Kinh Đời
Chưa phải mùa Đông cuối cùng…
Bầu Kiên đã từng được tôn vinh là một tay anh chị trong làng tài chính, nơi chủ nghĩa kim tiền là lẽ phải của mọi đạo đức. “Không bao giờ bị bắt!” – Nguyễn Đức Kiên
“Không bao giờ bị bắt!”
Vào lúc Bầu Kiên bất thần bị Bộ Công An bắt vào Tháng Tám năm 2012 và khiến toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam như bị một cú quật đau điếng, đã chẳng có mấy người hình dung được viễn cảnh của bốn năm sau đó sẽ là bước mở đầu vào địa ngục của giới chủ ngân hàng.
Ông chủ ngân hàng cuối cùng bị bắt trong năm 2016 là Trần Phương Bình của Ngân Hàng Đông Á. Nhưng cứ bằng vào lối làm ăn vừa chụp giựt vừa “sân sau” của ít nhất một nửa trong tổng số hơn ba chục ngân hàng hiện thời, hẳn 2016 chưa phải là mùa đông cuối cùng khiến đóng băng nỗi sợ hãi “người giàu cũng khóc” của những ông trùm trong thế giới tài chính – cả công khai lẫn đen đúa – trên miền đất không thiếu luật rừng trong cả một rừng luật.
Bầu Kiên đã từng được tôn vinh là một tay anh chị trong làng tài chính, nơi chủ nghĩa kim tiền là lẽ phải của mọi đạo đức. “Không bao giờ bị bắt!” – Nguyễn Đức Kiên đã chắc nịch như thế trước nhiều người. Con người thấp đậm có tia nhìn sắc như dao và lạnh như mắt rắn ấy đã từng tuyên bố không thèm ngồi ăn sáng với các loại quan chức dưới cấp thứ trưởng.
Trần Phương Bình, và cả vợ của ông, đã từng được vinh danh là “cặp đôi hoàn hảo” – thuộc số những người giàu nhất trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Cũng như Bầu Kiên trong quá khứ, Trần Phương Bình của dĩ vãng dường như không mấy âu lo đến số phận bạc bẽo sẽ dành cho mình. Đông Á lại là một thứ “lô cốt” mà nhiều năm đã trở thành bất khả kháng. Thậm chí vào thời chao đảo năm 2015 khi cả Phạm Công Danh Xây Dựng và Hà Văn Thắm Đại Dương đều bị tóm, Ngân Hàng Đông Á chỉ bị Ngân Hàng Nhà Nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Sau đó rồi thôi.
Hà Văn Thắm cũng là một tay tự tin và nghe nói coi trời bằng vung. Khởi đi của nhà kinh doanh này chỉ có ít tỷ, nhưng không hiểu làm cách nào mà chỉ trong ít năm, anh ta có đến 5,000 tỷ đồng và trở thành “doanh nhân thành đạt” trên hệ thống báo đài mặc sức chuyên chính của đảng.
“Người giàu cũng đổ lệ” chính vào lúc Hà Văn Thắm bị còng tay, để cũng như Bầu Kiên, Thắm không thể hiểu nổi vì sao đã “quan hệ” với đủ cửa, đã “mua” không ít người mà vẫn còn bị còng tay.
Nhưng anh em trong giới ngân hàng lại xì xầm (chỉ là xì xầm thôi) về những “tay tổ” nào đó còn to bự hơn cả những ông chủ nhà băng phải vào khám. Đó là những tay chỉ nghe bóng không thấy hình, là một thế giới thực sự nằm sâu dưới lòng đất nhưng có thể “làm luật” đến cả trời cao.
Thòng lọng “sân sau”
Những anh chủ ngân hàng nhỏ lẻ, vốn có thói quen rụt đầu mỗi khi phải nói về một câu chuyện nào đó đầy nhạy cảm, chỉ e hèm rằng biết thân biết phận thì kinh doanh là kinh doanh, chứ đừng ham hố gì mà đi kinh doanh chính trị. Không vào khám thì thôi, chứ đã vào thì cái tội lớn nhất có khi chẳng phải là “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng” hay “cả tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa,” mà chẳng ai nói ra nhưng ai cũng hiểu là các vị ấy lao mình vào cuộc tranh chấp quyền lực giữa các anh Hai, anh Ba, anh Tư… và tự nguyện trở thành “sân sau” cho các anh ấy. Thời buổi đảo điên, phe này bắt người phe kia là “chuyện thường ngày ở huyện.”
Đấy, có ai tưởng tượng nổi một “doanh nhân thành đạt” khác như Nguyễn Xuân Sơn đã bị công an thẳng tay tống giam, dù chỉ ít ngày trước đó nhân vật này còn là một gương mặt đầy hãnh tiến khi ký kết hợp đồng kinh tế với đối tác Mỹ, trước sự chứng kiến của nhân vật cao nhất trong đảng là Nguyễn Phú Trọng, nhân chuyến thăm Washington của ông Trọng vào Tháng Bảy, 2015.
Hình như mọi thứ đang lộn tùng phèo cả lên.
Tiếp theo Bầu Kiên, Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn, 2016 tiếp tục là một năm đại hạn cho giới chủ ngân hàng ở Việt Nam.
Trước vụ ông Trần Phương Bình, hai thành viên cũ trong Hội Đồng Quản Trị của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) là ông Huỳnh Nam Dũng và ông Nguyễn Phước Hòa đã bị cơ quan điều tra của Bộ Công An khởi tố và bắt tạm giam để điều tra về các hành vi phạm pháp vào ngày 30 Tháng Giêng, 2016. Đến đầu Tháng Hai, 2016, cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công An tiếp tục bắt tạm giam và khởi tố bà Phí Thị Ong, nguyên giám đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Agribank), Chi Nhánh Trung Tâm Sài Gòn do vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Giữa Tháng Ba, 2016, đến lượt ông Phạm Quyết Thắng, nguyên là tổng giám đốc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) bị khởi tố bởi cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công An về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng làm thất thoát 5,500 tỷ đồng.
Tình cảnh giờ đây khác hẳn năm 2011, lúc chưa xảy ra vụ bắt Bầu Kiên và giới chủ ngân hàng còn a dua tung hứng với nhau trong một chiến dịch tăng lãi suất cho vay trên 20% một năm, thậm chí có ngân hàng còn “cắt cổ” với cái giá 30%. Rất nhiều doanh nghiệp thời đó đã điêu đứng nhưng vẫn phải cắm đầu vay. “Đó cũng là một cách uống thuốc độc tự tử” – một chủ doanh nghiệp than não ruột.
Cái thòng lọng mà giới chủ cá mập ngân hàng chăng ra để thít cổ con nợ thì giờ đây lại ứng ngay vào số phận của kẻ giăng bẫy. Quá nhiều món vay lãi suất cao được tống táng ra thị trường vào giai đoạn 2006 – 2011 đã biến ngân hàng trở thành một cái rổ nợ của chính mình. Cho tới nay, một nửa nợ xấu liên quan đến vụ án. Rất nhiều con nợ không trả được nợ đã tìm cách “xù” và do đó biến thành án. Có những ngân hàng tồn đến 50% nợ xấu trên tổng cho vay. Ít nhất 550 ngàn tỷ nợ xấu đang treo lơ lửng trên đầu các ngân hàng và cả nền kinh tế như một quả bom nhiệt hạch có thể phát tác vào một thời điểm xấu số nào đó.
Không có được bất cứ xử lý thực chất nào đối với số nợ xấu trên, Chính phủ bắt đầu nhấp nhổm “cho ngân hàng phá sản.” Những ngân hàng nào và những ông chủ nào sẽ phải đội nón ra đi với ngữ nghĩa “hạ cánh mềm” sẽ là một phương án thành đạt nhất?
Mùa Đông vẫn chưa qua…
Không ai có thể đoan chắc số phận của giới chủ ngân hàng sẽ ra sao. Không chỉ nợ xấu và lỗ lã, quy luật bắt ngân hàng lại tỉ lệ thuận với xu thế đấu đá quyền lực trong nội bộ đảng. Trong suốt một thời gian dài trước đây, không ít chủ ngân hàng đã dính dáng đến các “sân sau” của giới lãnh đạo, gây nên mối hằn thù giang hồ không thể nào bỏ qua được nữa. Sự hình thành các phe nhóm, phe phái quyền lực cũng đồng thời với xu hướng tung tóe các vụ bắt bớ lẫn nhau theo phương châm “triệt kinh tế.”
Khác với Hà Nội, Sài Gòn không có mùa đông. Nhưng vẫn tê cóng đến không thể thở được vì chẳng ít nhân vật lo sợ mình sẽ là người “đi theo” Trần Phương Bình.
Làn sóng “bắt ngân hàng” cũng đang rập rờn ngay trước mắt. Mới đầu năm 2017 lại bắt nguyên tổng giám đốc Ngân Hàng Đại Tín vì liên quan đến đại án Phạm Công Danh của Ngân Hàng Xây Dựng.
Nhưng có lẽ Hà Nội mới là tâm điểm của cuộc chiến quyền lực và các mắt xích về ngân hàng. Chưa có gì được xem là mùa đông cuối cùng đã trôi qua…
Phạm Chí Dũng
Người Việt
Bầu Kiên đã từng được tôn vinh là một tay anh chị trong làng tài chính, nơi chủ nghĩa kim tiền là lẽ phải của mọi đạo đức. “Không bao giờ bị bắt!” – Nguyễn Đức Kiên
|
Vào lúc Bầu Kiên bất thần bị Bộ Công An bắt vào Tháng Tám năm 2012 và khiến toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam như bị một cú quật đau điếng, đã chẳng có mấy người hình dung được viễn cảnh của bốn năm sau đó sẽ là bước mở đầu vào địa ngục của giới chủ ngân hàng.
Ông chủ ngân hàng cuối cùng bị bắt trong năm 2016 là Trần Phương Bình của Ngân Hàng Đông Á. Nhưng cứ bằng vào lối làm ăn vừa chụp giựt vừa “sân sau” của ít nhất một nửa trong tổng số hơn ba chục ngân hàng hiện thời, hẳn 2016 chưa phải là mùa đông cuối cùng khiến đóng băng nỗi sợ hãi “người giàu cũng khóc” của những ông trùm trong thế giới tài chính – cả công khai lẫn đen đúa – trên miền đất không thiếu luật rừng trong cả một rừng luật.
Bầu Kiên đã từng được tôn vinh là một tay anh chị trong làng tài chính, nơi chủ nghĩa kim tiền là lẽ phải của mọi đạo đức. “Không bao giờ bị bắt!” – Nguyễn Đức Kiên đã chắc nịch như thế trước nhiều người. Con người thấp đậm có tia nhìn sắc như dao và lạnh như mắt rắn ấy đã từng tuyên bố không thèm ngồi ăn sáng với các loại quan chức dưới cấp thứ trưởng.
Trần Phương Bình, và cả vợ của ông, đã từng được vinh danh là “cặp đôi hoàn hảo” – thuộc số những người giàu nhất trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Cũng như Bầu Kiên trong quá khứ, Trần Phương Bình của dĩ vãng dường như không mấy âu lo đến số phận bạc bẽo sẽ dành cho mình. Đông Á lại là một thứ “lô cốt” mà nhiều năm đã trở thành bất khả kháng. Thậm chí vào thời chao đảo năm 2015 khi cả Phạm Công Danh Xây Dựng và Hà Văn Thắm Đại Dương đều bị tóm, Ngân Hàng Đông Á chỉ bị Ngân Hàng Nhà Nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Sau đó rồi thôi.
Hà Văn Thắm cũng là một tay tự tin và nghe nói coi trời bằng vung. Khởi đi của nhà kinh doanh này chỉ có ít tỷ, nhưng không hiểu làm cách nào mà chỉ trong ít năm, anh ta có đến 5,000 tỷ đồng và trở thành “doanh nhân thành đạt” trên hệ thống báo đài mặc sức chuyên chính của đảng.
“Người giàu cũng đổ lệ” chính vào lúc Hà Văn Thắm bị còng tay, để cũng như Bầu Kiên, Thắm không thể hiểu nổi vì sao đã “quan hệ” với đủ cửa, đã “mua” không ít người mà vẫn còn bị còng tay.
Nhưng anh em trong giới ngân hàng lại xì xầm (chỉ là xì xầm thôi) về những “tay tổ” nào đó còn to bự hơn cả những ông chủ nhà băng phải vào khám. Đó là những tay chỉ nghe bóng không thấy hình, là một thế giới thực sự nằm sâu dưới lòng đất nhưng có thể “làm luật” đến cả trời cao.
Thòng lọng “sân sau”
Những anh chủ ngân hàng nhỏ lẻ, vốn có thói quen rụt đầu mỗi khi phải nói về một câu chuyện nào đó đầy nhạy cảm, chỉ e hèm rằng biết thân biết phận thì kinh doanh là kinh doanh, chứ đừng ham hố gì mà đi kinh doanh chính trị. Không vào khám thì thôi, chứ đã vào thì cái tội lớn nhất có khi chẳng phải là “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng” hay “cả tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa,” mà chẳng ai nói ra nhưng ai cũng hiểu là các vị ấy lao mình vào cuộc tranh chấp quyền lực giữa các anh Hai, anh Ba, anh Tư… và tự nguyện trở thành “sân sau” cho các anh ấy. Thời buổi đảo điên, phe này bắt người phe kia là “chuyện thường ngày ở huyện.”
Đấy, có ai tưởng tượng nổi một “doanh nhân thành đạt” khác như Nguyễn Xuân Sơn đã bị công an thẳng tay tống giam, dù chỉ ít ngày trước đó nhân vật này còn là một gương mặt đầy hãnh tiến khi ký kết hợp đồng kinh tế với đối tác Mỹ, trước sự chứng kiến của nhân vật cao nhất trong đảng là Nguyễn Phú Trọng, nhân chuyến thăm Washington của ông Trọng vào Tháng Bảy, 2015.
Hình như mọi thứ đang lộn tùng phèo cả lên.
Tiếp theo Bầu Kiên, Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn, 2016 tiếp tục là một năm đại hạn cho giới chủ ngân hàng ở Việt Nam.
Trước vụ ông Trần Phương Bình, hai thành viên cũ trong Hội Đồng Quản Trị của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) là ông Huỳnh Nam Dũng và ông Nguyễn Phước Hòa đã bị cơ quan điều tra của Bộ Công An khởi tố và bắt tạm giam để điều tra về các hành vi phạm pháp vào ngày 30 Tháng Giêng, 2016. Đến đầu Tháng Hai, 2016, cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công An tiếp tục bắt tạm giam và khởi tố bà Phí Thị Ong, nguyên giám đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Agribank), Chi Nhánh Trung Tâm Sài Gòn do vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Giữa Tháng Ba, 2016, đến lượt ông Phạm Quyết Thắng, nguyên là tổng giám đốc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) bị khởi tố bởi cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công An về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng làm thất thoát 5,500 tỷ đồng.
Tình cảnh giờ đây khác hẳn năm 2011, lúc chưa xảy ra vụ bắt Bầu Kiên và giới chủ ngân hàng còn a dua tung hứng với nhau trong một chiến dịch tăng lãi suất cho vay trên 20% một năm, thậm chí có ngân hàng còn “cắt cổ” với cái giá 30%. Rất nhiều doanh nghiệp thời đó đã điêu đứng nhưng vẫn phải cắm đầu vay. “Đó cũng là một cách uống thuốc độc tự tử” – một chủ doanh nghiệp than não ruột.
Cái thòng lọng mà giới chủ cá mập ngân hàng chăng ra để thít cổ con nợ thì giờ đây lại ứng ngay vào số phận của kẻ giăng bẫy. Quá nhiều món vay lãi suất cao được tống táng ra thị trường vào giai đoạn 2006 – 2011 đã biến ngân hàng trở thành một cái rổ nợ của chính mình. Cho tới nay, một nửa nợ xấu liên quan đến vụ án. Rất nhiều con nợ không trả được nợ đã tìm cách “xù” và do đó biến thành án. Có những ngân hàng tồn đến 50% nợ xấu trên tổng cho vay. Ít nhất 550 ngàn tỷ nợ xấu đang treo lơ lửng trên đầu các ngân hàng và cả nền kinh tế như một quả bom nhiệt hạch có thể phát tác vào một thời điểm xấu số nào đó.
Không có được bất cứ xử lý thực chất nào đối với số nợ xấu trên, Chính phủ bắt đầu nhấp nhổm “cho ngân hàng phá sản.” Những ngân hàng nào và những ông chủ nào sẽ phải đội nón ra đi với ngữ nghĩa “hạ cánh mềm” sẽ là một phương án thành đạt nhất?
Mùa Đông vẫn chưa qua…
Không ai có thể đoan chắc số phận của giới chủ ngân hàng sẽ ra sao. Không chỉ nợ xấu và lỗ lã, quy luật bắt ngân hàng lại tỉ lệ thuận với xu thế đấu đá quyền lực trong nội bộ đảng. Trong suốt một thời gian dài trước đây, không ít chủ ngân hàng đã dính dáng đến các “sân sau” của giới lãnh đạo, gây nên mối hằn thù giang hồ không thể nào bỏ qua được nữa. Sự hình thành các phe nhóm, phe phái quyền lực cũng đồng thời với xu hướng tung tóe các vụ bắt bớ lẫn nhau theo phương châm “triệt kinh tế.”
Khác với Hà Nội, Sài Gòn không có mùa đông. Nhưng vẫn tê cóng đến không thể thở được vì chẳng ít nhân vật lo sợ mình sẽ là người “đi theo” Trần Phương Bình.
Làn sóng “bắt ngân hàng” cũng đang rập rờn ngay trước mắt. Mới đầu năm 2017 lại bắt nguyên tổng giám đốc Ngân Hàng Đại Tín vì liên quan đến đại án Phạm Công Danh của Ngân Hàng Xây Dựng.
Nhưng có lẽ Hà Nội mới là tâm điểm của cuộc chiến quyền lực và các mắt xích về ngân hàng. Chưa có gì được xem là mùa đông cuối cùng đã trôi qua…
Phạm Chí Dũng
Người Việt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Chưa phải mùa Đông cuối cùng…
Bầu Kiên đã từng được tôn vinh là một tay anh chị trong làng tài chính, nơi chủ nghĩa kim tiền là lẽ phải của mọi đạo đức. “Không bao giờ bị bắt!” – Nguyễn Đức Kiên
Bầu Kiên đã từng được tôn vinh là một tay anh chị trong làng tài chính, nơi chủ nghĩa kim tiền là lẽ phải của mọi đạo đức. “Không bao giờ bị bắt!” – Nguyễn Đức Kiên
|
Vào lúc Bầu Kiên bất thần bị Bộ Công An bắt vào Tháng Tám năm 2012 và khiến toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam như bị một cú quật đau điếng, đã chẳng có mấy người hình dung được viễn cảnh của bốn năm sau đó sẽ là bước mở đầu vào địa ngục của giới chủ ngân hàng.
Ông chủ ngân hàng cuối cùng bị bắt trong năm 2016 là Trần Phương Bình của Ngân Hàng Đông Á. Nhưng cứ bằng vào lối làm ăn vừa chụp giựt vừa “sân sau” của ít nhất một nửa trong tổng số hơn ba chục ngân hàng hiện thời, hẳn 2016 chưa phải là mùa đông cuối cùng khiến đóng băng nỗi sợ hãi “người giàu cũng khóc” của những ông trùm trong thế giới tài chính – cả công khai lẫn đen đúa – trên miền đất không thiếu luật rừng trong cả một rừng luật.
Bầu Kiên đã từng được tôn vinh là một tay anh chị trong làng tài chính, nơi chủ nghĩa kim tiền là lẽ phải của mọi đạo đức. “Không bao giờ bị bắt!” – Nguyễn Đức Kiên đã chắc nịch như thế trước nhiều người. Con người thấp đậm có tia nhìn sắc như dao và lạnh như mắt rắn ấy đã từng tuyên bố không thèm ngồi ăn sáng với các loại quan chức dưới cấp thứ trưởng.
Trần Phương Bình, và cả vợ của ông, đã từng được vinh danh là “cặp đôi hoàn hảo” – thuộc số những người giàu nhất trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Cũng như Bầu Kiên trong quá khứ, Trần Phương Bình của dĩ vãng dường như không mấy âu lo đến số phận bạc bẽo sẽ dành cho mình. Đông Á lại là một thứ “lô cốt” mà nhiều năm đã trở thành bất khả kháng. Thậm chí vào thời chao đảo năm 2015 khi cả Phạm Công Danh Xây Dựng và Hà Văn Thắm Đại Dương đều bị tóm, Ngân Hàng Đông Á chỉ bị Ngân Hàng Nhà Nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Sau đó rồi thôi.
Hà Văn Thắm cũng là một tay tự tin và nghe nói coi trời bằng vung. Khởi đi của nhà kinh doanh này chỉ có ít tỷ, nhưng không hiểu làm cách nào mà chỉ trong ít năm, anh ta có đến 5,000 tỷ đồng và trở thành “doanh nhân thành đạt” trên hệ thống báo đài mặc sức chuyên chính của đảng.
“Người giàu cũng đổ lệ” chính vào lúc Hà Văn Thắm bị còng tay, để cũng như Bầu Kiên, Thắm không thể hiểu nổi vì sao đã “quan hệ” với đủ cửa, đã “mua” không ít người mà vẫn còn bị còng tay.
Nhưng anh em trong giới ngân hàng lại xì xầm (chỉ là xì xầm thôi) về những “tay tổ” nào đó còn to bự hơn cả những ông chủ nhà băng phải vào khám. Đó là những tay chỉ nghe bóng không thấy hình, là một thế giới thực sự nằm sâu dưới lòng đất nhưng có thể “làm luật” đến cả trời cao.
Thòng lọng “sân sau”
Những anh chủ ngân hàng nhỏ lẻ, vốn có thói quen rụt đầu mỗi khi phải nói về một câu chuyện nào đó đầy nhạy cảm, chỉ e hèm rằng biết thân biết phận thì kinh doanh là kinh doanh, chứ đừng ham hố gì mà đi kinh doanh chính trị. Không vào khám thì thôi, chứ đã vào thì cái tội lớn nhất có khi chẳng phải là “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng” hay “cả tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa,” mà chẳng ai nói ra nhưng ai cũng hiểu là các vị ấy lao mình vào cuộc tranh chấp quyền lực giữa các anh Hai, anh Ba, anh Tư… và tự nguyện trở thành “sân sau” cho các anh ấy. Thời buổi đảo điên, phe này bắt người phe kia là “chuyện thường ngày ở huyện.”
Đấy, có ai tưởng tượng nổi một “doanh nhân thành đạt” khác như Nguyễn Xuân Sơn đã bị công an thẳng tay tống giam, dù chỉ ít ngày trước đó nhân vật này còn là một gương mặt đầy hãnh tiến khi ký kết hợp đồng kinh tế với đối tác Mỹ, trước sự chứng kiến của nhân vật cao nhất trong đảng là Nguyễn Phú Trọng, nhân chuyến thăm Washington của ông Trọng vào Tháng Bảy, 2015.
Hình như mọi thứ đang lộn tùng phèo cả lên.
Tiếp theo Bầu Kiên, Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn, 2016 tiếp tục là một năm đại hạn cho giới chủ ngân hàng ở Việt Nam.
Trước vụ ông Trần Phương Bình, hai thành viên cũ trong Hội Đồng Quản Trị của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) là ông Huỳnh Nam Dũng và ông Nguyễn Phước Hòa đã bị cơ quan điều tra của Bộ Công An khởi tố và bắt tạm giam để điều tra về các hành vi phạm pháp vào ngày 30 Tháng Giêng, 2016. Đến đầu Tháng Hai, 2016, cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công An tiếp tục bắt tạm giam và khởi tố bà Phí Thị Ong, nguyên giám đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Agribank), Chi Nhánh Trung Tâm Sài Gòn do vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Giữa Tháng Ba, 2016, đến lượt ông Phạm Quyết Thắng, nguyên là tổng giám đốc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) bị khởi tố bởi cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công An về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng làm thất thoát 5,500 tỷ đồng.
Tình cảnh giờ đây khác hẳn năm 2011, lúc chưa xảy ra vụ bắt Bầu Kiên và giới chủ ngân hàng còn a dua tung hứng với nhau trong một chiến dịch tăng lãi suất cho vay trên 20% một năm, thậm chí có ngân hàng còn “cắt cổ” với cái giá 30%. Rất nhiều doanh nghiệp thời đó đã điêu đứng nhưng vẫn phải cắm đầu vay. “Đó cũng là một cách uống thuốc độc tự tử” – một chủ doanh nghiệp than não ruột.
Cái thòng lọng mà giới chủ cá mập ngân hàng chăng ra để thít cổ con nợ thì giờ đây lại ứng ngay vào số phận của kẻ giăng bẫy. Quá nhiều món vay lãi suất cao được tống táng ra thị trường vào giai đoạn 2006 – 2011 đã biến ngân hàng trở thành một cái rổ nợ của chính mình. Cho tới nay, một nửa nợ xấu liên quan đến vụ án. Rất nhiều con nợ không trả được nợ đã tìm cách “xù” và do đó biến thành án. Có những ngân hàng tồn đến 50% nợ xấu trên tổng cho vay. Ít nhất 550 ngàn tỷ nợ xấu đang treo lơ lửng trên đầu các ngân hàng và cả nền kinh tế như một quả bom nhiệt hạch có thể phát tác vào một thời điểm xấu số nào đó.
Không có được bất cứ xử lý thực chất nào đối với số nợ xấu trên, Chính phủ bắt đầu nhấp nhổm “cho ngân hàng phá sản.” Những ngân hàng nào và những ông chủ nào sẽ phải đội nón ra đi với ngữ nghĩa “hạ cánh mềm” sẽ là một phương án thành đạt nhất?
Mùa Đông vẫn chưa qua…
Không ai có thể đoan chắc số phận của giới chủ ngân hàng sẽ ra sao. Không chỉ nợ xấu và lỗ lã, quy luật bắt ngân hàng lại tỉ lệ thuận với xu thế đấu đá quyền lực trong nội bộ đảng. Trong suốt một thời gian dài trước đây, không ít chủ ngân hàng đã dính dáng đến các “sân sau” của giới lãnh đạo, gây nên mối hằn thù giang hồ không thể nào bỏ qua được nữa. Sự hình thành các phe nhóm, phe phái quyền lực cũng đồng thời với xu hướng tung tóe các vụ bắt bớ lẫn nhau theo phương châm “triệt kinh tế.”
Khác với Hà Nội, Sài Gòn không có mùa đông. Nhưng vẫn tê cóng đến không thể thở được vì chẳng ít nhân vật lo sợ mình sẽ là người “đi theo” Trần Phương Bình.
Làn sóng “bắt ngân hàng” cũng đang rập rờn ngay trước mắt. Mới đầu năm 2017 lại bắt nguyên tổng giám đốc Ngân Hàng Đại Tín vì liên quan đến đại án Phạm Công Danh của Ngân Hàng Xây Dựng.
Nhưng có lẽ Hà Nội mới là tâm điểm của cuộc chiến quyền lực và các mắt xích về ngân hàng. Chưa có gì được xem là mùa đông cuối cùng đã trôi qua…
Phạm Chí Dũng
Người Việt