Cà Kê Dê Ngỗng
Có một kiểu "văn hóa Trung Hoa" không thể chấp nhận được
"Văn hóa Trung Hoa" như cách gọi của thứ trưởng Lưu đã sử dụng trò chơi xấu xí mang tên "đòi đảo" của tất cả các quốc gia có chủ quyền lịch sử trên toàn Biển Đông.
Một ngày sau khi Tòa án Trọng tài thường trực
(PCA) ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò", Thứ trưởng Ngoại giao Trung
Quốc Lưu Chấn Dân đã lên tiếng chế nhạo cả thế giới "không hiểu gì về văn hóa Trung Hoa".
Thứ trưởng Lưu đã đúng! Bởi bên cạnh "văn hóa Trung Hoa" đó là góc văn hóa dối trá, lừa gạt, trộm cắp và bắt nạt; chỉ để nhằm mục đích tìm kiếm sự bá quyền.
Một góc văn hóa "nhiều mặt" mà sau phiên tòa thì sự "mất mặt" được coi là điều nhục mạ tồi tệ nhất.
Người Trung Quốc rất thông minh, họ nhìn xa trông rộng. Nhưng trong vấn đề Biển Đông, lối tư duy cưỡng bức đã làm cho tham vọng của người Trung Quốc bị cầm tù trong trí thông minh của họ.
Cái mà ông Lưu gọi là "văn hóa Trung Hoa" thực chất là hành động "mở rộng" lãnh thổ, cho dù bản tính bành trướng không phải là thứ có sẵn trong DNA của mọi người Trung Quốc.
Thế giới không hiểu nổi "văn hóa Trung Hoa" nhưng vẫn hi vọng mở rộng lãnh thổ sẽ không phải là vấn đề quốc gia, mà nó chỉ giống một hình thức mafia do một nhóm người tham lam điều khiển.
Đi theo chủ nghĩa đế quốc hàng hải, "văn hóa Trung Hoa" như cách gọi của thứ trưởng Lưu, đã sử dụng trò chơi xấu xí mang tên "đòi đảo" của tất cả các quốc gia có chủ quyền lịch sử trên toàn Biển Đông.
Họ chiếm đảo của láng giềng để xây dựng "tàu sân bay không thể chìm" nhằm chống lại một tàu sân bay thực sự tốn kém của Mỹ, đây là cách Trung Quốc cho rằng có thể đánh bại Mỹ với số tiền eo hẹp?
Đi xa hơn, góc "văn hóa Trung Hoa" kiểu bành trướng đã chủ trương tuyên bố chủ quyền bằng bản đồ mở rộng là "đường lưỡi bò" 9 đoạn chiếm trọn Biển Đông.
Cả thế giới sẽ hiểu sao được khi phải mỏi mắt tìm kiếm mà chẳng thấy "đường lưỡi bò" có được bất cứ một điều kiện nào phù hợp cho vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
Không quá khi nói rằng góc "văn hóa Trung Hoa" này đã thành công khi thực thi một xã hội không có quy tắc của pháp luật.
Cả thế giới sẽ không hiểu nổi tại sao Trung Quốc đặt bút kí thỏa thuận UNCLOS nhưng họ lại không công nhận nó. Không khó để nhận ra những quy tắc của luật pháp quốc tế được "văn hóa Trung Hoa" tự ý cắt xén theo chiến lược của Trung Quốc.
Với Mỹ, có phải "văn hóa Trung Hoa" muốn sử dụng chiêu bài Biển Đông để chứng tỏ vai trò ông kẹ mới, đầy đối trọng trên trường quốc tế?
Còn với các quốc gia trong khu vực, có phải "văn hóa Trung Hoa" là cách nói chuyện nhẹ nhàng cùng với một cây gậy?
Thứ trưởng Lưu tuyên bố sẵn sàng đàm phán! Thực tế Trung Quốc chỉ muốn nói chuyện riêng, vì họ không hiểu 2 chữ "đàm phán", họ không quan tâm đến những gì thế giới đang nghĩ về họ, mà họ chỉ cố nghe lời nói của chính họ.
Điều duy nhất Trung Quốc hiểu là "những công cụ" dùng để đe dọa các quốc gia xung quanh.
Trung Quốc hiểu rằng họ có thể đánh đắm mấy tàu cá của Việt Nam, nhưng nếu họ tấn công một chiếc tàu chiến của Mỹ hay đồng minh của Mỹ thì ngay lập tức những hòn đảo mà họ đang chiếm sẽ nhấn bị chìm.
Bởi vậy mà "văn hóa Trung Hoa" kiểu này chỉ kéo dài sự cù nhầy bằng những cuộc nói chuyện riêng, để muốn biến các quốc gia mà họ muốn thôn tính biển đảo từ hòa đàm cho đến chấp nhận vì mệt mỏi.
"Văn hóa Trung Hoa" kiểu này cũng thật khôn ngoan khi thực hiện chính sách "viện trợ nước ngoài" cho một số quốc gia đang cần tiền.
Đây là một cách đi tắt không cần ngụy trang.
Điều đáng lưu ý là những nước có thái độ không ủng hộ phán quyết của PCA, lại nhận viện trợ kha khá của Trung Quốc.
Có một điều mà chắc chắn thế giới sẽ hiểu, khi "văn hóa Trung Hoa" kiểu này cho rằng để "công bằng" thì Trung Quốc không chấp nhận đi đến tòa án.
Thế giới hiểu bởi ai cũng biết Trung Quốc không thể có một bằng chứng nào để mang đến tòa khi trong tay họ chẳng có một rặng san hô ở những nơi mà đường lưỡi bò thô thiển la liếm.
Dù cho"văn hóa Trung Hoa" như Thứ trưởng Lưu nói có là thế nào chăng nữa, thì trong hải phận quốc tế ở Biển Đông vẫn luôn dập dìu những cánh buồm hải quân các nước yêu chuộng tự do và hòa bình.
Đấy là một thực tế mà "Văn hóa Trung Hoa" ở góc tối tăm không bao giờ hiểu được.
theo Trí Thức Trẻ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Có một kiểu "văn hóa Trung Hoa" không thể chấp nhận được
"Văn hóa Trung Hoa" như cách gọi của thứ trưởng Lưu đã sử dụng trò chơi xấu xí mang tên "đòi đảo" của tất cả các quốc gia có chủ quyền lịch sử trên toàn Biển Đông.
Một ngày sau khi Tòa án Trọng tài thường trực
(PCA) ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò", Thứ trưởng Ngoại giao Trung
Quốc Lưu Chấn Dân đã lên tiếng chế nhạo cả thế giới "không hiểu gì về văn hóa Trung Hoa".
Thứ trưởng Lưu đã đúng! Bởi bên cạnh "văn hóa Trung Hoa" đó là góc văn hóa dối trá, lừa gạt, trộm cắp và bắt nạt; chỉ để nhằm mục đích tìm kiếm sự bá quyền.
Một góc văn hóa "nhiều mặt" mà sau phiên tòa thì sự "mất mặt" được coi là điều nhục mạ tồi tệ nhất.
Người Trung Quốc rất thông minh, họ nhìn xa trông rộng. Nhưng trong vấn đề Biển Đông, lối tư duy cưỡng bức đã làm cho tham vọng của người Trung Quốc bị cầm tù trong trí thông minh của họ.
Cái mà ông Lưu gọi là "văn hóa Trung Hoa" thực chất là hành động "mở rộng" lãnh thổ, cho dù bản tính bành trướng không phải là thứ có sẵn trong DNA của mọi người Trung Quốc.
Thế giới không hiểu nổi "văn hóa Trung Hoa" nhưng vẫn hi vọng mở rộng lãnh thổ sẽ không phải là vấn đề quốc gia, mà nó chỉ giống một hình thức mafia do một nhóm người tham lam điều khiển.
Đi theo chủ nghĩa đế quốc hàng hải, "văn hóa Trung Hoa" như cách gọi của thứ trưởng Lưu, đã sử dụng trò chơi xấu xí mang tên "đòi đảo" của tất cả các quốc gia có chủ quyền lịch sử trên toàn Biển Đông.
Họ chiếm đảo của láng giềng để xây dựng "tàu sân bay không thể chìm" nhằm chống lại một tàu sân bay thực sự tốn kém của Mỹ, đây là cách Trung Quốc cho rằng có thể đánh bại Mỹ với số tiền eo hẹp?
Đi xa hơn, góc "văn hóa Trung Hoa" kiểu bành trướng đã chủ trương tuyên bố chủ quyền bằng bản đồ mở rộng là "đường lưỡi bò" 9 đoạn chiếm trọn Biển Đông.
Cả thế giới sẽ hiểu sao được khi phải mỏi mắt tìm kiếm mà chẳng thấy "đường lưỡi bò" có được bất cứ một điều kiện nào phù hợp cho vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
Không quá khi nói rằng góc "văn hóa Trung Hoa" này đã thành công khi thực thi một xã hội không có quy tắc của pháp luật.
Cả thế giới sẽ không hiểu nổi tại sao Trung Quốc đặt bút kí thỏa thuận UNCLOS nhưng họ lại không công nhận nó. Không khó để nhận ra những quy tắc của luật pháp quốc tế được "văn hóa Trung Hoa" tự ý cắt xén theo chiến lược của Trung Quốc.
Với Mỹ, có phải "văn hóa Trung Hoa" muốn sử dụng chiêu bài Biển Đông để chứng tỏ vai trò ông kẹ mới, đầy đối trọng trên trường quốc tế?
Còn với các quốc gia trong khu vực, có phải "văn hóa Trung Hoa" là cách nói chuyện nhẹ nhàng cùng với một cây gậy?
Thứ trưởng Lưu tuyên bố sẵn sàng đàm phán! Thực tế Trung Quốc chỉ muốn nói chuyện riêng, vì họ không hiểu 2 chữ "đàm phán", họ không quan tâm đến những gì thế giới đang nghĩ về họ, mà họ chỉ cố nghe lời nói của chính họ.
Điều duy nhất Trung Quốc hiểu là "những công cụ" dùng để đe dọa các quốc gia xung quanh.
Trung Quốc hiểu rằng họ có thể đánh đắm mấy tàu cá của Việt Nam, nhưng nếu họ tấn công một chiếc tàu chiến của Mỹ hay đồng minh của Mỹ thì ngay lập tức những hòn đảo mà họ đang chiếm sẽ nhấn bị chìm.
Bởi vậy mà "văn hóa Trung Hoa" kiểu này chỉ kéo dài sự cù nhầy bằng những cuộc nói chuyện riêng, để muốn biến các quốc gia mà họ muốn thôn tính biển đảo từ hòa đàm cho đến chấp nhận vì mệt mỏi.
"Văn hóa Trung Hoa" kiểu này cũng thật khôn ngoan khi thực hiện chính sách "viện trợ nước ngoài" cho một số quốc gia đang cần tiền.
Đây là một cách đi tắt không cần ngụy trang.
Điều đáng lưu ý là những nước có thái độ không ủng hộ phán quyết của PCA, lại nhận viện trợ kha khá của Trung Quốc.
Có một điều mà chắc chắn thế giới sẽ hiểu, khi "văn hóa Trung Hoa" kiểu này cho rằng để "công bằng" thì Trung Quốc không chấp nhận đi đến tòa án.
Thế giới hiểu bởi ai cũng biết Trung Quốc không thể có một bằng chứng nào để mang đến tòa khi trong tay họ chẳng có một rặng san hô ở những nơi mà đường lưỡi bò thô thiển la liếm.
Dù cho"văn hóa Trung Hoa" như Thứ trưởng Lưu nói có là thế nào chăng nữa, thì trong hải phận quốc tế ở Biển Đông vẫn luôn dập dìu những cánh buồm hải quân các nước yêu chuộng tự do và hòa bình.
Đấy là một thực tế mà "Văn hóa Trung Hoa" ở góc tối tăm không bao giờ hiểu được.
theo Trí Thức Trẻ