Nhân Vật
Chu Tuấn Anh - Hồ Chí Minh: Một nạn nhân chính trị
Có thể coi Hồ Chí Minh là một bức tượng lịch sử mà đảng cộng sản đã dày công dựng lên, chải chuốt từng góc cạnh cho nó. Bức tượng lịch sử ấy vô cùng hoàn hảo, không tồn tại bất cứ một khuyết điểm gì. Tuy nhiên, việc đảng lao lực để
Có lẽ Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật lịch sử hiếm hoi của thế
giới nhận được một sự tôn sùng lớn như vậy. Với đại đa số nhân dân Việt
Nam, Hồ Chí Minh là "người cha già của dân tộc". Ánh hào quang của ông
lớn đến nỗi không một nhân vật lịch sử nào sau đó có thể vĩ đại hơn ông.
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu sử học trong nước và nước cho rằng
những gì người ta vẫn biết về Hồ Chí Minh có quá nửa là huyền thoại. Hai
tác phẩm "Đêm giữa ban ngày" và "Đèn Cù" của Vũ Thư Hiên và Bùi Tín đã
phần nào hé lộ những bí mật thâm cung bí sử cũng ông Hồ. Người tôn sùng
ông Hồ cũng có, người chỉ trích ông cũng có, nhưng xét về một góc độ nào
đó Hồ Chí Minh hiện lên như một nhân vật vô cùng "đáng thương" của lịch
sử Việt Nam.
Có thể coi Hồ Chí Minh là một bức tượng lịch sử mà đảng cộng sản đã dày
công dựng lên, chải chuốt từng góc cạnh cho nó. Bức tượng lịch sử ấy vô
cùng hoàn hảo, không tồn tại bất cứ một khuyết điểm gì. Tuy nhiên, việc
đảng lao lực để xây dựng hình ảnh Hồ Chí Minh có phải là vì họ muốn
tưởng nhớ đến một nhân vật lịch sử có công lao "giải phóng cho dân tộc
Việt Nam" hay vì một lý do nào khác? Công bằng nhất mà nói Hồ Chí Minh
chính là bức tường thành vĩ đại nhất để bảo vệ đảng khỏi sự mất niềm tin
trong nhân dân dẫn đến sự sụp đổ chế độ một cách toàn diện. Nếu như vậy
thì chẳng khác nào ông Hồ trở thành một công cụ để người ta lợi dụng
này nọ.
Lúc sinh thời ông Hồ bị gò bó quá nhiều. Ông phải sống cho đảng và sự
tồn vong của nó và không được có một giây cho bản thân mình. Để có được
hình mẫu "cha già dân tộc" ngày hôm nay. Ông không được phép công khai
có một vị phu nhân, không được phép có một chút tật xấu giống như bao
người bình thường và không có cả cơ hội nhận lỗi mặc dù cuộc đời ông
cũng có rất nhiều sai lầm. Thậm chí ông không có nổi một ngày về quê để
thăm lại mộ mẹ chừng ấy năm.
Có lẽ, ông Hồ hiểu rõ rằng không một chế độ chính trị nào trường tồn.
Ông nhận thức rõ ràng những sự dối trá kinh khủng trong hàng ngũ đảng CS
mà chính ông xây dựng lên. Nếu chế độ CSVN sụp đổ tại một thời điểm
không xa thì rất có thể có một "bản án" dành cho ông ngay cả khi mình đã
chết. Do vậy, ông mong muốn được chôn cất và hậu sự một cách đơn giản
nhất có thể. Tất nhiên đảng cộng sản không cho phép ông được mãn nguyện.
Thật trớ trêu thay cho ông Hồ Chí Minh khi cả đời ông mong mỏi đòi lại
tự do cho dân tộc Việt Nam nhưng chính ông lại không có được tự do ngay
cả quyết định cái chết của mình.
Dựa vào hình tượng Hồ Chí Minh, CSVN rất thành công trong việc áp đặt
chủ nghĩa độc tôn trên đất nước Việt Nam. Chủ nghĩa độc tôn thường đi
liền với thể chế độc tài vì nó không cho phép con người tự do lựa chọn
quan điểm cá nhân, tự do ngôn luận và quan trọng hơn hết là nó không cho
phép bất cứ một ai có thể "vĩ đại" hơn Hồ Chí Minh. Einstein cảm thấy
bất hạnh vì mọi người tôn sùng mình. Winston Churchill mong muốn nhân
dân Anh hãy quên ông đi như một vị anh hùng để ông trở thành một công
dân bình thường của Anh Quốc. Nếu cái chết là sự giải phóng nhẹ nhàng
nhất thì ông Hồ Chí Minh thật bất hạnh vì ngay cả khi ông đã chết rồi,
họ vẫn bắt ông "sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta". Một điều đáng
buồn là càng phát động " học tập đạo đức Hồ Chí Minh" thì đạo đức người
Việt càng đi xuống, càng đi theo con đường của ông bao nhiêu thì nước
nhà càng thảm hại. Như vậy họ đã gián tiếp biến người chết trở thành
công cụ để kìm hãm sự phát triển chung của dân tộc này.
Họ dựng lên tượng đài nghìn tỉ để "báo hiếu" ông dưới sự oán thán của
người dân đang chết mòn vì nghèo khổ bệnh tật, để mặc cho hàng vạn trẻ
em không có nổi một cây cầu gỗ đến trường và cả thảm họa vùng Formosa-
Vũng Áng đang vô phương cứu chữa. Tất cả tiền bạc, tượng đài đều vô
nghĩa với một người đã về bên kia thế giới nhưng với người đang sống
không có tiền là một nỗi cơ cực, với những người ngư dân không có nổi
một chiếc thuyền tử tế để ra khơi cũng là một nỗi buồn vô hạn. Hồ Chí
Minh thì đã qua đời, nhưng họ vẫn bắt cái xác của ông sống trên xương
máu nhân dân.
Ngay cả khi đặt ông vào lịch sử một cách khách quan nhất, nhìn nhận Hồ
Chí Minh ra sao là quyền của bạn. Còn với tôi, tôi không quá quan tâm về
quá khứ, lỗi lầm hay thành tựu của ông ra sao. Tôi cảm thấy đáng thương
cho nhân vật lịch sử này vì ông ấy bị lợi dụng, bóc lột quá nhiều ngay
cả khi người ta chỉ còn là một cái xác chết.
Chu Tuấn Anh
(Chính trị Vỉa Hè)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Chu Tuấn Anh - Hồ Chí Minh: Một nạn nhân chính trị
Có thể coi Hồ Chí Minh là một bức tượng lịch sử mà đảng cộng sản đã dày công dựng lên, chải chuốt từng góc cạnh cho nó. Bức tượng lịch sử ấy vô cùng hoàn hảo, không tồn tại bất cứ một khuyết điểm gì. Tuy nhiên, việc đảng lao lực để
Có lẽ Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật lịch sử hiếm hoi của thế
giới nhận được một sự tôn sùng lớn như vậy. Với đại đa số nhân dân Việt
Nam, Hồ Chí Minh là "người cha già của dân tộc". Ánh hào quang của ông
lớn đến nỗi không một nhân vật lịch sử nào sau đó có thể vĩ đại hơn ông.
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu sử học trong nước và nước cho rằng
những gì người ta vẫn biết về Hồ Chí Minh có quá nửa là huyền thoại. Hai
tác phẩm "Đêm giữa ban ngày" và "Đèn Cù" của Vũ Thư Hiên và Bùi Tín đã
phần nào hé lộ những bí mật thâm cung bí sử cũng ông Hồ. Người tôn sùng
ông Hồ cũng có, người chỉ trích ông cũng có, nhưng xét về một góc độ nào
đó Hồ Chí Minh hiện lên như một nhân vật vô cùng "đáng thương" của lịch
sử Việt Nam.
Có thể coi Hồ Chí Minh là một bức tượng lịch sử mà đảng cộng sản đã dày
công dựng lên, chải chuốt từng góc cạnh cho nó. Bức tượng lịch sử ấy vô
cùng hoàn hảo, không tồn tại bất cứ một khuyết điểm gì. Tuy nhiên, việc
đảng lao lực để xây dựng hình ảnh Hồ Chí Minh có phải là vì họ muốn
tưởng nhớ đến một nhân vật lịch sử có công lao "giải phóng cho dân tộc
Việt Nam" hay vì một lý do nào khác? Công bằng nhất mà nói Hồ Chí Minh
chính là bức tường thành vĩ đại nhất để bảo vệ đảng khỏi sự mất niềm tin
trong nhân dân dẫn đến sự sụp đổ chế độ một cách toàn diện. Nếu như vậy
thì chẳng khác nào ông Hồ trở thành một công cụ để người ta lợi dụng
này nọ.
Lúc sinh thời ông Hồ bị gò bó quá nhiều. Ông phải sống cho đảng và sự
tồn vong của nó và không được có một giây cho bản thân mình. Để có được
hình mẫu "cha già dân tộc" ngày hôm nay. Ông không được phép công khai
có một vị phu nhân, không được phép có một chút tật xấu giống như bao
người bình thường và không có cả cơ hội nhận lỗi mặc dù cuộc đời ông
cũng có rất nhiều sai lầm. Thậm chí ông không có nổi một ngày về quê để
thăm lại mộ mẹ chừng ấy năm.
Có lẽ, ông Hồ hiểu rõ rằng không một chế độ chính trị nào trường tồn.
Ông nhận thức rõ ràng những sự dối trá kinh khủng trong hàng ngũ đảng CS
mà chính ông xây dựng lên. Nếu chế độ CSVN sụp đổ tại một thời điểm
không xa thì rất có thể có một "bản án" dành cho ông ngay cả khi mình đã
chết. Do vậy, ông mong muốn được chôn cất và hậu sự một cách đơn giản
nhất có thể. Tất nhiên đảng cộng sản không cho phép ông được mãn nguyện.
Thật trớ trêu thay cho ông Hồ Chí Minh khi cả đời ông mong mỏi đòi lại
tự do cho dân tộc Việt Nam nhưng chính ông lại không có được tự do ngay
cả quyết định cái chết của mình.
Dựa vào hình tượng Hồ Chí Minh, CSVN rất thành công trong việc áp đặt
chủ nghĩa độc tôn trên đất nước Việt Nam. Chủ nghĩa độc tôn thường đi
liền với thể chế độc tài vì nó không cho phép con người tự do lựa chọn
quan điểm cá nhân, tự do ngôn luận và quan trọng hơn hết là nó không cho
phép bất cứ một ai có thể "vĩ đại" hơn Hồ Chí Minh. Einstein cảm thấy
bất hạnh vì mọi người tôn sùng mình. Winston Churchill mong muốn nhân
dân Anh hãy quên ông đi như một vị anh hùng để ông trở thành một công
dân bình thường của Anh Quốc. Nếu cái chết là sự giải phóng nhẹ nhàng
nhất thì ông Hồ Chí Minh thật bất hạnh vì ngay cả khi ông đã chết rồi,
họ vẫn bắt ông "sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta". Một điều đáng
buồn là càng phát động " học tập đạo đức Hồ Chí Minh" thì đạo đức người
Việt càng đi xuống, càng đi theo con đường của ông bao nhiêu thì nước
nhà càng thảm hại. Như vậy họ đã gián tiếp biến người chết trở thành
công cụ để kìm hãm sự phát triển chung của dân tộc này.
Họ dựng lên tượng đài nghìn tỉ để "báo hiếu" ông dưới sự oán thán của
người dân đang chết mòn vì nghèo khổ bệnh tật, để mặc cho hàng vạn trẻ
em không có nổi một cây cầu gỗ đến trường và cả thảm họa vùng Formosa-
Vũng Áng đang vô phương cứu chữa. Tất cả tiền bạc, tượng đài đều vô
nghĩa với một người đã về bên kia thế giới nhưng với người đang sống
không có tiền là một nỗi cơ cực, với những người ngư dân không có nổi
một chiếc thuyền tử tế để ra khơi cũng là một nỗi buồn vô hạn. Hồ Chí
Minh thì đã qua đời, nhưng họ vẫn bắt cái xác của ông sống trên xương
máu nhân dân.
Ngay cả khi đặt ông vào lịch sử một cách khách quan nhất, nhìn nhận Hồ
Chí Minh ra sao là quyền của bạn. Còn với tôi, tôi không quá quan tâm về
quá khứ, lỗi lầm hay thành tựu của ông ra sao. Tôi cảm thấy đáng thương
cho nhân vật lịch sử này vì ông ấy bị lợi dụng, bóc lột quá nhiều ngay
cả khi người ta chỉ còn là một cái xác chết.
Chu Tuấn Anh
(Chính trị Vỉa Hè)