Truyện Ngắn & Phóng Sự
Cờ Việt Nam Cộng Hòa Trên Nền Trời Thủ Đô Ngày Quân Lực Năm 1973 - Võ Ý
Cuộc chiến ngày càng khốc liệt, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa theo đó mà bành trướng về quân số cũng như canh tân về vũ khí và trang bị quân dụng.
Kể từ lúc ngày 19 tháng 6 được chọn là Ngày Quân Lực thì hằng năm vào ngày đó quân đội tổ chức mít tinh diễn hành trọng thể tại các Quân Khu cũng như tại Thủ Đô Sài Gòn.
Lễ kỹ niệm Ngày Quân Lực qui mô nhất được tổ chức năm 1973. Tất cả đơn vị ưu tú của các quân binh chủng VNCH, các khóa sinh tại các quân trường, Lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, kể cả Lực lượng Xây Dựng Nông Thôn và Nhân Dân Tự Vệ cũng vinh dự có mặt trong ngày trọng đại nầy.
Sau các thủ tục khai mạc như chào cờ mặc niệm và diễn văn ca ngợi những chiến công lẫy lừng của Quân đội trong sứ mạng Bảo Quốc An Dân là phần diễn hành.
Năm đó phần diễn hành mở đầu bằng một cuộc phi diễn tất cả các loại phi cơ của Không Lực VNCH, như oanh tạc cơ cánh quạt AD6 Skyrider, phản lực cơ A37, F5, phi cơ quan sát loại mới O2, trực thăng đổ quân H1H, trực thăng khổng lồ Chinook, các vận tải cơ Caribou, C47, C123, C119 và C130..
Mỗi hợp đoàn phi diễn từ 3 đến 6 phi cơ.
Mở đầu cuộc phi diễn là một hợp đoàn 5 chiếc Skyrider bay theo đội hình mủi tên. Khi bay ngang khán đài phụ bên trái thì cả hợp đoàn phun ra 10 hàng khói màu vàng và đỏ xen kẻ từ hai bên cánh phi cơ, tạo thành hình lá cờ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ, cờ Tổ Quốc linh thiêng, lung linh trên nền trời Thủ Đô Sài Gòn thân yêu trong một sáng trong veo chớm hè..
Tiếp theo là phần phi diễn các hợp đoàn còn lại. Người xướng ngôn buổi lễ ( hình như là chiến hữu Văn Thiệt của Đài Phát Thanh Quân Đội bấy giờ? ) với giọng Miền Nam thật trầm hùng, tuyên đọc thành tích cũng như công dụng của từng loại phi cơ phi diễn qua khán đài.
Năm đó, Bộ Tư Lệnh Không Quân treo ba giải thưởng cho các hợp đoàn phi diễn, ( vào khoảng 10 hợp đoàn thì phảỉ). Ban Giám Khảo gồm toàn những phi công bậc thầy đảm trách. Hợp đoàn được chấm giải đựa trên ba tiêu chuẩn sau:
- chính xác giờ khi bay ngang khán đài chính (giờ TOT)
- chính xác cao độ
- chính xác đội hình ( cân đối ngay thẳng và đẹp như vẽ vậy!)
Kết quả là :
- Hợp đoàn phi cơ quan sát O2 chiếm Giải Ba
- Hợp đoàn trực thăng U1H chiếm Giải Nhì
- Hợp đoàn khu trục cánh quạt Skyrider chiếm Giải Nhất, vì đã đạt điểm tối đa cho cả ba tiêu chuẩn đặt ra. Ngoài ra, hợp đoàn nầy còn nhận được một giải thưởng cao quý khác là đã được hàng trăm ngàn đồng bào tham dự buổi lễ tán thưởng bằng những tràng vỗ tay vang rền khâm phục tài nghệ điêu luyện của các phi công ưu tú của Không Lực, đã vẽ được lá cờ Tổ Quốc thân yêu trên nền trời Thủ đô Sài Gòn thân yêu!
Người phi công Trưởng Hợp đoàn Skyrider chiếm Giải Nhất là không quân Đan Hoài Bửu, Trung tá Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 514, cựu tù cộng sản 13 năm, hiện định cư thành phố San José. Bốn phi công còn lại là KQ Huỳnh Văn Tưởng ( đã hy sinh ), các KQ Lê Tấn Phát, Nguyễn Đại Điền và Hồ Ngọc Ấn. Một phi tuần nhẹ trừ bị do hai phi công Trần Văn Mười và Nguyễn văn Triết đãm nhiệm, ( nếu một hoặc hai trong 5 phi cơ chính thức phi diễn bị trục trặc thì hai chiếc trừ bị sẽ thay thế ngay)
Rất tiếc chúng tôi chưa sưu tầm được danh tánh quý chiến hữu trong Hợp đoàn Trực thăng chiếm Giải Nhì. Quý độc giả nào biêt rõ thì xin vui lòng bổ khuyết.
Riêng Hợp đoàn Quan sát O2 được tham dự phi diễn lần đầu tiên trong lịch sử Không Lực VNCH với 6 phi cơ quan sát O2 hai động cơ, chia thành hai đội hình, mỗi đội hình ba phi cơ thuộc Phi Đoàn 118 Bắc Đẩu Pleiku. Các phi công tham dự phi diễn là Nguyễn Quang Anh (San José), Đinh Đức Bản (Cali), Nguyễn Huỳnh Hòa (Florida), Lu Thái Hưng, Đặng Khởi Quang (Việt Nam), Đoàn Phan (Canada), Lê Văn Luận (hy sinh trên Biển Đông), Nguyễn Văn Tiếu (hy sinh trong trại tù CS) và Võ Ý (St Louis, MO). Ông bầu của Hợp đoàn O2 là thầy Phạm Ngọc Sang, chuẩn tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân, đã dày công chỉ bảo nên Hợp đòan mới nhận được vinh dự nầy.
Hình ảnh Ngày Quân Lực 1973 được thâu băng và ngày nay mỗi lần xem lại cuốn băng video "Sài Gòn Gỉa Biệt" (phát hành vào thập niên 80 thì phải ), khi nhìn lại những đơn vị quân đội oai hùng bước nhịp nhàng theo tiếng nhạc hùng với phần phi diễn thả khói màu thành hình lá Cờ Vàng trên nền trời Tổ Quốc thân yêu, lòng người chiến sĩ nào cũng ngậm ngùi nung nấu.
Ngậm ngùi cho vận nước.
Nung nấu một ngày về dựng lại Cờ Vàng trên Đất Tổ Quê Cha!
Võ Ý
Sinh Tồn chuyển
Cờ Việt Nam Cộng Hòa Trên Nền Trời Thủ Đô Ngày Quân Lực Năm 1973 - Võ Ý
Cuộc chiến ngày càng khốc liệt, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa theo đó mà bành trướng về quân số cũng như canh tân về vũ khí và trang bị quân dụng.
Kể từ lúc ngày 19 tháng 6 được chọn là Ngày Quân Lực thì hằng năm vào ngày đó quân đội tổ chức mít tinh diễn hành trọng thể tại các Quân Khu cũng như tại Thủ Đô Sài Gòn.
Lễ kỹ niệm Ngày Quân Lực qui mô nhất được tổ chức năm 1973. Tất cả đơn vị ưu tú của các quân binh chủng VNCH, các khóa sinh tại các quân trường, Lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, kể cả Lực lượng Xây Dựng Nông Thôn và Nhân Dân Tự Vệ cũng vinh dự có mặt trong ngày trọng đại nầy.
Sau các thủ tục khai mạc như chào cờ mặc niệm và diễn văn ca ngợi những chiến công lẫy lừng của Quân đội trong sứ mạng Bảo Quốc An Dân là phần diễn hành.
Năm đó phần diễn hành mở đầu bằng một cuộc phi diễn tất cả các loại phi cơ của Không Lực VNCH, như oanh tạc cơ cánh quạt AD6 Skyrider, phản lực cơ A37, F5, phi cơ quan sát loại mới O2, trực thăng đổ quân H1H, trực thăng khổng lồ Chinook, các vận tải cơ Caribou, C47, C123, C119 và C130..
Mỗi hợp đoàn phi diễn từ 3 đến 6 phi cơ.
Mở đầu cuộc phi diễn là một hợp đoàn 5 chiếc Skyrider bay theo đội hình mủi tên. Khi bay ngang khán đài phụ bên trái thì cả hợp đoàn phun ra 10 hàng khói màu vàng và đỏ xen kẻ từ hai bên cánh phi cơ, tạo thành hình lá cờ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ, cờ Tổ Quốc linh thiêng, lung linh trên nền trời Thủ Đô Sài Gòn thân yêu trong một sáng trong veo chớm hè..
Tiếp theo là phần phi diễn các hợp đoàn còn lại. Người xướng ngôn buổi lễ ( hình như là chiến hữu Văn Thiệt của Đài Phát Thanh Quân Đội bấy giờ? ) với giọng Miền Nam thật trầm hùng, tuyên đọc thành tích cũng như công dụng của từng loại phi cơ phi diễn qua khán đài.
Năm đó, Bộ Tư Lệnh Không Quân treo ba giải thưởng cho các hợp đoàn phi diễn, ( vào khoảng 10 hợp đoàn thì phảỉ). Ban Giám Khảo gồm toàn những phi công bậc thầy đảm trách. Hợp đoàn được chấm giải đựa trên ba tiêu chuẩn sau:
- chính xác giờ khi bay ngang khán đài chính (giờ TOT)
- chính xác cao độ
- chính xác đội hình ( cân đối ngay thẳng và đẹp như vẽ vậy!)
Kết quả là :
- Hợp đoàn phi cơ quan sát O2 chiếm Giải Ba
- Hợp đoàn trực thăng U1H chiếm Giải Nhì
- Hợp đoàn khu trục cánh quạt Skyrider chiếm Giải Nhất, vì đã đạt điểm tối đa cho cả ba tiêu chuẩn đặt ra. Ngoài ra, hợp đoàn nầy còn nhận được một giải thưởng cao quý khác là đã được hàng trăm ngàn đồng bào tham dự buổi lễ tán thưởng bằng những tràng vỗ tay vang rền khâm phục tài nghệ điêu luyện của các phi công ưu tú của Không Lực, đã vẽ được lá cờ Tổ Quốc thân yêu trên nền trời Thủ đô Sài Gòn thân yêu!
Người phi công Trưởng Hợp đoàn Skyrider chiếm Giải Nhất là không quân Đan Hoài Bửu, Trung tá Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 514, cựu tù cộng sản 13 năm, hiện định cư thành phố San José. Bốn phi công còn lại là KQ Huỳnh Văn Tưởng ( đã hy sinh ), các KQ Lê Tấn Phát, Nguyễn Đại Điền và Hồ Ngọc Ấn. Một phi tuần nhẹ trừ bị do hai phi công Trần Văn Mười và Nguyễn văn Triết đãm nhiệm, ( nếu một hoặc hai trong 5 phi cơ chính thức phi diễn bị trục trặc thì hai chiếc trừ bị sẽ thay thế ngay)
Rất tiếc chúng tôi chưa sưu tầm được danh tánh quý chiến hữu trong Hợp đoàn Trực thăng chiếm Giải Nhì. Quý độc giả nào biêt rõ thì xin vui lòng bổ khuyết.
Riêng Hợp đoàn Quan sát O2 được tham dự phi diễn lần đầu tiên trong lịch sử Không Lực VNCH với 6 phi cơ quan sát O2 hai động cơ, chia thành hai đội hình, mỗi đội hình ba phi cơ thuộc Phi Đoàn 118 Bắc Đẩu Pleiku. Các phi công tham dự phi diễn là Nguyễn Quang Anh (San José), Đinh Đức Bản (Cali), Nguyễn Huỳnh Hòa (Florida), Lu Thái Hưng, Đặng Khởi Quang (Việt Nam), Đoàn Phan (Canada), Lê Văn Luận (hy sinh trên Biển Đông), Nguyễn Văn Tiếu (hy sinh trong trại tù CS) và Võ Ý (St Louis, MO). Ông bầu của Hợp đoàn O2 là thầy Phạm Ngọc Sang, chuẩn tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân, đã dày công chỉ bảo nên Hợp đòan mới nhận được vinh dự nầy.
Hình ảnh Ngày Quân Lực 1973 được thâu băng và ngày nay mỗi lần xem lại cuốn băng video "Sài Gòn Gỉa Biệt" (phát hành vào thập niên 80 thì phải ), khi nhìn lại những đơn vị quân đội oai hùng bước nhịp nhàng theo tiếng nhạc hùng với phần phi diễn thả khói màu thành hình lá Cờ Vàng trên nền trời Tổ Quốc thân yêu, lòng người chiến sĩ nào cũng ngậm ngùi nung nấu.
Ngậm ngùi cho vận nước.
Nung nấu một ngày về dựng lại Cờ Vàng trên Đất Tổ Quê Cha!
Võ Ý
Sinh Tồn chuyển