Di Sản Hồ Chí Minh
Cộng sản giết chết tình mẫu tử ( Con cháu mấy thằng ra lệnh bắt sẽ lãnh hậu quả )
Cộng sản bắt Blogger Mẹ Nấm ( Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ), một lần nữa cho thấy tính bất nhân của một chế độ vô gia đình.
Những người phụ nữ đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, họ cũng có một gia đình, cũng có những đứa con thơ dại. Mẹ Nấm mới bị bắt hay chị Nguyễn Thị Minh Thúy trong vụ Anhbasam đều đang mang trên vai gánh nặng gia đình, đều có những đứa con đang độ tuổi bé thơ nhỏ dại.
Thân cá chuối đắm đuối vì con, thân người mẹ nặng lòng đất nước non sông và cũng đau đáu cho tương lai con mình. Có lẽ chính vì thế mà họ dấn thân đấu tranh cho xã hội thay đổi ngõ hầu tương lai con cái mình được trở nên tốt đẹp.
Thế nhưng, với chủ thuyết vô gia đình, vô tổ quốc, vô thần. Cộng sản không từ bất cứ một ai dám nói lên sự thật, trẻ chúng không tha, già chúng không thương, tình mẫu tử chúng nhẫn tâm chia cắt.
Vậy là tiếp tục có thêm một bà mẹ kiên cường, đảm đang phải rời xa con mình, có những đứa trẻ vô tội phải sống trong cảnh côi cút, đau thương.
Tôi nhớ đến hình ảnh hai đứa con của chị Nguyễn Thị Minh Thúy thơ dại, tôi lại nhìn thấy hai con của Mẹ Nấm bất thần khi một lũ người đến bắt mẹ của các cháu. Trong lòng đau như cắt, nước mắt của một thằng đàn ông không thể kiềm nổi trong cái uất hận xé lòng khi tình mẫu tử bị xé toạc làm đôi.
Là một người con trai có mẹ, tôi hiểu nỗi đau của người mẹ rạn vỡ tan tác đến nhường nào khi hai thân phận phải cách xa nhau qua song cửa ngục tù. Nỗi đau của tôi nhân lên bội phần khi người mẹ vì quá thương cho đứa con thơ bị lao tù cộng sản mà lâm trọng bệnh qua đời, con không thấy mặt mẹ, mẹ chút hơi thở cuối cùng không thấy mặt con.
Những đứa con thơ của Mẹ Nấm hay của chị Thúy có lẽ còn quá bé để hiểu rõ ngọn nguồn việc mẹ con xa cách bởi cái chế độ bất nhân này, nhưng có lẽ các em cảm nhân rất rõ và tự hào vì tình mẫu tử mẹ dành cho các em cùng những việc làm của mẹ nặng tình quê hương được mọi người trân trọng.
Ở trong chốn lao tù, các chị, các mẹ thương các con bơ vơ, côi cút, ngoài nhà tù những đứa bé với đôi mắt thất thần mà hỏi mọi người hỏi cuộc đời ” mẹ con ở đâu, họ đã đưa mẹ con về đâu?”
Mẹ là bóng mát che đầu, khốn khó dắt con đi, gian nguy đưa con về mẹ mãi chở che. Con của mẹ giờ tựa cửa chờ trông, mong ngóng mẹ về ấp ủ con vào cung lòng.
Cho tôi xin phép các con của các chị mà nói thay lời thơ dại. “Mẹ Ơi ! Con Yêu Mẹ Vô Cùng. Mẹ hãy mau về với con mẹ nhé!”
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Cộng sản giết chết tình mẫu tử ( Con cháu mấy thằng ra lệnh bắt sẽ lãnh hậu quả )
Cộng sản bắt Blogger Mẹ Nấm ( Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ), một lần nữa cho thấy tính bất nhân của một chế độ vô gia đình.
Những người phụ nữ đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, họ cũng có một gia đình, cũng có những đứa con thơ dại. Mẹ Nấm mới bị bắt hay chị Nguyễn Thị Minh Thúy trong vụ Anhbasam đều đang mang trên vai gánh nặng gia đình, đều có những đứa con đang độ tuổi bé thơ nhỏ dại.
Thân cá chuối đắm đuối vì con, thân người mẹ nặng lòng đất nước non sông và cũng đau đáu cho tương lai con mình. Có lẽ chính vì thế mà họ dấn thân đấu tranh cho xã hội thay đổi ngõ hầu tương lai con cái mình được trở nên tốt đẹp.
Thế nhưng, với chủ thuyết vô gia đình, vô tổ quốc, vô thần. Cộng sản không từ bất cứ một ai dám nói lên sự thật, trẻ chúng không tha, già chúng không thương, tình mẫu tử chúng nhẫn tâm chia cắt.
Vậy là tiếp tục có thêm một bà mẹ kiên cường, đảm đang phải rời xa con mình, có những đứa trẻ vô tội phải sống trong cảnh côi cút, đau thương.
Tôi nhớ đến hình ảnh hai đứa con của chị Nguyễn Thị Minh Thúy thơ dại, tôi lại nhìn thấy hai con của Mẹ Nấm bất thần khi một lũ người đến bắt mẹ của các cháu. Trong lòng đau như cắt, nước mắt của một thằng đàn ông không thể kiềm nổi trong cái uất hận xé lòng khi tình mẫu tử bị xé toạc làm đôi.
Là một người con trai có mẹ, tôi hiểu nỗi đau của người mẹ rạn vỡ tan tác đến nhường nào khi hai thân phận phải cách xa nhau qua song cửa ngục tù. Nỗi đau của tôi nhân lên bội phần khi người mẹ vì quá thương cho đứa con thơ bị lao tù cộng sản mà lâm trọng bệnh qua đời, con không thấy mặt mẹ, mẹ chút hơi thở cuối cùng không thấy mặt con.
Những đứa con thơ của Mẹ Nấm hay của chị Thúy có lẽ còn quá bé để hiểu rõ ngọn nguồn việc mẹ con xa cách bởi cái chế độ bất nhân này, nhưng có lẽ các em cảm nhân rất rõ và tự hào vì tình mẫu tử mẹ dành cho các em cùng những việc làm của mẹ nặng tình quê hương được mọi người trân trọng.
Ở trong chốn lao tù, các chị, các mẹ thương các con bơ vơ, côi cút, ngoài nhà tù những đứa bé với đôi mắt thất thần mà hỏi mọi người hỏi cuộc đời ” mẹ con ở đâu, họ đã đưa mẹ con về đâu?”
Mẹ là bóng mát che đầu, khốn khó dắt con đi, gian nguy đưa con về mẹ mãi chở che. Con của mẹ giờ tựa cửa chờ trông, mong ngóng mẹ về ấp ủ con vào cung lòng.
Cho tôi xin phép các con của các chị mà nói thay lời thơ dại. “Mẹ Ơi ! Con Yêu Mẹ Vô Cùng. Mẹ hãy mau về với con mẹ nhé!”