Truyện Ngắn & Phóng Sự
" Cố Gắng" Để không bị tràn ngập
Bài dịch của
Nguyễn Văn Phúc
Lời nói đầu:
Bản dịch từ chương mười ba trong quyển sách True Faith and Allegiance: An American Paratrooper and the 1972 Battle for An Loc của tác giả Mike McDermott. Đại Tá Lục Quân hồi hưu Mike McDermott, nguyên là đại uý cố vấn trưởng Tiểu Đoàn 5 Dù tham dự trận đánh An Lộc.
Ông phục vụ bốn năm tại Việt Nam, ba năm với các đơn vị Hoa Kỳ, Sư Đoàn 101 Dù; và năm tháng với Nhảy Dù Việt Nam, Tiểu Đoàn 8 và 5. Ông được tưởng thưởng nhiều huy chương cao quí của Hoa Kỳ: hai Distinguised Service Cross, một Silver Star, hai Bronze Star, một Purple Heart và nhiều huy chương cao quí khác. Trong chương nầy, tác giả dù với bao năm dài chiến trận, vẫn bị khích động khi trông thấy các người lính Đại Đội 51 Dù bỏ nón sắt và đội chiếc mũ bê-rê Đỏ trên đầu, cho một trận đánh mà vị tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn, lịnh cho đại đội cố thủ, nằm chận hậu cho tiểu đoàn rút đi nơi khác.
Tôi đã chảy nước mắt khi nghe anh Hiếu kể Tại một quán ở Orange County Tôi chưa kịp hỏi anh lại thì anh đã mất
Bài viết rất hay, rất đúng không có gì phiền hà cả
Xin được nghiêng mình trước trước những tấm gương trung kiên của những anh em đã hy sinh cho chúng ta hưởng hương thơm vinh quang ngày nay Xin hãy làm một việc có ích cho mầu Mũ Đỏ”
Thân mến
buiduclac
Xin trân trọng lời xác nhận của NT Bùi Đức Lạc và gởi đến Quý Mũ đỏ, Thân hữu bài dịch quý báu nầy.
ĐSMĐ xin chân thành cám ơn dịch giả. Thân hửu Nguyễn văn Phúc từ California. USA
ĐSMĐ
Khi đang tiến đến vị trí phòng thủ mà tiểu đoàn đã chọn vào xế trưa, đại đội đi đầu gây ngạc nhiên và tiêu diệt một toán quân địch đang nằm phòng thủ bên hông đường rầy xe lửa. Sự việc không lường trước nầy làm mất đi một ít thời gian, nhưng tiểu đoàn đã tổ chức được chu vi phòng thủ và đang lo việc đào hầm hố khi bóng đêm đang đến. Tất cả các người lính đều lo xây cất chiến hào và làm các công sự chiến đấu với cây rừng. Và tôi ngạc nhiên, không ngờ các chiếc xẻng cá nhân, lưỡi cưa hay rìu lại được dùng cho việc xây cất, hoàn hảo như làm xiệc vậy. Tôi không biết các người lính đã mang những dụng cụ nầy khi chúng tôi được trực thăng vận vào vùng, nhưng những chiến binh Dù đã biết họ cần phải làm những việc gì và các dụng cụ bằng tay nầy, thật sự đã giúp ích cho chúng tôi thật nhiều. Chỉ trong vòng một giờ đồng hồ, cả đơn vị đào xong giao thông hào với tầm nhìn bao quát cho chiến trường.
Vị trí của chúng tôi nằm ở phía đông nam, ngoại ô thành phố An Lộc, khu vực có nhiều rừng tre và cây cao su. Nơi đáng chú ý nhứt là nằm đối mặt về hướng đông, hướng mà chúng tôi vừa tiến vào, và trách nhiệm đầu của chúng tôi là ngăn chận hướng tiến đó, nơi mà quân địch sẽ tiến vào An Lộc. Trong lúc các khu vực sau lưng được coi là an toàn, chúng tôi lại không có đơn vị bạn nào nằm sát bên. Vậy thì đơn vị tổ chức bảo vệ việc phòng thủ trong vài tòa nhà đổ nát phía bên sau. Và chúng tôi cho các toán quan sát và các tổ báo động vào nằm bên trong khu rừng cao su phía trước mặt. Buổi sáng sớm hôm sau, một toán tuần tiểu nhỏ của quân địch tình cờ đi vào vị trí và ba tên bị tiểu đoàn bắt làm tù binh. Các đại đội tác chiến cũng tổ chức tuần tiểu liên tục, không một ai chịu quên đại đội Biệt Động Quân đã bị tiêu diệt mà chúng tôi trông thấy khi từ bãi đáp tiến vào thành phố. Về sau, cùng trong ngày, rất nhiều tiếng súng nhỏ nổ rộn lên trong khu rừng cao su, nhưng những tiếng súng không làm cho sao lảng việc tổ chức phòng thủ của các người lính trong tiểu đoàn. Tất cả mọi người đều biết lưỡi búa đang sắp sửa giáng xuống.
Lúc đầu thì Đại Tá Lê Quang Lưỡng, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Dù chọn ở lại căn cứ vừa mới hoàn tất trước đây. Nhưng ngày 16, ông và bộ chỉ huy lữ đoàn di chuyển vào bên trong thành phố. Được một tiểu đoàn Dù (Tiểu Đoàn 6) nằm trên một ngọn đồi làm an ninh, Đại Tá Lưỡng và Trung Tá Art Taylor tiến nhanh vào bên trong mà không gặp phải trở ngại lớn nào. Họ chiếm lấy một công sự to lớn trong thành phố làm nơi chỉ huy. Quân địch đã không chịu nằm yên trong khi vị chỉ huy lữ đoàn di chuyển. Vị trí hỏa lực của tiểu đoàn Dù nằm trên Đồi Gió sắp sửa nhận lãnh một trận tấn công tàn phá dữ dội và cùng lúc, Tiểu Đoàn 5 Dù và cá nhân tôi cũng sẽ nhận lãnh cơn bão lửa không thể nào quên. Sau nầy, từ kinh nghiệm bản thân và xem xét lại hai trận đánh nằm trong một trận chiến lớn hơn, sự việc trở nên rõ ràng là quân địch đã khéo léo tổ chức hai trận đánh trong cùng một lúc, để ngăn ngừa việc hai tiểu đoàn có thể tiếp cứu cho nhau, cả hai trận đánh nhằm tiêu diệt một lực lượng lớn của Lữ Đoàn 1 Dù.
Căn cứ hỏa lực của quân Dù (Tiểu Đoàn 6) nằm trên đồi cao bắt đầu bị quân địch pháo dữ dội hơn vào ngày 17, và vì căn cứ nầy là ngọn đồi cao duy nhất trong vùng, và cũng nổi bật lên trong bản đồ, nó rất dễ nhận thấy và cũng là mục tiêu rất dễ trông thấy. Hầu như đạn pháo là từ súng cối của quân Bắc Việt bắn vào các vị trí của quân Dù. Và, pháo binh của quân địch, nằm ở phía bắc An Lộc cũng bắt đầu bắn thăm dò vào căn cứ hỏa lực ấy. Nhờ vào các toán tiền sát của chúng, càng ngày pháo địch bắn càng mãnh liệt và chính xác hơn. Cùng lúc, quân Bắc Việt cũng cho các toán quân nhỏ đánh thăm dò và định hướng phòng thủ của quân trên đồi. Những sự việc trên cho biết là căn cứ hỏa lực sẽ là mục tiêu rất được quan tâm đến. Quân địch đè nặng áp lực nhiều hơn vào hai ngày 18 và 19. Về sau, chúng tôi biết được quân địch dùng hai trung đoàn bộ chiến và sáu chiếc tăng cho công tác hủy diệt căn cứ nầy.
Các người lính Dù bảo vệ căn cứ có quá nhiều mục tiêu, họ hướng dẫn không quân chiến lược của phi cơ trực thuộc Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến bay từ các chiếc hàng không mẫu hạm và của phi cơ chiến đấu của
Không Quân đánh trả vào sự tấn công của quân Bắc Việt. Các chiếc trực thăng hỏa lực Cobra của Lục Quân Hoa Kỳ liên tục bay, họ xử dụng hỏa tiễn và súng đại liên trải lửa vào quân địch. Không quân tăng cường việc yểm trợ khi quân địch tấn công dữ dội vào căn cứ và các chiếc C-130 Spectre của Không Quân Hoa Kỳ lên bao vùng để làm việc với quân trú phòng suốt đêm. Có ít nhất là một đợt bom do các chiếc B-52 thả yểm trợ sát ngay căn cứ và vào ngày 20, vài khẩu súng pháo trên đồi đã bị súng đạn của quân địch hủy diệt, những khẩu pháo còn lại hạ nòng súng, bắn trực xạ vào quân định đang định tràn vào hàng rào kẽm gai phòng thủ. Các người lính Dù cũng nghe tiếng xe tăng của quân địch đang tràn lên đồi từ hướng bắc.
Trung Uý Ross Kelly, cố vấn trưởng Tiểu Đoàn 6, người vừa thay thế cho Thiếu Tá Richard Morgan bị thương và đã được tản thương, liên lạc cho biết những sự việc đang xảy ra và cùng thời gian, lo tổ chức việc dùng hỏa lực phòng thủ cho quân Dù. Cùng lúc, tôi cũng lo cho trận đánh của chính tôi đang xảy ra tại vùng đông nam ngoại ô thành phố, công việc tôi sẽ diễn tả kế tiếp. Trong lúc bên tôi đang chịu nhiều áp lực, quân địch lo tập trung quân, tiến nhanh lên đỉnh đồi, tấn công vào Tiểu Đoàn 6 Dù. Quân Nhảy Dù bấy giờ đang chịu nhiều thương vong khi trận đánh đang đến lúc khốc liệt. Quân địch bị tổn thất nặng nề, tính luôn cả sáu chiếc tăng bị bắn hạ. Nhưng Bắc Việt lại cho tăng cường quân, mở các cuộc tấn công mới lên ngọn đồi và khi biết chắc vị trí của họ sẽ bị tràn ngập, quân trú phòng được lịnh rút lui trước khi họ bị tiêu diệt. Quân Dù phá hủy sáu khẩu pháo trước khi họ chiến đấu mở đường máu, rút xuống đồi.
Vài giờ sau, Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Dù, lên máy. Ông và Trung Úy Kelly đã chỉnh đốn quân lính còn lại và họ đang trên đường di chuyển. Nhưng họ không thể vào với quân phòng thủ trong An Lộc, trái lại họ phải đi về hướng đông nam, càng rời xa thành phố và quân địch kiên quyết giết hay bắt sống cho tới người lính Dù cuối cùng.
Vừa rút lui, vừa chiến đấu với quân địch, tiểu đoàn lại chịu thêm nhiều tổn thất, một số người lính đã quá mệt mỏi được trực thăng cứu thoát, số khác di chuyển bộ và bắt tay được với quân bạn. Trung Tá Đỉnh nhanh chóng tiến hành việc tổ chức lại tiểu đoàn. Ghi chú về sự kiện và ví dụ về cách thức điều hành của Sư Đoàn Nhảy Dù trong chiến trận: Tiểu đoàn của Trung Tá Đỉnh sẽ nhanh chóng được bổ xung quân số đầy đủ. Tiểu Đoàn 6 mới toanh nầy bao gồm các người lính sống sót từ trận đánh tại Đồi Gió và khoảng hai trăm quân phạm từ quân lao ở Sài Gòn. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, tiểu đoàn lên đường hành quân trở lại, dọc theo quốc lộ 13 và sẽ là đơn vị đầu tiên đặt chân vào phía nam ngoại ô thành phố An Lộc.
Khi quân địch tấn công dữ dội vào Đồi Gió thì bên Tiểu Đoàn 5 lại ít chạm địch, chúng tôi vẫn tiếp tục bận rộn lo tổ chức công việc phòng thủ. Nhưng khi chúng sắp sửa tràn ngập vị trí quân bạn thì chúng tôi bắt đầu cảm nhận áp lực của tụi Bắc Việt. Vào ngày 18, khi bọn chúng đánh vào các toán tiền đồn, chúng tôi biết bọn chúng sẽ không phớt lờ nữa. Súng đã nổ lớn dọc theo hướng đông của chu vi phòng thủ nguyên cả ngày và có vẻ là quân địch đang vào vị trí tập trung để mở cuộc tấn công lớn vào vị trí của chúng tôi. Xế trưa ngày 19, cối địch bắn dữ dội làm cho đơn vị sẵn sàng, và khi bọn chúng tấn công từ sau lưng rừng cây cao su, chúng bị đốn ngã từng loạt. Đây là cuộc tấn công toàn diện với những lằn đạn xanh của súng AK và hỏa tiễn cùng súng phóng lựu bay xuyên qua cây cối, bụi đất, làm tôi nhớ lại những trận đánh nhỏ, không tăm tiếng từ những “tua” trước. Trận đánh diễn ra ác liệt, nhưng khi bóng đêm bắt đầu tràn đến, cuộc tấn công giảm cường độ, chỉ còn nghe tiếng súng của quân bạn và nổi bật lên bởi nhiều đợt phi cơ oanh kích.
Quân địch mang thêm quân tăng viện vào ban đêm, và vào lúc rạng đông của ngày 20, trận tấn công kế tiếp của bọn chúng bắt đầu bằng súng cối và súng cá nhân, và càng lúc càng tăng nhanh cường độ. Những tia lửa đỏ từ các khẩu súng của chúng tôi bay nhanh vào hướng rừng cao su trong khi lằn lửa xanh của quân địch xuyên thủng thân cây và cành lá trong lúc tiếng súng bắn ngày càng rộ lớn hơn. Tiếng nổ của súng cá nhân đôi khi bị cắt quảng bởi tiếng nổ của hỏa tiển và đạn cối bắn trúng vào cây cối và làm đất cát bay đầy. Những đám cháy và bụi đất che khuất tầm quan sát và mùi khói súng bay lan tràn khi trận chiến đang diễn ra. Trận tấn công nhanh chóng trở thành một trận đánh lớn, hơn hẳn những gì mà tôi đã nhìn thấy trước kia, trong lúc đạn địch bắn càng ngày càng dữ dội và vị trí phòng thủ của quân Dù trở nên ồn ào, điếc tai hơn. Chiếc phi cơ quan sát của Không Quân điều khiển từng đợt phi cơ phản lực dội bom vào quân địch, tôi cũng hướng dẫn cho đánh vào những nơi tập trung quân mà quân địch có thể xử dụng, vậy mà áp lực của chúng vẫn không giảm thiểu.
Thương binh của chúng tôi được cứu chữa ngay tại chỗ vì hỏa lực của quân địch quá dữ dội. Y tá của tiểu đoàn chờ trận tấn công giảm bớt để mang các thương binh về phía sau, nhưng trận đánh cứ tiếp diễn một cách ác liệt. Vào lúc gần trưa, các vị trí tiền phương nghe tiếng động cơ xe địch ở phía trước mặt họ. Trong khi khó mà đoán được phương hướng và khoảng cách chính xác, tôi coi lại bản đồ và điều khiển không yểm đánh vào những chỗ mà tôi nghĩ sẽ là những điểm đúng là nơi xe của bọn chúng đang tập trung. Quân địch tiếp tục tràn lên dù rằng chúng tôi bắn trả mãnh liệt và có lẽ là chúng tôi sẽ bị bọn chúng phá vỡ các vị trí phòng thủ. Tôi chưa bao phải giờ chạm trán với tình hình như thế trước đây. Toàn bộ tiểu đoàn sẽ bị tràn ngập và tiêu diệt vì nhiều đợt tấn công biển người của quân địch. Thật là một kinh nghiệm khó quên.
Những lằn đạn địch bắn lướt trên mặt đất, xé rách cây cối. Hàng chục hỏa tiễn bắn thẳng vào vị trí, nhiều trái bay cao, trúng vào cành cây, vài trái khác, bay thấp, trúng ngay các công sự, tạo ra những tia lửa và miểng đạn bay đầy khi chúng phát nổ. Đạn cối bay vào những thân cây, nổ tung toé bụi đất phía ngoài và bên trong chu vi phòng thủ. Bọn Bắc Việt có vẻ như dư thừa đạn cối, và quân lính của chúng tấn công thẳng vào những nơi vừa bị cối tàn phá, để tiến về chúng tôi. Cả tiểu đoàn đang bị nhận chìm trong một trận đánh cho sự sống còn và tôi nhận ra rằng nếu chúng tôi không làm một điều gì khác hơn, kết quả cuối là chúng tôi sẽ phải chiến đấu cho tới khi bị ngã gục hết. Trung Tá Hiếu luôn liên lạc, báo cáo cho Đại Tá Lưỡng tình hình trận đánh và tình trạng của đơn vị. Chắc chắn là họ cùng đi đến một quyết định vì tiểu đoàn được lịnh đoạn chiến và di chuyển đển một vị trí phòng thủ mới, nằm ở phía nam thành phố. Chúng tôi nhận được lịnh khi quân địch đang bị tiêu diệt ngay sát các giao thông hào phía bên ngoài cùng.
Tiểu đoàn sẽ di chuyển chừng một dặm anh, lúc đầu sẽ chạy băng qua khu rừng cao su, rồi sẽ đi theo một khu vực đã bị cháy nám và được bao bọc bởi nhiều bụi rậm. Trung Tá Hiếu ra lịnh cho người đại đội trưởng Đại Đội 51 phòng thủ mặt trước của tiểu đoàn. Đại đội sẽ phải nằm lại, cố thủ và làm thành phần chận hậu cho tiểu đoàn rút lui và di chuyển đến một vị trí mới. Nhiều phi cơ chiến đấu đang ở trên vùng và tôi nói với Trung Tá Hiếu rằng Trung Sĩ McCauley sẽ đi với ông; tôi muốn điều khiển cuộc dội bom và kiên quyết ở lại để làm cho xong công việc ấy. Sau khi vừa chỉ tay ra hiệu cho biết hướng phải đi, Trung Tá Hiếu nắm lấy áo tôi, kéo tôi lại sát người ông, ông nhìn thẳng vào mắt tôi và la lớn trong tiếng nổ vang của súng đạn: “Anh không ở đây lâu được. Ngày hôm nay, ngay tại nơi đây, Đại Đội 51 Dù sẽ Vị Quốc Vong Thân”.
Ngày còn ở trong trường, tôi đã học bài học về lý thuyết “một thành phần nhỏ của đơn vị ở lại chiến đấu để đơn vị di chuyển đến nơi khác”, tuy tôi chưa sành đời cho lắm, nhưng tôi cũng hiểu được một ít khái niệm như thế nào mà một đơn vị lớn tránh giao chiến với quân địch bằng cách ra lịnh cho một thành phần nhỏ hơn, nằm chận đánh địch để mua thời gian cho toàn đơn vị rút khỏi trận chiến. Đại Đội 51 sẽ nằm tại chỗ và chận địch. Nhiệm vụ của họ là làm cho quân địch chú tâm đến họ trong khi thành phần còn lại của tiểu đoàn di chuyển đi nơi khác. Đại đội sẽ bị dính vào một trận đánh chết người và không thể nào rời khỏi vị trí được. Đại đội sẽ chiến đấu tới cùng cho tiểu đoàn còn có thể sống sót để đánh trận chiến mới. Trong vòng vài phút, tôi nhìn thấy từng đám lính, trang bị đầy đủ, chạy trở ngược từ khu rừng. Rồi bộ chỉ huy tiểu đoàn đi chung với một trong những đại đội tác chiến, họ di chuyển rất nhanh. Và tất cả bọn họ đều biến mất.
Ở một khía cạnh nào đó, tôi hiểu việc gì đang xảy ra, nhưng vì mọi việc xảy ra quá nhanh chóng và sự thực ác nghiệt vẫn chưa biến đi, tôi biết là tôi không nên để bị nằm kẹt lại trong công sự, nên tôi nằm nấp sau gốc cây cao su với một tâm trạng lo âu, la hét và liên lạc trong máy với viên phi công quan sát. Tiếng súng đạn nổ ầm ỉ bay vào vị trí, bắn trúng và làm cây cối tung bay, lá rơi đầy. Tiếng nổ bây giờ, làm điếc tai. Khói và bụi bay đầy trời, che mất tầm nhìn. Người lính mang máy nằm bên mặt tôi, chỉ cách một vói tay, máy truyền tin nằm trong ba lô anh và sợi dây nối trải dài giữa chúng tôi.
Tôi có được cái nhìn rất rõ về những người lính của đại đội 51 đang chạy ngược về từ những vị trí trước mặt. Cho một ít giây, tôi nghĩ họ sẽ chạy dạt về phía sau, tìm đường bỏ trốn, nhưng mắt tôi nhìn thấy màu sắc chói sáng trên đầu họ. Họ đã liệng bỏ nón sắt, đội chiếc mũ bê-rê đỏ trên đầu và họ nhảy vào những cái hố chiến đấu đang bỏ trống, sẵn sàng cho một trận đánh mà họ biết không thể thắng được. Những chiến binh Dù nầy hiểu rõ trách nhiệm của họ và quyết định sẽ chạm địch với chiếc nón bê-rê đỏ, chiếc nón là biểu tượng cho lòng dũng cảm và tánh can trường mà họ rất hãnh diện được mang trên đầu. Tôi nhận thức rõ là họ sẵn sàng hy sinh ngay lúc ấy, ngay tại đó và ngay trên khu rừng cao su đang bị cày nát bởi súng đạn.
Nhìn thấy họ tự nguyện chấp nhận định mạng, với cái chết đang xảy ra trước mắt, làm cho tôi bị khích động. Lúc ấy, tôi chỉ nghĩ đến một trận đánh khác, trận đánh mà anh chắc rằng anh sẽ thắng, thắng dễ dàng. Kết cuộc của trận đánh đang xảy ra trước mắt tôi, hơn cả những gì mà tôi đã có kinh nghiệm trước đây và sẽ xảy ra thật nhanh. Tôi thấy và tôi hiểu những gì họ đang làm, nhưng tôi vẫn còn có những ý nghĩ không được dứt khoát trong đầu. Và tôi cũng không có ý định sẽ cùng chiến đấu với họ, vì biết chắc họ sẽ hy sinh như trong truyện thần thoại Valhalla. Nhưng, sự thật mà những người lính thản nhiên nhận lấy nhiệm vụ không thể thi hành được làm cho tôi bị choáng váng. Việc nầy làm cho tôi có cách nhìn khác về những sự việc nhỏ hay những khủng hoảng trong đời sống thường ngày sẽ nhẹ nhàng hơn đi.
Những phi cơ phản lực lần nầy mang những trái bom nặng ký và bom Napalm, tôi hướng dẫn phi công quan sát cho đánh vào ngay phía trước chiến hào. Tiếng súng của quân địch im bặt sau khi tiếng bom nổ và hơi nóng của napalm đốt cháy khu cao su trước mắt. Đây đúng là lúc tôi phải rời bỏ nơi đấy. Tôi la to cho người lính mang máy biết rồi nhảy lên, nhưng anh đang nằm sấp với cái nón sắt úp trên mặt. Khi anh ta không trả lời, tôi nắm vai anh, nhưng thân người anh trở nên mềm nhủng và tôi hiểu rằng anh đã chết. Tôi không nghe anh kêu la khi bị trúng đạn, anh nằm kế cạnh tôi, chỉ cách một khoảng tay, bị bắn trúng đầu, vậy mà tôi không hay biết gì. Tôi giựt mạnh cái máy truyền tin ra khỏi ba lô anh và bắt đầu chạy.
Âm thanh vang động của trận đánh lại tiếp tục nổ vang khi tôi khum lưng bỏ chạy với ba lô trên lưng, cây shotgun trên tay và máy truyền tin bên tay khác. Những lằn đạn xanh bắn xuyên qua những cây cao su, làm thân và lá cây bay lả tả. Không khí quá nóng bức làm người tôi ra đầy mồ hôi. Tôi chạy được khoảng năm mươi thước thì nghe tiếng viên phi công quan sát trên máy. Anh cho tôi biết đợt không yểm kế tiếp, các phi cơ chiến đấu đang bay vào vùng và sẵn sàng cho mục tiêu. Tôi nhào xuống một chỗ trủng vừa nghỉ mệt vừa lắng nghe tiếng động của trận đánh ngay nơi mà tôi vừa rời khỏi, tiếng súng vẫn còn nổ vang ngay nơi ấy. Tôi báo cho anh ta điều khiển thả bom ngay chỗ quân bạn, ngay nơi bom napalm vừa được thả xuống. Khi phi cơ phản lực vừa bay ngang, tôi nhổm dậy, chạy tiếp. Thêm được năm mươi thước nửa là tôi ngưng chạy, nằm nghỉ mệt.
Khi tôi nằm thở và mồ hôi tiếp tục đổ ra thì tiếng súng phía sau lưng tôi cũng bắt đầu tắt dần đi. Quân địch đã tràn ngập vị trí và tuy thỉnh thoảng vẫn còn nhiều tiếng súng nổ rộ, trận đánh coi như đã chấm dứt. Phi công quan sát cho biết anh vẫn còn nhiều phi cơ thả bom đang bay đến, tôi báo cho anh thả ngay vào vị trí đi. Anh hỏi tôi vẫn còn ở chỗ cũ, tôi nói, tôi đã di chuyển đi nơi khác và đơn vị nhỏ còn ở lại đã bị tràn ngập. Ngay đấy là mục tiêu rất đúng vì chắc rằng quân địch đang tập trung tại đấy. Ngưng một tí, anh lập lại câu hỏi và tôi cho biết đúng là mục tiêu và tôi muốn anh cho dội hết bom vào nơi phòng thủ cũ của tiểu đoàn. Trong lúc tôi mệt nhọc chạy khỏi vườn cao su và bước vào khu vực đã bị đốt cháy với ánh nắng chói rọi thì phi cơ phản lực đang dội bom từng đợt một. Vùng nầy toàn đầy cỏ dầy cứng và những bụi cây cao cỡ đầu gối đã cháy thành than, mỗi một bước chân đi làm cho bụi tro bay đầy.
Tôi mong muốn bắt kịp tiểu đoàn, nên, thay vì đi dọc theo con đường khá dài, tôi lại mạo hiểm chạy băng ngang khu vực trống. Khi chạy được nửa đường, tôi mệt muốn đứt hơi. Vừa tìm được một chỗ trủng, tôi nhảy ngay vào đó, nằm nghỉ mệt. Tôi nằm ngửa, mồ hôi chảy đầy, và trông thấy chiếc phi cơ quan sát đang bay vòng trên không trung, tôi lắng nghe trên tần số của viên phi công quan sát, trong lúc anh điều khiển các phi cơ oang kích vào vị trí cũ của tiểu đoàn, đột nhiên, tôi trông thấy một dãi khói trắng xuất hiện, bay ngang qua bầu trời, phía sau chiếc phi cơ nhỏ bé của anh. Rồi tôi nghe tiếng, pop, pop, pop của đạn nổ vang trên bầu trời xanh vắt. Chiếc phi cơ quan sát đang bị súng phòng không địch nhắm bắn, đạn nổ sát phía sau lưng, trông giống như phim về Đệ Nhị Thế Chiến và tôi, chắc là người khán giả duy nhất ngồi trong rạp hát. Tôi vào tần số của anh và báo cho anh biết những gì tôi vừa trông thấy. Anh báo đã nhận được và bắt đầu bay lên cao rồi bay biến đi khi đợt yểm trợ không yểm cuối vừa bay ào qua. Quân địch đã mang phòng không 37 ly vào trận chiến An Lộc và thêm loại vũ khí chết người, phòng không 57 ly được gắn trên khung xe tăng. Tôi vừa trông thấy hỏa lực đáng sợ đó, tuy rằng những quả đạn phòng không phát nổ ở cách xa tôi. Tuy vậy, tôi chỉ nghe tiếng nổ khi những làn khói trắng bay lên bầu trời mà không nghe được tiếng súng đề-pa của quân địch nhắm bắn vào chiếc phi cơ quan sát.
Sau khi trận không yểm chấm dứt, tôi mệt nhọc đứng lên, tiếp tục chạy băng qua khu vực trống và tìm lại được tiểu đoàn. Tôi mệt quá sức, quân phục dơ dáy và ướt sủng. Đơn vị đã di chuyển đến một khu vườn cao su khác và khi tôi đến nơi, họ đã đào xong hầm hố, chuẩn bị chiến đấu tiếp. Vị trí mới nầy, cách nam An Lộc nửa dặm anh và nằm ở phía đông của quốc lộ 13.
Tôi tìm được vị tiểu đoàn trưởng và đặt ba lô, súng và máy truyền tin xuống đất. Ông trông thấy tôi nhưng quá bận rộn mà chẳng hỏi gì tôi. Lúc nhìn quanh, tôi trông thấy những người lính khiêng băng ca chất đầy xác, họ di chuyển khó khăn. Bốn người lính nắm lấy bốn góc băng ca và hai hoặc ba xác lính Dù được cột chặt vào băng ca, tay hay chân của họ lủng lẳng với những bước di chuyển của những người lính khiêng cáng. Những người lính nầy đã hy sinh tại vị trí cũ và đang được những chiến hữu của họ mang về đây. Về sau, cùng trong ngày, những chiến binh đã hy sinh nầy sẽ được chôn cất ngay phía bắc của vị trí phòng thủ mới, ngay sát những hàng cây giữa chúng tôi và thành phố. Những người lính khác vác thêm súng và ba lô của những người đã hy sinh trên người, đồng thời lo giúp đỡ những người bị thương đang gặp khó khăn.
Lúc những người lính báo cáo nghe tiếng xe tăng địch vào những giờ trước, tôi không nghe hay thấy chúng và cũng không rõ những đợt oanh kích của không quân mà tôi đã hướng dẫn có tiêu diệt được chúng không. Nếu không, chúng tôi cũng đã có cố gắng. Cuộc chiến trên ngọn đồi hỏa lực (Đồi Gió), diễn ra trong cùng thời gian, đã được chú ý đến rất nhiều, và cũng đáng được quan tâm đến vì sự thương vong của tiểu đoàn và pháo đội mới được không vận đến. Thông điệp lớn gởi đến cho miền Nam Việt Nam là quân địch, cùng lúc, có thể đánh với cả hai tiểu đoàn Dù, với mục đích đáng sợ và cũng gần đạt được kết quả đáng ngại.
Trong những ngày sau, một số ít người lính thuộc Đại Đội 51 Dù trở về lại với tiểu đoàn. Bằng một cách nào đó, họ đã thoát chết trong trận đánh ở vị trí cũ và bắt tay được với quân bạn trong An Lộc. Từ nơi ấy, họ đã tìm được vị trí của chúng tôi. Nhưng toàn thể sĩ quan và hạ sĩ quan của đại đội đều hy sinh. Những người lính còn sống sót nầy được chỉ định về các đại đội khác. Đúng như Trung Tá Hiếu đã nói với tôi, Đại Đội 51 được lịnh tử thủ, và bây giờ, chẳng còn gì nữa hết.
Nguyễn Văn Phúc
Lời người dịch:
Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết của cựu Đại Uý Nguyễn Tiến Việt, K23 Đà Lạt, là trung uý xử lý thường vụ Đại Đội 51 trong trận đánh nói trên.
“Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, 1972: Trấn Thủ Bình Long, Thượng Kỳ Quảng Trị” trong Đặc San Mũ Đỏ số 64, tháng Sáu năm 2011.
Hay đọc trên internet: Vào website Bất Khuất (www.batkhuat.net), link: http://batkhuat.net/tl-td5du-binhlong-quangtri.htm
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (2)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
" Cố Gắng" Để không bị tràn ngập
Bài dịch của
Nguyễn Văn Phúc
Lời nói đầu:
Bản dịch từ chương mười ba trong quyển sách True Faith and Allegiance: An American Paratrooper and the 1972 Battle for An Loc của tác giả Mike McDermott. Đại Tá Lục Quân hồi hưu Mike McDermott, nguyên là đại uý cố vấn trưởng Tiểu Đoàn 5 Dù tham dự trận đánh An Lộc.
Ông phục vụ bốn năm tại Việt Nam, ba năm với các đơn vị Hoa Kỳ, Sư Đoàn 101 Dù; và năm tháng với Nhảy Dù Việt Nam, Tiểu Đoàn 8 và 5. Ông được tưởng thưởng nhiều huy chương cao quí của Hoa Kỳ: hai Distinguised Service Cross, một Silver Star, hai Bronze Star, một Purple Heart và nhiều huy chương cao quí khác. Trong chương nầy, tác giả dù với bao năm dài chiến trận, vẫn bị khích động khi trông thấy các người lính Đại Đội 51 Dù bỏ nón sắt và đội chiếc mũ bê-rê Đỏ trên đầu, cho một trận đánh mà vị tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn, lịnh cho đại đội cố thủ, nằm chận hậu cho tiểu đoàn rút đi nơi khác.
Tôi đã chảy nước mắt khi nghe anh Hiếu kể Tại một quán ở Orange County Tôi chưa kịp hỏi anh lại thì anh đã mất
Bài viết rất hay, rất đúng không có gì phiền hà cả
Xin được nghiêng mình trước trước những tấm gương trung kiên của những anh em đã hy sinh cho chúng ta hưởng hương thơm vinh quang ngày nay Xin hãy làm một việc có ích cho mầu Mũ Đỏ”
Thân mến
buiduclac
Xin trân trọng lời xác nhận của NT Bùi Đức Lạc và gởi đến Quý Mũ đỏ, Thân hữu bài dịch quý báu nầy.
ĐSMĐ xin chân thành cám ơn dịch giả. Thân hửu Nguyễn văn Phúc từ California. USA
ĐSMĐ
Khi đang tiến đến vị trí phòng thủ mà tiểu đoàn đã chọn vào xế trưa, đại đội đi đầu gây ngạc nhiên và tiêu diệt một toán quân địch đang nằm phòng thủ bên hông đường rầy xe lửa. Sự việc không lường trước nầy làm mất đi một ít thời gian, nhưng tiểu đoàn đã tổ chức được chu vi phòng thủ và đang lo việc đào hầm hố khi bóng đêm đang đến. Tất cả các người lính đều lo xây cất chiến hào và làm các công sự chiến đấu với cây rừng. Và tôi ngạc nhiên, không ngờ các chiếc xẻng cá nhân, lưỡi cưa hay rìu lại được dùng cho việc xây cất, hoàn hảo như làm xiệc vậy. Tôi không biết các người lính đã mang những dụng cụ nầy khi chúng tôi được trực thăng vận vào vùng, nhưng những chiến binh Dù đã biết họ cần phải làm những việc gì và các dụng cụ bằng tay nầy, thật sự đã giúp ích cho chúng tôi thật nhiều. Chỉ trong vòng một giờ đồng hồ, cả đơn vị đào xong giao thông hào với tầm nhìn bao quát cho chiến trường.
Vị trí của chúng tôi nằm ở phía đông nam, ngoại ô thành phố An Lộc, khu vực có nhiều rừng tre và cây cao su. Nơi đáng chú ý nhứt là nằm đối mặt về hướng đông, hướng mà chúng tôi vừa tiến vào, và trách nhiệm đầu của chúng tôi là ngăn chận hướng tiến đó, nơi mà quân địch sẽ tiến vào An Lộc. Trong lúc các khu vực sau lưng được coi là an toàn, chúng tôi lại không có đơn vị bạn nào nằm sát bên. Vậy thì đơn vị tổ chức bảo vệ việc phòng thủ trong vài tòa nhà đổ nát phía bên sau. Và chúng tôi cho các toán quan sát và các tổ báo động vào nằm bên trong khu rừng cao su phía trước mặt. Buổi sáng sớm hôm sau, một toán tuần tiểu nhỏ của quân địch tình cờ đi vào vị trí và ba tên bị tiểu đoàn bắt làm tù binh. Các đại đội tác chiến cũng tổ chức tuần tiểu liên tục, không một ai chịu quên đại đội Biệt Động Quân đã bị tiêu diệt mà chúng tôi trông thấy khi từ bãi đáp tiến vào thành phố. Về sau, cùng trong ngày, rất nhiều tiếng súng nhỏ nổ rộn lên trong khu rừng cao su, nhưng những tiếng súng không làm cho sao lảng việc tổ chức phòng thủ của các người lính trong tiểu đoàn. Tất cả mọi người đều biết lưỡi búa đang sắp sửa giáng xuống.
Lúc đầu thì Đại Tá Lê Quang Lưỡng, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Dù chọn ở lại căn cứ vừa mới hoàn tất trước đây. Nhưng ngày 16, ông và bộ chỉ huy lữ đoàn di chuyển vào bên trong thành phố. Được một tiểu đoàn Dù (Tiểu Đoàn 6) nằm trên một ngọn đồi làm an ninh, Đại Tá Lưỡng và Trung Tá Art Taylor tiến nhanh vào bên trong mà không gặp phải trở ngại lớn nào. Họ chiếm lấy một công sự to lớn trong thành phố làm nơi chỉ huy. Quân địch đã không chịu nằm yên trong khi vị chỉ huy lữ đoàn di chuyển. Vị trí hỏa lực của tiểu đoàn Dù nằm trên Đồi Gió sắp sửa nhận lãnh một trận tấn công tàn phá dữ dội và cùng lúc, Tiểu Đoàn 5 Dù và cá nhân tôi cũng sẽ nhận lãnh cơn bão lửa không thể nào quên. Sau nầy, từ kinh nghiệm bản thân và xem xét lại hai trận đánh nằm trong một trận chiến lớn hơn, sự việc trở nên rõ ràng là quân địch đã khéo léo tổ chức hai trận đánh trong cùng một lúc, để ngăn ngừa việc hai tiểu đoàn có thể tiếp cứu cho nhau, cả hai trận đánh nhằm tiêu diệt một lực lượng lớn của Lữ Đoàn 1 Dù.
Căn cứ hỏa lực của quân Dù (Tiểu Đoàn 6) nằm trên đồi cao bắt đầu bị quân địch pháo dữ dội hơn vào ngày 17, và vì căn cứ nầy là ngọn đồi cao duy nhất trong vùng, và cũng nổi bật lên trong bản đồ, nó rất dễ nhận thấy và cũng là mục tiêu rất dễ trông thấy. Hầu như đạn pháo là từ súng cối của quân Bắc Việt bắn vào các vị trí của quân Dù. Và, pháo binh của quân địch, nằm ở phía bắc An Lộc cũng bắt đầu bắn thăm dò vào căn cứ hỏa lực ấy. Nhờ vào các toán tiền sát của chúng, càng ngày pháo địch bắn càng mãnh liệt và chính xác hơn. Cùng lúc, quân Bắc Việt cũng cho các toán quân nhỏ đánh thăm dò và định hướng phòng thủ của quân trên đồi. Những sự việc trên cho biết là căn cứ hỏa lực sẽ là mục tiêu rất được quan tâm đến. Quân địch đè nặng áp lực nhiều hơn vào hai ngày 18 và 19. Về sau, chúng tôi biết được quân địch dùng hai trung đoàn bộ chiến và sáu chiếc tăng cho công tác hủy diệt căn cứ nầy.
Các người lính Dù bảo vệ căn cứ có quá nhiều mục tiêu, họ hướng dẫn không quân chiến lược của phi cơ trực thuộc Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến bay từ các chiếc hàng không mẫu hạm và của phi cơ chiến đấu của
Không Quân đánh trả vào sự tấn công của quân Bắc Việt. Các chiếc trực thăng hỏa lực Cobra của Lục Quân Hoa Kỳ liên tục bay, họ xử dụng hỏa tiễn và súng đại liên trải lửa vào quân địch. Không quân tăng cường việc yểm trợ khi quân địch tấn công dữ dội vào căn cứ và các chiếc C-130 Spectre của Không Quân Hoa Kỳ lên bao vùng để làm việc với quân trú phòng suốt đêm. Có ít nhất là một đợt bom do các chiếc B-52 thả yểm trợ sát ngay căn cứ và vào ngày 20, vài khẩu súng pháo trên đồi đã bị súng đạn của quân địch hủy diệt, những khẩu pháo còn lại hạ nòng súng, bắn trực xạ vào quân định đang định tràn vào hàng rào kẽm gai phòng thủ. Các người lính Dù cũng nghe tiếng xe tăng của quân địch đang tràn lên đồi từ hướng bắc.
Trung Uý Ross Kelly, cố vấn trưởng Tiểu Đoàn 6, người vừa thay thế cho Thiếu Tá Richard Morgan bị thương và đã được tản thương, liên lạc cho biết những sự việc đang xảy ra và cùng thời gian, lo tổ chức việc dùng hỏa lực phòng thủ cho quân Dù. Cùng lúc, tôi cũng lo cho trận đánh của chính tôi đang xảy ra tại vùng đông nam ngoại ô thành phố, công việc tôi sẽ diễn tả kế tiếp. Trong lúc bên tôi đang chịu nhiều áp lực, quân địch lo tập trung quân, tiến nhanh lên đỉnh đồi, tấn công vào Tiểu Đoàn 6 Dù. Quân Nhảy Dù bấy giờ đang chịu nhiều thương vong khi trận đánh đang đến lúc khốc liệt. Quân địch bị tổn thất nặng nề, tính luôn cả sáu chiếc tăng bị bắn hạ. Nhưng Bắc Việt lại cho tăng cường quân, mở các cuộc tấn công mới lên ngọn đồi và khi biết chắc vị trí của họ sẽ bị tràn ngập, quân trú phòng được lịnh rút lui trước khi họ bị tiêu diệt. Quân Dù phá hủy sáu khẩu pháo trước khi họ chiến đấu mở đường máu, rút xuống đồi.
Vài giờ sau, Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Dù, lên máy. Ông và Trung Úy Kelly đã chỉnh đốn quân lính còn lại và họ đang trên đường di chuyển. Nhưng họ không thể vào với quân phòng thủ trong An Lộc, trái lại họ phải đi về hướng đông nam, càng rời xa thành phố và quân địch kiên quyết giết hay bắt sống cho tới người lính Dù cuối cùng.
Vừa rút lui, vừa chiến đấu với quân địch, tiểu đoàn lại chịu thêm nhiều tổn thất, một số người lính đã quá mệt mỏi được trực thăng cứu thoát, số khác di chuyển bộ và bắt tay được với quân bạn. Trung Tá Đỉnh nhanh chóng tiến hành việc tổ chức lại tiểu đoàn. Ghi chú về sự kiện và ví dụ về cách thức điều hành của Sư Đoàn Nhảy Dù trong chiến trận: Tiểu đoàn của Trung Tá Đỉnh sẽ nhanh chóng được bổ xung quân số đầy đủ. Tiểu Đoàn 6 mới toanh nầy bao gồm các người lính sống sót từ trận đánh tại Đồi Gió và khoảng hai trăm quân phạm từ quân lao ở Sài Gòn. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, tiểu đoàn lên đường hành quân trở lại, dọc theo quốc lộ 13 và sẽ là đơn vị đầu tiên đặt chân vào phía nam ngoại ô thành phố An Lộc.
Khi quân địch tấn công dữ dội vào Đồi Gió thì bên Tiểu Đoàn 5 lại ít chạm địch, chúng tôi vẫn tiếp tục bận rộn lo tổ chức công việc phòng thủ. Nhưng khi chúng sắp sửa tràn ngập vị trí quân bạn thì chúng tôi bắt đầu cảm nhận áp lực của tụi Bắc Việt. Vào ngày 18, khi bọn chúng đánh vào các toán tiền đồn, chúng tôi biết bọn chúng sẽ không phớt lờ nữa. Súng đã nổ lớn dọc theo hướng đông của chu vi phòng thủ nguyên cả ngày và có vẻ là quân địch đang vào vị trí tập trung để mở cuộc tấn công lớn vào vị trí của chúng tôi. Xế trưa ngày 19, cối địch bắn dữ dội làm cho đơn vị sẵn sàng, và khi bọn chúng tấn công từ sau lưng rừng cây cao su, chúng bị đốn ngã từng loạt. Đây là cuộc tấn công toàn diện với những lằn đạn xanh của súng AK và hỏa tiễn cùng súng phóng lựu bay xuyên qua cây cối, bụi đất, làm tôi nhớ lại những trận đánh nhỏ, không tăm tiếng từ những “tua” trước. Trận đánh diễn ra ác liệt, nhưng khi bóng đêm bắt đầu tràn đến, cuộc tấn công giảm cường độ, chỉ còn nghe tiếng súng của quân bạn và nổi bật lên bởi nhiều đợt phi cơ oanh kích.
Quân địch mang thêm quân tăng viện vào ban đêm, và vào lúc rạng đông của ngày 20, trận tấn công kế tiếp của bọn chúng bắt đầu bằng súng cối và súng cá nhân, và càng lúc càng tăng nhanh cường độ. Những tia lửa đỏ từ các khẩu súng của chúng tôi bay nhanh vào hướng rừng cao su trong khi lằn lửa xanh của quân địch xuyên thủng thân cây và cành lá trong lúc tiếng súng bắn ngày càng rộ lớn hơn. Tiếng nổ của súng cá nhân đôi khi bị cắt quảng bởi tiếng nổ của hỏa tiển và đạn cối bắn trúng vào cây cối và làm đất cát bay đầy. Những đám cháy và bụi đất che khuất tầm quan sát và mùi khói súng bay lan tràn khi trận chiến đang diễn ra. Trận tấn công nhanh chóng trở thành một trận đánh lớn, hơn hẳn những gì mà tôi đã nhìn thấy trước kia, trong lúc đạn địch bắn càng ngày càng dữ dội và vị trí phòng thủ của quân Dù trở nên ồn ào, điếc tai hơn. Chiếc phi cơ quan sát của Không Quân điều khiển từng đợt phi cơ phản lực dội bom vào quân địch, tôi cũng hướng dẫn cho đánh vào những nơi tập trung quân mà quân địch có thể xử dụng, vậy mà áp lực của chúng vẫn không giảm thiểu.
Thương binh của chúng tôi được cứu chữa ngay tại chỗ vì hỏa lực của quân địch quá dữ dội. Y tá của tiểu đoàn chờ trận tấn công giảm bớt để mang các thương binh về phía sau, nhưng trận đánh cứ tiếp diễn một cách ác liệt. Vào lúc gần trưa, các vị trí tiền phương nghe tiếng động cơ xe địch ở phía trước mặt họ. Trong khi khó mà đoán được phương hướng và khoảng cách chính xác, tôi coi lại bản đồ và điều khiển không yểm đánh vào những chỗ mà tôi nghĩ sẽ là những điểm đúng là nơi xe của bọn chúng đang tập trung. Quân địch tiếp tục tràn lên dù rằng chúng tôi bắn trả mãnh liệt và có lẽ là chúng tôi sẽ bị bọn chúng phá vỡ các vị trí phòng thủ. Tôi chưa bao phải giờ chạm trán với tình hình như thế trước đây. Toàn bộ tiểu đoàn sẽ bị tràn ngập và tiêu diệt vì nhiều đợt tấn công biển người của quân địch. Thật là một kinh nghiệm khó quên.
Những lằn đạn địch bắn lướt trên mặt đất, xé rách cây cối. Hàng chục hỏa tiễn bắn thẳng vào vị trí, nhiều trái bay cao, trúng vào cành cây, vài trái khác, bay thấp, trúng ngay các công sự, tạo ra những tia lửa và miểng đạn bay đầy khi chúng phát nổ. Đạn cối bay vào những thân cây, nổ tung toé bụi đất phía ngoài và bên trong chu vi phòng thủ. Bọn Bắc Việt có vẻ như dư thừa đạn cối, và quân lính của chúng tấn công thẳng vào những nơi vừa bị cối tàn phá, để tiến về chúng tôi. Cả tiểu đoàn đang bị nhận chìm trong một trận đánh cho sự sống còn và tôi nhận ra rằng nếu chúng tôi không làm một điều gì khác hơn, kết quả cuối là chúng tôi sẽ phải chiến đấu cho tới khi bị ngã gục hết. Trung Tá Hiếu luôn liên lạc, báo cáo cho Đại Tá Lưỡng tình hình trận đánh và tình trạng của đơn vị. Chắc chắn là họ cùng đi đến một quyết định vì tiểu đoàn được lịnh đoạn chiến và di chuyển đển một vị trí phòng thủ mới, nằm ở phía nam thành phố. Chúng tôi nhận được lịnh khi quân địch đang bị tiêu diệt ngay sát các giao thông hào phía bên ngoài cùng.
Tiểu đoàn sẽ di chuyển chừng một dặm anh, lúc đầu sẽ chạy băng qua khu rừng cao su, rồi sẽ đi theo một khu vực đã bị cháy nám và được bao bọc bởi nhiều bụi rậm. Trung Tá Hiếu ra lịnh cho người đại đội trưởng Đại Đội 51 phòng thủ mặt trước của tiểu đoàn. Đại đội sẽ phải nằm lại, cố thủ và làm thành phần chận hậu cho tiểu đoàn rút lui và di chuyển đến một vị trí mới. Nhiều phi cơ chiến đấu đang ở trên vùng và tôi nói với Trung Tá Hiếu rằng Trung Sĩ McCauley sẽ đi với ông; tôi muốn điều khiển cuộc dội bom và kiên quyết ở lại để làm cho xong công việc ấy. Sau khi vừa chỉ tay ra hiệu cho biết hướng phải đi, Trung Tá Hiếu nắm lấy áo tôi, kéo tôi lại sát người ông, ông nhìn thẳng vào mắt tôi và la lớn trong tiếng nổ vang của súng đạn: “Anh không ở đây lâu được. Ngày hôm nay, ngay tại nơi đây, Đại Đội 51 Dù sẽ Vị Quốc Vong Thân”.
Ngày còn ở trong trường, tôi đã học bài học về lý thuyết “một thành phần nhỏ của đơn vị ở lại chiến đấu để đơn vị di chuyển đến nơi khác”, tuy tôi chưa sành đời cho lắm, nhưng tôi cũng hiểu được một ít khái niệm như thế nào mà một đơn vị lớn tránh giao chiến với quân địch bằng cách ra lịnh cho một thành phần nhỏ hơn, nằm chận đánh địch để mua thời gian cho toàn đơn vị rút khỏi trận chiến. Đại Đội 51 sẽ nằm tại chỗ và chận địch. Nhiệm vụ của họ là làm cho quân địch chú tâm đến họ trong khi thành phần còn lại của tiểu đoàn di chuyển đi nơi khác. Đại đội sẽ bị dính vào một trận đánh chết người và không thể nào rời khỏi vị trí được. Đại đội sẽ chiến đấu tới cùng cho tiểu đoàn còn có thể sống sót để đánh trận chiến mới. Trong vòng vài phút, tôi nhìn thấy từng đám lính, trang bị đầy đủ, chạy trở ngược từ khu rừng. Rồi bộ chỉ huy tiểu đoàn đi chung với một trong những đại đội tác chiến, họ di chuyển rất nhanh. Và tất cả bọn họ đều biến mất.
Ở một khía cạnh nào đó, tôi hiểu việc gì đang xảy ra, nhưng vì mọi việc xảy ra quá nhanh chóng và sự thực ác nghiệt vẫn chưa biến đi, tôi biết là tôi không nên để bị nằm kẹt lại trong công sự, nên tôi nằm nấp sau gốc cây cao su với một tâm trạng lo âu, la hét và liên lạc trong máy với viên phi công quan sát. Tiếng súng đạn nổ ầm ỉ bay vào vị trí, bắn trúng và làm cây cối tung bay, lá rơi đầy. Tiếng nổ bây giờ, làm điếc tai. Khói và bụi bay đầy trời, che mất tầm nhìn. Người lính mang máy nằm bên mặt tôi, chỉ cách một vói tay, máy truyền tin nằm trong ba lô anh và sợi dây nối trải dài giữa chúng tôi.
Tôi có được cái nhìn rất rõ về những người lính của đại đội 51 đang chạy ngược về từ những vị trí trước mặt. Cho một ít giây, tôi nghĩ họ sẽ chạy dạt về phía sau, tìm đường bỏ trốn, nhưng mắt tôi nhìn thấy màu sắc chói sáng trên đầu họ. Họ đã liệng bỏ nón sắt, đội chiếc mũ bê-rê đỏ trên đầu và họ nhảy vào những cái hố chiến đấu đang bỏ trống, sẵn sàng cho một trận đánh mà họ biết không thể thắng được. Những chiến binh Dù nầy hiểu rõ trách nhiệm của họ và quyết định sẽ chạm địch với chiếc nón bê-rê đỏ, chiếc nón là biểu tượng cho lòng dũng cảm và tánh can trường mà họ rất hãnh diện được mang trên đầu. Tôi nhận thức rõ là họ sẵn sàng hy sinh ngay lúc ấy, ngay tại đó và ngay trên khu rừng cao su đang bị cày nát bởi súng đạn.
Nhìn thấy họ tự nguyện chấp nhận định mạng, với cái chết đang xảy ra trước mắt, làm cho tôi bị khích động. Lúc ấy, tôi chỉ nghĩ đến một trận đánh khác, trận đánh mà anh chắc rằng anh sẽ thắng, thắng dễ dàng. Kết cuộc của trận đánh đang xảy ra trước mắt tôi, hơn cả những gì mà tôi đã có kinh nghiệm trước đây và sẽ xảy ra thật nhanh. Tôi thấy và tôi hiểu những gì họ đang làm, nhưng tôi vẫn còn có những ý nghĩ không được dứt khoát trong đầu. Và tôi cũng không có ý định sẽ cùng chiến đấu với họ, vì biết chắc họ sẽ hy sinh như trong truyện thần thoại Valhalla. Nhưng, sự thật mà những người lính thản nhiên nhận lấy nhiệm vụ không thể thi hành được làm cho tôi bị choáng váng. Việc nầy làm cho tôi có cách nhìn khác về những sự việc nhỏ hay những khủng hoảng trong đời sống thường ngày sẽ nhẹ nhàng hơn đi.
Những phi cơ phản lực lần nầy mang những trái bom nặng ký và bom Napalm, tôi hướng dẫn phi công quan sát cho đánh vào ngay phía trước chiến hào. Tiếng súng của quân địch im bặt sau khi tiếng bom nổ và hơi nóng của napalm đốt cháy khu cao su trước mắt. Đây đúng là lúc tôi phải rời bỏ nơi đấy. Tôi la to cho người lính mang máy biết rồi nhảy lên, nhưng anh đang nằm sấp với cái nón sắt úp trên mặt. Khi anh ta không trả lời, tôi nắm vai anh, nhưng thân người anh trở nên mềm nhủng và tôi hiểu rằng anh đã chết. Tôi không nghe anh kêu la khi bị trúng đạn, anh nằm kế cạnh tôi, chỉ cách một khoảng tay, bị bắn trúng đầu, vậy mà tôi không hay biết gì. Tôi giựt mạnh cái máy truyền tin ra khỏi ba lô anh và bắt đầu chạy.
Âm thanh vang động của trận đánh lại tiếp tục nổ vang khi tôi khum lưng bỏ chạy với ba lô trên lưng, cây shotgun trên tay và máy truyền tin bên tay khác. Những lằn đạn xanh bắn xuyên qua những cây cao su, làm thân và lá cây bay lả tả. Không khí quá nóng bức làm người tôi ra đầy mồ hôi. Tôi chạy được khoảng năm mươi thước thì nghe tiếng viên phi công quan sát trên máy. Anh cho tôi biết đợt không yểm kế tiếp, các phi cơ chiến đấu đang bay vào vùng và sẵn sàng cho mục tiêu. Tôi nhào xuống một chỗ trủng vừa nghỉ mệt vừa lắng nghe tiếng động của trận đánh ngay nơi mà tôi vừa rời khỏi, tiếng súng vẫn còn nổ vang ngay nơi ấy. Tôi báo cho anh ta điều khiển thả bom ngay chỗ quân bạn, ngay nơi bom napalm vừa được thả xuống. Khi phi cơ phản lực vừa bay ngang, tôi nhổm dậy, chạy tiếp. Thêm được năm mươi thước nửa là tôi ngưng chạy, nằm nghỉ mệt.
Khi tôi nằm thở và mồ hôi tiếp tục đổ ra thì tiếng súng phía sau lưng tôi cũng bắt đầu tắt dần đi. Quân địch đã tràn ngập vị trí và tuy thỉnh thoảng vẫn còn nhiều tiếng súng nổ rộ, trận đánh coi như đã chấm dứt. Phi công quan sát cho biết anh vẫn còn nhiều phi cơ thả bom đang bay đến, tôi báo cho anh thả ngay vào vị trí đi. Anh hỏi tôi vẫn còn ở chỗ cũ, tôi nói, tôi đã di chuyển đi nơi khác và đơn vị nhỏ còn ở lại đã bị tràn ngập. Ngay đấy là mục tiêu rất đúng vì chắc rằng quân địch đang tập trung tại đấy. Ngưng một tí, anh lập lại câu hỏi và tôi cho biết đúng là mục tiêu và tôi muốn anh cho dội hết bom vào nơi phòng thủ cũ của tiểu đoàn. Trong lúc tôi mệt nhọc chạy khỏi vườn cao su và bước vào khu vực đã bị đốt cháy với ánh nắng chói rọi thì phi cơ phản lực đang dội bom từng đợt một. Vùng nầy toàn đầy cỏ dầy cứng và những bụi cây cao cỡ đầu gối đã cháy thành than, mỗi một bước chân đi làm cho bụi tro bay đầy.
Tôi mong muốn bắt kịp tiểu đoàn, nên, thay vì đi dọc theo con đường khá dài, tôi lại mạo hiểm chạy băng ngang khu vực trống. Khi chạy được nửa đường, tôi mệt muốn đứt hơi. Vừa tìm được một chỗ trủng, tôi nhảy ngay vào đó, nằm nghỉ mệt. Tôi nằm ngửa, mồ hôi chảy đầy, và trông thấy chiếc phi cơ quan sát đang bay vòng trên không trung, tôi lắng nghe trên tần số của viên phi công quan sát, trong lúc anh điều khiển các phi cơ oang kích vào vị trí cũ của tiểu đoàn, đột nhiên, tôi trông thấy một dãi khói trắng xuất hiện, bay ngang qua bầu trời, phía sau chiếc phi cơ nhỏ bé của anh. Rồi tôi nghe tiếng, pop, pop, pop của đạn nổ vang trên bầu trời xanh vắt. Chiếc phi cơ quan sát đang bị súng phòng không địch nhắm bắn, đạn nổ sát phía sau lưng, trông giống như phim về Đệ Nhị Thế Chiến và tôi, chắc là người khán giả duy nhất ngồi trong rạp hát. Tôi vào tần số của anh và báo cho anh biết những gì tôi vừa trông thấy. Anh báo đã nhận được và bắt đầu bay lên cao rồi bay biến đi khi đợt yểm trợ không yểm cuối vừa bay ào qua. Quân địch đã mang phòng không 37 ly vào trận chiến An Lộc và thêm loại vũ khí chết người, phòng không 57 ly được gắn trên khung xe tăng. Tôi vừa trông thấy hỏa lực đáng sợ đó, tuy rằng những quả đạn phòng không phát nổ ở cách xa tôi. Tuy vậy, tôi chỉ nghe tiếng nổ khi những làn khói trắng bay lên bầu trời mà không nghe được tiếng súng đề-pa của quân địch nhắm bắn vào chiếc phi cơ quan sát.
Sau khi trận không yểm chấm dứt, tôi mệt nhọc đứng lên, tiếp tục chạy băng qua khu vực trống và tìm lại được tiểu đoàn. Tôi mệt quá sức, quân phục dơ dáy và ướt sủng. Đơn vị đã di chuyển đến một khu vườn cao su khác và khi tôi đến nơi, họ đã đào xong hầm hố, chuẩn bị chiến đấu tiếp. Vị trí mới nầy, cách nam An Lộc nửa dặm anh và nằm ở phía đông của quốc lộ 13.
Tôi tìm được vị tiểu đoàn trưởng và đặt ba lô, súng và máy truyền tin xuống đất. Ông trông thấy tôi nhưng quá bận rộn mà chẳng hỏi gì tôi. Lúc nhìn quanh, tôi trông thấy những người lính khiêng băng ca chất đầy xác, họ di chuyển khó khăn. Bốn người lính nắm lấy bốn góc băng ca và hai hoặc ba xác lính Dù được cột chặt vào băng ca, tay hay chân của họ lủng lẳng với những bước di chuyển của những người lính khiêng cáng. Những người lính nầy đã hy sinh tại vị trí cũ và đang được những chiến hữu của họ mang về đây. Về sau, cùng trong ngày, những chiến binh đã hy sinh nầy sẽ được chôn cất ngay phía bắc của vị trí phòng thủ mới, ngay sát những hàng cây giữa chúng tôi và thành phố. Những người lính khác vác thêm súng và ba lô của những người đã hy sinh trên người, đồng thời lo giúp đỡ những người bị thương đang gặp khó khăn.
Lúc những người lính báo cáo nghe tiếng xe tăng địch vào những giờ trước, tôi không nghe hay thấy chúng và cũng không rõ những đợt oanh kích của không quân mà tôi đã hướng dẫn có tiêu diệt được chúng không. Nếu không, chúng tôi cũng đã có cố gắng. Cuộc chiến trên ngọn đồi hỏa lực (Đồi Gió), diễn ra trong cùng thời gian, đã được chú ý đến rất nhiều, và cũng đáng được quan tâm đến vì sự thương vong của tiểu đoàn và pháo đội mới được không vận đến. Thông điệp lớn gởi đến cho miền Nam Việt Nam là quân địch, cùng lúc, có thể đánh với cả hai tiểu đoàn Dù, với mục đích đáng sợ và cũng gần đạt được kết quả đáng ngại.
Trong những ngày sau, một số ít người lính thuộc Đại Đội 51 Dù trở về lại với tiểu đoàn. Bằng một cách nào đó, họ đã thoát chết trong trận đánh ở vị trí cũ và bắt tay được với quân bạn trong An Lộc. Từ nơi ấy, họ đã tìm được vị trí của chúng tôi. Nhưng toàn thể sĩ quan và hạ sĩ quan của đại đội đều hy sinh. Những người lính còn sống sót nầy được chỉ định về các đại đội khác. Đúng như Trung Tá Hiếu đã nói với tôi, Đại Đội 51 được lịnh tử thủ, và bây giờ, chẳng còn gì nữa hết.
Nguyễn Văn Phúc
Lời người dịch:
Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết của cựu Đại Uý Nguyễn Tiến Việt, K23 Đà Lạt, là trung uý xử lý thường vụ Đại Đội 51 trong trận đánh nói trên.
“Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, 1972: Trấn Thủ Bình Long, Thượng Kỳ Quảng Trị” trong Đặc San Mũ Đỏ số 64, tháng Sáu năm 2011.
Hay đọc trên internet: Vào website Bất Khuất (www.batkhuat.net), link: http://batkhuat.net/tl-td5du-binhlong-quangtri.htm
Tân Sơn Hòa chuyển