Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Cụ Tây Hồ Phan Châu Trinh và những trớ trêu lịch sử
1) May mắn được tặng giải, tôi xin tỏ lòng biết ơn các vị lãnh đạo Quỹ, các vị trong Hội Đồng bình chọn. Tôi cũng cảm ơn trang nghiencuulichsu.com đã đăng các bài tôi gửi tới. Đây quả là trang góp phần vãn hồi sự yêu thích môn Lịch Sử.
Vinh dự được giải, thật tình, tôi vẫn chưa rõ mảng bài nào được đưa ra bình chọn, vì cả 3 mảng đều chưa đăng tới bài cuối cùng. Hẳn là có sự châm chước, hoặc mạnh dạn về quan điểm. Ví dụ, mảng “Việt gian bán nước” đã có 9 bài, nhưng vẫn thiếu 2 bài về cụ Ngô Đình Diệm và cụ Hoàng Văn Hoan. Mảng nội chiến, thiếu bài về chiến tranh Bắc-Nam, Trịnh-Nguyễn… Còn mảng về vai trò các thế hệ trí thức yêu nước, mới đăng 13 bài, vẫn chưa gửi những bài cuối…
2) Nén nhang dâng lên nhân ngày giỗ. Hôm nay: ngày giỗ – hơn nữa, ngày giỗ thứ 90 – cụ Phan Châu Trinh. Nhớ tới tổ tiên, con cháu biết đâu kể đấy, mong tái hiện ngày càng đầy đủ về bậc tiền bối. Dịp này, tôi xin điểm lại vắn tắt đôi điều tôi thu nhận được – và tỉnh ngộ ra – trong quá trình tìm hiểu di sản của Cụ. Trong mảng bài về vai trò của trí thức yêu nước thời Pháp xâm lăng nước ta, tôi xếp cụ Phan Bội Châu và cụ Phan Châu Trinh vào thế hệ 2, với hai cách đấu tranh trái ngược: Bạo lực và Ôn hòa. Mầm mống chia ly có ngay từ năm 1906, khi hai cụ Phan sang Nhật. Cụ Sào Nam chỉ thấy sức mạnh bạo lực của Nhật, còn cụ Tây Hồ nhìn ra dân trí nước này. Ôi! Biết bao trớ trêu lịch sử xảy ra từ khi đó.
Đám tang cụ Phan Châu Trinh năm 1926
3) Khi có giặc, phải dùng bạo lực chống lại. Điều này dễ hiểu. Và khi giặc đã chiếm được nước ta, để đuổi chúng, cũng chỉ có thể dùng bạo lực. Với giặc Hán – cùng trình độ văn minh với ta (cũng nông nghiệp, cũng phong kiến) – cách làm này là thích đáng. Nhưng với giặc Pháp thì khác. Chúng có sức mạnh của CNTB, với nền văn minh công nghiệp, đi trước ta nhiều thế kỷ; nếu cứ cố chấp, sẽ tốn xương, phí máu – như lịch sử cận đại đã cho thấy. Không riêng ta, mà cả châu Á đã chịu thua trước sự xâm lăng này; chỉ thoát được Nhật Bản (vẻn vẹn 30 triệu dân/600 triệu dân châu Á) – do kịp thời canh tân. Thực chất, đó là học theo, rồi làm cách mạng TBCN. Cách mạng tư sản ở Nhật đem lại 3 điều thần kỳ:
a) Diễn ra ôn hòa; b) Chỉ tốn 50 năm để lấp khoảng cách 3-4 thế kỷ với Âu-Mỹ; c) Dân trí, dân khí được nâng cao; nhờ vậy, chính quyền cách mạng sau đó không thể bị tha hóa mà thành độc đoán – như ta thấy ở Nga sau năm 1917.
d) Với nước ta: Thời cơ canh tân hoặc đã bỏ lỡ; hoặc chưa hề xuất hiện: Đến thời cụ Nguyễn Trường Tộ, dù các cụ ta có làm gì cũng đều đã muộn. Do vậy thế hệ 1 trí thức nước ta cứ luẩn quẩn giữa hai biện pháp: Bạo lực hay Ôn hòa. Thế hệ 2 lớn lên, nước đã mất hẳn. Hết thời kỳ xâm lược, Pháp đã chuyển sang chế độ thực dân. Trớ trêu là chính thực dân Pháp đã canh tân Việt Nam với quy mô và tốc độ gấp 5, gấp 10 mơ ước của cụ Nguyễn Trường Tộ. Ví dụ, năm 1902 Pháp làm xong cầu Long Biên, bất chấp đang có khởi nghĩa bạo động ở Yên Thế. Cứ cho là cụ Hoàng Hoa Thám tha hồ đem toàn bộ 500 quân về Hà Nội, tha hồ phá cầu Long Biên suốt 3 ngày. Nhưng với súng điểu thương, giáo mác, búa tạ… liệu có phá nổi? Tương quan sức mạnh như vậy, mà cụ Phan Bội Châu vẫn chọn bạo lực. Dẫu sao, sau khi bị bắt (1925) đến cuối đời (1940), cụ đã khóc vì hối hận. Thời cụ, dũng cảm dân ta có thừa, nhưng các cuộc nổi dậy vẫn liên tiếp thất bại ở Yên Thế, Thái Nguyên, Yên Bái, Đô Lương, Nghệ Tĩnh, Bắc Sơn, Nam Kỳ… Còn cụ Phan Chu Trinh – do nhận ra kẻ thù thuộc một nền văn minh khác – đã chọn đấu tranh ôn hòa, theo cách “dựa Pháp, mong tiến bộ” (ỷ Pháp cầu tiến bộ). Thật kỳ lạ cho tầm viễn kiến. Tuy ngược nhau về biện pháp, nhưng sự thân ái, quý trọng nhau giữa hai cụ Phan quả là hiếm thấy. Điều trớ trêu tai hại là con cháu hai cụ, tuy đều yêu nước, nhưng kỳ thị nhau chỉ vì cách đấu tranh khác nhau, thậm chí phái này đối xử tàn bạo và tàn sát phái kia..
4) Nắm bắt thời cơ. Một trớ trêu khác là năm 1945 phái bạo lực giành được chính quyền bằng bạo lực tối thiểu. Điều này xem ra… trái lý thuyết. Quả vậy, ta giành được chính quyền là nhờ nắm được thời cơ (Nhật diệt Pháp, rồi đầu hàng phe Đồng Minh) chứ không phải ta đã gây dựng được bạo lực đủ đè bẹp Pháp và Nhật. Dẫu sao, đây là lực lượng quá đủ xóa sổ chính phủ Trần Trọng Kim mà thôi. Nhưng từ đó, sử sách ta ca ngợi một chiều cách đấu tranh bạo lực; và hệ quả tất nhiên là lên án phái ôn hòa, với tội danh “cộng tác với kẻ thù”, thậm chí bị gọi là “việt gian”… Nguy cơ tiềm ẩn là sau này những ai trái ý cách mạng bạo lực sẽ bị đối xử bằng bạo lực. Cụ Phan Bội Châu được vinh danh tới tột đỉnh; các cụ Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Bùi Quang Chiêu… bị thóa mạ, thủ tiêu. May, cụ Phan Châu Trinh được nương nhẹ. Có lý do. Bản án tử mà cụ bị phong kiến, thực dân tuyên từ 1908, nay cứu vãn thanh danh cụ.
5) Một trớ trêu có hậu: Cứ tưởng Cụ đã yên vị trong sử sách, với kết luận chắc nịch (“tuy” và “nhưng”): Nhân vật này tuy yêu nước, nhưng sa vào chủ nghĩa “cải lương” (sách Trần Văn Giàu) tới mức “xin kẻ thù rủ lòng thương” (nhận xét của cụ NAQ). Nhưng không. Diễn biến trăm năm…, đến nay hậu thế ngày càng nhận ra một viên ngọc tạm bị vùi lấp. Nếu giải văn hóa Phan Châu Trinh ngày càng có tiếng vang, ngày càng được tín nhiệm – như ta thấy – thì nguyên nhân sâu xa chính là vì nhân vật lịch sử mà giải mang tên… cứ ngày càng được hậu thế thấy rõ tầm vóc. Di sản cách ta trăm năm vẫn tươi rói, đầy sức sống vì vẫn phù hợp ở thế kỷ XXI. Chín chữ vàng của Cụ: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh vẫn là bảo bối trong trường trận đấu tranh mới – vì TỰ DO – của cả dân tộc…
6) Quan điểm Cụ Hồ: Giành độc lập là để dân có TỰ DO. Nền Độc Lập giành được năm 1945 được cụ Hồ tuyên cáo sớm nhất với thế giới. Ngay mở đầu văn bản, cụ đã nhắc tới “tự do” (Tạo hóa cho con người quyền được sống, quyền tự do…), đoạn giữa văn bản, lại nhắc lần nữa, trong đó “tự do” được đặt trước cả “độc lập” (một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ, gan góc chống phát xít; dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!). Trớ trêu, chỉ it năm sau chính Cụ lại phải than: “Nước độc lập mà dân chưa tự do, độc lập cũng chẳng ý nghĩa gì“… Điều này cần được lý giải, nhưng không phải ở đây. Xin vắn tắt: Sự đảo chiều là từ 1951, khi cụ Hồ từ vị thế chủ tịch đảng, bị đánh tụt xuống vị thế chủ tịch ban chấp hành trung ương.
Từ lời than của cụ Hồ, nhiều người giật mình tìm ra lời cảnh báo của cụ Phan từ cái thời Cụ còn bị giam ở Côn Đảo – khi đó, cụ Hồ vừa mới vào tuổi thành niên – rằng (ý): Một dân tộc mất nước, dẫu lấy lại được độc lập, nhưng dân trí chưa mở mang, dân khí chưa chấn hưng để xứng đáng thụ hưởng nền độc lập ấy… thì rốt cuộc vẫn có thể rơi vào tình cảnh mất tự do”.
7) Suy nghĩ, làm, phù hợp với giáo huấn của tổ tiên. Mác coi Lịch sử loài người từ xưa tới nay là lịch sử đấu tranh giai cấp. Do vậy, Sĩ, Nông, Công, Thương là 4 giai cấp. Là giai cấp, chúng phải đấu tranh. Theo Mác, hai giai cấp lao động cơ bắp (Công và Nông) phải liên minh để diệt Thương (tư sản) và cải tạo Sĩ. Nhưng trước Mác ít nhất hàng thế kỷ (có lẻ), cụ Lê Quý Đôn lại quan niệm Sĩ, Nông, Công, Thương là 4 nghề, đều cần cho xã hội. Chúng phải hợp tác để kiến tạo một xã hội hài hòa, yên bình và phát triển. Cụ dạy: Phi Nông bất ổn, phi Công bất phú, phi Thương bất hoạt, phi Sĩ bất hưng. Cụ Phan làm theo tổ tiên. Trong danh ngôn “chín chữ” của cụ có tới ba chữ Dân, nhưng tịnh không có chữ Dân nào hàm ý khái niệm “giai cấp”.
8) Thực tế, dân trí của Công, Nông là thấp nhất; do vậy Sĩ phải giác ngộ họ, đặng họ đủ dân trí, dân khí, để tiến bước dưới lá cờ của Thương tiến hành cuộc cách mạng tư sản – như đã diễn ra ở Nhật. Từ đó, kiến tạo nền văn minh công nghiệp, theo gót các nước Âu Mỹ đã đi trước. Lịch sử cho thấy loài người đã trải qua hai nền văn minh: Nông Nghiệp và Công Nghiệp. Nay, đang lấp ló một nền văn minh mới: văn minh trí tuệ. Đặc trưng của nó chẳng có gì tương đồng với đặc trưng của chế độ Cộng Sản mà các nhà cách mạng Macxit đưa ra. Đợi coi!
Điều trớ trêu là cái chủ trương “bỏ qua” để “tiến thẳng”. Tưởng nhanh, hóa chậm. Một số dân tộc muốn (và đã thực hiện) “bỏ qua” cách mạng tư sản, để “tiến thẳng” lên chủ nghĩa cộng sản… đều lâm vào bi kịch thời đại. Suy nghĩ, sẽ thấy: Chín chữ vàng của cụ Phan chỉ ra cách làm thích hợp nhất để tạo ra các điều kiện xã hội cho một cuộc cách mạng TBCN – ôn hòa, hợp thời đại – ở nước ta.
9) Đấu tranh ôn hòa: Xu thế thời đại. Những người Việt sống nhiều năm ở Pháp, tiếp thu giáo dục Pháp, nhận ra sự ưu việt và sức mạnh của chế độ dân chủ, đều chủ trương đấu tranh ôn hòa để giành độc lập. Cách đấu tranh này chấp nhận sự khác biệt, đầy khoan dung. Ngược lại, yêu nước mà tiếp thu lý luận cách mạng bạo lực đều trở thành những chiến sĩ “sắt máu”. Dù kiên cường, hy sinh, nhưng họ rất cực đoan, thiếu khoan dung. Với họ, xâm lược và thực dân không khác gì nhau, đều phải diệt.
Riêng cụ Phan là người đi trước tất cả. Chẳng cần sang Pháp, ngay từ đầu, cụ đã chủ trương đấu tranh ôn hòa, và rất hiệu quả. Cứ so sánh “Minh Xã” (một phong trào rộng lớn, ôn hòa, do cụ gây dựng) so với “Ám Xã” (một hội kín, vẻn vẹn vài chục người của cụ Sào Nam) là đủ rõ.
10) Người đầu tiên phân biệt được “quân xâm lược” với “bọn thực dân“. Cụ không coi thực dân là “giặc” mà là đám người muốn lập nghiệp lâu dài ở thuộc địa. Họ đại diện một nền văn minh cao hơn, lẽ ra ta cần nhiều thế kỷ mới được như họ. Tất nhiên, thực dân cũng có nhiều mặt xấu. Nhưng nếu chịu học, ta sẽ đỡ tốn thời gian dài bằng nhiều kiếp người. Chủ trương “Chi Bằng Học” của cụ Phan thể hiện một viễn kiến thật kỳ lạ, vượt trước đương thời.
Xin dừng ở đây để cảm ơn quý vị đã kiên nhẫn ngồi nghe.
————–
http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/phan-chau-trinh-va-nhung-tro-treu-lich-su.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Cụ Tây Hồ Phan Châu Trinh và những trớ trêu lịch sử
1) May mắn được tặng giải, tôi xin tỏ lòng biết ơn các vị lãnh đạo Quỹ, các vị trong Hội Đồng bình chọn. Tôi cũng cảm ơn trang nghiencuulichsu.com đã đăng các bài tôi gửi tới. Đây quả là trang góp phần vãn hồi sự yêu thích môn Lịch Sử.
Vinh dự được giải, thật tình, tôi vẫn chưa rõ mảng bài nào được đưa ra bình chọn, vì cả 3 mảng đều chưa đăng tới bài cuối cùng. Hẳn là có sự châm chước, hoặc mạnh dạn về quan điểm. Ví dụ, mảng “Việt gian bán nước” đã có 9 bài, nhưng vẫn thiếu 2 bài về cụ Ngô Đình Diệm và cụ Hoàng Văn Hoan. Mảng nội chiến, thiếu bài về chiến tranh Bắc-Nam, Trịnh-Nguyễn… Còn mảng về vai trò các thế hệ trí thức yêu nước, mới đăng 13 bài, vẫn chưa gửi những bài cuối…
2) Nén nhang dâng lên nhân ngày giỗ. Hôm nay: ngày giỗ – hơn nữa, ngày giỗ thứ 90 – cụ Phan Châu Trinh. Nhớ tới tổ tiên, con cháu biết đâu kể đấy, mong tái hiện ngày càng đầy đủ về bậc tiền bối. Dịp này, tôi xin điểm lại vắn tắt đôi điều tôi thu nhận được – và tỉnh ngộ ra – trong quá trình tìm hiểu di sản của Cụ. Trong mảng bài về vai trò của trí thức yêu nước thời Pháp xâm lăng nước ta, tôi xếp cụ Phan Bội Châu và cụ Phan Châu Trinh vào thế hệ 2, với hai cách đấu tranh trái ngược: Bạo lực và Ôn hòa. Mầm mống chia ly có ngay từ năm 1906, khi hai cụ Phan sang Nhật. Cụ Sào Nam chỉ thấy sức mạnh bạo lực của Nhật, còn cụ Tây Hồ nhìn ra dân trí nước này. Ôi! Biết bao trớ trêu lịch sử xảy ra từ khi đó.
Đám tang cụ Phan Châu Trinh năm 1926
3) Khi có giặc, phải dùng bạo lực chống lại. Điều này dễ hiểu. Và khi giặc đã chiếm được nước ta, để đuổi chúng, cũng chỉ có thể dùng bạo lực. Với giặc Hán – cùng trình độ văn minh với ta (cũng nông nghiệp, cũng phong kiến) – cách làm này là thích đáng. Nhưng với giặc Pháp thì khác. Chúng có sức mạnh của CNTB, với nền văn minh công nghiệp, đi trước ta nhiều thế kỷ; nếu cứ cố chấp, sẽ tốn xương, phí máu – như lịch sử cận đại đã cho thấy. Không riêng ta, mà cả châu Á đã chịu thua trước sự xâm lăng này; chỉ thoát được Nhật Bản (vẻn vẹn 30 triệu dân/600 triệu dân châu Á) – do kịp thời canh tân. Thực chất, đó là học theo, rồi làm cách mạng TBCN. Cách mạng tư sản ở Nhật đem lại 3 điều thần kỳ:
a) Diễn ra ôn hòa; b) Chỉ tốn 50 năm để lấp khoảng cách 3-4 thế kỷ với Âu-Mỹ; c) Dân trí, dân khí được nâng cao; nhờ vậy, chính quyền cách mạng sau đó không thể bị tha hóa mà thành độc đoán – như ta thấy ở Nga sau năm 1917.
d) Với nước ta: Thời cơ canh tân hoặc đã bỏ lỡ; hoặc chưa hề xuất hiện: Đến thời cụ Nguyễn Trường Tộ, dù các cụ ta có làm gì cũng đều đã muộn. Do vậy thế hệ 1 trí thức nước ta cứ luẩn quẩn giữa hai biện pháp: Bạo lực hay Ôn hòa. Thế hệ 2 lớn lên, nước đã mất hẳn. Hết thời kỳ xâm lược, Pháp đã chuyển sang chế độ thực dân. Trớ trêu là chính thực dân Pháp đã canh tân Việt Nam với quy mô và tốc độ gấp 5, gấp 10 mơ ước của cụ Nguyễn Trường Tộ. Ví dụ, năm 1902 Pháp làm xong cầu Long Biên, bất chấp đang có khởi nghĩa bạo động ở Yên Thế. Cứ cho là cụ Hoàng Hoa Thám tha hồ đem toàn bộ 500 quân về Hà Nội, tha hồ phá cầu Long Biên suốt 3 ngày. Nhưng với súng điểu thương, giáo mác, búa tạ… liệu có phá nổi? Tương quan sức mạnh như vậy, mà cụ Phan Bội Châu vẫn chọn bạo lực. Dẫu sao, sau khi bị bắt (1925) đến cuối đời (1940), cụ đã khóc vì hối hận. Thời cụ, dũng cảm dân ta có thừa, nhưng các cuộc nổi dậy vẫn liên tiếp thất bại ở Yên Thế, Thái Nguyên, Yên Bái, Đô Lương, Nghệ Tĩnh, Bắc Sơn, Nam Kỳ… Còn cụ Phan Chu Trinh – do nhận ra kẻ thù thuộc một nền văn minh khác – đã chọn đấu tranh ôn hòa, theo cách “dựa Pháp, mong tiến bộ” (ỷ Pháp cầu tiến bộ). Thật kỳ lạ cho tầm viễn kiến. Tuy ngược nhau về biện pháp, nhưng sự thân ái, quý trọng nhau giữa hai cụ Phan quả là hiếm thấy. Điều trớ trêu tai hại là con cháu hai cụ, tuy đều yêu nước, nhưng kỳ thị nhau chỉ vì cách đấu tranh khác nhau, thậm chí phái này đối xử tàn bạo và tàn sát phái kia..
4) Nắm bắt thời cơ. Một trớ trêu khác là năm 1945 phái bạo lực giành được chính quyền bằng bạo lực tối thiểu. Điều này xem ra… trái lý thuyết. Quả vậy, ta giành được chính quyền là nhờ nắm được thời cơ (Nhật diệt Pháp, rồi đầu hàng phe Đồng Minh) chứ không phải ta đã gây dựng được bạo lực đủ đè bẹp Pháp và Nhật. Dẫu sao, đây là lực lượng quá đủ xóa sổ chính phủ Trần Trọng Kim mà thôi. Nhưng từ đó, sử sách ta ca ngợi một chiều cách đấu tranh bạo lực; và hệ quả tất nhiên là lên án phái ôn hòa, với tội danh “cộng tác với kẻ thù”, thậm chí bị gọi là “việt gian”… Nguy cơ tiềm ẩn là sau này những ai trái ý cách mạng bạo lực sẽ bị đối xử bằng bạo lực. Cụ Phan Bội Châu được vinh danh tới tột đỉnh; các cụ Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Bùi Quang Chiêu… bị thóa mạ, thủ tiêu. May, cụ Phan Châu Trinh được nương nhẹ. Có lý do. Bản án tử mà cụ bị phong kiến, thực dân tuyên từ 1908, nay cứu vãn thanh danh cụ.
5) Một trớ trêu có hậu: Cứ tưởng Cụ đã yên vị trong sử sách, với kết luận chắc nịch (“tuy” và “nhưng”): Nhân vật này tuy yêu nước, nhưng sa vào chủ nghĩa “cải lương” (sách Trần Văn Giàu) tới mức “xin kẻ thù rủ lòng thương” (nhận xét của cụ NAQ). Nhưng không. Diễn biến trăm năm…, đến nay hậu thế ngày càng nhận ra một viên ngọc tạm bị vùi lấp. Nếu giải văn hóa Phan Châu Trinh ngày càng có tiếng vang, ngày càng được tín nhiệm – như ta thấy – thì nguyên nhân sâu xa chính là vì nhân vật lịch sử mà giải mang tên… cứ ngày càng được hậu thế thấy rõ tầm vóc. Di sản cách ta trăm năm vẫn tươi rói, đầy sức sống vì vẫn phù hợp ở thế kỷ XXI. Chín chữ vàng của Cụ: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh vẫn là bảo bối trong trường trận đấu tranh mới – vì TỰ DO – của cả dân tộc…
6) Quan điểm Cụ Hồ: Giành độc lập là để dân có TỰ DO. Nền Độc Lập giành được năm 1945 được cụ Hồ tuyên cáo sớm nhất với thế giới. Ngay mở đầu văn bản, cụ đã nhắc tới “tự do” (Tạo hóa cho con người quyền được sống, quyền tự do…), đoạn giữa văn bản, lại nhắc lần nữa, trong đó “tự do” được đặt trước cả “độc lập” (một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ, gan góc chống phát xít; dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!). Trớ trêu, chỉ it năm sau chính Cụ lại phải than: “Nước độc lập mà dân chưa tự do, độc lập cũng chẳng ý nghĩa gì“… Điều này cần được lý giải, nhưng không phải ở đây. Xin vắn tắt: Sự đảo chiều là từ 1951, khi cụ Hồ từ vị thế chủ tịch đảng, bị đánh tụt xuống vị thế chủ tịch ban chấp hành trung ương.
Từ lời than của cụ Hồ, nhiều người giật mình tìm ra lời cảnh báo của cụ Phan từ cái thời Cụ còn bị giam ở Côn Đảo – khi đó, cụ Hồ vừa mới vào tuổi thành niên – rằng (ý): Một dân tộc mất nước, dẫu lấy lại được độc lập, nhưng dân trí chưa mở mang, dân khí chưa chấn hưng để xứng đáng thụ hưởng nền độc lập ấy… thì rốt cuộc vẫn có thể rơi vào tình cảnh mất tự do”.
7) Suy nghĩ, làm, phù hợp với giáo huấn của tổ tiên. Mác coi Lịch sử loài người từ xưa tới nay là lịch sử đấu tranh giai cấp. Do vậy, Sĩ, Nông, Công, Thương là 4 giai cấp. Là giai cấp, chúng phải đấu tranh. Theo Mác, hai giai cấp lao động cơ bắp (Công và Nông) phải liên minh để diệt Thương (tư sản) và cải tạo Sĩ. Nhưng trước Mác ít nhất hàng thế kỷ (có lẻ), cụ Lê Quý Đôn lại quan niệm Sĩ, Nông, Công, Thương là 4 nghề, đều cần cho xã hội. Chúng phải hợp tác để kiến tạo một xã hội hài hòa, yên bình và phát triển. Cụ dạy: Phi Nông bất ổn, phi Công bất phú, phi Thương bất hoạt, phi Sĩ bất hưng. Cụ Phan làm theo tổ tiên. Trong danh ngôn “chín chữ” của cụ có tới ba chữ Dân, nhưng tịnh không có chữ Dân nào hàm ý khái niệm “giai cấp”.
8) Thực tế, dân trí của Công, Nông là thấp nhất; do vậy Sĩ phải giác ngộ họ, đặng họ đủ dân trí, dân khí, để tiến bước dưới lá cờ của Thương tiến hành cuộc cách mạng tư sản – như đã diễn ra ở Nhật. Từ đó, kiến tạo nền văn minh công nghiệp, theo gót các nước Âu Mỹ đã đi trước. Lịch sử cho thấy loài người đã trải qua hai nền văn minh: Nông Nghiệp và Công Nghiệp. Nay, đang lấp ló một nền văn minh mới: văn minh trí tuệ. Đặc trưng của nó chẳng có gì tương đồng với đặc trưng của chế độ Cộng Sản mà các nhà cách mạng Macxit đưa ra. Đợi coi!
Điều trớ trêu là cái chủ trương “bỏ qua” để “tiến thẳng”. Tưởng nhanh, hóa chậm. Một số dân tộc muốn (và đã thực hiện) “bỏ qua” cách mạng tư sản, để “tiến thẳng” lên chủ nghĩa cộng sản… đều lâm vào bi kịch thời đại. Suy nghĩ, sẽ thấy: Chín chữ vàng của cụ Phan chỉ ra cách làm thích hợp nhất để tạo ra các điều kiện xã hội cho một cuộc cách mạng TBCN – ôn hòa, hợp thời đại – ở nước ta.
9) Đấu tranh ôn hòa: Xu thế thời đại. Những người Việt sống nhiều năm ở Pháp, tiếp thu giáo dục Pháp, nhận ra sự ưu việt và sức mạnh của chế độ dân chủ, đều chủ trương đấu tranh ôn hòa để giành độc lập. Cách đấu tranh này chấp nhận sự khác biệt, đầy khoan dung. Ngược lại, yêu nước mà tiếp thu lý luận cách mạng bạo lực đều trở thành những chiến sĩ “sắt máu”. Dù kiên cường, hy sinh, nhưng họ rất cực đoan, thiếu khoan dung. Với họ, xâm lược và thực dân không khác gì nhau, đều phải diệt.
Riêng cụ Phan là người đi trước tất cả. Chẳng cần sang Pháp, ngay từ đầu, cụ đã chủ trương đấu tranh ôn hòa, và rất hiệu quả. Cứ so sánh “Minh Xã” (một phong trào rộng lớn, ôn hòa, do cụ gây dựng) so với “Ám Xã” (một hội kín, vẻn vẹn vài chục người của cụ Sào Nam) là đủ rõ.
10) Người đầu tiên phân biệt được “quân xâm lược” với “bọn thực dân“. Cụ không coi thực dân là “giặc” mà là đám người muốn lập nghiệp lâu dài ở thuộc địa. Họ đại diện một nền văn minh cao hơn, lẽ ra ta cần nhiều thế kỷ mới được như họ. Tất nhiên, thực dân cũng có nhiều mặt xấu. Nhưng nếu chịu học, ta sẽ đỡ tốn thời gian dài bằng nhiều kiếp người. Chủ trương “Chi Bằng Học” của cụ Phan thể hiện một viễn kiến thật kỳ lạ, vượt trước đương thời.
Xin dừng ở đây để cảm ơn quý vị đã kiên nhẫn ngồi nghe.
————–
http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/phan-chau-trinh-va-nhung-tro-treu-lich-su.html