Tham Khảo
Chủ nghĩa tư bản chuyên quyền: Mối đe dọa cho tự do dân chủ
Trong một bài viết thể hiện quan điểm riêng, được trang web Irish Examiner đăng tải hôm 7/3, tác giả Brahma Chellaney lấy Trung Quốc và Việt Nam làm dẫn chứng để cho rằng chủ nghĩa tư bản kết hợp với chủ nghĩa cộng sản là nguy cơ thực sự cho dân chủ tự do nói chung, còn nói riêng trong trường hợp Cuba, việc nước này đang mở cửa không nhất thiết đồng nghĩa họ có động thái tiến đến dân chủ.
Vào lúc Tổng thống Mỹ sắp có chuyến thăm lịch sử đến Cuba, nhiều người hy vọng sự dịch chuyển dần dần sang chủ nghĩa tư bản trong 5 năm qua dưới quyền của ông Raul Castro cuối cùng sẽ đưa Cuba đến với dân chủ.
Nhưng trên thực tế, tự do hóa kinh tế gần như không có gì bảo đảm đó là con đường đi đến dân chủ. Tác giả Chellaney nêu ra Trung Quốc, nhà nước chuyên quyền lớn nhất và lâu năm nhất thế giới, như là một minh chứng rõ ràng. Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn nắm độc quyền quyền lực cho dù các cải cách vì kinh tế thị trường đã làm cho nền kinh tế phát triển tăng vọt.
Giáo sư Nghiên cứu chiến lược Brahma Chellaney tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách đặt tại New Delhi cho rằng những người cộng sản Trung Quốc giờ đây không còn bám rễ vào hệ tư tưởng của họ. Đảng Cộng sản do một nhóm đầu sỏ làm đại diện đã duy trì quyền hành bằng cách áp dụng 3 biện pháp khác nhau – trấn áp, cơ cấu tổ chức, ưu đãi tài chính – để ngăn chặn sự đối lập có tổ chức xuất hiện.
Trên hết, các đại diện đảng cộng sản dốc hết tâm sức vào việc giữ vững quyền lực chính trị bằng cách triệt tiêu những đòi hỏi của dân chúng về thay đổi, và nỗ lực này của đảng được hỗ trợ bởi sự thịnh vượng kinh tế mà chủ nghĩa tư bản mang lại.
Bên cạnh việc cung cấp đủ lợi ích vật chất để thỏa mãn dân chúng, chủ nghĩa tư bản củng cố cho năng lực của nhà nước cộng sản để họ gia tăng đàn áp trong nước và kiểm soát thông tin.
Câu chuyện cũng tương tự ở Việt Nam và Lào. Cả hai nước đều phi tập trung hóa việc quản lý kinh tế và khuyến khích doanh nghiệp tư nhân vào cuối những năm 1980, và giờ đây nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Việt Nam thậm chí còn là 1 trong 12 thành viên sáng lập Hiệp định thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. Nhưng nhà nước một đảng này vẫn cố thủ và tiếp tục trấn áp chính trị đáng kể.
Không có dấu hiệu mọi việc sẽ sớm thay đổi. Ở Việt Nam, Thủ tướng có đầu óc cải cách Nguyễn Tấn Dũng đã thất bại trong cuộc đua đến chức tổng bí thư đảng cộng sản. Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tái bầu Tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng.
Giáo sư Brahma Chellaney nhận định rằng dường như dân chủ và chủ nghĩa cộng sản có tính triệt tiêu lẫn nhau, nhưng chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản dường như lại không như vậy, và điều đó có thể rất nguy hiểm.
Theo giáo sư, trên thực tế, cuộc hôn nhân giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản do Trung Quốc chủ xướng đã sản sinh ra một hình mẫu chính trị mới mang lại sự thách thưc trực tiếp đầu tiên cho tự do dân chủ kể từ thời chủ nghĩa phát xít: đó là chủ nghĩa tư bản chuyên quyền.
Chỉ trong vòng một thế hệ, Trung Quốc đã trỗi dậy ngoạn mục thành một cường quốc toàn cầu. Do đó, nước này đã thuyết phục các chế độ chuyên quyền khắp nơi rằng chủ nghĩa tư bản chuyên quyền – hay theo cách gọi của các lãnh đạo Trung Quốc là “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” – là con đường nhanh nhất và êm ái nhất đi đến thịnh vượng và ổn định, ưu việt hơn nhiều so với nền chính trị bầu cử nhiều rắc rối. Điều này có thế giúp lý giải vì sao sự lan truyền dân chủ trên thế giới đã bị đình trệ lại trong vài năm gần đây.
Trở lại với Cuba, Giáo sư Chellaney một lần nữa nhắc lại sẽ là sai lầm khi cho rằng việc nước này mở cửa kinh tế và được thúc đẩy nhờ chính sách hòa hoãn của Tổng thống Obama sẽ mở ra một kỷ nguyên chính trị mới ở Cuba.
Giáo sư Brahma Chellaney cũng là tác giả của 9 cuốn sách về châu Á và một số vấn đề chiến lược của thế giới.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chủ nghĩa tư bản chuyên quyền: Mối đe dọa cho tự do dân chủ
Trong một bài viết thể hiện quan điểm riêng, được trang web Irish Examiner đăng tải hôm 7/3, tác giả Brahma Chellaney lấy Trung Quốc và Việt Nam làm dẫn chứng để cho rằng chủ nghĩa tư bản kết hợp với chủ nghĩa cộng sản là nguy cơ thực sự cho dân chủ tự do nói chung, còn nói riêng trong trường hợp Cuba, việc nước này đang mở cửa không nhất thiết đồng nghĩa họ có động thái tiến đến dân chủ.
Vào lúc Tổng thống Mỹ sắp có chuyến thăm lịch sử đến Cuba, nhiều người hy vọng sự dịch chuyển dần dần sang chủ nghĩa tư bản trong 5 năm qua dưới quyền của ông Raul Castro cuối cùng sẽ đưa Cuba đến với dân chủ.
Nhưng trên thực tế, tự do hóa kinh tế gần như không có gì bảo đảm đó là con đường đi đến dân chủ. Tác giả Chellaney nêu ra Trung Quốc, nhà nước chuyên quyền lớn nhất và lâu năm nhất thế giới, như là một minh chứng rõ ràng. Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn nắm độc quyền quyền lực cho dù các cải cách vì kinh tế thị trường đã làm cho nền kinh tế phát triển tăng vọt.
Giáo sư Nghiên cứu chiến lược Brahma Chellaney tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách đặt tại New Delhi cho rằng những người cộng sản Trung Quốc giờ đây không còn bám rễ vào hệ tư tưởng của họ. Đảng Cộng sản do một nhóm đầu sỏ làm đại diện đã duy trì quyền hành bằng cách áp dụng 3 biện pháp khác nhau – trấn áp, cơ cấu tổ chức, ưu đãi tài chính – để ngăn chặn sự đối lập có tổ chức xuất hiện.
Trên hết, các đại diện đảng cộng sản dốc hết tâm sức vào việc giữ vững quyền lực chính trị bằng cách triệt tiêu những đòi hỏi của dân chúng về thay đổi, và nỗ lực này của đảng được hỗ trợ bởi sự thịnh vượng kinh tế mà chủ nghĩa tư bản mang lại.
Bên cạnh việc cung cấp đủ lợi ích vật chất để thỏa mãn dân chúng, chủ nghĩa tư bản củng cố cho năng lực của nhà nước cộng sản để họ gia tăng đàn áp trong nước và kiểm soát thông tin.
Câu chuyện cũng tương tự ở Việt Nam và Lào. Cả hai nước đều phi tập trung hóa việc quản lý kinh tế và khuyến khích doanh nghiệp tư nhân vào cuối những năm 1980, và giờ đây nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Việt Nam thậm chí còn là 1 trong 12 thành viên sáng lập Hiệp định thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. Nhưng nhà nước một đảng này vẫn cố thủ và tiếp tục trấn áp chính trị đáng kể.
Không có dấu hiệu mọi việc sẽ sớm thay đổi. Ở Việt Nam, Thủ tướng có đầu óc cải cách Nguyễn Tấn Dũng đã thất bại trong cuộc đua đến chức tổng bí thư đảng cộng sản. Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tái bầu Tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng.
Giáo sư Brahma Chellaney nhận định rằng dường như dân chủ và chủ nghĩa cộng sản có tính triệt tiêu lẫn nhau, nhưng chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản dường như lại không như vậy, và điều đó có thể rất nguy hiểm.
Theo giáo sư, trên thực tế, cuộc hôn nhân giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản do Trung Quốc chủ xướng đã sản sinh ra một hình mẫu chính trị mới mang lại sự thách thưc trực tiếp đầu tiên cho tự do dân chủ kể từ thời chủ nghĩa phát xít: đó là chủ nghĩa tư bản chuyên quyền.
Chỉ trong vòng một thế hệ, Trung Quốc đã trỗi dậy ngoạn mục thành một cường quốc toàn cầu. Do đó, nước này đã thuyết phục các chế độ chuyên quyền khắp nơi rằng chủ nghĩa tư bản chuyên quyền – hay theo cách gọi của các lãnh đạo Trung Quốc là “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” – là con đường nhanh nhất và êm ái nhất đi đến thịnh vượng và ổn định, ưu việt hơn nhiều so với nền chính trị bầu cử nhiều rắc rối. Điều này có thế giúp lý giải vì sao sự lan truyền dân chủ trên thế giới đã bị đình trệ lại trong vài năm gần đây.
Trở lại với Cuba, Giáo sư Chellaney một lần nữa nhắc lại sẽ là sai lầm khi cho rằng việc nước này mở cửa kinh tế và được thúc đẩy nhờ chính sách hòa hoãn của Tổng thống Obama sẽ mở ra một kỷ nguyên chính trị mới ở Cuba.
Giáo sư Brahma Chellaney cũng là tác giả của 9 cuốn sách về châu Á và một số vấn đề chiến lược của thế giới.