Văn Học & Nghệ Thuật

Chuyện kể của kẻ “lêu lổng” nhất Liên bang Xô Viết

Với những năm tháng đã xa tôi giữ lại những kỷ niệm rực rỡ… Đó là mẩu bánh mì đen đầu tiên trong cuộc đời, rồi tới mẩu bánh mì trắng đầu tiên làm theo kiểu Pháp mà tôi nhẩn nha nhấm nháp từng chút xíu một…

(Nhà thơ Iosif Aleksandrovich Brodsky trong một lần nói chuyện với bạn đọc)

Tô Hoàng dịch

Iosif Aleksandrovich Brodsky là nhà thơ và nhà viết tiểu luận Nga và Mỹ, sinh ngày 24/5/1940 tại Saint Petersburg, mất ngày 28/1/1996 tại New York. Ông bị kết án “ăn bám xã hội” và bị bị đi cải tạo năm năm. Năm 1972, ông bị trục xuất ra nước ngoài, cuối cùng định cư ở Hoa Kỳ. Năm 1987, ông được trao giải Nobel Văn chương.

clip_image001


Thời thơ ấu Thời niên thiếu Tuổi trẻ

Với những năm tháng đã xa tôi giữ lại những kỷ niệm rực rỡ… Đó là mẩu bánh mì đen đầu tiên trong cuộc đời, rồi tới mẩu bánh mì trắng đầu tiên làm theo kiểu Pháp mà tôi nhẩn nha nhấm nháp từng chút xíu một… Chiến tranh kết thúc đã khá lâu. Lúc thì chúng tôi ở nhà bác gái, chị của mẹ; lúc ở nhà em gái của mẹ tôi – dì Raisa Moiseevna. Không biết mẹ, bác gái và dì tôi kiếm đâu ra những mẩu bánh kia? Tôi đứng bên bàn thưởng thức những mẩu bánh; còn ba người thân yêu thì chăm chắm nhìn tôi.


Tôi rất thích công việc hàng hải. Tôi không biết sức cuốn hút ấy là do đâu nữa. Biển biếc, tàu bè, cha tôi, thành phố thân thương của tôi là tất cả niềm mê say đó. Nhưng làm gì để đạt tới niềm say mê kia thì tôi không biết. Tôi nhớ tới Viện Bảo tàng Hải Quân… Nhớ tới lá cờ có chữ thập xanh nổi bật trên nền vải trắng… Một lá cờ đẹp hơn thế chắc không thể tìm ra được trên cõi đời này…

Tôi không thích thứ trật tự được duy trì ở trường học. Trong tôi lúc nào cũng bừng bừng nổi lên sự phản kháng với những quy định khắt khe, gò bó. Nỗi bực bội này trên một phương diện nào đó cũng tạo nên nét tính cách của tôi. Hay cau có, không thích các tiết học, thích chơi trội… thực lòng mà nói, chính tôi cũng không biết vì sao mình đổ đốn ra như vậy…

Ở lớp bảy, qua lớp tám, tôi đến lớp bao giờ cũng mang theo 2, 3 cuốn truyện trong cặp. Để đọc ngay trong tiết học. Năm 15 tuổi, tôi bỏ học đơn giản chỉ vì tôi quá chán việc học hành. Tôi cảm thấy việc đọc sách thú vị hơn nhiều. Thế là tôi bước chân qua hai cánh cổng một nhà máy để tìm việc làm.

Năm đầu tiên tôi làm thợ phay. Sau khoảng hai, ba tuần tôi chuyển qua nhận chân gác nhà xác của một bệnh viện huyện. Tôi nhận công việc này vì muốn thực hiện được ước mơ thường thấy ở những người Do Thái: trở thành bác sĩ, hay nói đúng hơn, một bác sĩ thần kinh. Nói chung ra là tôi rất thích tấm áo choàng trắng của những người làm việc ở bệnh viện.

Tiếp tới là những tháng ngày lang thang theo các đoàn khảo sát địa chất – đến mọi nơi có thể đến được vào mùa hè, kiếm được cơm ăn mà sống qua ngày.

Khi tới Yakutsk, tại một cửa hàng sách, tôi tìm ra được cuốn sách. Sau khi đọc hết cuốn sách này tôi mới vỡ ra rằng tôi hoàn toàn không hề làm gì trong công việc khảo sát địa chất khi ở Yakutsk. Tôi cũng không biết bất cứ điều gì khác và tôi cũng không hiểu rằng, chỉ có những vần thơ là thứ duy nhất mà tôi hiểu được.

Tôi bị tóm cổ lần đầu tiên là sau cuộc triển lãm nghệ thuật nước Bỉ. Tôi cũng không hiểu tại sao chúng tôi kéo đến khu triển lãm đó. Một đám đông trẻ trung, sôi lên sùng sục, khoảng 200 người. Những chú ngựa phóng tới, dồn chúng tôi thành một cục và đưa tới “đại bản doanh” – họ đã giam giữ bọn tôi khá lâu, đến 6 hay 7 ngày tại một nơi được đặt tên là “Cái hố Tarta”. Các bạn có biết sao nơi đó mang tên như vậy không? Đó là khi họ quẳng các bạn vào một mảnh sân xung quanh rào kín bằng những tấm ván gỗ, rồi họ thỏa sức đổ rác rưởi lên đầu, lên người bạn, rồi cũng thỏa sức giẫm xéo lên bạn. Một kiểu gom người như vậy sao có thể gọi là bắt giữ được, mà phải coi là một sự nhục mạ thể xác.

Giam giữ, nhục mạ, luận tội

Hồi tôi 18 hay 19 tuổi gì đó, tôi làm quen với Alik Shakhmatov. Anh ta nguyên là một phi công lái máy bay chiến đấu, bị sa thải khỏi Lực lượng Không quân. Tội đầu tiên là vì đệ tử của lưu ly, tội thứ hai vì mê mẩn đám vợ của các quan chức.

Anh cắt vụn một chiếc đế giày, bỏ vào nồi súp trong bếp ăn tập thể của ký túc xá, nơi bạn gái của anh sống. Để biểu lộ sự phản ứng vì cô bạn gái kia không cho anh vào phòng của cô sau 12 giờ khuya. Vì hành động quấy phá này Shakhmatov bị giam một năm.

Vào một ngày đẹp trời, tôi nhận được thư anh từ thanh phố Samarcand gửi tới. Anh mời tôi tới nơi anh ở. Tôi có cơ hội hầu như đi xuyên ngang nước Nga. Mùa đông năm ấy lạnh khủng khiếp. Chúng tôi phiêu dạt đó đây. Cuối cùng bỗng nảy ra ý tưởng: Tại sao hai đứa không vượt biên, khi từ Samarcand có thể bay thẳng tới Afganistan? Một kế hoạch được phác vẽ. Chúng tôi sẽ lên chiếc máy bay “Yak-12” có 4 chỗ ngồi. Alik sẽ ngồi cạnh viên phi công, tôi ngồi ghế sau. Tôi thủ theo một viên gạch. Máy bay lên tới một độ cao nào đó, tôi sẽ táng viên gạch vào đầu viên phi công... Alik nhanh chóng chiếm bộ phận điều khiển… Khi đã lên máy bay rôi, gặp viên phi công, tôi thấy anh ta chẳng làm gì hại mình, thế thì tại sao mình đang tâm đập viên gạch lên đầu anh ta? Suy nghĩ vậy, tôi nói với Alik tôi không thực hiện như trong kế hoạch đã bàn bạc được…

Một năm sau Alik bị bắt tại Krasnoyarsk khi người ta tìm thấy trong túi anh có khẩu súng lục. Anh phản kháng và cho rằng việc này chỉ cơ quan an ninh nhà nước mới có quyền thẩm vấn anh. Vì vậy tội trạng của anh bỗng nặng thêm. Ngày 29 tháng Giêng năm 1961 hay 1962, tôi không nhớ rõ nữa, đến lượt người ta bắt tôi. Tôi phải ngồi ở nơi tạm giam khá lâu, đâu đó tới 3, 4 tuần.

Người ta nói với tôi: “Bây giờ anh sẽ trả lời chứ?”. Tôi nói: “Không”. Họ hỏi: “Tại sao?”. Ngay lập tức trong đầu tôi xuất hiện câu trả lời mà chính tôi cũng không ngờ nó vọt ra từ cửa miệng: “Bởi vì rằng nếu trả lời các ông – điều đó thấp hơn hẳn phẩm giá làm người của tôi”.

Trước đó người ta bắt tôi trong vụ tham gia một tờ tạp chí tự in ấn, tự xuất bản tại Moskva do Alik Ginzburg chủ xướng. Bắt đầu từ năm 1959, tôi cộng tác với tờ tạp chí này và trong khoảng 2 năm. Năm đầu thích thú hơn, còn năm thứ 2 không có ấn tượng gì…

Gian nhà tù giam giữ tôi ở gần khu vực nhà tù trước kia Lenin bị giam cầm. Khi họ dong tôi tới đó họ dặn không được ngó mắt về phía nhà tù xưa kia giam Lenin. Tôi muốn họ giải thích vì sao vậy? Họ nói, nơi ấy Lenin đã từng bị giam cầm, còn tôi – một tội phạm thuộc kẻ thù của nhân dân, không xứng đáng ngó nhìn nơi ấy.

Nhà tù, suy cho cùng đó là cái quái quỷ gì nhỉ? Một khoảng không gian chật chội, buộc để người tù quên đi thời gian đang trôi qua. Chỉ vậy thôi!

Vào năm 1964 đen đủi nhất ấy khi họ lại bắt tôi một cách vô lý một lần nữa và canh phòng tôi một cách kỹ càng hơn (lần này sự việc nghiêm trọng và họ kết án tôi tới 5 năm tù), theo cuốn sổ của tù nhân, tôi nhận ra 5 năm trước họ chuyển tôi qua không ít hơn 15, 16 trại giam.

Tôi còn nhớ chỉ có một lần tôi tỏ ra bối rối. Điều này xảy ra tại một phiên xử. Tòa hỏi tôi: “Ông Brodsky, ông hình dung ra sao nếu ông tham gia vào việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản?”. Câu hỏi này khiến tôi hết sức sửng sốt, ngạc nhiên, thậm chí khiến tôi suýt ngã lăn ra. Còn những câu hỏi khác – tất cả đã quá quen thuộc và trở nên bình thường.

Viên luật sư hỏi: “Brodsky kiếm được bao rúp một ngày?”. Tính kỹ hóa ra chỉ một rúp vài xu. Viên luật sư lại hỏi: “Với số tiền kiếm được ấy làm sao anh sống qua ngày?”. Đến đây Iosif đáp: “Tôi đã ngồi tù lâu rồi. Trong tù họ nuôi tôi mỗi ngày với 42 xu!”.

Có đúng một lần duy nhất tôi hơi xúc động. Đó là có hai người, hai nhân chứng lên tiếng bênh vực tôi, cả hai nói về tôi những nhận xét tử tế. Tôi không chuẩn bị tinh thần để đón đợi những lời lẽ nghiêm túc như vậy nên thậm chí đâm bối rối. Và cũng chỉ một lần ấy. Tôi lĩnh cái án 5 năm, rời khỏi gian toà án và người ta đưa tôi tới nhà tù. Mọi chuyện là như thế.

Đi đày

Tôi đến nơi đó đúng vào mùa xuân, khoảng tháng 3, tháng 4. Mùa gieo vãi đã bắt đầu. Tuyết vẫn còn, nhưng ít thôi, và người ta cần phải vần ra khỏi cánh đồng những tảng đá kia. Như vậy có đến nửa thời gian của vụ gieo trồng dành vào việc vần đá. Để cho nơi đó mọc lên thứ gì đó.

Mỗi sáng thức dậy sớm, vào khoảng 6 giờ để đứng trong hàng theo lệnh chỉ huy, tôi hiểu rằng vào chính giây phút đó, trên toàn thể nước Nga thường được gọi kèm theo hai chữ Vĩ Đại đang diễn ra cùng một sự việc: nhân dân đi tới nơi làm việc. Và tôi cảm thấy cái quyền của mình được gắn bó với đám đông nhân dân kia.

Mỗi tháng, một hay hai lần họ tới kiểm tra tôi tại nơi giam giữ ở ngôi làng nọ. Họ nói: “Iosif Aleksandrovich, có khách đến thăm anh đây!”. Tôi: “Rất vui mừng được gặp các ngài!”. Họ: “Mà cần phải chào đón khách như thế nào nhỉ?”. Và tôi hiểu ngay rằng phải đi mua rượu cho họ uống.

Ở nơi đi đày tôi như phát điên lên vì không bao giờ nhìn thấy đường chân trời. Trùng trùng, điệp điệp như bất tận là những khoảnh đồi nhấp nhô. Thậm chí không phải là đồi nữa mà là những gò đống. Anh lọt thỏm giữa những gò đống đó. Và anh trở nên điên loạn là điếu dễ hiểu.

Khi tôi được thả khỏi nơi lưu đày này, tôi đã mang về Leningrad hơn một trăm kilogram sách.

Buộc phải lẩn tránh ra nước ngoài để chọn một cuộc sống không có nước Nga.

Có hai kiểu trò chuyện để cấp giấy phép. Bắt đầu những câu chuyện nhăng nhít về thời tiết, về sức khỏe…

- Chúng tôi nghĩ rằng, với những gì ông đã viết, hình thành nên một hoàn cảnh không bình thường. Nhưng chúng tôi rât vui lòng sẽ giúp đỡ ông. Chúng tôi sẽ cho in ấn tất cả, không hề có cắt xén kiểm duyệt, trên thứ giấy tốt mua ở Phần Lan.

Và câu chuyện thứ hai hoàn toàn khác:

- Có nhiều vị giáo sư từ Phương Tây tới thăm anh. Dần dà chúng tôi buộc phải lưu tâm tìm hiểu cách đánh giá của anh, ấn tượng của anh với từng vị khách kia.

Tôi nói với họ:

- Tất nhiên, những chuyến thăm viếng ấy thật tuyệt vời! Và khi nào cuốn sách của tôi ra đời càng tuyệt vời hơn. Dù cho như vậy, tôi vẫn chỉ đồng ý với một điều kiện: Trả lại tôi quân hàm thiếu tá và đồng lương tương ứng.

Tôi tìm tới cơ quan an ninh. Rác chất đầy ngoài hè. Hai cánh cửa khép hờ. Tôi bước vào. Không có một ai cả. Tôi rẽ hẳn vào một căn buồng. Ở đây có một vị đại tá. Mọi việc suôn sẻ. Và một cuộc trò chuyện rất là trí tuệ diễn ra.

- Ngài, Iosif Aleksandrovich, ngài đã nhận được thư mời từ Israel rồi, phải không?

- Vâng, tôi đã nhận. Và không chỉ một lần… Có chuyện gì sao đây?

- Tại sao ngài không sử dụng những thư mời ấy?... Sao đây, ngài Brodsky? Bây giờ chúng tôi đưa cho ngài bản kê khai giấy xuất cảnh, để ngài điền vào các mục. Ngài điền vào nhé! Thời gian gần đây chúng tôi đã xem xét lại vụ việc của ngài. Chúng tôi sẽ bày vẽ cho ngài lối thoát.

Tôi bắt đầu điền vào tờ khai này. Đúng vào khoảnh khắc ấy tôi bỗng hiểu ra tất cả. Tôi hiểu điều gì đang diễn ra. Tôi thoáng đưa mắt nhìn ra phố, rồi nói:

- Nếu tôi từ chối không viết tờ khai này thì sao đây?

Viên đại tá đáp lại:

- Khi đó thì, ngài Brodsky, trong cái tương lai đặc biệt không sáng sủa gì của ngài sẽ bắt đầu một giai đoạn rất nóng đấy!

“Ngài Leonid Ilyich Brezhnev kính mến! Tôi đau đớn khi phải rời khỏi nước Nga. Tôi sinh ra, lớn lên ở xứ sở này. Tôi đã sống, đã tích tụ được điều gì trong tâm hồn và tất cả những điều khác nữa là do nước Nga. Tôi chịu ơn Đất Mẹ. Tất cả những điều xấu xa, bỉ ổi chất lên đôi vai tôi mà thường được mệnh danh là những gì tốt đẹp, cao cả… cho dù vậy, tôi không bao giờ tự cảm thấy mình đã làm điều gì xúc phạm tới Tổ quốc. Ngay lúc này tôi càng cảm nhận ra điều đó. Tôi sẽ không còn là công dân của Liên bang Xô Viết, nhưng tôi vẫn là nhà thơ Nga. Tôi tin rằng tôi sẽ trở về với Đất Mẹ. Nhà thơ luôn luôn trở về: không bằng xương bằng thịt thì cũng trên những trang giấy”.

Thoạt đầu là ở Viên. Thời tiết rất nóng nực. Không hiểu tại sao tôi cứ nghĩ rằng sang đây sẽ mát mẻ hơn. Phương Tây trong quan niệm của tôi sự lạnh giá, rét mướt. Sau đó tới nước Anh – sang đây thấy dễ chịu hơn, tôi lưu lại đảo quốc này chừng hai tuần và quen dần. Tại London, ngay trong ngày đầu tiên Isaiah Berlin mời tôi tới câu lạc bộ của ông. Sau đó tôi sang Mỹ – một sự di chuyển không hình dung nổi trong không gian. Tôi luôn cảm thấy như đang trong một cơn mộng du.

Khi máy bay chạm đất ở Viên, Carl Proffer ra đón tôi. Ông ta hỏi: “Thế nào, bạn Iosif, anh muốn tới nơi nào?”. Tôi đáp: “Lạy Chúa! Tôi không biết trả lời ông sao nữa!”. Ông ta hỏi tiếp: “Anh thấy ra sao, nếu người ta bố trí cho anh làm việc tại trường Đại học Michigan?”.

“Mỗi năm, trong 24 tuần lễ chí ít ra là 12 tuần lễ liền anh ta xuất hiện trước một nhóm các chàng trai, cô gái Mỹ để nói chuyện với họ chỉ một điểu: bản thân anh ta yêu mến thơ ca như thế nào. Cái gọi là một khóa học như vậy cũng không quá quan trọng. Tất cả những gì anh ta lên lớp đều là những bài học rút ra từ việc đọc chậm rãi, vừa đọc vừa suy ngẫm về những tập thơ”.

Tôi không nghĩ rằng có người nào đó lại cảm thấy hào hứng, phấn khích khi phải rời xa ngôi nhà cha sinh mẹ đẻ của mình. Thậm chí kể cả những người tự ý bỏ nhà ra đi. Như thế, không phụ thuộc vào việc anh tự giác hay bị bắt buộc bỏ ngôi nhà ấy, ngôi nhà mãi mãi vẫn là nơi chôn rau cắt rốn. Anh sống tại ngôi nhà ấy vui vẻ, mãn nguyện hay bất đắc chí thì anh vẫn là đã sống ở ngôi nhà ấy. Và tôi hoàn toàn không hiểu tại sao người ta chờ đợi ở tôi; thậm chí yêu cầu tôi bôi bẩn lên cánh cổng ngôi nhà tuổi thơ của mình. Nước Nga – đó là ngôi nhà của tôi, tôi đã sống ở đó gần suốt cuộc đời mình. Tất cả những gì tôi tích tụ được trong tâm hồn là nhờ Nước Mẹ Nga, nhân dân Nga. Và điều chính yếu là tiếng Nga – lời ăn tiếng nói tự bao đời của những người thân thương, ruột thịt với tôi…

Nguồn: http://www.culture.ru/materials/110730/samiy-znamenitiy-tuneyadets-sovetskogo-soyuza

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyện kể của kẻ “lêu lổng” nhất Liên bang Xô Viết

Với những năm tháng đã xa tôi giữ lại những kỷ niệm rực rỡ… Đó là mẩu bánh mì đen đầu tiên trong cuộc đời, rồi tới mẩu bánh mì trắng đầu tiên làm theo kiểu Pháp mà tôi nhẩn nha nhấm nháp từng chút xíu một…

(Nhà thơ Iosif Aleksandrovich Brodsky trong một lần nói chuyện với bạn đọc)

Tô Hoàng dịch

Iosif Aleksandrovich Brodsky là nhà thơ và nhà viết tiểu luận Nga và Mỹ, sinh ngày 24/5/1940 tại Saint Petersburg, mất ngày 28/1/1996 tại New York. Ông bị kết án “ăn bám xã hội” và bị bị đi cải tạo năm năm. Năm 1972, ông bị trục xuất ra nước ngoài, cuối cùng định cư ở Hoa Kỳ. Năm 1987, ông được trao giải Nobel Văn chương.

clip_image001


Thời thơ ấu Thời niên thiếu Tuổi trẻ

Với những năm tháng đã xa tôi giữ lại những kỷ niệm rực rỡ… Đó là mẩu bánh mì đen đầu tiên trong cuộc đời, rồi tới mẩu bánh mì trắng đầu tiên làm theo kiểu Pháp mà tôi nhẩn nha nhấm nháp từng chút xíu một… Chiến tranh kết thúc đã khá lâu. Lúc thì chúng tôi ở nhà bác gái, chị của mẹ; lúc ở nhà em gái của mẹ tôi – dì Raisa Moiseevna. Không biết mẹ, bác gái và dì tôi kiếm đâu ra những mẩu bánh kia? Tôi đứng bên bàn thưởng thức những mẩu bánh; còn ba người thân yêu thì chăm chắm nhìn tôi.


Tôi rất thích công việc hàng hải. Tôi không biết sức cuốn hút ấy là do đâu nữa. Biển biếc, tàu bè, cha tôi, thành phố thân thương của tôi là tất cả niềm mê say đó. Nhưng làm gì để đạt tới niềm say mê kia thì tôi không biết. Tôi nhớ tới Viện Bảo tàng Hải Quân… Nhớ tới lá cờ có chữ thập xanh nổi bật trên nền vải trắng… Một lá cờ đẹp hơn thế chắc không thể tìm ra được trên cõi đời này…

Tôi không thích thứ trật tự được duy trì ở trường học. Trong tôi lúc nào cũng bừng bừng nổi lên sự phản kháng với những quy định khắt khe, gò bó. Nỗi bực bội này trên một phương diện nào đó cũng tạo nên nét tính cách của tôi. Hay cau có, không thích các tiết học, thích chơi trội… thực lòng mà nói, chính tôi cũng không biết vì sao mình đổ đốn ra như vậy…

Ở lớp bảy, qua lớp tám, tôi đến lớp bao giờ cũng mang theo 2, 3 cuốn truyện trong cặp. Để đọc ngay trong tiết học. Năm 15 tuổi, tôi bỏ học đơn giản chỉ vì tôi quá chán việc học hành. Tôi cảm thấy việc đọc sách thú vị hơn nhiều. Thế là tôi bước chân qua hai cánh cổng một nhà máy để tìm việc làm.

Năm đầu tiên tôi làm thợ phay. Sau khoảng hai, ba tuần tôi chuyển qua nhận chân gác nhà xác của một bệnh viện huyện. Tôi nhận công việc này vì muốn thực hiện được ước mơ thường thấy ở những người Do Thái: trở thành bác sĩ, hay nói đúng hơn, một bác sĩ thần kinh. Nói chung ra là tôi rất thích tấm áo choàng trắng của những người làm việc ở bệnh viện.

Tiếp tới là những tháng ngày lang thang theo các đoàn khảo sát địa chất – đến mọi nơi có thể đến được vào mùa hè, kiếm được cơm ăn mà sống qua ngày.

Khi tới Yakutsk, tại một cửa hàng sách, tôi tìm ra được cuốn sách. Sau khi đọc hết cuốn sách này tôi mới vỡ ra rằng tôi hoàn toàn không hề làm gì trong công việc khảo sát địa chất khi ở Yakutsk. Tôi cũng không biết bất cứ điều gì khác và tôi cũng không hiểu rằng, chỉ có những vần thơ là thứ duy nhất mà tôi hiểu được.

Tôi bị tóm cổ lần đầu tiên là sau cuộc triển lãm nghệ thuật nước Bỉ. Tôi cũng không hiểu tại sao chúng tôi kéo đến khu triển lãm đó. Một đám đông trẻ trung, sôi lên sùng sục, khoảng 200 người. Những chú ngựa phóng tới, dồn chúng tôi thành một cục và đưa tới “đại bản doanh” – họ đã giam giữ bọn tôi khá lâu, đến 6 hay 7 ngày tại một nơi được đặt tên là “Cái hố Tarta”. Các bạn có biết sao nơi đó mang tên như vậy không? Đó là khi họ quẳng các bạn vào một mảnh sân xung quanh rào kín bằng những tấm ván gỗ, rồi họ thỏa sức đổ rác rưởi lên đầu, lên người bạn, rồi cũng thỏa sức giẫm xéo lên bạn. Một kiểu gom người như vậy sao có thể gọi là bắt giữ được, mà phải coi là một sự nhục mạ thể xác.

Giam giữ, nhục mạ, luận tội

Hồi tôi 18 hay 19 tuổi gì đó, tôi làm quen với Alik Shakhmatov. Anh ta nguyên là một phi công lái máy bay chiến đấu, bị sa thải khỏi Lực lượng Không quân. Tội đầu tiên là vì đệ tử của lưu ly, tội thứ hai vì mê mẩn đám vợ của các quan chức.

Anh cắt vụn một chiếc đế giày, bỏ vào nồi súp trong bếp ăn tập thể của ký túc xá, nơi bạn gái của anh sống. Để biểu lộ sự phản ứng vì cô bạn gái kia không cho anh vào phòng của cô sau 12 giờ khuya. Vì hành động quấy phá này Shakhmatov bị giam một năm.

Vào một ngày đẹp trời, tôi nhận được thư anh từ thanh phố Samarcand gửi tới. Anh mời tôi tới nơi anh ở. Tôi có cơ hội hầu như đi xuyên ngang nước Nga. Mùa đông năm ấy lạnh khủng khiếp. Chúng tôi phiêu dạt đó đây. Cuối cùng bỗng nảy ra ý tưởng: Tại sao hai đứa không vượt biên, khi từ Samarcand có thể bay thẳng tới Afganistan? Một kế hoạch được phác vẽ. Chúng tôi sẽ lên chiếc máy bay “Yak-12” có 4 chỗ ngồi. Alik sẽ ngồi cạnh viên phi công, tôi ngồi ghế sau. Tôi thủ theo một viên gạch. Máy bay lên tới một độ cao nào đó, tôi sẽ táng viên gạch vào đầu viên phi công... Alik nhanh chóng chiếm bộ phận điều khiển… Khi đã lên máy bay rôi, gặp viên phi công, tôi thấy anh ta chẳng làm gì hại mình, thế thì tại sao mình đang tâm đập viên gạch lên đầu anh ta? Suy nghĩ vậy, tôi nói với Alik tôi không thực hiện như trong kế hoạch đã bàn bạc được…

Một năm sau Alik bị bắt tại Krasnoyarsk khi người ta tìm thấy trong túi anh có khẩu súng lục. Anh phản kháng và cho rằng việc này chỉ cơ quan an ninh nhà nước mới có quyền thẩm vấn anh. Vì vậy tội trạng của anh bỗng nặng thêm. Ngày 29 tháng Giêng năm 1961 hay 1962, tôi không nhớ rõ nữa, đến lượt người ta bắt tôi. Tôi phải ngồi ở nơi tạm giam khá lâu, đâu đó tới 3, 4 tuần.

Người ta nói với tôi: “Bây giờ anh sẽ trả lời chứ?”. Tôi nói: “Không”. Họ hỏi: “Tại sao?”. Ngay lập tức trong đầu tôi xuất hiện câu trả lời mà chính tôi cũng không ngờ nó vọt ra từ cửa miệng: “Bởi vì rằng nếu trả lời các ông – điều đó thấp hơn hẳn phẩm giá làm người của tôi”.

Trước đó người ta bắt tôi trong vụ tham gia một tờ tạp chí tự in ấn, tự xuất bản tại Moskva do Alik Ginzburg chủ xướng. Bắt đầu từ năm 1959, tôi cộng tác với tờ tạp chí này và trong khoảng 2 năm. Năm đầu thích thú hơn, còn năm thứ 2 không có ấn tượng gì…

Gian nhà tù giam giữ tôi ở gần khu vực nhà tù trước kia Lenin bị giam cầm. Khi họ dong tôi tới đó họ dặn không được ngó mắt về phía nhà tù xưa kia giam Lenin. Tôi muốn họ giải thích vì sao vậy? Họ nói, nơi ấy Lenin đã từng bị giam cầm, còn tôi – một tội phạm thuộc kẻ thù của nhân dân, không xứng đáng ngó nhìn nơi ấy.

Nhà tù, suy cho cùng đó là cái quái quỷ gì nhỉ? Một khoảng không gian chật chội, buộc để người tù quên đi thời gian đang trôi qua. Chỉ vậy thôi!

Vào năm 1964 đen đủi nhất ấy khi họ lại bắt tôi một cách vô lý một lần nữa và canh phòng tôi một cách kỹ càng hơn (lần này sự việc nghiêm trọng và họ kết án tôi tới 5 năm tù), theo cuốn sổ của tù nhân, tôi nhận ra 5 năm trước họ chuyển tôi qua không ít hơn 15, 16 trại giam.

Tôi còn nhớ chỉ có một lần tôi tỏ ra bối rối. Điều này xảy ra tại một phiên xử. Tòa hỏi tôi: “Ông Brodsky, ông hình dung ra sao nếu ông tham gia vào việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản?”. Câu hỏi này khiến tôi hết sức sửng sốt, ngạc nhiên, thậm chí khiến tôi suýt ngã lăn ra. Còn những câu hỏi khác – tất cả đã quá quen thuộc và trở nên bình thường.

Viên luật sư hỏi: “Brodsky kiếm được bao rúp một ngày?”. Tính kỹ hóa ra chỉ một rúp vài xu. Viên luật sư lại hỏi: “Với số tiền kiếm được ấy làm sao anh sống qua ngày?”. Đến đây Iosif đáp: “Tôi đã ngồi tù lâu rồi. Trong tù họ nuôi tôi mỗi ngày với 42 xu!”.

Có đúng một lần duy nhất tôi hơi xúc động. Đó là có hai người, hai nhân chứng lên tiếng bênh vực tôi, cả hai nói về tôi những nhận xét tử tế. Tôi không chuẩn bị tinh thần để đón đợi những lời lẽ nghiêm túc như vậy nên thậm chí đâm bối rối. Và cũng chỉ một lần ấy. Tôi lĩnh cái án 5 năm, rời khỏi gian toà án và người ta đưa tôi tới nhà tù. Mọi chuyện là như thế.

Đi đày

Tôi đến nơi đó đúng vào mùa xuân, khoảng tháng 3, tháng 4. Mùa gieo vãi đã bắt đầu. Tuyết vẫn còn, nhưng ít thôi, và người ta cần phải vần ra khỏi cánh đồng những tảng đá kia. Như vậy có đến nửa thời gian của vụ gieo trồng dành vào việc vần đá. Để cho nơi đó mọc lên thứ gì đó.

Mỗi sáng thức dậy sớm, vào khoảng 6 giờ để đứng trong hàng theo lệnh chỉ huy, tôi hiểu rằng vào chính giây phút đó, trên toàn thể nước Nga thường được gọi kèm theo hai chữ Vĩ Đại đang diễn ra cùng một sự việc: nhân dân đi tới nơi làm việc. Và tôi cảm thấy cái quyền của mình được gắn bó với đám đông nhân dân kia.

Mỗi tháng, một hay hai lần họ tới kiểm tra tôi tại nơi giam giữ ở ngôi làng nọ. Họ nói: “Iosif Aleksandrovich, có khách đến thăm anh đây!”. Tôi: “Rất vui mừng được gặp các ngài!”. Họ: “Mà cần phải chào đón khách như thế nào nhỉ?”. Và tôi hiểu ngay rằng phải đi mua rượu cho họ uống.

Ở nơi đi đày tôi như phát điên lên vì không bao giờ nhìn thấy đường chân trời. Trùng trùng, điệp điệp như bất tận là những khoảnh đồi nhấp nhô. Thậm chí không phải là đồi nữa mà là những gò đống. Anh lọt thỏm giữa những gò đống đó. Và anh trở nên điên loạn là điếu dễ hiểu.

Khi tôi được thả khỏi nơi lưu đày này, tôi đã mang về Leningrad hơn một trăm kilogram sách.

Buộc phải lẩn tránh ra nước ngoài để chọn một cuộc sống không có nước Nga.

Có hai kiểu trò chuyện để cấp giấy phép. Bắt đầu những câu chuyện nhăng nhít về thời tiết, về sức khỏe…

- Chúng tôi nghĩ rằng, với những gì ông đã viết, hình thành nên một hoàn cảnh không bình thường. Nhưng chúng tôi rât vui lòng sẽ giúp đỡ ông. Chúng tôi sẽ cho in ấn tất cả, không hề có cắt xén kiểm duyệt, trên thứ giấy tốt mua ở Phần Lan.

Và câu chuyện thứ hai hoàn toàn khác:

- Có nhiều vị giáo sư từ Phương Tây tới thăm anh. Dần dà chúng tôi buộc phải lưu tâm tìm hiểu cách đánh giá của anh, ấn tượng của anh với từng vị khách kia.

Tôi nói với họ:

- Tất nhiên, những chuyến thăm viếng ấy thật tuyệt vời! Và khi nào cuốn sách của tôi ra đời càng tuyệt vời hơn. Dù cho như vậy, tôi vẫn chỉ đồng ý với một điều kiện: Trả lại tôi quân hàm thiếu tá và đồng lương tương ứng.

Tôi tìm tới cơ quan an ninh. Rác chất đầy ngoài hè. Hai cánh cửa khép hờ. Tôi bước vào. Không có một ai cả. Tôi rẽ hẳn vào một căn buồng. Ở đây có một vị đại tá. Mọi việc suôn sẻ. Và một cuộc trò chuyện rất là trí tuệ diễn ra.

- Ngài, Iosif Aleksandrovich, ngài đã nhận được thư mời từ Israel rồi, phải không?

- Vâng, tôi đã nhận. Và không chỉ một lần… Có chuyện gì sao đây?

- Tại sao ngài không sử dụng những thư mời ấy?... Sao đây, ngài Brodsky? Bây giờ chúng tôi đưa cho ngài bản kê khai giấy xuất cảnh, để ngài điền vào các mục. Ngài điền vào nhé! Thời gian gần đây chúng tôi đã xem xét lại vụ việc của ngài. Chúng tôi sẽ bày vẽ cho ngài lối thoát.

Tôi bắt đầu điền vào tờ khai này. Đúng vào khoảnh khắc ấy tôi bỗng hiểu ra tất cả. Tôi hiểu điều gì đang diễn ra. Tôi thoáng đưa mắt nhìn ra phố, rồi nói:

- Nếu tôi từ chối không viết tờ khai này thì sao đây?

Viên đại tá đáp lại:

- Khi đó thì, ngài Brodsky, trong cái tương lai đặc biệt không sáng sủa gì của ngài sẽ bắt đầu một giai đoạn rất nóng đấy!

“Ngài Leonid Ilyich Brezhnev kính mến! Tôi đau đớn khi phải rời khỏi nước Nga. Tôi sinh ra, lớn lên ở xứ sở này. Tôi đã sống, đã tích tụ được điều gì trong tâm hồn và tất cả những điều khác nữa là do nước Nga. Tôi chịu ơn Đất Mẹ. Tất cả những điều xấu xa, bỉ ổi chất lên đôi vai tôi mà thường được mệnh danh là những gì tốt đẹp, cao cả… cho dù vậy, tôi không bao giờ tự cảm thấy mình đã làm điều gì xúc phạm tới Tổ quốc. Ngay lúc này tôi càng cảm nhận ra điều đó. Tôi sẽ không còn là công dân của Liên bang Xô Viết, nhưng tôi vẫn là nhà thơ Nga. Tôi tin rằng tôi sẽ trở về với Đất Mẹ. Nhà thơ luôn luôn trở về: không bằng xương bằng thịt thì cũng trên những trang giấy”.

Thoạt đầu là ở Viên. Thời tiết rất nóng nực. Không hiểu tại sao tôi cứ nghĩ rằng sang đây sẽ mát mẻ hơn. Phương Tây trong quan niệm của tôi sự lạnh giá, rét mướt. Sau đó tới nước Anh – sang đây thấy dễ chịu hơn, tôi lưu lại đảo quốc này chừng hai tuần và quen dần. Tại London, ngay trong ngày đầu tiên Isaiah Berlin mời tôi tới câu lạc bộ của ông. Sau đó tôi sang Mỹ – một sự di chuyển không hình dung nổi trong không gian. Tôi luôn cảm thấy như đang trong một cơn mộng du.

Khi máy bay chạm đất ở Viên, Carl Proffer ra đón tôi. Ông ta hỏi: “Thế nào, bạn Iosif, anh muốn tới nơi nào?”. Tôi đáp: “Lạy Chúa! Tôi không biết trả lời ông sao nữa!”. Ông ta hỏi tiếp: “Anh thấy ra sao, nếu người ta bố trí cho anh làm việc tại trường Đại học Michigan?”.

“Mỗi năm, trong 24 tuần lễ chí ít ra là 12 tuần lễ liền anh ta xuất hiện trước một nhóm các chàng trai, cô gái Mỹ để nói chuyện với họ chỉ một điểu: bản thân anh ta yêu mến thơ ca như thế nào. Cái gọi là một khóa học như vậy cũng không quá quan trọng. Tất cả những gì anh ta lên lớp đều là những bài học rút ra từ việc đọc chậm rãi, vừa đọc vừa suy ngẫm về những tập thơ”.

Tôi không nghĩ rằng có người nào đó lại cảm thấy hào hứng, phấn khích khi phải rời xa ngôi nhà cha sinh mẹ đẻ của mình. Thậm chí kể cả những người tự ý bỏ nhà ra đi. Như thế, không phụ thuộc vào việc anh tự giác hay bị bắt buộc bỏ ngôi nhà ấy, ngôi nhà mãi mãi vẫn là nơi chôn rau cắt rốn. Anh sống tại ngôi nhà ấy vui vẻ, mãn nguyện hay bất đắc chí thì anh vẫn là đã sống ở ngôi nhà ấy. Và tôi hoàn toàn không hiểu tại sao người ta chờ đợi ở tôi; thậm chí yêu cầu tôi bôi bẩn lên cánh cổng ngôi nhà tuổi thơ của mình. Nước Nga – đó là ngôi nhà của tôi, tôi đã sống ở đó gần suốt cuộc đời mình. Tất cả những gì tôi tích tụ được trong tâm hồn là nhờ Nước Mẹ Nga, nhân dân Nga. Và điều chính yếu là tiếng Nga – lời ăn tiếng nói tự bao đời của những người thân thương, ruột thịt với tôi…

Nguồn: http://www.culture.ru/materials/110730/samiy-znamenitiy-tuneyadets-sovetskogo-soyuza

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm