Truyện Ngắn & Phóng Sự
Chiến tranh đã qua lâu rồi.- Đỗ Trường
Truyện ngắn của Đỗ Trường
Sau lễ vọng đêm 24 Noel, tôi và Nam Võ lên xe đến thăm Bùi Lợi,
Trần Nam Anh và bạn bè ở Dresden. Xe vừa ra khỏi thành phố,
nhận được điện thoại của anh chị Châu Müller từ Bodensee, thông
báo:
-Anh chị cùng vợ chồng người bạn đang trên đường đến Leipzig.
Một cuộc đi ngẫu hứng, và đã đặt chỗ nghỉ ở Hotel Lindenau
cạnh nhà Đỗ Trường.
Tôi buộc phải quay xe, và bảo:
-Anh chị báo Hotel hủy đặt chỗ nghỉ, bởi nhà em còn đủ phòng cho hai gia đình.
Tôi quen chị Châu vào mùa thu 1988, khi chị vừa từ trong nước
sang và cầm thư của Tô Vương (Vương Dứa) gửi cho tôi. Tô Vương là
người anh lớn tuổi thân thiết, thường cùng nhau bù khú, rượu
chè, khi tôi còn ở trong nước. Lúc đó, anh là phóng viên theo
dõi, viết về nông nghiệp. Và nghe nói, hiện nay Tô Vương là Ủy
viên bộ biên tập, chủ tịch Liên chi hội Nhà báo Nhân Dân (?).
Chị Châu cùng quê Vĩnh Phú, và là bạn với vợ Tô Vương hồi còn
học ở khoa sử Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Chị được bổ
sung vào đội may Leipzig, và ở tầng trên, cùng ký túc xá đường
tàu 8, quận Grünau với chúng tôi. Ngày đầu gặp, chị gày gò
ốm yếu lắm. Cái già đi trước tuổi ba sáu của chị. Biết tôi
làm ở lò mổ, thực phẩm, nên cuối tuần chị thường xuống nhờ
mua thịt, và các loại wurst, bockwurst (xúc xích)…Thực ra, những
người trực tiếp giết mổ và chế biến thịt, thực phẩm lâu
ngày như chúng tôi đều ngán, sợ, có khi cả tháng không ăn thịt.
Do vậy, tiêu chuẩn mua rẻ như tặng, hoặc hứng lên cứ tự động
lấy về mỗi ngày vài, ba cân, thường cho hết bạn bè.
Mấy tháng sau, nhìn chị phốp pháp đẫy đà hẳn ra, nghe nói đã
có bạn trai, cùng đơn vị bộ đội phòng không cũ, hiện đang
nghiên cứu sinh ở Berlin. Thế cũng mừng cho chị. Bởi, chẳng cứ
công nhân lao động, mà kể cả sinh viên, nghiên cứu sinh, dù ở
Việt Nam đã có chồng, có vợ, không trước thì sau cũng phải
tìm lứa cặp đôi, góp gạo thổi cơm chung với nhau thôi.
Mấy tuần trước tết Nguyên Đán 1989 không thấy chị xuống lấy
thực phẩm. Tôi nghĩ, có lẽ chị đi chơi đâu đó. Đêm giao thừa,
đang ngồi nhấc lên, nhấc xuống với ông bạn Nguyễn Hải Đăng phiên
dịch ở đội dệt tầng 3, có người cùng phòng chị hốt hoảng
chạy xuống, bảo:
-Chị Châu đau bụng dữ dội lắm, các anh lên xem, có khi phải gọi xe cấp cứu.
Nguyễn Hải Đăng khật khừ hỏi:
-Thế mấy thằng phiên dịch, đội trưởng may đâu?
-Tìm rồi, nhưng không biết các bố ấy say nằm ở xó xỉnh nào!
Tôi bảo Đăng:
-Ông xuống phòng trực bảo Betreuer, (Người trợ giúp) gọi xe cứu thương, tôi lên trước chỗ chị ấy xem sao.
Đêm ấy, tôi và Đăng phải ở bệnh viện cùng chị. Và bác sỹ cho
biết, chị có thai, và thai nhi đã chết trong bụng mẹ, nên phải
hút, nếu không được buộc phải mổ, bởi thai nhi khá lớn. Không
có những người trách nhiệm thuộc đội may, buộc tôi và Đăng
phải làm thủ tục mổ xẻ cho chị.
Và cũng may, đêm đó các bác sỹ đã hút được thai nhi cho chị.
Khi tôi và Đăng ra về gặp người phiên dịch, cũng là đồng hương
cùng làng của chị, lò dò đi vào. Chúng tôi báo cho hắn biết,
mọi việc đã xong, chị ấy còn mệt, đang ngủ, chiều tối vào
cũng được. Hắn cảm ơn, rồi kéo chúng tôi về phòng hắn cà phê
và ăn sáng. Trong lúc cà phê, rỉ rả hắn kể:
Chị Châu là nữ quân nhân, tham gia trực tiếp ngoài mặt trận, và
đã sống nơi rừng thiêng nước độc. Sau 1975 cuộc sống, sinh hoạt
của chị càng khổ cực, nhất là tinh thần luôn bị ức chế. Thể
xác, lẫn tinh thần hoàn toàn bị suy nhược như vậy, nên lập gia
đình gần chục năm chị không hề một lần mang thai. Rồi điểm
tựa, nơi an ủi cuối cùng là người chồng cũng bỏ chị ra đi.
Trong cơn bĩ bực buồn chán, chị xin sang Đức cày thuê cuốc
mướn. Ở Đức, dù đã chung sống với bạn trai, nhưng chưa khi nào
chị nghĩ, mình còn có khả năng sinh đẻ. Và mọi biện pháp
phòng tránh thai, với chị đều không cần thiết. Do vậy, trong
một lần tình cờ khám bệnh, biết mình mang thai, nếu không phá
bỏ ngay, sẽ phải về nước, nhưng chị vẫn mừng lắm. Bởi, dường
như bản năng làm mẹ trỗi dậy trong chị. Nhưng về nước, nơi
đường cùng không lối thoát ấy với hai bàn tay trắng, không nhà
cửa, việc làm, chị và con sẽ sống như thế nào? Mâu thuẫn ấy
cứ dằn vặt, vướng mắc trong nội tâm, làm cho chị khó quyết
định.
Nhưng lo lắng hơn chị, có lẽ là tác giả của chiếc thai nhi,
đồng chí thiếu tá, vị tiến sĩ vật lý tương lai, người đã có
vợ con, trong một gia đình bề thế ở Hà Nội. Nhùng nhằng mãi,
đến khi đồng chí thiếu tá thuyết phục được chị, thì bác sỹ
khám bảo, không thể phá, bởi thai nhi quá lớn. Trước nguy cơ
ấy, buộc đồng chí thiếu tá phải cạy cục, tìm kiếm tất tần
tật các loại thuốc tây, ta ngoài luồng, miễn sao hủy đi được
một mầm sống. Và cuối cùng, kết quả đã làm đồng chí thiếu
tá toại nguyện.
Từ đó, chị lầm lũi, vật vờ như một chiếc bóng. Thời gian
này, dường như chị chỉ làm độc hai việc, ở nhà máy, và hương
khói, khấn bái ở nhà. Có kẻ độc mồm, độc miệng còn gọi chị
là “ Trâu điên“. Cuối tuần, tôi mang thực phẩm lên và nhìn bóng
chị, chỉ còn biết an ủi:
– Lỗi đó, đâu phải tại chị, mà do cái hiệp ước dã man một
cách quái đản của hai nhà nước cộng sản đấy thôi: Cho yêu,
được làm tình, cho kết hôn, nhưng cấm gieo mầm, tiệt đường sinh
sản…
Ngay ngày đầu bức tường Berlin sụp đổ, chị mất tích, làm cho mọi người phải ngơ ngác. Có người bảo:
-Nói dại mồm chứ, có khi bà ấy bị trầm cảm đâm quẫn, nhảy bố nó xuống cái ao hồ nào rồi!
Thế là, thay nhau đi sục sạo, kiếm tìm… Và rất may, tuần sau,
tôi nhận được thư của chị. Thở phào nhẹ nhõm, khi biết chị
trốn sang Tây Berlin và đã đặt đơn tị nạn chính trị. Vậy là,
chị không hề điên, mà tỉnh táo, nhận thức tư tưởng rõ ràng và
rành mạch hơn chúng tôi nhiều lắm.
Rồi kể từ ngày đó, gần ba mươi năm, tôi vẫn chưa gặp lại chị…
——-
Noel năm nay tuyết không rơi, dường như có bớt đi một chút lãng
mạn. Nhưng với không gian, thời tiết ấm áp ấy, tạo nên cảm
hứng tuyệt vời cho những chuyến hành hương xa. Thành phố về
chiều, bất chợt đổ xuống cơn mưa mỏng, cho con người một cảm
giác, như đang đi dưới những hạt mưa phùn nơi quê nhà.
Xuống xe, chị Châu đi như chạy về phía tôi. Gần ba mươi năm gặp
lại, chị vẫn vậy, tình cảm và vồn vã. Úp tay vào lồng ngực,
chờ cảm xúc lắng lại trong giây lát, chị giới thiệu tôi với
Jens Müller chồng chị và Nhạn đồng đội cũ, cũng như anh Học
chồng chị Nhạn, cựu lính thám báo quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Bữa cơm tối, hình như chị rất ít đụng đũa, bởi những câu
chuyện dài khó dứt. Khi hỏi, từ đâu chị tìm được địa chỉ của
tôi. Chị không trả lời ngay, mà kể về những ngày đầu ở trại
tị nạn Tây Berlin và Ingeheim, rồi đến nơi định cư Darmstadt. Nơi
đây, chị đã học nghề và làm bánh mì từ ông chủ xưởng Jens
Müller. Rồi tình yêu, hạnh phúc đến với chị ở cái tuổi gần
bốn mươi. Khi con gái ra đời, chị và chủ xưởng làm đám cưới.
Tuy rổ rá cạp lại, nhưng cái hạnh phúc đó nằm ngoài sức
tưởng tượng của chị. Và đến lúc này, dù đã trở thành bà
ngoại, nhưng đôi khi chị vẫn không thể tin, mình đã từng được
làm mẹ. Với chị, điều đó chỉ có thể do sự sắp đặt của
Chúa, của Trời, của Phật mà thôi. Mấy năm trước con gái tốt
nghiệp đại học, rồi làm việc, lấy chồng ở Bodensee. Anh chị
bán nhà, bán xưởng ở Darmstadt chuyển xuống đó cho gần con
cháu.
Thấy chị dài dòng, chị Nhạn đá chân, cắt ngang lời:
-Này, thằng em nó hỏi một đằng, bà lòng vòng một nẻo là thế nào?
– Thì cũng phải từ từ, có đầu có đuôi chứ. Vô tình thôi, gần
nhà có cái quán ăn của người Việt mình, mở được hơn năm nay.
Chiều tối, anh chị thường ra đó dùng cơm. Hôm rồi, quán vắng
khách, biết chị là người Việt, nên chủ quán ra chào. Hỏi ra
mới biết vợ chồng Lĩnh Ngọc chủ quán là con gái cô em Lương
Thị Hợp cùng quê với chị, ở đội dệt do Nguyễn Hải Đăng làm
phiên dịch. Lĩnh Ngọc cho chị địa chỉ, điện thoại, và bảo nhà
cháu ở Leipzig cạnh nhà chú Đỗ Trường. Loanh quanh thế nào
toàn người quen cả.
Có lẽ, lên cơn nghiền thuốc, anh Học và Jens đứng dậy, định ra
ngoài. Tôi bảo, các anh hút ở đây, hoặc ra bếp cũng được, đêm
ngoài trời trở lạnh rồi. Chị Nhạn lừ mắt, em đừng chiều các
ông ấy, mặc áo ấm không sao đâu. Rồi chị quay sang hỏi:
-Đỗ Trường viết văn, thế có biết nhà văn Mai Thảo không?
– Dạ có, Mai Thảo là nhà văn lớn tài hoa, không chỉ riêng cho
nền văn học miền Nam. Ông cũng là người Chợ Cồn, Hải Hậu, Nam
Định quê chị.
-Đúng rồi đó, chị là cháu họ của Mai Thảo. Sau 1975 ông trốn
ra Hố Nai, chị có được gặp. Nhưng lúc đó, bọn nằm vùng lộ
mặt chỉ điểm khá đông, nên ông lại quay về Sài Gòn. Cũng may,
Mai Thảo vừa đi, thì họ đến bắt chị, can tội hồi chánh và
không chịu trình diện.
-Câu chuyện nằm rừng, chui hang của các chị kể khi nãy, không
chỉ là truyện ngắn, mà có thể viết được cả cuốn tiểu thuyết
không chừng.
Chị Châu cười cười, thích thì em cứ viết đi, gửi cho chị đọc.
Anh Học đã quay vào từ lúc nào, đứng ngay sau lưng tôi: Nếu
viết, chú nhớ đổi cho cái tên, bởi những người lính thám kích
luôn âm thầm, sống hay chết đều vô danh cả.
Vâng! Nhất định rồi, và câu chuyện được bắt đầu như vậy.
—–
Ì ạch mãi, Châu và Nhạn cũng kéo được xác Vui ra tới chân đồi
trước mặt. Cả hai ngồi thở. Giờ này, chưa phải lúc lên cơn
sốt, nhưng cái rét từ đâu đến, làm họ run lẩy bẩy, đầu gối
đập vào nhau, không một cảm giác. Châu dựa vào gốc cây, hai mắt
nhắm nghiền. Chiếc xẻng trên tay tuột rơi xuống, bùn bắn tóe
vào mặt, vào tóc Nhạn. Định gọi Châu, nghĩ thế nào lại thôi,
Nhạn đưa tay, nhưng chưa kịp vuốt sạch vết bùn trên đầu, thì
một mảng tóc dính bùn đã rụng bụp xuống xác của Vui. Nhìn
xuống, Nhạn lại khóc, nhưng không thấy một giọt nước nào lăn
trên gò má. Cũng mới đây thôi Vui ơi! Mày đập nát chiếc gương
cuối cùng, để ba đứa khỏi nhìn thấy khuôn mặt méo mó, bủng
beo với cái đầu trọc nham nhở của mình. Rồi mày đốt lửa, hun
khói cầu mong người đến cứu, dù là ta hay địch. Mày bảo, kho
tàng súng ống đạn dược, địch ta, thắng thua cũng chẳng bằng
sinh mạng con người. Mày khao khát sống, thèm được sống lại
những ngày bình dị của tuổi thơ. Và ngay đêm qua, mày còn giao
hẹn, nếu đứa nào còn sống để trở về, sẽ phải có trách
nhiệm mang xương cốt đứa chết về quê. Sau đó, mày bắt tao, bắt
Châu kể về quê mình, và phải nhớ bằng được cái làng ven biển,
với những đứa em nheo nhóc, quanh năm đói khát của mày ở vùng
biển Nga Sơn, Thanh hóa, để sau này dễ tìm đến. Thế mà sáng
nay, mày không dậy được nữa. Chúng mình mới bước vào cái tuổi
hai mươi mà. Nhưng có lẽ, mày còn sướng hơn tao, hơn cái Châu
đấy. Mày chết còn có chúng tao bó chăn, bó chiếu kéo mày đi
chôn. Đến lượt tao hay cái Châu, ai chết trước, chỉ còn một đứa
không đủ sức kéo đi đâu. Rồi đứa cuối cùng, chắc chắn thú
rừng sẽ kéo đi chôn thôi.
Nghe Nhạn lẩm bẩm, Châu nhặt cán xẻng, chống xuống đất, vịn
tay đứng dậy. Lắc lư một lúc, Châu cắm xẻng xuống. Tuy trận mưa
đêm qua đất đỏ bazan mềm dễ đào hơn, nhưng dẻo kẹo dính chặt
vào lưỡi xẻng. Châu lại phải dùng chân gạt đất, mỗi lần là
một lần ngã. Cứ như vậy, Châu và Nhạn, hai cái bóng dập dờ
thay nhau đào, móc, bốc đến chiều đủ chỗ cho Vui nằm. Đến lúc
này, cả hai không còn đủ sức kéo, buộc phải vần, lăn Vui
xuống. Và họ cũng không còn khả năng nhìn, nhận biết Vui đang
nằm ngửa hay sấp dưới hố. Lấp xong, không kịp nhặt mấy cành
cây khô cắm lên mộ, cả hai đều quay đầu, sấp ngửa về hang. Không
thể nói với nhau lời nào, nhưng họ đều biết, giờ này cơn sốt
rét sắp ập đến.
—-
Sau bốn tháng hành quân, vào mùa khô đầu năm 1971, một trung
đội, trong đó có ba nữ chiến sĩ Châu, Vui, Nhạn, thuộc Tổng
cục hậu cần cũng đến được nơi đơn vị cần được bổ sung. Trước
khi họ đến, đã có một đơn vị đóng quân ở đó. Chiếc hang được
làm nơi ăn nghỉ. Nơi rừng sâu, đường ra vào vô cùng khó khăn,
mịt mù này, có lẽ, cách bản làng người Thượng cũng mất đến
một ngày đường của người giao liên địa phương. Nghỉ ngơi được
ít ngày, đột nhiên trung đội trưởng gọi cả ba lại bảo:
-Đơn vị nhận được lệnh hành quân tiếp, theo đường dẫn của giao
liên. Nơi đây đã và sẽ là điểm tập kết vũ khí đạn dược cho
chiến trường Kontum. Do vậy, ba em tạm thời ở lại. Trong thời
gian ngắn nhất, đơn vị sẽ bổ sung thêm quân số. Lương thực, ở
đây có thể đủ dùng trong một tháng. Nhiệm vụ này, hết sức
quan trọng.
Giữa rừng sâu nước độc, chỉ còn lại ba cô gái trẻ, lần đầu
tiên vào chiến trường, tuy sợ, nhưng họ buộc phải nhận nhiệm
vụ. Trước khi đi các anh lính cũ còn dặn:
-Phải đề phòng, khi ghe tiếng chim Lệnh thường có beo, cọp mò
về. Đốt lửa tuy tránh được thú, nhưng khói sẽ bị địch phát
hiện…
Thế rồi, một tháng qua đi, lương thực đã cạn, rau rừng gần đã
trụi, họ phải đi xa hơn tìm kiếm, vẫn không thấy đồng đội trở
lại. Vui tuy là người khỏe mạnh nhất, nhưng lại bị sốt rét
rừng quật ngã trước nhất, rồi mới đến Nhạn và Châu. Đói khát
ăn lá rừng uống nước suối chưa phải cái đáng sợ, mà sốt
rừng hết thuốc mới là điều làm họ sợ nhất.
Mưa đầu mùa, rừng như được uống thuốc hồi sinh. Tầng tầng, lớp
lớp đan ken một màu xanh trải dài ngút tầm mắt. Từ trong hang
nhìn ra, những chùm hoa dại như được ai đó vẽ lên chiếc khung
tranh màu xanh vậy. Vừa dứt cơn sốt, Vui đã bảo, rừng đẹp và
hùng vĩ, nhưng tính tình như con mụ phù thủy vô cùng độc ác.
Vui nói vừa dứt câu, chợt có bước chân người đi đến, làm cả ba
giật mình. Như một phản xạ, tất cả cầm súng, lùi sâu vào
trong hang. Lúc sau, có tiếng hú gọi quen thuộc, cả ba rất vui,
ùa ra đón người giao liên cũ người Thượng. Chưa kịp chào, bao
câu hỏi dồn dập đã đến, làm ông bối rối:
-Có lẽ, đơn vị không quên các cô đâu, bởi họ đang phải dồn quân
cho mặt trận Đường 9-Nam Lào đấy thôi. Ở đó đang đánh nhau to.
-Chú cho chúng cháu theo về đơn vị chiến đấu, ở đây không trước thì sau cũng chết vì đói khát, và bệnh tật.
-Tôi nghĩ, khu vực này quan trọng, bởi trước đây lúc nào cũng
có đại đội, hoặc ít nhất một trung đội đóng giữ. Hơn nữa sức
khỏe hiện các cô không thể đi xa. Tôi đang có nhiệm vụ xuống
khu vực đồng bằng. Dọc đường gặp đơn vị nào gần nhất, tôi nói
với họ cử người mang thuốc và thực phẩm vào. Tuy nhiên, nếu
không có gì xảy ra, chắc chắn tôi sẽ báo cáo với đơn vị và
quay trở lại. Bây giờ tôi phải đi, và để lại tất cả thực
phẩm, thuốc men của tôi cho các cô.
Rồi từ hy vọng đến tuyệt vọng kéo dài cả mùa mưa. Sức lực,
sự chịu đựng con người cũng chỉ có giới hạn. Và Vui phải ra
đi trong cái đói khát, không một viên thuốc với những cơn sốt
rét rừng vào cái tuổi đáng lý ra đẹp nhất của đời người…
Tuy đã tiếp cận được cửa hang, nhưng với kinh nghiệm dạn dày
của người lính thám báo, Học và đồng đội vẫn kiên nhẫn nằm
quan sát. Gần đến nửa đêm các anh chia thành hai hướng kiểm tra
vòng. Và quả thực, trong hang chỉ có hai nữ bộ đội trong tình
trạng nằm bất động, bên cạnh những thư từ, sổ sách lộn xộn.
Học nhặt một bì thư, rọi đèn đọc, nhưng anh thể không tin vào
mắt mình, bởi địa chỉ, tên người gửi là Nguyễn Văn Hải Chợ
Cồn, Hải Hậu, Nam Định, gửi cho con gái Nguyễn Thị Nhạn. Lẽ
nào có sự trùng hợp vậy? Năm 1954, khi anh đi, Nhạn mới hai
tuổi, vẫn thường đòi theo anh Học cõng đi chơi. Nếu năm đó vợ
chú Hải không đang mang thai, thì chắc chắn đã cùng gia đình anh
di cư vào Nam.
Thấy Học sững người, một đồng đội hỏi:
– Mày sao vậy?
Đưa bì thư cho bạn, Học bảo:
-Có thể, một trong hai cô gái này là Nhạn, em hàng xóm cùng quê của tao ở ngoài Nam Định…
Học cùng đồng đội điện báo gấp về đơn vị không hẳn vì các
anh đã tìm ra nơi chôn giấu vũ khí của đối phương, mà sự cứu
chữa Nhạn và một nữ bộ đội là điều cần kíp nhất.
Hết đợt công cán, quay về hỏi thăm, biết Nhạn và Châu đang được
điều trị Tổng y viện Qui Nhơn, Học đến thẳng đó. Là những tù
binh nữ, bệnh nặng, và ở phòng điều trị riêng, nhưng với
người lính thám báo xin vào thăm không có gì khó khăn cho lắm.
Lúc này, Nhạn và Châu tuy có thể nói chuyện, nhưng còn rất
yếu. Khi biết anh là người cùng đồng đội đưa cả hai từ cõi
chết trở về, hai chị cảm ơn, nhưng bước đầu có một chút e dè,
mặc cảm. Tuy nhiên, Học là hàng xóm cũ, đã từng chơi chung,
hồi còn ở nhà hay được bố mẹ kể đi kể lại, ngay sau đó cho
Nhạn cảm giác gần gũi, thân mật hơn. Khi biết cậu Lâm em ruột
mẹ, đang làm ở Bộ chiêu hồi Sài Gòn, đã được Học điện báo,
sắp ra thăm, Nhạn mừng lắm.
Dịp tết âm lịch 1972, sức khỏe Nhạn và Châu khá tốt, bệnh tật
ổn định. Nếu cả hai chấp nhận chiêu hồi, Cậu Lâm của Nhạn
bảo lãnh cùng về Sài Gòn. Tuy rất muốn, nhưng Châu lo sợ cho
gia đình ngoài Bắc và tương lai người em trai kế đang ở Bungari.
Bởi, Châu xung phong vào bộ đội, để cho em mình đủ tiêu chuẩn du
học nước ngoài.
Và từ đó, Châu là tù nhân của chiến tranh. Năm 1974, Châu được
trao trả tù binh, về Tổng cục hậu cần. Nhìn Châu béo tốt,
hồng hào các đồng chí đơn vị lườm nguýt, và cũng là dấu hỏi
cho mọi người. Mà có riêng gì Châu, các anh được trao đổi cùng
đợt có ai được tin dùng? Châu luôn phải tự an ủi mình, bởi
luôn luôn phải khai báo lặp đi lặp lại một câu hỏi. Mỗi lần như
như vậy, Châu lại nhớ đến Vui, đến Nhạn. Và hình ảnh lần
cuối cùng Nhạn và Học đến nhà tù thăm, trước khi họ làm đám
cưới, lòng Châu dịu lại. Tuy Châu không thông báo, nhưng có lẽ
họ cũng biết mình đã được trao trả tù binh và ra Bắc rồi.
Ngồi chơi xơi nước mãi cũng chán, Châu xin học bổ túc văn hóa,
được đơn vị chấp nhận. Sau 30-4-1975 tình hình có vẻ khá hơn,
vào Nam ra Bắc nhiều, nên các đồng chí nhìn Châu ánh mắt thiện
cảm hơn. Năm 1976, Châu xin thi và đỗ vào khoa sử Trường Đại
Học Tổng Hợp. Tốt nghiệp, Châu chuyển sang bộ đội phòng không
không quân.
Năm 1981, trong một lần vào Sài Gòn công tác, Châu về Hố Nai
tìm thăm vợ chồng Nhạn Học. Nhưng bố mẹ Học cho biết, họ đã
cùng con cái vượt biên trước đây mấy tháng, khi Học vừa ra tù…
Sáng nay, tưởng viết xong câu chuyện này, tôi gửi cho cả hai
chị Châu và Nhạn đọc. Nhưng chợt nhớ ra, truyện vẫn còn thiếu
phần kết. Lúc sau điện lại, nghe như có tiếng sụt sịt trong
máy. Tôi hỏi, anh Học đứng từ xa, nói vọng vào, đang đọc
truyện chú gửi cho mấy bà chị nghe, hơi xúc động chút xíu
thôi. Dừng lại một chút, tôi mới dám nói tiếp:
-Còn thiếu phần kết, làm thế nào để các chị tìm gặp được nhau ạ?
Tiếng máy im bặt, rồi nghe tiếng chị Châu: Thì cũng vô tình như
chị tìm ra em thôi. Bởi chị đâu có biết Nhạn cũng ở Đức. Mấy
năm trước, tụ họp đồng hương vùng, trời xui đất khiến thế nào
hai chị em ngồi cạnh nhau. Chuyện trò một lúc, nghe cái giọng
nửa Nam, nửa Bắc của bà ấy, chị mới buột miệng hỏi:
-Bác chắc gốc Bắc, hỏi không phải, quê bác ở tỉnh nào ạ?
Bà ấy bảo:
– Chợ Cồn, Nam Định.
Nghe cái tên Chợ Cồn làm chị giật mình, nhớ lại người bạn thời nằm rừng, ôm nhau chờ chết, nên chị hỏi tiếp:
-Bác sinh đẻ ở đó?
-Vâng! Không những sinh đẻ, mà tôi lớn lên ở đó.
– Thế bác có biết, hoặc nghe cái tên Nguyễn Thị Nhạn, trạc tuổi chị em mình không?
Thấy mặt bà ấy biến sắc, đưa tay hất cằm chị lên, nhìn thẳng
vào mặt, miệng lẩm bẩm…Châu…Châu Vĩnh Tường, Vĩnh Phú phải
không… Chị giật mình, nhìn kỹ lại, miệng cũng lắp bắp: Nhạn…
thôi đúng là Nhạn rồi. Cả hai ôm nhau khóc rống lên, làm mọi
người ngơ ngác, tưởng hai con mẹ già này bị điên…
Và đầu năm vừa rồi, vợ chồng chị, vợ chồng Nhạn Học về Việt
Nam, tìm đến gia đình Vui. Nhưng cha mẹ Vui đã mất từ lâu. Nghe
hàng xóm nói, tuy được công nhận liệt sĩ, nhưng mộ của Vui vẫn
chưa tìm thấy. Mấy người em của Vui đã bán nhà vào kinh tế
mới ở Tây Nguyên, ngay sau khi cha mẹ qua đời.
Sau đó, bọn chị định quay vào Tây Nguyên tìm lại nơi chôn cất
Vui, và chiếc hang ngày nào. Nhưng xem lại bản đồ hiện nay, và
theo kinh nghiệm cách tính tọa độ của người biệt kích, anh Học
bảo, cả khu vực đó người ta đã làm hồ thủy điện, xương cốt
của Vui chắc chắn không còn, có thể họ xúc đi, hoặc trôi theo
dòng nước rồi. Ngừng lại dây lát… và tôi nghe được tiếng nấc
của đầu dây bên kia…
Vâng! Và câu chuyện bây giờ mới thực viết xong, thế mà tôi cứ ngỡ, chiến tranh đã qua lâu rồi.
Leipzig ngày đầu năm mới 1- 1- 2017
Đỗ Trường
Chiến tranh đã qua lâu rồi.- Đỗ Trường
Truyện ngắn của Đỗ Trường
Sau lễ vọng đêm 24 Noel, tôi và Nam Võ lên xe đến thăm Bùi Lợi,
Trần Nam Anh và bạn bè ở Dresden. Xe vừa ra khỏi thành phố,
nhận được điện thoại của anh chị Châu Müller từ Bodensee, thông
báo:
-Anh chị cùng vợ chồng người bạn đang trên đường đến Leipzig.
Một cuộc đi ngẫu hứng, và đã đặt chỗ nghỉ ở Hotel Lindenau
cạnh nhà Đỗ Trường.
Tôi buộc phải quay xe, và bảo:
-Anh chị báo Hotel hủy đặt chỗ nghỉ, bởi nhà em còn đủ phòng cho hai gia đình.
Tôi quen chị Châu vào mùa thu 1988, khi chị vừa từ trong nước
sang và cầm thư của Tô Vương (Vương Dứa) gửi cho tôi. Tô Vương là
người anh lớn tuổi thân thiết, thường cùng nhau bù khú, rượu
chè, khi tôi còn ở trong nước. Lúc đó, anh là phóng viên theo
dõi, viết về nông nghiệp. Và nghe nói, hiện nay Tô Vương là Ủy
viên bộ biên tập, chủ tịch Liên chi hội Nhà báo Nhân Dân (?).
Chị Châu cùng quê Vĩnh Phú, và là bạn với vợ Tô Vương hồi còn
học ở khoa sử Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Chị được bổ
sung vào đội may Leipzig, và ở tầng trên, cùng ký túc xá đường
tàu 8, quận Grünau với chúng tôi. Ngày đầu gặp, chị gày gò
ốm yếu lắm. Cái già đi trước tuổi ba sáu của chị. Biết tôi
làm ở lò mổ, thực phẩm, nên cuối tuần chị thường xuống nhờ
mua thịt, và các loại wurst, bockwurst (xúc xích)…Thực ra, những
người trực tiếp giết mổ và chế biến thịt, thực phẩm lâu
ngày như chúng tôi đều ngán, sợ, có khi cả tháng không ăn thịt.
Do vậy, tiêu chuẩn mua rẻ như tặng, hoặc hứng lên cứ tự động
lấy về mỗi ngày vài, ba cân, thường cho hết bạn bè.
Mấy tháng sau, nhìn chị phốp pháp đẫy đà hẳn ra, nghe nói đã
có bạn trai, cùng đơn vị bộ đội phòng không cũ, hiện đang
nghiên cứu sinh ở Berlin. Thế cũng mừng cho chị. Bởi, chẳng cứ
công nhân lao động, mà kể cả sinh viên, nghiên cứu sinh, dù ở
Việt Nam đã có chồng, có vợ, không trước thì sau cũng phải
tìm lứa cặp đôi, góp gạo thổi cơm chung với nhau thôi.
Mấy tuần trước tết Nguyên Đán 1989 không thấy chị xuống lấy
thực phẩm. Tôi nghĩ, có lẽ chị đi chơi đâu đó. Đêm giao thừa,
đang ngồi nhấc lên, nhấc xuống với ông bạn Nguyễn Hải Đăng phiên
dịch ở đội dệt tầng 3, có người cùng phòng chị hốt hoảng
chạy xuống, bảo:
-Chị Châu đau bụng dữ dội lắm, các anh lên xem, có khi phải gọi xe cấp cứu.
Nguyễn Hải Đăng khật khừ hỏi:
-Thế mấy thằng phiên dịch, đội trưởng may đâu?
-Tìm rồi, nhưng không biết các bố ấy say nằm ở xó xỉnh nào!
Tôi bảo Đăng:
-Ông xuống phòng trực bảo Betreuer, (Người trợ giúp) gọi xe cứu thương, tôi lên trước chỗ chị ấy xem sao.
Đêm ấy, tôi và Đăng phải ở bệnh viện cùng chị. Và bác sỹ cho
biết, chị có thai, và thai nhi đã chết trong bụng mẹ, nên phải
hút, nếu không được buộc phải mổ, bởi thai nhi khá lớn. Không
có những người trách nhiệm thuộc đội may, buộc tôi và Đăng
phải làm thủ tục mổ xẻ cho chị.
Và cũng may, đêm đó các bác sỹ đã hút được thai nhi cho chị.
Khi tôi và Đăng ra về gặp người phiên dịch, cũng là đồng hương
cùng làng của chị, lò dò đi vào. Chúng tôi báo cho hắn biết,
mọi việc đã xong, chị ấy còn mệt, đang ngủ, chiều tối vào
cũng được. Hắn cảm ơn, rồi kéo chúng tôi về phòng hắn cà phê
và ăn sáng. Trong lúc cà phê, rỉ rả hắn kể:
Chị Châu là nữ quân nhân, tham gia trực tiếp ngoài mặt trận, và
đã sống nơi rừng thiêng nước độc. Sau 1975 cuộc sống, sinh hoạt
của chị càng khổ cực, nhất là tinh thần luôn bị ức chế. Thể
xác, lẫn tinh thần hoàn toàn bị suy nhược như vậy, nên lập gia
đình gần chục năm chị không hề một lần mang thai. Rồi điểm
tựa, nơi an ủi cuối cùng là người chồng cũng bỏ chị ra đi.
Trong cơn bĩ bực buồn chán, chị xin sang Đức cày thuê cuốc
mướn. Ở Đức, dù đã chung sống với bạn trai, nhưng chưa khi nào
chị nghĩ, mình còn có khả năng sinh đẻ. Và mọi biện pháp
phòng tránh thai, với chị đều không cần thiết. Do vậy, trong
một lần tình cờ khám bệnh, biết mình mang thai, nếu không phá
bỏ ngay, sẽ phải về nước, nhưng chị vẫn mừng lắm. Bởi, dường
như bản năng làm mẹ trỗi dậy trong chị. Nhưng về nước, nơi
đường cùng không lối thoát ấy với hai bàn tay trắng, không nhà
cửa, việc làm, chị và con sẽ sống như thế nào? Mâu thuẫn ấy
cứ dằn vặt, vướng mắc trong nội tâm, làm cho chị khó quyết
định.
Nhưng lo lắng hơn chị, có lẽ là tác giả của chiếc thai nhi,
đồng chí thiếu tá, vị tiến sĩ vật lý tương lai, người đã có
vợ con, trong một gia đình bề thế ở Hà Nội. Nhùng nhằng mãi,
đến khi đồng chí thiếu tá thuyết phục được chị, thì bác sỹ
khám bảo, không thể phá, bởi thai nhi quá lớn. Trước nguy cơ
ấy, buộc đồng chí thiếu tá phải cạy cục, tìm kiếm tất tần
tật các loại thuốc tây, ta ngoài luồng, miễn sao hủy đi được
một mầm sống. Và cuối cùng, kết quả đã làm đồng chí thiếu
tá toại nguyện.
Từ đó, chị lầm lũi, vật vờ như một chiếc bóng. Thời gian
này, dường như chị chỉ làm độc hai việc, ở nhà máy, và hương
khói, khấn bái ở nhà. Có kẻ độc mồm, độc miệng còn gọi chị
là “ Trâu điên“. Cuối tuần, tôi mang thực phẩm lên và nhìn bóng
chị, chỉ còn biết an ủi:
– Lỗi đó, đâu phải tại chị, mà do cái hiệp ước dã man một
cách quái đản của hai nhà nước cộng sản đấy thôi: Cho yêu,
được làm tình, cho kết hôn, nhưng cấm gieo mầm, tiệt đường sinh
sản…
Ngay ngày đầu bức tường Berlin sụp đổ, chị mất tích, làm cho mọi người phải ngơ ngác. Có người bảo:
-Nói dại mồm chứ, có khi bà ấy bị trầm cảm đâm quẫn, nhảy bố nó xuống cái ao hồ nào rồi!
Thế là, thay nhau đi sục sạo, kiếm tìm… Và rất may, tuần sau,
tôi nhận được thư của chị. Thở phào nhẹ nhõm, khi biết chị
trốn sang Tây Berlin và đã đặt đơn tị nạn chính trị. Vậy là,
chị không hề điên, mà tỉnh táo, nhận thức tư tưởng rõ ràng và
rành mạch hơn chúng tôi nhiều lắm.
Rồi kể từ ngày đó, gần ba mươi năm, tôi vẫn chưa gặp lại chị…
——-
Noel năm nay tuyết không rơi, dường như có bớt đi một chút lãng
mạn. Nhưng với không gian, thời tiết ấm áp ấy, tạo nên cảm
hứng tuyệt vời cho những chuyến hành hương xa. Thành phố về
chiều, bất chợt đổ xuống cơn mưa mỏng, cho con người một cảm
giác, như đang đi dưới những hạt mưa phùn nơi quê nhà.
Xuống xe, chị Châu đi như chạy về phía tôi. Gần ba mươi năm gặp
lại, chị vẫn vậy, tình cảm và vồn vã. Úp tay vào lồng ngực,
chờ cảm xúc lắng lại trong giây lát, chị giới thiệu tôi với
Jens Müller chồng chị và Nhạn đồng đội cũ, cũng như anh Học
chồng chị Nhạn, cựu lính thám báo quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Bữa cơm tối, hình như chị rất ít đụng đũa, bởi những câu
chuyện dài khó dứt. Khi hỏi, từ đâu chị tìm được địa chỉ của
tôi. Chị không trả lời ngay, mà kể về những ngày đầu ở trại
tị nạn Tây Berlin và Ingeheim, rồi đến nơi định cư Darmstadt. Nơi
đây, chị đã học nghề và làm bánh mì từ ông chủ xưởng Jens
Müller. Rồi tình yêu, hạnh phúc đến với chị ở cái tuổi gần
bốn mươi. Khi con gái ra đời, chị và chủ xưởng làm đám cưới.
Tuy rổ rá cạp lại, nhưng cái hạnh phúc đó nằm ngoài sức
tưởng tượng của chị. Và đến lúc này, dù đã trở thành bà
ngoại, nhưng đôi khi chị vẫn không thể tin, mình đã từng được
làm mẹ. Với chị, điều đó chỉ có thể do sự sắp đặt của
Chúa, của Trời, của Phật mà thôi. Mấy năm trước con gái tốt
nghiệp đại học, rồi làm việc, lấy chồng ở Bodensee. Anh chị
bán nhà, bán xưởng ở Darmstadt chuyển xuống đó cho gần con
cháu.
Thấy chị dài dòng, chị Nhạn đá chân, cắt ngang lời:
-Này, thằng em nó hỏi một đằng, bà lòng vòng một nẻo là thế nào?
– Thì cũng phải từ từ, có đầu có đuôi chứ. Vô tình thôi, gần
nhà có cái quán ăn của người Việt mình, mở được hơn năm nay.
Chiều tối, anh chị thường ra đó dùng cơm. Hôm rồi, quán vắng
khách, biết chị là người Việt, nên chủ quán ra chào. Hỏi ra
mới biết vợ chồng Lĩnh Ngọc chủ quán là con gái cô em Lương
Thị Hợp cùng quê với chị, ở đội dệt do Nguyễn Hải Đăng làm
phiên dịch. Lĩnh Ngọc cho chị địa chỉ, điện thoại, và bảo nhà
cháu ở Leipzig cạnh nhà chú Đỗ Trường. Loanh quanh thế nào
toàn người quen cả.
Có lẽ, lên cơn nghiền thuốc, anh Học và Jens đứng dậy, định ra
ngoài. Tôi bảo, các anh hút ở đây, hoặc ra bếp cũng được, đêm
ngoài trời trở lạnh rồi. Chị Nhạn lừ mắt, em đừng chiều các
ông ấy, mặc áo ấm không sao đâu. Rồi chị quay sang hỏi:
-Đỗ Trường viết văn, thế có biết nhà văn Mai Thảo không?
– Dạ có, Mai Thảo là nhà văn lớn tài hoa, không chỉ riêng cho
nền văn học miền Nam. Ông cũng là người Chợ Cồn, Hải Hậu, Nam
Định quê chị.
-Đúng rồi đó, chị là cháu họ của Mai Thảo. Sau 1975 ông trốn
ra Hố Nai, chị có được gặp. Nhưng lúc đó, bọn nằm vùng lộ
mặt chỉ điểm khá đông, nên ông lại quay về Sài Gòn. Cũng may,
Mai Thảo vừa đi, thì họ đến bắt chị, can tội hồi chánh và
không chịu trình diện.
-Câu chuyện nằm rừng, chui hang của các chị kể khi nãy, không
chỉ là truyện ngắn, mà có thể viết được cả cuốn tiểu thuyết
không chừng.
Chị Châu cười cười, thích thì em cứ viết đi, gửi cho chị đọc.
Anh Học đã quay vào từ lúc nào, đứng ngay sau lưng tôi: Nếu
viết, chú nhớ đổi cho cái tên, bởi những người lính thám kích
luôn âm thầm, sống hay chết đều vô danh cả.
Vâng! Nhất định rồi, và câu chuyện được bắt đầu như vậy.
—–
Ì ạch mãi, Châu và Nhạn cũng kéo được xác Vui ra tới chân đồi
trước mặt. Cả hai ngồi thở. Giờ này, chưa phải lúc lên cơn
sốt, nhưng cái rét từ đâu đến, làm họ run lẩy bẩy, đầu gối
đập vào nhau, không một cảm giác. Châu dựa vào gốc cây, hai mắt
nhắm nghiền. Chiếc xẻng trên tay tuột rơi xuống, bùn bắn tóe
vào mặt, vào tóc Nhạn. Định gọi Châu, nghĩ thế nào lại thôi,
Nhạn đưa tay, nhưng chưa kịp vuốt sạch vết bùn trên đầu, thì
một mảng tóc dính bùn đã rụng bụp xuống xác của Vui. Nhìn
xuống, Nhạn lại khóc, nhưng không thấy một giọt nước nào lăn
trên gò má. Cũng mới đây thôi Vui ơi! Mày đập nát chiếc gương
cuối cùng, để ba đứa khỏi nhìn thấy khuôn mặt méo mó, bủng
beo với cái đầu trọc nham nhở của mình. Rồi mày đốt lửa, hun
khói cầu mong người đến cứu, dù là ta hay địch. Mày bảo, kho
tàng súng ống đạn dược, địch ta, thắng thua cũng chẳng bằng
sinh mạng con người. Mày khao khát sống, thèm được sống lại
những ngày bình dị của tuổi thơ. Và ngay đêm qua, mày còn giao
hẹn, nếu đứa nào còn sống để trở về, sẽ phải có trách
nhiệm mang xương cốt đứa chết về quê. Sau đó, mày bắt tao, bắt
Châu kể về quê mình, và phải nhớ bằng được cái làng ven biển,
với những đứa em nheo nhóc, quanh năm đói khát của mày ở vùng
biển Nga Sơn, Thanh hóa, để sau này dễ tìm đến. Thế mà sáng
nay, mày không dậy được nữa. Chúng mình mới bước vào cái tuổi
hai mươi mà. Nhưng có lẽ, mày còn sướng hơn tao, hơn cái Châu
đấy. Mày chết còn có chúng tao bó chăn, bó chiếu kéo mày đi
chôn. Đến lượt tao hay cái Châu, ai chết trước, chỉ còn một đứa
không đủ sức kéo đi đâu. Rồi đứa cuối cùng, chắc chắn thú
rừng sẽ kéo đi chôn thôi.
Nghe Nhạn lẩm bẩm, Châu nhặt cán xẻng, chống xuống đất, vịn
tay đứng dậy. Lắc lư một lúc, Châu cắm xẻng xuống. Tuy trận mưa
đêm qua đất đỏ bazan mềm dễ đào hơn, nhưng dẻo kẹo dính chặt
vào lưỡi xẻng. Châu lại phải dùng chân gạt đất, mỗi lần là
một lần ngã. Cứ như vậy, Châu và Nhạn, hai cái bóng dập dờ
thay nhau đào, móc, bốc đến chiều đủ chỗ cho Vui nằm. Đến lúc
này, cả hai không còn đủ sức kéo, buộc phải vần, lăn Vui
xuống. Và họ cũng không còn khả năng nhìn, nhận biết Vui đang
nằm ngửa hay sấp dưới hố. Lấp xong, không kịp nhặt mấy cành
cây khô cắm lên mộ, cả hai đều quay đầu, sấp ngửa về hang. Không
thể nói với nhau lời nào, nhưng họ đều biết, giờ này cơn sốt
rét sắp ập đến.
—-
Sau bốn tháng hành quân, vào mùa khô đầu năm 1971, một trung
đội, trong đó có ba nữ chiến sĩ Châu, Vui, Nhạn, thuộc Tổng
cục hậu cần cũng đến được nơi đơn vị cần được bổ sung. Trước
khi họ đến, đã có một đơn vị đóng quân ở đó. Chiếc hang được
làm nơi ăn nghỉ. Nơi rừng sâu, đường ra vào vô cùng khó khăn,
mịt mù này, có lẽ, cách bản làng người Thượng cũng mất đến
một ngày đường của người giao liên địa phương. Nghỉ ngơi được
ít ngày, đột nhiên trung đội trưởng gọi cả ba lại bảo:
-Đơn vị nhận được lệnh hành quân tiếp, theo đường dẫn của giao
liên. Nơi đây đã và sẽ là điểm tập kết vũ khí đạn dược cho
chiến trường Kontum. Do vậy, ba em tạm thời ở lại. Trong thời
gian ngắn nhất, đơn vị sẽ bổ sung thêm quân số. Lương thực, ở
đây có thể đủ dùng trong một tháng. Nhiệm vụ này, hết sức
quan trọng.
Giữa rừng sâu nước độc, chỉ còn lại ba cô gái trẻ, lần đầu
tiên vào chiến trường, tuy sợ, nhưng họ buộc phải nhận nhiệm
vụ. Trước khi đi các anh lính cũ còn dặn:
-Phải đề phòng, khi ghe tiếng chim Lệnh thường có beo, cọp mò
về. Đốt lửa tuy tránh được thú, nhưng khói sẽ bị địch phát
hiện…
Thế rồi, một tháng qua đi, lương thực đã cạn, rau rừng gần đã
trụi, họ phải đi xa hơn tìm kiếm, vẫn không thấy đồng đội trở
lại. Vui tuy là người khỏe mạnh nhất, nhưng lại bị sốt rét
rừng quật ngã trước nhất, rồi mới đến Nhạn và Châu. Đói khát
ăn lá rừng uống nước suối chưa phải cái đáng sợ, mà sốt
rừng hết thuốc mới là điều làm họ sợ nhất.
Mưa đầu mùa, rừng như được uống thuốc hồi sinh. Tầng tầng, lớp
lớp đan ken một màu xanh trải dài ngút tầm mắt. Từ trong hang
nhìn ra, những chùm hoa dại như được ai đó vẽ lên chiếc khung
tranh màu xanh vậy. Vừa dứt cơn sốt, Vui đã bảo, rừng đẹp và
hùng vĩ, nhưng tính tình như con mụ phù thủy vô cùng độc ác.
Vui nói vừa dứt câu, chợt có bước chân người đi đến, làm cả ba
giật mình. Như một phản xạ, tất cả cầm súng, lùi sâu vào
trong hang. Lúc sau, có tiếng hú gọi quen thuộc, cả ba rất vui,
ùa ra đón người giao liên cũ người Thượng. Chưa kịp chào, bao
câu hỏi dồn dập đã đến, làm ông bối rối:
-Có lẽ, đơn vị không quên các cô đâu, bởi họ đang phải dồn quân
cho mặt trận Đường 9-Nam Lào đấy thôi. Ở đó đang đánh nhau to.
-Chú cho chúng cháu theo về đơn vị chiến đấu, ở đây không trước thì sau cũng chết vì đói khát, và bệnh tật.
-Tôi nghĩ, khu vực này quan trọng, bởi trước đây lúc nào cũng
có đại đội, hoặc ít nhất một trung đội đóng giữ. Hơn nữa sức
khỏe hiện các cô không thể đi xa. Tôi đang có nhiệm vụ xuống
khu vực đồng bằng. Dọc đường gặp đơn vị nào gần nhất, tôi nói
với họ cử người mang thuốc và thực phẩm vào. Tuy nhiên, nếu
không có gì xảy ra, chắc chắn tôi sẽ báo cáo với đơn vị và
quay trở lại. Bây giờ tôi phải đi, và để lại tất cả thực
phẩm, thuốc men của tôi cho các cô.
Rồi từ hy vọng đến tuyệt vọng kéo dài cả mùa mưa. Sức lực,
sự chịu đựng con người cũng chỉ có giới hạn. Và Vui phải ra
đi trong cái đói khát, không một viên thuốc với những cơn sốt
rét rừng vào cái tuổi đáng lý ra đẹp nhất của đời người…
Tuy đã tiếp cận được cửa hang, nhưng với kinh nghiệm dạn dày
của người lính thám báo, Học và đồng đội vẫn kiên nhẫn nằm
quan sát. Gần đến nửa đêm các anh chia thành hai hướng kiểm tra
vòng. Và quả thực, trong hang chỉ có hai nữ bộ đội trong tình
trạng nằm bất động, bên cạnh những thư từ, sổ sách lộn xộn.
Học nhặt một bì thư, rọi đèn đọc, nhưng anh thể không tin vào
mắt mình, bởi địa chỉ, tên người gửi là Nguyễn Văn Hải Chợ
Cồn, Hải Hậu, Nam Định, gửi cho con gái Nguyễn Thị Nhạn. Lẽ
nào có sự trùng hợp vậy? Năm 1954, khi anh đi, Nhạn mới hai
tuổi, vẫn thường đòi theo anh Học cõng đi chơi. Nếu năm đó vợ
chú Hải không đang mang thai, thì chắc chắn đã cùng gia đình anh
di cư vào Nam.
Thấy Học sững người, một đồng đội hỏi:
– Mày sao vậy?
Đưa bì thư cho bạn, Học bảo:
-Có thể, một trong hai cô gái này là Nhạn, em hàng xóm cùng quê của tao ở ngoài Nam Định…
Học cùng đồng đội điện báo gấp về đơn vị không hẳn vì các
anh đã tìm ra nơi chôn giấu vũ khí của đối phương, mà sự cứu
chữa Nhạn và một nữ bộ đội là điều cần kíp nhất.
Hết đợt công cán, quay về hỏi thăm, biết Nhạn và Châu đang được
điều trị Tổng y viện Qui Nhơn, Học đến thẳng đó. Là những tù
binh nữ, bệnh nặng, và ở phòng điều trị riêng, nhưng với
người lính thám báo xin vào thăm không có gì khó khăn cho lắm.
Lúc này, Nhạn và Châu tuy có thể nói chuyện, nhưng còn rất
yếu. Khi biết anh là người cùng đồng đội đưa cả hai từ cõi
chết trở về, hai chị cảm ơn, nhưng bước đầu có một chút e dè,
mặc cảm. Tuy nhiên, Học là hàng xóm cũ, đã từng chơi chung,
hồi còn ở nhà hay được bố mẹ kể đi kể lại, ngay sau đó cho
Nhạn cảm giác gần gũi, thân mật hơn. Khi biết cậu Lâm em ruột
mẹ, đang làm ở Bộ chiêu hồi Sài Gòn, đã được Học điện báo,
sắp ra thăm, Nhạn mừng lắm.
Dịp tết âm lịch 1972, sức khỏe Nhạn và Châu khá tốt, bệnh tật
ổn định. Nếu cả hai chấp nhận chiêu hồi, Cậu Lâm của Nhạn
bảo lãnh cùng về Sài Gòn. Tuy rất muốn, nhưng Châu lo sợ cho
gia đình ngoài Bắc và tương lai người em trai kế đang ở Bungari.
Bởi, Châu xung phong vào bộ đội, để cho em mình đủ tiêu chuẩn du
học nước ngoài.
Và từ đó, Châu là tù nhân của chiến tranh. Năm 1974, Châu được
trao trả tù binh, về Tổng cục hậu cần. Nhìn Châu béo tốt,
hồng hào các đồng chí đơn vị lườm nguýt, và cũng là dấu hỏi
cho mọi người. Mà có riêng gì Châu, các anh được trao đổi cùng
đợt có ai được tin dùng? Châu luôn phải tự an ủi mình, bởi
luôn luôn phải khai báo lặp đi lặp lại một câu hỏi. Mỗi lần như
như vậy, Châu lại nhớ đến Vui, đến Nhạn. Và hình ảnh lần
cuối cùng Nhạn và Học đến nhà tù thăm, trước khi họ làm đám
cưới, lòng Châu dịu lại. Tuy Châu không thông báo, nhưng có lẽ
họ cũng biết mình đã được trao trả tù binh và ra Bắc rồi.
Ngồi chơi xơi nước mãi cũng chán, Châu xin học bổ túc văn hóa,
được đơn vị chấp nhận. Sau 30-4-1975 tình hình có vẻ khá hơn,
vào Nam ra Bắc nhiều, nên các đồng chí nhìn Châu ánh mắt thiện
cảm hơn. Năm 1976, Châu xin thi và đỗ vào khoa sử Trường Đại
Học Tổng Hợp. Tốt nghiệp, Châu chuyển sang bộ đội phòng không
không quân.
Năm 1981, trong một lần vào Sài Gòn công tác, Châu về Hố Nai
tìm thăm vợ chồng Nhạn Học. Nhưng bố mẹ Học cho biết, họ đã
cùng con cái vượt biên trước đây mấy tháng, khi Học vừa ra tù…
Sáng nay, tưởng viết xong câu chuyện này, tôi gửi cho cả hai
chị Châu và Nhạn đọc. Nhưng chợt nhớ ra, truyện vẫn còn thiếu
phần kết. Lúc sau điện lại, nghe như có tiếng sụt sịt trong
máy. Tôi hỏi, anh Học đứng từ xa, nói vọng vào, đang đọc
truyện chú gửi cho mấy bà chị nghe, hơi xúc động chút xíu
thôi. Dừng lại một chút, tôi mới dám nói tiếp:
-Còn thiếu phần kết, làm thế nào để các chị tìm gặp được nhau ạ?
Tiếng máy im bặt, rồi nghe tiếng chị Châu: Thì cũng vô tình như
chị tìm ra em thôi. Bởi chị đâu có biết Nhạn cũng ở Đức. Mấy
năm trước, tụ họp đồng hương vùng, trời xui đất khiến thế nào
hai chị em ngồi cạnh nhau. Chuyện trò một lúc, nghe cái giọng
nửa Nam, nửa Bắc của bà ấy, chị mới buột miệng hỏi:
-Bác chắc gốc Bắc, hỏi không phải, quê bác ở tỉnh nào ạ?
Bà ấy bảo:
– Chợ Cồn, Nam Định.
Nghe cái tên Chợ Cồn làm chị giật mình, nhớ lại người bạn thời nằm rừng, ôm nhau chờ chết, nên chị hỏi tiếp:
-Bác sinh đẻ ở đó?
-Vâng! Không những sinh đẻ, mà tôi lớn lên ở đó.
– Thế bác có biết, hoặc nghe cái tên Nguyễn Thị Nhạn, trạc tuổi chị em mình không?
Thấy mặt bà ấy biến sắc, đưa tay hất cằm chị lên, nhìn thẳng
vào mặt, miệng lẩm bẩm…Châu…Châu Vĩnh Tường, Vĩnh Phú phải
không… Chị giật mình, nhìn kỹ lại, miệng cũng lắp bắp: Nhạn…
thôi đúng là Nhạn rồi. Cả hai ôm nhau khóc rống lên, làm mọi
người ngơ ngác, tưởng hai con mẹ già này bị điên…
Và đầu năm vừa rồi, vợ chồng chị, vợ chồng Nhạn Học về Việt
Nam, tìm đến gia đình Vui. Nhưng cha mẹ Vui đã mất từ lâu. Nghe
hàng xóm nói, tuy được công nhận liệt sĩ, nhưng mộ của Vui vẫn
chưa tìm thấy. Mấy người em của Vui đã bán nhà vào kinh tế
mới ở Tây Nguyên, ngay sau khi cha mẹ qua đời.
Sau đó, bọn chị định quay vào Tây Nguyên tìm lại nơi chôn cất
Vui, và chiếc hang ngày nào. Nhưng xem lại bản đồ hiện nay, và
theo kinh nghiệm cách tính tọa độ của người biệt kích, anh Học
bảo, cả khu vực đó người ta đã làm hồ thủy điện, xương cốt
của Vui chắc chắn không còn, có thể họ xúc đi, hoặc trôi theo
dòng nước rồi. Ngừng lại dây lát… và tôi nghe được tiếng nấc
của đầu dây bên kia…
Vâng! Và câu chuyện bây giờ mới thực viết xong, thế mà tôi cứ ngỡ, chiến tranh đã qua lâu rồi.
Leipzig ngày đầu năm mới 1- 1- 2017
Đỗ Trường