Di Sản Hồ Chí Minh
Chu Xuân Phàm nói đúng, bị đuổi việc
Hà Đăng Hiển
Ngày 25/4/2015, trả lời báo chí, Giám đốc đối ngoại của Formosa Chu Xuân Phàm nói : “ Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này. Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, hãy chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được.”
Câu nói ấy thoạt tiên làm dư luận phẫn nộ. Sau vài ngày ông Chu Xuân Phàm bị Formosa đuổi việc vì nói thật.
Hãy tạm thời bỏ qua sự phẫn nộ về cung cách ngạo mạn của câu nói, bình tĩnh suy xét thì thấy Chu Xuân Phàm nói sự thật. Những sự thật ấy là gì ?
Sự thật đầu tiên, người ta biết trước là biển sẽ ô nhiễm khi Formosa đi vào hoạt động nên đã tính đến phương án hỗ trợ ngư dân chuyển nghề. Nó gián tiếp chỉ ra một sự thật khác là tất cả những người thẩm định và duyệt dự án, những người giám sát và những người cấp phép cho Formosa, có thể còn có thêm các quan chức địa phương … biết đến phương án hỗ trợ chuyển nghề này, và thực tế họ đã cùng với Formosa lựa chọn nhà máy. Ngư dân chắc chắn không biết, vì nếu không thì chuyện thương thảo để hỗ trợ chuyển nghề đã diễn ra.
Sự thật thứ hai, đúng là chỉ có thể chọn cá tôm hay chọn nhà máy. Riêng điều này thì ông Chu Xuân Phàm quên các chủ thể của sự lựa chọn. Cá tôm là của ngư dân, nói rộng ra thì là của đất nước này, nhà máy và sản phẩm của nó là của Formosa, thép làm ra không phải để biếu không ngư dân. Do đó đương nhiên ngư dân sẽ chọn cá tôm, Formosa sẽ chọn nhà máy. Sự khác biệt về sở hữu và mẫu thuẫn về lợi ích đưa tới một sự thật rõ ràng là chỉ có thể chọn một trong hai thôi.
Từ đó đi tới một sự thật thứ ba. Tức là đến Thủ tướng cũng không thể chọn cả hai thứ là cá tôm và nhà máy. Nói Thủ tướng ở đây là cách nói chung chỉ các vị lãnh đạo quốc gia. Như thế có nghĩa là Thủ tướng tiền nhiệm đã chọn nhà máy, việc bây giờ phải chọn lại giữa cá tôm và nhà máy được chuyển lên vai Thủ tướng đương nhiệm.
Nếu Thủ tướng phân vân chưa biết chọn cái gì thì nên Trưng Cầu Dân Ý, dân sẽ sẵn sàng giúp Thủ tướng tránh được tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Chu Xuân Phàm nói đúng, bị đuổi việc
Hà Đăng Hiển
Ngày 25/4/2015, trả lời báo chí, Giám đốc đối ngoại của Formosa Chu Xuân Phàm nói : “ Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này. Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, hãy chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được.”
Câu nói ấy thoạt tiên làm dư luận phẫn nộ. Sau vài ngày ông Chu Xuân Phàm bị Formosa đuổi việc vì nói thật.
Hãy tạm thời bỏ qua sự phẫn nộ về cung cách ngạo mạn của câu nói, bình tĩnh suy xét thì thấy Chu Xuân Phàm nói sự thật. Những sự thật ấy là gì ?
Sự thật đầu tiên, người ta biết trước là biển sẽ ô nhiễm khi Formosa đi vào hoạt động nên đã tính đến phương án hỗ trợ ngư dân chuyển nghề. Nó gián tiếp chỉ ra một sự thật khác là tất cả những người thẩm định và duyệt dự án, những người giám sát và những người cấp phép cho Formosa, có thể còn có thêm các quan chức địa phương … biết đến phương án hỗ trợ chuyển nghề này, và thực tế họ đã cùng với Formosa lựa chọn nhà máy. Ngư dân chắc chắn không biết, vì nếu không thì chuyện thương thảo để hỗ trợ chuyển nghề đã diễn ra.
Sự thật thứ hai, đúng là chỉ có thể chọn cá tôm hay chọn nhà máy. Riêng điều này thì ông Chu Xuân Phàm quên các chủ thể của sự lựa chọn. Cá tôm là của ngư dân, nói rộng ra thì là của đất nước này, nhà máy và sản phẩm của nó là của Formosa, thép làm ra không phải để biếu không ngư dân. Do đó đương nhiên ngư dân sẽ chọn cá tôm, Formosa sẽ chọn nhà máy. Sự khác biệt về sở hữu và mẫu thuẫn về lợi ích đưa tới một sự thật rõ ràng là chỉ có thể chọn một trong hai thôi.
Từ đó đi tới một sự thật thứ ba. Tức là đến Thủ tướng cũng không thể chọn cả hai thứ là cá tôm và nhà máy. Nói Thủ tướng ở đây là cách nói chung chỉ các vị lãnh đạo quốc gia. Như thế có nghĩa là Thủ tướng tiền nhiệm đã chọn nhà máy, việc bây giờ phải chọn lại giữa cá tôm và nhà máy được chuyển lên vai Thủ tướng đương nhiệm.
Nếu Thủ tướng phân vân chưa biết chọn cái gì thì nên Trưng Cầu Dân Ý, dân sẽ sẵn sàng giúp Thủ tướng tránh được tình thế tiến thoái lưỡng nan.