hai là Ban và Các Ủy Ban Cố Vấn (Board and Advisory Committees). Cơ quan thứ ba là Toán Điều Hành Việc Quản Lý
(Executive Management Team) gốm 12 người. Đây là nhóm mà người Việt
thường gọi là “Triều Đình Lương Đống”. Cứ so sánh bảng lương của
CalOptima với bảng
lương của LA Care Health Plan ở Los Angeles County chúng ta có thể thấy
ngay: Với CalOptima, lương một Trưởng Ban Điều Hành (Chief Executive
hay CEO) cao nhất là 447.400 USD/năm, trong khi với LA Care Health Plan
của Los Angeles chỉ có 91.702 USD/năm.
Về phương diện hoạt động, CalOptima đẻ ra hai công ty con là:
1.- CalOptima Foundation Inc, một tổ chức bất vụ lợi để gây quỹ.
2.- OneCare,
một tổ chức thực hiện chương trình Medicare Adantage, tức là một tổ
chức đấu thầu Medicare và Medi-Cal, để kinh doanh về y tế và kiếm lời.
Nói
cách khác, thay vì hướng dẫn và kiểm soát chương trình y tế của County,
CalOptima đã trở thành một cơ quan kinh doanh về y tế. Chẳng những thề,
CalOptima lại còn dựa vào ưu thế của mình đề lấn át các tổ kinh doanh y
tế khác trong vùng.
ĐI NGƯỢC VỚI CHÍNH SÁCH CỦA LIÊN BANG
Ngày
30.7.1965, Tổng Thống Johnson đã ban hành đạo luật bổ túc đạo luật
Social Security Act 1935, thiết lập chương trình Medicare và Medicaid.
Nhưng chương trình Medicare chỉ đài thọ 80% các chi phí y tế. Vậy khoản chi phí còn lại là 20% ai sẽ đài thọ?
(1) Đối với những người cao niên khi về hưu được hưởng Medicare, họ phải mua thêm một khoản bảo hiểm gọi là Medigap để bù đắp 20% khoản chi phí mà Medicare không đài thọ.
(2) Đối với những người cao niên lãnh an sinh xã hội, tiểu bang phải cung cấp thêm Medicaid (California gọi là Medi-Cal) cho họ để đài thọ 20% các chi phí còn lại.
Do đó, chương trình cung cấp y tế cho những người cao niên thường được gọi là Chương trình Medi-Medi (tức Medicare và Medigap hay Medicare và Medicaid).
Để giảm bớt gánh nặng cho chính phủ, Đạo luật “Balanced Budget Act of 1997” cho phép tư nhân được thanh lập các tổ chức để đấu thầu về chương trình Medicare và gọi là chương trình “MEDICARE ADVANTAGE” hay MEDICARE PART C.
Mỗi năm chính phủ trả cho các nhà cung cấp tư nhân (private providers)
này một số tiền nhất định tính theo mỗi đầu người hưởng Medicare để họ
thay chính phủ cung cấp cho những người được hưởng Medicare cả Phần A
(bệnh viện), Phấn B (y tế) lẫn Phần D (thuốc), gọi chung là Phần C. Ở California, số tiền trả cho mỗi
bệnh nhân năm 2014 là 2700 USD/tháng.
Vì
chương trình “Medicare Advanted” thuộc vào loại “có ăn”, nên càng ngày
số nhà thầu càng tăng và đưa ra nhiều kế hoạch (plan) hấp dẫn để lôi kéo
người thụ hưởng. Chúng ta khó có thể biết chính xác tổng số các tổ chức
thầu y tế tư nhân trên toàn quốc là bao nhiêu, nhưng tài liệu thống kê
cho biết năm 2012 có 13,1 triệu người gia nhập và năm 2013 là 14,4 triệu.
Tuy nhiên, sau hơn 15 năm áp dụng, chính phủ thấy rằng số chi phí phải trả cho các tổ chức này cao hơn số chi phí CMS trả trực tiếp cho từng dịch vụ đến 12%.
Ngoài ra, CMS còn nhận được vô số những đơn khiếu nại về nhiều tổ chức
đấu thầu đã không cung cấp đúng như đã cam kết, nên trong chương trình
Obamacre, Tổng Thống Obama dự trù cắt giảm số tiến thanh toán cho chương trình Medicare Advantage khoảng 123 tỷ trong 10 năm và đến năm 2017, số người gia nhập chương trình này được rút xuống còn khoản 7,4 triệu.
Tại
California hiện nay có 4,3 triệu người hưởng Medi-Medi, trong đó có đến
3,3 triệu người đang tiếp tục ở trong chương trình fee-for-service, đi
khám bệnh và chữa bệnh tự do. Như vậy mới chỉ có 1 triệu người gia nhập
chương trình Medicare Advantage mà thôi.
Trong
khi chính phủ quyết định cắt bớt số người gia nhập Medicare Phần C,
CalOptima lại tìm cách để lùa những người đang theo chương trình
fee-for-service vào tay họ để kiếm lời, bằng cách quy định rằng nều sau
khi nhận thư hỏi ý kiến của họ 3 lần mà không chính thức từ chối, sẽ đương nhiên được coi là mặc thị đồng ý gia nhập OneCare!
KHÁI LƯỢC VỀ CÁC VI PHẠM CỦA ONECARE
Trong
cáo thị (notice) ngày 24.1.2014, cơ qua CMS đã đưa ra 45 vi phạm của
CalOptima và OneCare liên quan đến một số lãnh vực và cho rằng sự điều
hành của CalOptima đã tạo ra “một sự đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe và sự an toàn của những người được thụ hưởng Medicare” (a serious threat to the health and safety of Medicare beneficiaries). Bản cáo thị nói rằng đây là những vấn đề nghiêm trọng (severe problems) được thực hiện theo một kế hoạch rộng lớn và có hệ thống
(widespread and systemic). Sau đây là một vài thí dụ cụ thế: Từ chối
cung cấp các dịch vụ và quyền lợi
theo sự đòi hỏi của CMS, từ chối những toa thuốc được cấp mặc dầu những
thứ thuốc được kê có trong danh sách được quy định là sẽ được thanh
toán; từ chối thanh toán về các dịch vụ khẩn cấp; không chịu thanh toán
cho các nhà cung cấp ý tế kịp thời; không cho bệnh nhân và bác sĩ khiếu
nại về sự từ chối của họ, v.v. Vì bài báo có hạn, chúng tôi sẽ trở lại
trong một bài khác.
Ở đây, chúng tôi xin lưu ý một điều quan trọng là vấn đề dịch vụ nha khoa:
OneCare quảng cáo sẽ đài thọ dịch vụ nha khoa cho bệnh nhân để câu
khách, có nhiều người bị đau răng đã từ bỏ quyền đi khám bệnh tự do (fee
for service), gia nhập OneCare để được chữa rằng vì hiện nay Medi-Medi
không đài thọ. Tuy nhiên, sau khi gia nhập OneCare, tai họa còn lớn hơn:
Một nạn nhân đưa bằng chứng cho chúng tôi thấy OneCare đã cho phép ông
đi nhổ rằng và trồng răng lại. Nhưng khi đến phòng nha sĩ thì nha sĩ đòi
nhổ cả hàm răng, đương sự không chịu. Nha sĩ đã nhổ mất 6 cái. Tuy
nhiên, khi đi làm răng lại, nha sĩ đã cho đúc 6 cái răng
bằng nhựa liền nhau và úp vào, người này khiếu nại vì với cái 6 răng
giả đó ông ta không ăn uống gì được. Nha sĩ cho biết OneCare chỉ cho làm
như thế thôi. Không đồng ý cứ làm đơn gởi OneCare mà khiếu nại! Đây là
người thật việc thật. Ở Mỹ mà cứ như đang ở Việt Nam. Nhân chứng đang
giữ các tang chứng để khiếu nại với CMS và báo động để những người khác
đừng nghe những lời dụ dỗ của OneCare về cung cấp dịch vụ nha khoa.
AI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM?
Trên báo OC Register ngày 4.2.2014, ký giả Mike Reicher đã viết một bài dưới đầu đề “Supervisors: Health industry power led to CalOptima problems”
(Các Giám Sát Viên: Quyền lực kinh doanh về y tế đã đưa tới những vấn
đề của CalOptima), nói về những hậu quả do những sai phạm của CalOptima
gây ra. Bài báo nói rằng kế hoạch y tế của County cho người nghèo và
người cao niên đã rơi vào tình trạng rối loạn sau khi các nhà lãnh đạo
kinh doanh y tế chơi trò chơi về quyền lực chính trị, và cuối cùng các bệnh nhân phải trả giá.
Bài
báo cho biết tại Orange County hiện có khoảng 500.000 người nghèo, đa
số là trẻ em. Kế hoạch OneCare đã có 16.000 người cao niên hoặc khuyết
tật tham gia. Những nhà cung cấp y tế nắm giữ quyến lực trong tổ chức kể
từ tháng 12 năm 2011 sau khi Giám Sát Viên Janet Nguyễn, người nhận
nhiều đóng góp trong việc tranh cử từ giới kinh doanh y tế, đã thúc đẩy
việc tái tổ chức ban giám đốc CalOptima. Do sự lèo lái của Janet Nguyễn,
các giám sát đã bỏ phiếu 3 trên 2 cho các bệnh viện có ít nhất là một
ghế trong CalOptima…
Rồi ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Câu chuyện còn dài, chúng tôi sẽ bàn tiếp.
Ngày 13.2.2014
Lữ Giang