Truyện Ngắn & Phóng Sự

Câu chuyện quê nhà

Vợ chồng tôi sống ở dưới quê, cách thành phố Cần Thơ 16 cây số và cách chợ huyện 2 cây. Nhà chồng tôi có một mẫu vườn, sinh sống bằng nghề làm vườn, có rất ít ruộng, hằng năm cây trái xum xuê.

Tác Giả: Đoàn Dự

cau chuyen que nha(Viết theo lời kể của cô em gái)

Vợ chồng tôi sống ở dưới quê, cách thành phố Cần Thơ 16 cây số và cách chợ huyện 2 cây. Nhà chồng tôi có một mẫu vườn, sinh sống bằng nghề làm vườn, có rất ít ruộng, hằng năm cây trái xum xuê. Tôi yêu và lấy chòng tôi một phần cũng vì ưa thích cây trái. Tôi là người Sài Gòn. Chúng tôi quen nhau lúc anh làm việc ở Sài Gòn. Sau 1975, đời sống thành phố khó khăn, anh về quê trồng trọt phụ với cha mẹ. Các em của anh ở Cần Thơ dần dần cũng về trong đồng cả. Tôi từ Sài Gòn xuống chơi, đi lại nhiều lần, mê vườn cày ăn trái rồi nhận lời làm vợ anh.

Về sống dưới nông thôn lâu ngày tôi mới hiểu ra muốn có tiền gạo nhờ các cây trái, tuy không cực nhọc bằng làm ruộng nhưng cũng phải đồ không ít mồ hôi. Chồng tôi trước 60 ký, sau có lần ra Cần Thơ cân lại thấy nặng 55 ký. Còn tôi, làm dâu một bà mẹ chồng quá siêng năng cần mẫn, đêm dậy từ 4 giờ sáng, tình hình tôi tệ hại hơn nhiều. Người nhà quê khác người Sài Gòn. Họ ăn cơm ngày ba bữa, bữa sáng từ lúc trời còn tinh mơ, mình là dâu con phải dậy thổi nấu.

Nông thôn miền sông nước hầu hết nhà nào cũng có ghe giống như người thành phố có chiếc xe hai bánh. Đám cưới đi ghe, chở đồ bằng ghe, và nhất là đi chợ đêm nữa cũng bằng ghe. Chợ họp từ 12 giờ đêm, người nhà quê chở chuối, mít, xoài, ổi… đủ thứ linh tinh ra bán cả lố cho người ta kịp đưa về Sài Gòn. Phải đi chợ đêm tôi sợ lắm. Người ta kể rằng thường hay gặp ma. Ma ở các cây tối thui hai bên bờ sông, thấy động nhiều khi tự dưng nhào xuống khiến nước tung tóe văng cả vô mặt. Cũng có khi chiếc ghe đi sau thấy chiếc ghe đi trước chập chờn, ánh đèn lay lắt mờ tỏ nhưng không nghe rõ tiếng bơi chèo khua nước. Tôi sợ lắm, không bao giờ dám đi một mình. Mà tôi cũng chẳng biết chèo. Nhà quê không có việc tập, hễ tập lật xuồng như chơi.

Một bữa tôi đang lui cui cho heo ăn, bỗng nghe tiếng hỏi đằng sau:
– Nhà có gì bán không thím Tư?
Tôi quay lại thì thấy người hỏi đã đến bên cạnh. Đó là một cô gái khoảng ngoài hai mươi tuổi, khá đẹp, nước da trắng, thân hình tròn trịa có da có thịt, nụ cười thật tươi.
– Em là ai mà kêu tôi bằng thím? Em buôn bán, muốn mua thứ gì thì hỏi bà chứ việc vườn tược tôi đâu có quyền quyết định.
– Ủa, sao thím kêu con bằng em? Con tên Xinh, cháu phía bên ngoại chú Tư. Nhà con ở bên kia sông, qua bên này hoài hoài hỏi mối giùm cho người ta mua cả vườn đặng họ cho chút đỉnh huê hồng. Nhà nghèo, có vốn đâu mà buôn với bán.
Đoạn cô nhìn chung quanh:

– Bà đâu thím?
– Bà ở ngoài vườn, đang phụ chú Tư phun thuốc rầy cho mấy cây cam.
– Ngoải có gì bán không thím?
– Hình như có chuối, cau, đu đủ gì đó, chú Tư định tối gởi người ta đêm đem lên chợ bán giùm.
– Thím bán cho con được không?
– Đâu đã chặt xuống mà bán. Cứ ra ngoài đó hỏi bà rồi chú Tư chặt.
Trước khi đi, người con gái nhìn trước nhìn sau, hạ thấp giọng nói nhỏ với tôi:
– Nghe nói thím là dân chợ, hổng hiểu gì hết ở dưới miệt quê nên bị bà Ba với mấy cô em chồng, chị chồng ăn hiếp dữ lắm, phải vậy không thím?

Tôi bật cười:
– Chợ nào?
– Chợ là miệt Cần Thơ hay Sài Gòn gì đó á. Nhà con nghèo, từ nhỏ tới lớn con chưa ra tới ngoải.
– Chưa từng ra Cần Thơ?
– Dạ.
– Trời đất ơi, đây ra ngoài đó có mười sáu cây số chứ bao nhiêu mà chưa biết Cần Thơ?
– Dạ, nhà nghèo mà thím. Con có tới bảy tám đứa em lận, đứa nào cũng còn nhỏ, lít nhít một bầy nên nhà con nghèo, cực muốn chết luôn.
– Ba má cháu năm nay bao nhiêu tuổi?
– Dạ, ngoài bốn mươi.
Và người con gái lại nói nhỏ, giọng thân mật:
– Con mà như thím thì hổng ai ăn hiếp được con đâu. Chú Tư là con trai lớn duy nhất trong nhà, gia đình ông Ba bà Ba khá giả, ở được thì ở, ở hổng được con đòi ông bà chia đất cho ra ở riêng chớ không chịu như thím.
Tôi cười, cũng hạ thấp giọng, thân mật:
– Dân ”chợ” có cách suy nghĩ khác. Thím muốn biết mình có thể ở đây được suốt đời hay không chứ không phải vấn đề bị các cô em chồng bắt nạt. Nếu thím thấy ở được, thím sẽ bàn với chú Tư về Sài Gòn đem vốn xuống mua một khu đất, làm một ngôi nhà giống với ngôi nhà này, không cần ông bà phải chia. Mọi người biết chú thím không đòi hỏi gì thì sẽ nể, im như hột thóc.
– Còn nếu không ở được?
– Thím sẽ bỏ về Sài Gòn, không xuống đây nữa.

Xinh nhíu mày suy nghĩ, khe khẽ lắc đầu:
– Con mong thím cứ ở đây hoài cho vui đừng đi đầu hết.

Sau đó nó men theo bờ đậu đũa đi ra vườn, chiếc áo bà ba mỏng màu đen đã cũ có một miếng vá ở trên vai. Cô gái quê ấy còn trẻ, xinh lắm, nước da trắng trẻo và hai hàm răng đều tăm tắp không ”sún” như nhiều cô gái khác. Tôi nhìn theo, trong lòng thương cảm. Xinh kiếm được bao nhiêu trong việc đi hỏi mối giùm này? Chẳng bao nhiêu, lái họ cho ít lắm, vài ba ngàn bạc là cùng bởi vì họ biết ở nhà quê đồng tiền rất lớn. Hai ba chục ngàn bạc suốt ngày, nhiều lắm hôm nào “trúng mối” là năm chục ngàn, có thấm tháp gì với một gia đình bảy tám đứa em. Theo tôi nghĩ, dù ở quê hay ở tỉnh, nếu đã sinh con gái thì sinh nó đẹp và sinh nó giàu, hoặc ít nhất gia đình cũng phải kha khá. Cái đẹp cái giàu là vốn của người con gái. Cái đẹp thì mình không quyết định được, nhưng sự khá giả, có chút của giúp cho con hay không mình biết. Tôi nói thật theo kinh nghiệm riêng của tôi, làm thân con gái nhà nghèo tội lắm, chẳng sung sướng gì, ngay đến chồng nữa nó cũng coi thường. Đem của về nhà nó mà mình nết na thì nó coi như bà hoàng, tôn trọng như cô công chúa. Nghèo hơn nhà nó, thua gia đình nó quá xa, nó coi thường chẳng ra gì cả. Mà, con cái, lúc chưa là cái mầm sống thì đâu có đòi hỏi cha mẹ phải sinh ra mình, góp mặt trên cuộc đời này. Sinh ra chúng tôi, liệu đầy đủ được hãy sinh, bằng không cứ việc ”kế hoạch”. Tôi nhớ một nhà văn người Anh có viết một câu như thế này: ”Hãy để ngày ấy lụi tàn, ngày mà tôi sinh ra đời và đêm mà các mầm sống kết hợp tôi thành cái bào thai”. Vâng, sinh ra làm con nhà nghèo thì phải chịu chứ chẳng ai ham. Tôi không ca tụng sự nghèo. Tôi căm ghét ;ắm. Sanh như con gà con vịt một cách vô trách nhiệm chẳng thà ”kế hoạch” cho rồi. Làm thân con gái, nhà nghèo mà lại đông em khổ lắm.

Một lúc lâu sau Xinh khệ nệ bưng vô những buồng cau, những quày chuối, những sọt đu đủ ương ương, đi làm nhiều lượt, chất lại một đống ở góc sân. Xong, nó nhét vào tay tôi một trái quýt chín, chẳng nói chẳng rằng quay lưng đi ra đầu ngõ. Nó vừa đi vừa nói khơi khơi như nói một mình nhưng hơi lớn giọng:
– Chừng nào đám cưới con mời thím.
Tôi ngạc nhiên hỏi với theo:
– Đám cưới ai?
– Cưới con.
Tôi lại càng ngạc nhiên:
– Sắp chưa?
– Sắp rồi thím.
Sau đó chiếc áo bà ba mỏng có miếng vá trên vai của Xinh khuất sau bụi tre tầm vông bán cũng được tiền. Chắc nó đi kêu lái đến. Ở nhà quê lạ lắm, phải khuân như vậy mà Xinh không mua trước đâu, mặc lái mua với chủ rồi muốn cho đồng nào thì cho. Nếu ở Sài Gòn người ta mua trước, bán lại cho lái, ăn lời nhiều hơn. Họ nắm rất vững giá cả.
Chừng hai tuần sau, một bữa má chồng tôi nghỉ việc, mặc chiếc áo vẫn cất kỹ trong đáy rương ra ngoài chiếc bà ba trắng, choàng thêm chiếc khăn mỏng lên vai cột xuống trước ngực và bảo qua ăn đám nói con Xinh ở bên kia sông. Người Bắc kêu là đám hỏi, người Nam kêu là đám nói.
– Xinh nó lấy ai vậy anh?
– Anh cũng không rõ. Dường như nó lấy đứa nào ở bển gần phía mé lạch, cách nhà anh chị Hai Ù khoảng ba cáy số, lớn hơn nó năm tuổi. Thẳng có vợ một con nhưng hai vợ chồng thôi nhau đâu được một năm.
– Kỳ nhỉ, con Xinh trông dễ thương, mặt mũi trắng trẻo, con gái mới lớn vậy mà cũng bằng lòng lấy người đã bỏ vợ.
– Tại nó đông em, nhà nó nghèo, nhà thẳng tương đối đỡ hơn chút đỉnh, nó muốn lấy chồng sớm ngày nào đỡ khổ ngày nấy.
– Mấy người đàn ông bỏ vợ chưa chắc đã là người tốt.
– Tình trạng bắt buộc mà em, đâu có chọn lựa.

Khoảng nửa tháng sau chúng tôi nhận được thiệp mời, thứ thiệp nhỏ tí in sẵn bán tại các tiệm tạp hóa.
– Em qua bển làm phụ cho có họ hàng. Má chắc đi sau.
– Vâng.
Tôi đi với hai đứa con gái của người chị chồng. ”Nhà gái” đã mượn sẵn ghe, cho người chờ rước qua sông.
Ghe gần cập bờ, tôi nghe những tiếng bàn tán có lẽ nhận xét về tôi:
– Con dâu bà Ba đó, coi được quá chớ!
– Dân chợ mà, hổng ”coi được” sao đặng. Nghe nói cổ có vốn lớn tính mua đất làm nhà hổng cần chia gia tài gia đình chồng.
– Hèn chi bà Ba cưng chìu cổ hết mình, một điều con hai điều con.
– Ngày trước tui nói làm dâu bà Ba được không phải dễ. Bả siêng năng, khó tánh nhứt thiên hạ.
– Con gái lấy chồng có vốn thì ai cũng nể. Hổng có vốn cả nhà ngồi lên trên đầu.
Ghe cập bờ, chúng tôi đi lên, vô nhà. Tôi chào mọi người. Có những người tôi quen, có những người tôi không biết mặt. Nói chung, những người còn xa lạ nhìn tôi chăm chăm từ đâu tới chân như đánh giá con heo coi mập hay ốm.

Chị Hai Ù ra, chị kêu tôi bằng thím Tư và đon đả cầm tay tôi dắt vào bên trong.
Đám cưới con nhà nghèo bầy biện sơ sài, vài ba mâm cỗ tùng tiệm, cái đó kêu là ”nhóm họ” để chờ nước lên đưa dâu cho tiện. Nghe đâu hai đứa quen nhau trong một lễ cưới, ”thẳng” chịu con Xinh quá rồi cha mẹ ”thẳng” đến nói, xin con Xinh về làm dâu. Bên họ nhà gái thắc mắc không ai hiểu lý do tại sao người vợ trước mới cưới đâu được ba năm, thôi chồng dẫn con về ở với cha mẹ được gần một năm, hiện nay chưa lấy ai cả. Tôi ngạc nhiên lắm. Sau tôi hiểu ra ở nông thôn khi lập gia đình người ta thường làm biếng không nghĩ tới việc làm giấy hôn thú. Bởi vậy khi hai vợ chồng muốn thôi nhau, họ bỏ người này lấy người khác dễ dàng không cần phải ra tòa hoặc lên xã lên huyện ly hôn, ly dị gì cả, cứ hạp thì lấy, không hạp thì bỏ dễ như ăn cơm. Nơi này chỉ cách thành phố Cần Thơ mười sáu cây số, đời sống quê kệch như tự thuở nào mặc dầu họ cũng phải ăn phải uống và phải tiêu xài bằng tiền. Xin đừng hiểu lầm rằng ở nhà quê thì cứ việc đẻ, đã có đất quê nuôi sống. Không, đất quê cũng có giới hạn của nó, không trù phú đến nỗi bảo bọc được tất cả mọi người.
Bà cô ruột của Xinh ngồi vặt lông gà với chúng tôi. Bà kể rằng nghe nói ở bển má chồng con Xinh khó lắm, nhứt là hai đứa em chồng, nó tam bành lục tặc cả xứ đều sợ hổng ai dám rước.

Xinh đi ngang qua, nó cười vui vẻ:
– Cô đừng lo, cưới xong tụi con sẽ xin ra ở riêng, hai cô em chồng không tới mà đốt nhà tụi con được.
Bữa ăn diễn ra vào buổi trưa. Tôi ở lại đến chiều thì xuống ghe về. Các chị dặn:
– Tối thím qua chơi, nhóm họ lần nữa coi cô dâu làm lễ ”xuất giá”. Thím là người “Huế”, chưa biết phong tục người ”Việt”.
Ở đây cứ hễ người Nam thì là người ”Việt”, người ở thành phố kêu là dân ”chợ”, còn người miền khác kêu là người ”Huế” tuốt luốt. Tôi sinh ở Sài Gòn, nói giọng Bắc, cũng được gọi là ”người Huế” luôn.

Đám cưới nơi nông thôn này thì tôi biết rồi. Tội nghiệp, các cô con gái hầu hết đều cưới về đêm. Cưới theo con nước bởi vì đi toàn bằng ghe, xuồng, lúc 2 hay 3 giờ sáng hoặc 4 hay 5 giờ sáng đều tùy theo con nước. Đưa cô dâu tới nhà chồng xong, họ hàng nhà gái mau mau ra về kẻo sợ nước rút. Tiễn những người thân xuống ghe, không cô gái nào là không khóc. Xong, cô ta đi bộ, cùng mọi người trở lại nhà chồng, cởi áo ”cô dâu” và bắt đầu phụ với mọi người lau chùi bàn ghế, rửa chén đĩa, nồi niêu xoong chảo dưới cặp mắt soi mói, đánh giá của bà mẹ chồng và những người trong gia đình, họ hàng nhà chồng. Làm dâu thành phố có lẽ đỡ hơn làm dâu miền quê. Chỉ làm dâu các… nhà văn là sướng nhất bởi vì đó là tiểu thuyết, toàn chuyện tưởng tượng!

Từ ngày Xinh đi lấy chồng tôi không có dịp gặp lại. Nhà chồng không cho cô dạo mối mua bán, phải suốt ngày làm ruộng làm vườn với chồng và người trong gia đình nhà chồng.
Đúng như sự lo ngại của ngươi cô ruột, ngươi ta nói cuộc sống của Xinh không được thoải mái, còn thua cả lúc sống với cha mẹ nữa mặc dầu cha mẹ rất nghèo và đông con.

Nghe nói năm sau Xinh sanh con trai, đứa trẻ bụ bẫm, xinh xắn giống y như mẹ. Hai đứa em chồng quái gở, quá quắt, đánh cả chị dâu, mỗi lần chửi thì đào mả tổ Xinh từ tam đại trở xuống. Xinh xin cho ra ở riêng nhưng mẹ chồng không chịu, bà mắng nhiếc, rỉa rói Xinh như đứa ở. Còn thằng chồng, nó thương gia đình hơn thương vợ con, mỗi lần có chuyện gây lộn nó đứng về phe mẹ, phe em, ra mặt đàn áp Xinh cho Xinh phải sợ.

Tôi nghe, trong Đông Châu liệt quốc, con gái ông Sái Túc hỏi mẹ mình rằng chồng gần hơn hay bố mẹ ruột mình gần hơn. Bà mẹ trả lời bố mẹ gần hơn, bởi vì lúc chưa có chồng thì đã có cha mẹ; chồng chết có thể lấy người khác, cha mẹ chết thì không thể có cha mẹ khác. Còn về việc anh em chị em ruột thịt, tôi nghe, trong truyện Tam Quốc, ông Lưu Bị nói rằng: ”Huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục” – “Anh em như cái tay cái chân, vợ chồng như cái quần cái áo” – Tay chân ”thân” hơn, không thể chặt bỏ đi được. Quần áo “sơ” hơn, có thể thay đổi được. Đúng. Cổ nhân đã nói tất nhiên phải đúng, tôi không chối cãi. Nhưng tôi nghĩ, đàn ông mà không dung hòa được các tình cảm trong gia đình thì dở quá, ngu hết chỗ nói. Vợ đúng ta bảo là đúng, vợ sai ta bảo là sai. Lúc mềm thi mềm như sợi tơ. Lúc nhỏ thì nhỏ như mạch điện tử trong máy vi tính. Lúc lớn thì lớn như vũ trụ. Cứng như đá. Bền như thép. Mạnh như thần. Biến hóa như chiếc thiết bảng của Tôn Ngộ Không, thế mới phải là nghĩa ở đời, chứ về hùa với mẹ và em mà bắt nạt vợ là hạng ngu dốt, kém cỏi, vô học, ai cũng làm được.

Đã ba lần Xinh bồng con về định ở với cha mẹ nhưng nhà nghèo quá, chật chội quá, lại gạt nước mắt cắn răng chịu nhục bế con trở lại nhà chồng.

Một hôm, khoảng 4 giờ chiều, người chị chồng tôi nhà ở bên cạnh hình như vừa đi đầu về, tất tả chạy sang, nét mặt hơ hải:
– Cậu Tư đâu mợ Tư? Nghe nói con Xinh nó chết dưới nhà chồng, kêu cẩu lấy xuồng đi với chị qua bển xem sự thể ra sao.
Tôi điếng người. Giữa lúc đó chồng tôi cũng ở ngoài vào, có vẻ vội vàng, bảo tôi:
– Nghe nói con Xinh nó chết, em đi với chị Hai…

– Chị Hai đây, làm sao nó chết?
– Em cũng không biết. Em qua bển, anh đi kiếm má.
Tôi thay vội chiếc áo rồi đi. Chiếc xuồng nhỏ của gia đình chị Hai luôn luôn cột bên mé sông. Chị sử dụng quen, thành thạo giống như người thành phố đi xe máy.
Tới nhà chị Hai Ù, nhà vắng hoe, có mấy đứa nhỏ ở lại coi, mặt mũi tráo lơ không biết gì hết, còn người lớn thì đã xuống nhà chồng Xinh. Hỏi mấy đứa nhỏ nó chỉ giương mắt.
Chị Hai nóng ruột:
– Tôi muốn xuống dưới đó quá. Mợ có đi với tôi không?
Tôi nhíu mày suy nghĩ:
– Hay ta cứ chờ ở đây, đằng nào mọi người cũng phải trở lại báo tin chứ vào đó muộn quá, lúc về trời tối sợ không thấy đường.
Chúng tôi chờ lâu quá không thấy tăm hơi gì cả đành phải về nhà lo việc cơm nước.
Lúc hai chị em trở qua lần nữa thì nữa thì nghe tiếng khóc. Buổi chiều gần tối bên bờ sông vắng mà nghe tiếng khóc thê thảm của một bà mẹ mất con là thương tâm lắm. Tôi thấy lòng đau như cắt, và da dẻ tôi nổi gai ốc khi nhớ tới gương mặt tươi trẻ của Xinh lúc nhét vào tay tôi trái quýt hôm nào: ”Con lấy chồng thì mời thím”.
Chị Hai Ù cho biết là Xinh tự vẫn rồi chị lại khóc, tiếng khóc đau đớn đầy u uẩn của một người mẹ vẫn quen chịu đựng:
– Tôi nghèo nên con tôi chết. Đã ba lần nó bồng con về định ở với mẹ vì nhà chồng làm khổ nó quá. Nhưng thấy cha mẹ nghèo, nhà đông các em hổng đủ miếng ăn nên nó không nỡ ở lại, bây giờ nó chết.
Tiếng khóc và những lời kể của chị xé nát lòng tôi. Chị Hai lựa lời khuyên giải, an ủi. Tôi không biết an ủi. Nước mắt tôi âm thầm chảy ra và tôi không dám xịt mũi. Người mẹ mất con đã khóc mình lại khóc theo cho thêm đau đớn hay sao? Lòng tôi trào dâng một niềm căm phẫn, uất ức. Tôi căm phẫn ai? Tôi uất ức ai? Những chuyện mẹ chồng, nàng dâu. Những chuyện chị dâu và các cô em chồng đanh đá. Toàn chuyện thường tình. Tôi đòi hỏi phải giải phóng phụ nữ, nhưng giải phóng cách nào? Tôi đòi hỏi phải tôn trọng phụ nữ, nhưng tôn trọng cách nào? Toàn chuyện thường tình. ”Hãy để ngày ấy lụi tàn, ngày mà tôi sinh ra đời và đêm mà các mầm sống kết hợp tôi thành cái bào thai”. Tôi muốn chết đi cho rồi.
Dưới sông có tiếng tranh luận om sòm, thêm một ghe nữa về tới và những xuồng khác từ bên kia qua, ai cũng tranh nhau nói, tranh nhau hỏi, người nói, người hỏi, người xụt xịt khóc, chẳng có mạch lạc gì cả. Riêng bà cô ruột của Xinh thì bình tĩnh hơn, chị kể rằng khi được báo tin, họ vội vàng bơi xuồng vô trong đó thì bên nhà chồng nói nó uống thuốc rầy tự vận, đem đi nhà thương cứu cấp nhưng cứu không kịp, đem xác về rồi, còn đặt ở cái chõng ngay lối cửa ra vô, đầu tóc nó còn ướt, rối bù. Chị hỏi thằng chồng nó xem sự thể thế nào, chồng nó kể buổi sáng nó cãi nhau với hai con em, thẳng tưởng cũng như mọi khi thôi. Đến khi nghe thằng nhỏ khóc quá, nó chạy vô buồng thì thấy vợ nó nằm lăn lộn, vật vã mà thằng nhỏ thì té nằm dưới đất. Nó ẵm con, la kêu người khiêng phụ đưa vợ nó đi cấp cứu. Lúc khiêng xuống ghe, vợ nó lăn lộn nên rớt xuống sông ướt nhẹp. Nếu chờ lo thay đồ thì e không kịp, bởi vậy nên phải để ướt đem đi bịnh viện.

Thấy nó kể chuyện về cái chết của vợ tỉnh bơ không chút xót thương, chị bảo nó:
– Con à, vợ chồng đầu gối tay ấp, tình sâu nghĩa nặng, sao con coi rẻ nó quá vậy con?
Thẳng trả lời:
– Nó chết để thằng nhỏ lại cho con, con có sung sương nỗi gì!
Coi dáng điệu nỏ nhơn nhơn, chị nghi quá, chị bảo mình phải làm cho ra lẽ, để vậy tội nghiệp con nhỏ mà họ còn cho là mình ngu nữa. Chị để tâm dò la thì biết nguyên nhân như sau:
Vì gia đình ấy hay có chuyện to tiếng nên hàng xóm cũng ít để ý. Buổi sáng không hiểu có gì chị dâu em chồng gây lộn với nhau từ trong nhà. Rồi họ thấy Xinh cắp chậu đồ hay rổ rau gì đó ra ”cầu ao” bắc bên sông rửa ráy, giặt giũ. Trên bờ, hai con em chồng ”bà chằng” xỉa xói, chửi bới, mày mày tao tao lớn tiếng. Xinh cũng chẳng vừa, chửi lại. Một đứa gào lên gọi anh:
– Anh Ba, ra mà nghe con vợ anh nó chưởi tụi tui nè!

Thằng chồng từ bên trong chạy ra. Đứa kia lại hét:
– Anh xuống vả vô miệng con đĩ chó đó coi nó còn hỗn được nữa không?
– Tao làm gì mà con đĩ chó?
– Mày nghèo, em đông như bọn ăn mày chớ còn gì nữa. Anh Ba, đập chết nó đi!
Thằng chồng nhào xuống tát vợ một tát thẳng tay. Con Xinh mất thăng bằng té lộn xuống sông.
– Cho nó chết!
– Nó biết lội, chết sao được.
Tưởng Xinh làm nư không chịu lên nên chúng cũng mặc kệ. Một lúc sau thấy lâu quá thằng chồng mới lội xuống vớt. Xinh còn thoi thóp. Không hiểu vì tức giận hay vì không biết làm hô hấp nhân tạo, chúng đem Xinh vô trong nhà, lấy thuốc rầy đổ vô miệng và hô lên là Xinh tự tử. Đem đến bịnh viện, nhà thương thấy có thuốc rầy trong miệng nên cũng xác nhận là Xinh chết do uống thuốc rầy.
Nghe bà cô kể, họ hàng bên Xinh giận lắm, nhất định đòi đi thưa. Nhưng cha mẹ Xinh bảo người chết là hết, nhà mình nghèo đâu có tiền bạc thưa kiện, họ gây nên tội thì họ phải chịu tội với trời đất.
Chẳng biết có trời đất hay không nhưng hôm sau làm đám tang, nhìn thằng nhỏ mới tám tháng tuổi đã chít khăn tang trên đầu, khóc chảy nước mũi đòi mẹ cho bú, ai cũng không cầm được nước mắt. Mấy đứa em chồng thì vẫn nhơn nhơn.
Tôi về kể lại với nhà tôi, anh giải thích:
– Có lẽ cái tát quá mạnh khiến nó choáng váng không ngoi lên được chớ con Xinh lội giỏi, đâu có chết dễ như thế. Bản năng sinh tồn của con người, hễ té xuống nước là phải ngoi lên dù đang tức giận, không nằm im dưới nước để rồi bị chết.
Dù sao cái chết của Xinh cũng gây hoang mang trong tôi không ít. Một thân một mình về làm dâu ở nơi xa lạ, tôi nhớ lời anh tôi nói:
– Liệu cô ở được dưới đó thì ở, không ở được thì về, đừng để họ làm phiền phức. Trên này chúng tôi bận lắm, không có thì giờ tranh cạnh với ai cả nhưng nếu cô chết tôi không để họ yên đâu. Coi chừng tình ngay lý gian, tôi phiền mà họ cũng phiền.
Ôi chao, lấy chồng xứ lạ, nhiều khi tôi lo tôi chết. Nhà chồng tôi cũng lo nữa, họ giữ gìn, không bao giờ dám cho tôi đi một mình vì sợ tôi trượt chân trên những cây cầu bằng thân cây dừa không có tay vịn, bị té xuống nước chết đuối thì lại ”oan gia”. Họ sợ thật hay vì nể do tôi dành dụm được vốn liếng? Có lẽ cả hai. Các cô em chồng chẳng ai đụng tới tiền bạc của ta, nhưng nếu có vốn và ta xử sự như một người chị, thân tình, coi họ là những đứa em thì họ vẫn nể. Về nhà chồng bằng hai bàn tay trắng, với bộ quần áo do người ta may, đến thánh cũng khó ngồi yên trên tòa.

***

Khoảng bảy tháng sáu cái chết của Xinh, một hôm tôi đi chà lúa. Trong khi chờ đến lượt mình đưa lúa vào chà, tôi ngồi bên cạnh một cô gái quê khá xinh, mặt mũi trắng trẻo, mặc chiếc áo tím trông còn nhỏ tuổi coi bộ dễ thương. Cô cũng đi chà lúa và lân la trò chuyện với tôi:
– Chị không phải người xứ này?
– Sao cô biết?
– Em nghe chị nói tiếng ”Huế”.
– Không phải tiếng Huế đâu. Tôi người Bắc, lấy chồng về dưới xứ này.
– Quê chị ở đâu?
– Sài Gòn.
– Y cha, Sài Gòn lớn lắm há chị? Em nghe người ta nói lớn hơn Cần Thơ, nhưng Cần Thơ em cũng chưa biết.
– Trời đất, đây với Cần Thơ gần xịch mà cô chưa ra bao giờ?
– Dạ chưa. Sao người ta kêu mấy người ở Cần Thơ hay trên Sài Gòn là dân ”chợ” há chị? Chắc ở trển nhiều chợ lắm.
– Không nhiều đâu nhưng có lẽ đầy đủ hơn dưới này. Ở đây ban đêm phải dậy nấu cơm, cho heo ăn, bổ củi, tưới vườn, cực hơn ở trển.
Cô gái nhíu mày suy nghĩ:
– Má chồng chị có khó không?
– Có bà má chồng nhà quê nào lại không khó? Nhiêu khi các bà siêng năng cần mẫn làm mình theo không kịp luôn. Ấy là chưa kể những bà má chồng đầu óc hẹp hòi ích kỷ, coi con ruột hơn con dâu.
– Còn các cô em chồng?
– Cô biết tôi có em chồng?
– Biết. Đã đi làm dâu thì người nào chả có em chồng. Mấy cổ dữ lắm, coi chị dâu giống như kẻ thù.
– Nợ đồng lần với nhau cả thôi. Mình phải cao hơn họ một bực, phải sống sao cho họ quý trọng, vị nể thì không có chuyện gì cả. Sau này lấy chồng rồi cô sẽ biết. Chúng tôi là dân thành thị nên về nhà quê có lẽ khác hơn.
Cô gái có vẻ trầm ngâm. Lát sau cô tâm sự:
– Em cũng lo, bởi vậy nhiều đám đến nói nhưng em không chịu. Bây giờ em ưng đám này, người ta hứa sẽ chia đất, làm nhà đặng vợ chồng ra riêng. Em khó nghĩ quá, ảnh đã có một đời vợ, một con trai còn nhỏ.
Tôi giật mình:
– Nhà cô ở đâu?
– Dạ, ở dưới Phong Thồ, trong Đồng Ông Tụng.
– Nghĩa là chỗ con sông Cái Răng đi vô cỡ năm cây số?
– Dạ.
– Tôi ở phía dưới, cách nhà cô khoảng hai cây số. Còn gia đình người kia?
– Cũng gần miệt đó. Chi vậy chị?
Tôi kể cho cô gái nghe rất chi tiết về cái chết của Xinh rồi đi đến kết luận:
– Chị mong người chồng tương lai của em không phải là y, nhưng chị nghi lắm. Phải hết sức thận trọng mới được em ạ, đừng nghe lời nhà chồng họ nói. Họ hứa cho được việc đó. Lời hứa của họ chẳng có giá trị gì cả. Em còn trẻ, đời em còn dài, không có gì phải vội. Đối với hạng đàn ông không phân biệt nổi giữa lòng hiếu thảo, giữa tình anh em với tình vợ chồng là người ngu. Ba thứ tình cảm đó không đối chọi nhau. Vợ thấy chồng có hiếu với cha mẹ thì nể. Cha mẹ thấy con yêu thương vợ thì mừng. Các em thấy anh hết lòng với cha mẹ, chiều chuộng vợ con thì kính trọng cả anh lẫn chị. Hạng đàn ông ngu thì không làm được việc đó, họ binh bên nọ bỏ bên kia, không có một chút uy tín nên gây ra những sự lộn lạo trong gia đình. Lấy người chồng ngu sẽ khổ suốt đời. Ấy là chưa kể vì vô tình hay hữu ý họ mang tội giết vợ. Phải thận trọng lắm mới được em ạ.

Cô gái khẽ dạ. Người công nhân ở trần cầm thanh sắt gõ cái ”keng” ra hiệu kêu tôi vô phụ, trông coi cho họ cân lúa trước khi họ đưa lúa lên máy.


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Câu chuyện quê nhà

Vợ chồng tôi sống ở dưới quê, cách thành phố Cần Thơ 16 cây số và cách chợ huyện 2 cây. Nhà chồng tôi có một mẫu vườn, sinh sống bằng nghề làm vườn, có rất ít ruộng, hằng năm cây trái xum xuê.

Tác Giả: Đoàn Dự

cau chuyen que nha(Viết theo lời kể của cô em gái)

Vợ chồng tôi sống ở dưới quê, cách thành phố Cần Thơ 16 cây số và cách chợ huyện 2 cây. Nhà chồng tôi có một mẫu vườn, sinh sống bằng nghề làm vườn, có rất ít ruộng, hằng năm cây trái xum xuê. Tôi yêu và lấy chòng tôi một phần cũng vì ưa thích cây trái. Tôi là người Sài Gòn. Chúng tôi quen nhau lúc anh làm việc ở Sài Gòn. Sau 1975, đời sống thành phố khó khăn, anh về quê trồng trọt phụ với cha mẹ. Các em của anh ở Cần Thơ dần dần cũng về trong đồng cả. Tôi từ Sài Gòn xuống chơi, đi lại nhiều lần, mê vườn cày ăn trái rồi nhận lời làm vợ anh.

Về sống dưới nông thôn lâu ngày tôi mới hiểu ra muốn có tiền gạo nhờ các cây trái, tuy không cực nhọc bằng làm ruộng nhưng cũng phải đồ không ít mồ hôi. Chồng tôi trước 60 ký, sau có lần ra Cần Thơ cân lại thấy nặng 55 ký. Còn tôi, làm dâu một bà mẹ chồng quá siêng năng cần mẫn, đêm dậy từ 4 giờ sáng, tình hình tôi tệ hại hơn nhiều. Người nhà quê khác người Sài Gòn. Họ ăn cơm ngày ba bữa, bữa sáng từ lúc trời còn tinh mơ, mình là dâu con phải dậy thổi nấu.

Nông thôn miền sông nước hầu hết nhà nào cũng có ghe giống như người thành phố có chiếc xe hai bánh. Đám cưới đi ghe, chở đồ bằng ghe, và nhất là đi chợ đêm nữa cũng bằng ghe. Chợ họp từ 12 giờ đêm, người nhà quê chở chuối, mít, xoài, ổi… đủ thứ linh tinh ra bán cả lố cho người ta kịp đưa về Sài Gòn. Phải đi chợ đêm tôi sợ lắm. Người ta kể rằng thường hay gặp ma. Ma ở các cây tối thui hai bên bờ sông, thấy động nhiều khi tự dưng nhào xuống khiến nước tung tóe văng cả vô mặt. Cũng có khi chiếc ghe đi sau thấy chiếc ghe đi trước chập chờn, ánh đèn lay lắt mờ tỏ nhưng không nghe rõ tiếng bơi chèo khua nước. Tôi sợ lắm, không bao giờ dám đi một mình. Mà tôi cũng chẳng biết chèo. Nhà quê không có việc tập, hễ tập lật xuồng như chơi.

Một bữa tôi đang lui cui cho heo ăn, bỗng nghe tiếng hỏi đằng sau:
– Nhà có gì bán không thím Tư?
Tôi quay lại thì thấy người hỏi đã đến bên cạnh. Đó là một cô gái khoảng ngoài hai mươi tuổi, khá đẹp, nước da trắng, thân hình tròn trịa có da có thịt, nụ cười thật tươi.
– Em là ai mà kêu tôi bằng thím? Em buôn bán, muốn mua thứ gì thì hỏi bà chứ việc vườn tược tôi đâu có quyền quyết định.
– Ủa, sao thím kêu con bằng em? Con tên Xinh, cháu phía bên ngoại chú Tư. Nhà con ở bên kia sông, qua bên này hoài hoài hỏi mối giùm cho người ta mua cả vườn đặng họ cho chút đỉnh huê hồng. Nhà nghèo, có vốn đâu mà buôn với bán.
Đoạn cô nhìn chung quanh:

– Bà đâu thím?
– Bà ở ngoài vườn, đang phụ chú Tư phun thuốc rầy cho mấy cây cam.
– Ngoải có gì bán không thím?
– Hình như có chuối, cau, đu đủ gì đó, chú Tư định tối gởi người ta đêm đem lên chợ bán giùm.
– Thím bán cho con được không?
– Đâu đã chặt xuống mà bán. Cứ ra ngoài đó hỏi bà rồi chú Tư chặt.
Trước khi đi, người con gái nhìn trước nhìn sau, hạ thấp giọng nói nhỏ với tôi:
– Nghe nói thím là dân chợ, hổng hiểu gì hết ở dưới miệt quê nên bị bà Ba với mấy cô em chồng, chị chồng ăn hiếp dữ lắm, phải vậy không thím?

Tôi bật cười:
– Chợ nào?
– Chợ là miệt Cần Thơ hay Sài Gòn gì đó á. Nhà con nghèo, từ nhỏ tới lớn con chưa ra tới ngoải.
– Chưa từng ra Cần Thơ?
– Dạ.
– Trời đất ơi, đây ra ngoài đó có mười sáu cây số chứ bao nhiêu mà chưa biết Cần Thơ?
– Dạ, nhà nghèo mà thím. Con có tới bảy tám đứa em lận, đứa nào cũng còn nhỏ, lít nhít một bầy nên nhà con nghèo, cực muốn chết luôn.
– Ba má cháu năm nay bao nhiêu tuổi?
– Dạ, ngoài bốn mươi.
Và người con gái lại nói nhỏ, giọng thân mật:
– Con mà như thím thì hổng ai ăn hiếp được con đâu. Chú Tư là con trai lớn duy nhất trong nhà, gia đình ông Ba bà Ba khá giả, ở được thì ở, ở hổng được con đòi ông bà chia đất cho ra ở riêng chớ không chịu như thím.
Tôi cười, cũng hạ thấp giọng, thân mật:
– Dân ”chợ” có cách suy nghĩ khác. Thím muốn biết mình có thể ở đây được suốt đời hay không chứ không phải vấn đề bị các cô em chồng bắt nạt. Nếu thím thấy ở được, thím sẽ bàn với chú Tư về Sài Gòn đem vốn xuống mua một khu đất, làm một ngôi nhà giống với ngôi nhà này, không cần ông bà phải chia. Mọi người biết chú thím không đòi hỏi gì thì sẽ nể, im như hột thóc.
– Còn nếu không ở được?
– Thím sẽ bỏ về Sài Gòn, không xuống đây nữa.

Xinh nhíu mày suy nghĩ, khe khẽ lắc đầu:
– Con mong thím cứ ở đây hoài cho vui đừng đi đầu hết.

Sau đó nó men theo bờ đậu đũa đi ra vườn, chiếc áo bà ba mỏng màu đen đã cũ có một miếng vá ở trên vai. Cô gái quê ấy còn trẻ, xinh lắm, nước da trắng trẻo và hai hàm răng đều tăm tắp không ”sún” như nhiều cô gái khác. Tôi nhìn theo, trong lòng thương cảm. Xinh kiếm được bao nhiêu trong việc đi hỏi mối giùm này? Chẳng bao nhiêu, lái họ cho ít lắm, vài ba ngàn bạc là cùng bởi vì họ biết ở nhà quê đồng tiền rất lớn. Hai ba chục ngàn bạc suốt ngày, nhiều lắm hôm nào “trúng mối” là năm chục ngàn, có thấm tháp gì với một gia đình bảy tám đứa em. Theo tôi nghĩ, dù ở quê hay ở tỉnh, nếu đã sinh con gái thì sinh nó đẹp và sinh nó giàu, hoặc ít nhất gia đình cũng phải kha khá. Cái đẹp cái giàu là vốn của người con gái. Cái đẹp thì mình không quyết định được, nhưng sự khá giả, có chút của giúp cho con hay không mình biết. Tôi nói thật theo kinh nghiệm riêng của tôi, làm thân con gái nhà nghèo tội lắm, chẳng sung sướng gì, ngay đến chồng nữa nó cũng coi thường. Đem của về nhà nó mà mình nết na thì nó coi như bà hoàng, tôn trọng như cô công chúa. Nghèo hơn nhà nó, thua gia đình nó quá xa, nó coi thường chẳng ra gì cả. Mà, con cái, lúc chưa là cái mầm sống thì đâu có đòi hỏi cha mẹ phải sinh ra mình, góp mặt trên cuộc đời này. Sinh ra chúng tôi, liệu đầy đủ được hãy sinh, bằng không cứ việc ”kế hoạch”. Tôi nhớ một nhà văn người Anh có viết một câu như thế này: ”Hãy để ngày ấy lụi tàn, ngày mà tôi sinh ra đời và đêm mà các mầm sống kết hợp tôi thành cái bào thai”. Vâng, sinh ra làm con nhà nghèo thì phải chịu chứ chẳng ai ham. Tôi không ca tụng sự nghèo. Tôi căm ghét ;ắm. Sanh như con gà con vịt một cách vô trách nhiệm chẳng thà ”kế hoạch” cho rồi. Làm thân con gái, nhà nghèo mà lại đông em khổ lắm.

Một lúc lâu sau Xinh khệ nệ bưng vô những buồng cau, những quày chuối, những sọt đu đủ ương ương, đi làm nhiều lượt, chất lại một đống ở góc sân. Xong, nó nhét vào tay tôi một trái quýt chín, chẳng nói chẳng rằng quay lưng đi ra đầu ngõ. Nó vừa đi vừa nói khơi khơi như nói một mình nhưng hơi lớn giọng:
– Chừng nào đám cưới con mời thím.
Tôi ngạc nhiên hỏi với theo:
– Đám cưới ai?
– Cưới con.
Tôi lại càng ngạc nhiên:
– Sắp chưa?
– Sắp rồi thím.
Sau đó chiếc áo bà ba mỏng có miếng vá trên vai của Xinh khuất sau bụi tre tầm vông bán cũng được tiền. Chắc nó đi kêu lái đến. Ở nhà quê lạ lắm, phải khuân như vậy mà Xinh không mua trước đâu, mặc lái mua với chủ rồi muốn cho đồng nào thì cho. Nếu ở Sài Gòn người ta mua trước, bán lại cho lái, ăn lời nhiều hơn. Họ nắm rất vững giá cả.
Chừng hai tuần sau, một bữa má chồng tôi nghỉ việc, mặc chiếc áo vẫn cất kỹ trong đáy rương ra ngoài chiếc bà ba trắng, choàng thêm chiếc khăn mỏng lên vai cột xuống trước ngực và bảo qua ăn đám nói con Xinh ở bên kia sông. Người Bắc kêu là đám hỏi, người Nam kêu là đám nói.
– Xinh nó lấy ai vậy anh?
– Anh cũng không rõ. Dường như nó lấy đứa nào ở bển gần phía mé lạch, cách nhà anh chị Hai Ù khoảng ba cáy số, lớn hơn nó năm tuổi. Thẳng có vợ một con nhưng hai vợ chồng thôi nhau đâu được một năm.
– Kỳ nhỉ, con Xinh trông dễ thương, mặt mũi trắng trẻo, con gái mới lớn vậy mà cũng bằng lòng lấy người đã bỏ vợ.
– Tại nó đông em, nhà nó nghèo, nhà thẳng tương đối đỡ hơn chút đỉnh, nó muốn lấy chồng sớm ngày nào đỡ khổ ngày nấy.
– Mấy người đàn ông bỏ vợ chưa chắc đã là người tốt.
– Tình trạng bắt buộc mà em, đâu có chọn lựa.

Khoảng nửa tháng sau chúng tôi nhận được thiệp mời, thứ thiệp nhỏ tí in sẵn bán tại các tiệm tạp hóa.
– Em qua bển làm phụ cho có họ hàng. Má chắc đi sau.
– Vâng.
Tôi đi với hai đứa con gái của người chị chồng. ”Nhà gái” đã mượn sẵn ghe, cho người chờ rước qua sông.
Ghe gần cập bờ, tôi nghe những tiếng bàn tán có lẽ nhận xét về tôi:
– Con dâu bà Ba đó, coi được quá chớ!
– Dân chợ mà, hổng ”coi được” sao đặng. Nghe nói cổ có vốn lớn tính mua đất làm nhà hổng cần chia gia tài gia đình chồng.
– Hèn chi bà Ba cưng chìu cổ hết mình, một điều con hai điều con.
– Ngày trước tui nói làm dâu bà Ba được không phải dễ. Bả siêng năng, khó tánh nhứt thiên hạ.
– Con gái lấy chồng có vốn thì ai cũng nể. Hổng có vốn cả nhà ngồi lên trên đầu.
Ghe cập bờ, chúng tôi đi lên, vô nhà. Tôi chào mọi người. Có những người tôi quen, có những người tôi không biết mặt. Nói chung, những người còn xa lạ nhìn tôi chăm chăm từ đâu tới chân như đánh giá con heo coi mập hay ốm.

Chị Hai Ù ra, chị kêu tôi bằng thím Tư và đon đả cầm tay tôi dắt vào bên trong.
Đám cưới con nhà nghèo bầy biện sơ sài, vài ba mâm cỗ tùng tiệm, cái đó kêu là ”nhóm họ” để chờ nước lên đưa dâu cho tiện. Nghe đâu hai đứa quen nhau trong một lễ cưới, ”thẳng” chịu con Xinh quá rồi cha mẹ ”thẳng” đến nói, xin con Xinh về làm dâu. Bên họ nhà gái thắc mắc không ai hiểu lý do tại sao người vợ trước mới cưới đâu được ba năm, thôi chồng dẫn con về ở với cha mẹ được gần một năm, hiện nay chưa lấy ai cả. Tôi ngạc nhiên lắm. Sau tôi hiểu ra ở nông thôn khi lập gia đình người ta thường làm biếng không nghĩ tới việc làm giấy hôn thú. Bởi vậy khi hai vợ chồng muốn thôi nhau, họ bỏ người này lấy người khác dễ dàng không cần phải ra tòa hoặc lên xã lên huyện ly hôn, ly dị gì cả, cứ hạp thì lấy, không hạp thì bỏ dễ như ăn cơm. Nơi này chỉ cách thành phố Cần Thơ mười sáu cây số, đời sống quê kệch như tự thuở nào mặc dầu họ cũng phải ăn phải uống và phải tiêu xài bằng tiền. Xin đừng hiểu lầm rằng ở nhà quê thì cứ việc đẻ, đã có đất quê nuôi sống. Không, đất quê cũng có giới hạn của nó, không trù phú đến nỗi bảo bọc được tất cả mọi người.
Bà cô ruột của Xinh ngồi vặt lông gà với chúng tôi. Bà kể rằng nghe nói ở bển má chồng con Xinh khó lắm, nhứt là hai đứa em chồng, nó tam bành lục tặc cả xứ đều sợ hổng ai dám rước.

Xinh đi ngang qua, nó cười vui vẻ:
– Cô đừng lo, cưới xong tụi con sẽ xin ra ở riêng, hai cô em chồng không tới mà đốt nhà tụi con được.
Bữa ăn diễn ra vào buổi trưa. Tôi ở lại đến chiều thì xuống ghe về. Các chị dặn:
– Tối thím qua chơi, nhóm họ lần nữa coi cô dâu làm lễ ”xuất giá”. Thím là người “Huế”, chưa biết phong tục người ”Việt”.
Ở đây cứ hễ người Nam thì là người ”Việt”, người ở thành phố kêu là dân ”chợ”, còn người miền khác kêu là người ”Huế” tuốt luốt. Tôi sinh ở Sài Gòn, nói giọng Bắc, cũng được gọi là ”người Huế” luôn.

Đám cưới nơi nông thôn này thì tôi biết rồi. Tội nghiệp, các cô con gái hầu hết đều cưới về đêm. Cưới theo con nước bởi vì đi toàn bằng ghe, xuồng, lúc 2 hay 3 giờ sáng hoặc 4 hay 5 giờ sáng đều tùy theo con nước. Đưa cô dâu tới nhà chồng xong, họ hàng nhà gái mau mau ra về kẻo sợ nước rút. Tiễn những người thân xuống ghe, không cô gái nào là không khóc. Xong, cô ta đi bộ, cùng mọi người trở lại nhà chồng, cởi áo ”cô dâu” và bắt đầu phụ với mọi người lau chùi bàn ghế, rửa chén đĩa, nồi niêu xoong chảo dưới cặp mắt soi mói, đánh giá của bà mẹ chồng và những người trong gia đình, họ hàng nhà chồng. Làm dâu thành phố có lẽ đỡ hơn làm dâu miền quê. Chỉ làm dâu các… nhà văn là sướng nhất bởi vì đó là tiểu thuyết, toàn chuyện tưởng tượng!

Từ ngày Xinh đi lấy chồng tôi không có dịp gặp lại. Nhà chồng không cho cô dạo mối mua bán, phải suốt ngày làm ruộng làm vườn với chồng và người trong gia đình nhà chồng.
Đúng như sự lo ngại của ngươi cô ruột, ngươi ta nói cuộc sống của Xinh không được thoải mái, còn thua cả lúc sống với cha mẹ nữa mặc dầu cha mẹ rất nghèo và đông con.

Nghe nói năm sau Xinh sanh con trai, đứa trẻ bụ bẫm, xinh xắn giống y như mẹ. Hai đứa em chồng quái gở, quá quắt, đánh cả chị dâu, mỗi lần chửi thì đào mả tổ Xinh từ tam đại trở xuống. Xinh xin cho ra ở riêng nhưng mẹ chồng không chịu, bà mắng nhiếc, rỉa rói Xinh như đứa ở. Còn thằng chồng, nó thương gia đình hơn thương vợ con, mỗi lần có chuyện gây lộn nó đứng về phe mẹ, phe em, ra mặt đàn áp Xinh cho Xinh phải sợ.

Tôi nghe, trong Đông Châu liệt quốc, con gái ông Sái Túc hỏi mẹ mình rằng chồng gần hơn hay bố mẹ ruột mình gần hơn. Bà mẹ trả lời bố mẹ gần hơn, bởi vì lúc chưa có chồng thì đã có cha mẹ; chồng chết có thể lấy người khác, cha mẹ chết thì không thể có cha mẹ khác. Còn về việc anh em chị em ruột thịt, tôi nghe, trong truyện Tam Quốc, ông Lưu Bị nói rằng: ”Huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục” – “Anh em như cái tay cái chân, vợ chồng như cái quần cái áo” – Tay chân ”thân” hơn, không thể chặt bỏ đi được. Quần áo “sơ” hơn, có thể thay đổi được. Đúng. Cổ nhân đã nói tất nhiên phải đúng, tôi không chối cãi. Nhưng tôi nghĩ, đàn ông mà không dung hòa được các tình cảm trong gia đình thì dở quá, ngu hết chỗ nói. Vợ đúng ta bảo là đúng, vợ sai ta bảo là sai. Lúc mềm thi mềm như sợi tơ. Lúc nhỏ thì nhỏ như mạch điện tử trong máy vi tính. Lúc lớn thì lớn như vũ trụ. Cứng như đá. Bền như thép. Mạnh như thần. Biến hóa như chiếc thiết bảng của Tôn Ngộ Không, thế mới phải là nghĩa ở đời, chứ về hùa với mẹ và em mà bắt nạt vợ là hạng ngu dốt, kém cỏi, vô học, ai cũng làm được.

Đã ba lần Xinh bồng con về định ở với cha mẹ nhưng nhà nghèo quá, chật chội quá, lại gạt nước mắt cắn răng chịu nhục bế con trở lại nhà chồng.

Một hôm, khoảng 4 giờ chiều, người chị chồng tôi nhà ở bên cạnh hình như vừa đi đầu về, tất tả chạy sang, nét mặt hơ hải:
– Cậu Tư đâu mợ Tư? Nghe nói con Xinh nó chết dưới nhà chồng, kêu cẩu lấy xuồng đi với chị qua bển xem sự thể ra sao.
Tôi điếng người. Giữa lúc đó chồng tôi cũng ở ngoài vào, có vẻ vội vàng, bảo tôi:
– Nghe nói con Xinh nó chết, em đi với chị Hai…

– Chị Hai đây, làm sao nó chết?
– Em cũng không biết. Em qua bển, anh đi kiếm má.
Tôi thay vội chiếc áo rồi đi. Chiếc xuồng nhỏ của gia đình chị Hai luôn luôn cột bên mé sông. Chị sử dụng quen, thành thạo giống như người thành phố đi xe máy.
Tới nhà chị Hai Ù, nhà vắng hoe, có mấy đứa nhỏ ở lại coi, mặt mũi tráo lơ không biết gì hết, còn người lớn thì đã xuống nhà chồng Xinh. Hỏi mấy đứa nhỏ nó chỉ giương mắt.
Chị Hai nóng ruột:
– Tôi muốn xuống dưới đó quá. Mợ có đi với tôi không?
Tôi nhíu mày suy nghĩ:
– Hay ta cứ chờ ở đây, đằng nào mọi người cũng phải trở lại báo tin chứ vào đó muộn quá, lúc về trời tối sợ không thấy đường.
Chúng tôi chờ lâu quá không thấy tăm hơi gì cả đành phải về nhà lo việc cơm nước.
Lúc hai chị em trở qua lần nữa thì nữa thì nghe tiếng khóc. Buổi chiều gần tối bên bờ sông vắng mà nghe tiếng khóc thê thảm của một bà mẹ mất con là thương tâm lắm. Tôi thấy lòng đau như cắt, và da dẻ tôi nổi gai ốc khi nhớ tới gương mặt tươi trẻ của Xinh lúc nhét vào tay tôi trái quýt hôm nào: ”Con lấy chồng thì mời thím”.
Chị Hai Ù cho biết là Xinh tự vẫn rồi chị lại khóc, tiếng khóc đau đớn đầy u uẩn của một người mẹ vẫn quen chịu đựng:
– Tôi nghèo nên con tôi chết. Đã ba lần nó bồng con về định ở với mẹ vì nhà chồng làm khổ nó quá. Nhưng thấy cha mẹ nghèo, nhà đông các em hổng đủ miếng ăn nên nó không nỡ ở lại, bây giờ nó chết.
Tiếng khóc và những lời kể của chị xé nát lòng tôi. Chị Hai lựa lời khuyên giải, an ủi. Tôi không biết an ủi. Nước mắt tôi âm thầm chảy ra và tôi không dám xịt mũi. Người mẹ mất con đã khóc mình lại khóc theo cho thêm đau đớn hay sao? Lòng tôi trào dâng một niềm căm phẫn, uất ức. Tôi căm phẫn ai? Tôi uất ức ai? Những chuyện mẹ chồng, nàng dâu. Những chuyện chị dâu và các cô em chồng đanh đá. Toàn chuyện thường tình. Tôi đòi hỏi phải giải phóng phụ nữ, nhưng giải phóng cách nào? Tôi đòi hỏi phải tôn trọng phụ nữ, nhưng tôn trọng cách nào? Toàn chuyện thường tình. ”Hãy để ngày ấy lụi tàn, ngày mà tôi sinh ra đời và đêm mà các mầm sống kết hợp tôi thành cái bào thai”. Tôi muốn chết đi cho rồi.
Dưới sông có tiếng tranh luận om sòm, thêm một ghe nữa về tới và những xuồng khác từ bên kia qua, ai cũng tranh nhau nói, tranh nhau hỏi, người nói, người hỏi, người xụt xịt khóc, chẳng có mạch lạc gì cả. Riêng bà cô ruột của Xinh thì bình tĩnh hơn, chị kể rằng khi được báo tin, họ vội vàng bơi xuồng vô trong đó thì bên nhà chồng nói nó uống thuốc rầy tự vận, đem đi nhà thương cứu cấp nhưng cứu không kịp, đem xác về rồi, còn đặt ở cái chõng ngay lối cửa ra vô, đầu tóc nó còn ướt, rối bù. Chị hỏi thằng chồng nó xem sự thể thế nào, chồng nó kể buổi sáng nó cãi nhau với hai con em, thẳng tưởng cũng như mọi khi thôi. Đến khi nghe thằng nhỏ khóc quá, nó chạy vô buồng thì thấy vợ nó nằm lăn lộn, vật vã mà thằng nhỏ thì té nằm dưới đất. Nó ẵm con, la kêu người khiêng phụ đưa vợ nó đi cấp cứu. Lúc khiêng xuống ghe, vợ nó lăn lộn nên rớt xuống sông ướt nhẹp. Nếu chờ lo thay đồ thì e không kịp, bởi vậy nên phải để ướt đem đi bịnh viện.

Thấy nó kể chuyện về cái chết của vợ tỉnh bơ không chút xót thương, chị bảo nó:
– Con à, vợ chồng đầu gối tay ấp, tình sâu nghĩa nặng, sao con coi rẻ nó quá vậy con?
Thẳng trả lời:
– Nó chết để thằng nhỏ lại cho con, con có sung sương nỗi gì!
Coi dáng điệu nỏ nhơn nhơn, chị nghi quá, chị bảo mình phải làm cho ra lẽ, để vậy tội nghiệp con nhỏ mà họ còn cho là mình ngu nữa. Chị để tâm dò la thì biết nguyên nhân như sau:
Vì gia đình ấy hay có chuyện to tiếng nên hàng xóm cũng ít để ý. Buổi sáng không hiểu có gì chị dâu em chồng gây lộn với nhau từ trong nhà. Rồi họ thấy Xinh cắp chậu đồ hay rổ rau gì đó ra ”cầu ao” bắc bên sông rửa ráy, giặt giũ. Trên bờ, hai con em chồng ”bà chằng” xỉa xói, chửi bới, mày mày tao tao lớn tiếng. Xinh cũng chẳng vừa, chửi lại. Một đứa gào lên gọi anh:
– Anh Ba, ra mà nghe con vợ anh nó chưởi tụi tui nè!

Thằng chồng từ bên trong chạy ra. Đứa kia lại hét:
– Anh xuống vả vô miệng con đĩ chó đó coi nó còn hỗn được nữa không?
– Tao làm gì mà con đĩ chó?
– Mày nghèo, em đông như bọn ăn mày chớ còn gì nữa. Anh Ba, đập chết nó đi!
Thằng chồng nhào xuống tát vợ một tát thẳng tay. Con Xinh mất thăng bằng té lộn xuống sông.
– Cho nó chết!
– Nó biết lội, chết sao được.
Tưởng Xinh làm nư không chịu lên nên chúng cũng mặc kệ. Một lúc sau thấy lâu quá thằng chồng mới lội xuống vớt. Xinh còn thoi thóp. Không hiểu vì tức giận hay vì không biết làm hô hấp nhân tạo, chúng đem Xinh vô trong nhà, lấy thuốc rầy đổ vô miệng và hô lên là Xinh tự tử. Đem đến bịnh viện, nhà thương thấy có thuốc rầy trong miệng nên cũng xác nhận là Xinh chết do uống thuốc rầy.
Nghe bà cô kể, họ hàng bên Xinh giận lắm, nhất định đòi đi thưa. Nhưng cha mẹ Xinh bảo người chết là hết, nhà mình nghèo đâu có tiền bạc thưa kiện, họ gây nên tội thì họ phải chịu tội với trời đất.
Chẳng biết có trời đất hay không nhưng hôm sau làm đám tang, nhìn thằng nhỏ mới tám tháng tuổi đã chít khăn tang trên đầu, khóc chảy nước mũi đòi mẹ cho bú, ai cũng không cầm được nước mắt. Mấy đứa em chồng thì vẫn nhơn nhơn.
Tôi về kể lại với nhà tôi, anh giải thích:
– Có lẽ cái tát quá mạnh khiến nó choáng váng không ngoi lên được chớ con Xinh lội giỏi, đâu có chết dễ như thế. Bản năng sinh tồn của con người, hễ té xuống nước là phải ngoi lên dù đang tức giận, không nằm im dưới nước để rồi bị chết.
Dù sao cái chết của Xinh cũng gây hoang mang trong tôi không ít. Một thân một mình về làm dâu ở nơi xa lạ, tôi nhớ lời anh tôi nói:
– Liệu cô ở được dưới đó thì ở, không ở được thì về, đừng để họ làm phiền phức. Trên này chúng tôi bận lắm, không có thì giờ tranh cạnh với ai cả nhưng nếu cô chết tôi không để họ yên đâu. Coi chừng tình ngay lý gian, tôi phiền mà họ cũng phiền.
Ôi chao, lấy chồng xứ lạ, nhiều khi tôi lo tôi chết. Nhà chồng tôi cũng lo nữa, họ giữ gìn, không bao giờ dám cho tôi đi một mình vì sợ tôi trượt chân trên những cây cầu bằng thân cây dừa không có tay vịn, bị té xuống nước chết đuối thì lại ”oan gia”. Họ sợ thật hay vì nể do tôi dành dụm được vốn liếng? Có lẽ cả hai. Các cô em chồng chẳng ai đụng tới tiền bạc của ta, nhưng nếu có vốn và ta xử sự như một người chị, thân tình, coi họ là những đứa em thì họ vẫn nể. Về nhà chồng bằng hai bàn tay trắng, với bộ quần áo do người ta may, đến thánh cũng khó ngồi yên trên tòa.

***

Khoảng bảy tháng sáu cái chết của Xinh, một hôm tôi đi chà lúa. Trong khi chờ đến lượt mình đưa lúa vào chà, tôi ngồi bên cạnh một cô gái quê khá xinh, mặt mũi trắng trẻo, mặc chiếc áo tím trông còn nhỏ tuổi coi bộ dễ thương. Cô cũng đi chà lúa và lân la trò chuyện với tôi:
– Chị không phải người xứ này?
– Sao cô biết?
– Em nghe chị nói tiếng ”Huế”.
– Không phải tiếng Huế đâu. Tôi người Bắc, lấy chồng về dưới xứ này.
– Quê chị ở đâu?
– Sài Gòn.
– Y cha, Sài Gòn lớn lắm há chị? Em nghe người ta nói lớn hơn Cần Thơ, nhưng Cần Thơ em cũng chưa biết.
– Trời đất, đây với Cần Thơ gần xịch mà cô chưa ra bao giờ?
– Dạ chưa. Sao người ta kêu mấy người ở Cần Thơ hay trên Sài Gòn là dân ”chợ” há chị? Chắc ở trển nhiều chợ lắm.
– Không nhiều đâu nhưng có lẽ đầy đủ hơn dưới này. Ở đây ban đêm phải dậy nấu cơm, cho heo ăn, bổ củi, tưới vườn, cực hơn ở trển.
Cô gái nhíu mày suy nghĩ:
– Má chồng chị có khó không?
– Có bà má chồng nhà quê nào lại không khó? Nhiêu khi các bà siêng năng cần mẫn làm mình theo không kịp luôn. Ấy là chưa kể những bà má chồng đầu óc hẹp hòi ích kỷ, coi con ruột hơn con dâu.
– Còn các cô em chồng?
– Cô biết tôi có em chồng?
– Biết. Đã đi làm dâu thì người nào chả có em chồng. Mấy cổ dữ lắm, coi chị dâu giống như kẻ thù.
– Nợ đồng lần với nhau cả thôi. Mình phải cao hơn họ một bực, phải sống sao cho họ quý trọng, vị nể thì không có chuyện gì cả. Sau này lấy chồng rồi cô sẽ biết. Chúng tôi là dân thành thị nên về nhà quê có lẽ khác hơn.
Cô gái có vẻ trầm ngâm. Lát sau cô tâm sự:
– Em cũng lo, bởi vậy nhiều đám đến nói nhưng em không chịu. Bây giờ em ưng đám này, người ta hứa sẽ chia đất, làm nhà đặng vợ chồng ra riêng. Em khó nghĩ quá, ảnh đã có một đời vợ, một con trai còn nhỏ.
Tôi giật mình:
– Nhà cô ở đâu?
– Dạ, ở dưới Phong Thồ, trong Đồng Ông Tụng.
– Nghĩa là chỗ con sông Cái Răng đi vô cỡ năm cây số?
– Dạ.
– Tôi ở phía dưới, cách nhà cô khoảng hai cây số. Còn gia đình người kia?
– Cũng gần miệt đó. Chi vậy chị?
Tôi kể cho cô gái nghe rất chi tiết về cái chết của Xinh rồi đi đến kết luận:
– Chị mong người chồng tương lai của em không phải là y, nhưng chị nghi lắm. Phải hết sức thận trọng mới được em ạ, đừng nghe lời nhà chồng họ nói. Họ hứa cho được việc đó. Lời hứa của họ chẳng có giá trị gì cả. Em còn trẻ, đời em còn dài, không có gì phải vội. Đối với hạng đàn ông không phân biệt nổi giữa lòng hiếu thảo, giữa tình anh em với tình vợ chồng là người ngu. Ba thứ tình cảm đó không đối chọi nhau. Vợ thấy chồng có hiếu với cha mẹ thì nể. Cha mẹ thấy con yêu thương vợ thì mừng. Các em thấy anh hết lòng với cha mẹ, chiều chuộng vợ con thì kính trọng cả anh lẫn chị. Hạng đàn ông ngu thì không làm được việc đó, họ binh bên nọ bỏ bên kia, không có một chút uy tín nên gây ra những sự lộn lạo trong gia đình. Lấy người chồng ngu sẽ khổ suốt đời. Ấy là chưa kể vì vô tình hay hữu ý họ mang tội giết vợ. Phải thận trọng lắm mới được em ạ.

Cô gái khẽ dạ. Người công nhân ở trần cầm thanh sắt gõ cái ”keng” ra hiệu kêu tôi vô phụ, trông coi cho họ cân lúa trước khi họ đưa lúa lên máy.


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm