Sức khỏe và đời sống
Cụ ông người Việt 105 tuổi 'nghiện' đường cát, ăn gần nửa ký/ngày
Cụ Biện ăn đường như một món ăn không thể thiếu hàng ngàyẢNH HOÀNG GIÁP
Đặc biệt, khoảng 20 năm nay, cụ có thói quen “thèm” ăn đường tinh luyện với gần 0,4 kg/ ngày.
Len lỏi qua những con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, chúng tôi đến thăm vợ chồng cụ Lê Công Biện. Trong căn nhà gỗ 3 gian đơn sơ, chỉ có 2 cụ đang dùng bữa cơm trưa. Cụ Biện cho biết: cụ có tất cả 10 người con (2 người đã mất), 2 đang sống tại Phú Lộc (Thừa Thiên Huế, quê hương của 2 cụ), còn 6 người đều sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Dù nhiều lần các con, cháu, dâu, rể mời về sống chung nhưng 2 cụ đều không chịu, chỉ thích ở riêng.
Dù 105 tuổi nhưng cụ Biện vẫn giữ thói quen đọc sách và viết chữ nhoẢNH HOÀNG GIÁP |
Cụ Biện cũng được biết đến là người cao tuổi đứng thứ 2 ở TX.Đồng Xoài. Ngoài việc bị lãng tai ra, thì sức khỏe và trí nhớ của cụ Biện vẫn tương đối tốt. Hàng ngày, cụ vẫn chăm chú đọc sách; đôi khi còn viết chữ Nho, cắt dán trên vách nhà… “Vào năm 2015, hàng ngày ông ấy vẫn còn cuốc đất, trồng rau hái cho tôi đem ra chợ bán. Khoảng 2 năm nay, sức khỏe có yếu hơn nên không còn làm vườn được nữa nhưng việc nấu ăn, tắm rửa ông ấy tự lo được”, cụ bà Phan Thị Hường (79 tuổi, vợ cụ Biện) chia sẻ.
.
Khoái ăn ngọt từ khi còn trẻ
Theo cụ Biện, ngay từ khi còn trẻ, cụ đã có sở thích ăn ngọt, nhất là bánh kẹo. “Đặc biệt, khoảng 20 năm trở lại đây, ngoài bánh kẹo, trái cây, uống nước ngọt... ngày nào tôi cũng dùng đường tinh luyện như một thức ăn không thể thiếu trong ngày”, cụ Biện thỏ thẻ nói.
Ngồi cạnh bên, cụ Hường nói thêm: “Bình quân cứ 2-3 ngày là ông ấy ăn hết 1 kg đường và đến giờ thói quen đó vẫn không hề giảm. Nhiều lần, gia đình can ngăn nhưng vì thấy ông ăn nhiều đường mà vẫn khỏe mạnh, minh mẫn nên cũng chiều”.
Sau buổi trưa, chúng tôi chứng kiến cụ Biện xúc từng muỗng đường bỏ vào miệng ăn để uống nước trà. “Nhiều khi, ông ấy còn bảo tôi cho đường vào trong nước gạo trước khi nấu cơm. Ngay cả thức ăn cũng toàn đường để thỏa mãn món ăn khoái khẩu của ông ấy”, cụ Hường cho biết thêm.
Ông Lê Công Tằm (con cụ Biện) chia sẻ: “Mặc dù có thói quen đặc biệt như vậy nhưng cụ không bị tiểu đường cũng như rất ít khi bị bệnh. Lâu lâu cụ bị cảm cúm, ho hay đau bụng thì chỉ cần uống một vài liều thuốc tây là khỏi. Giờ trong nhà thuốc không có nhưng đường tinh luyện, bánh kẹo hay nước ngọt là không thể thiếu”.
Khó có thể khẳng định được việc “nạp” vào cơ thể con người một khối lượng đường tinh luyện nhiều như vậy có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như thế nào. Nhưng đối với cụ Lê Công Biện thì khoảng 20 năm qua, nó là một nhân tố giúp cụ giữ được sức khỏe, sự minh mẫn và đôi mắt tinh tường của mình.
Hoàng Giáp Tran Ngoc chuyen
Cụ ông người Việt 105 tuổi 'nghiện' đường cát, ăn gần nửa ký/ngày
Cụ Biện ăn đường như một món ăn không thể thiếu hàng ngàyẢNH HOÀNG GIÁP
Đặc biệt, khoảng 20 năm nay, cụ có thói quen “thèm” ăn đường tinh luyện với gần 0,4 kg/ ngày.
Len lỏi qua những con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, chúng tôi đến thăm vợ chồng cụ Lê Công Biện. Trong căn nhà gỗ 3 gian đơn sơ, chỉ có 2 cụ đang dùng bữa cơm trưa. Cụ Biện cho biết: cụ có tất cả 10 người con (2 người đã mất), 2 đang sống tại Phú Lộc (Thừa Thiên Huế, quê hương của 2 cụ), còn 6 người đều sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Dù nhiều lần các con, cháu, dâu, rể mời về sống chung nhưng 2 cụ đều không chịu, chỉ thích ở riêng.
Dù 105 tuổi nhưng cụ Biện vẫn giữ thói quen đọc sách và viết chữ nhoẢNH HOÀNG GIÁP |
Cụ Biện cũng được biết đến là người cao tuổi đứng thứ 2 ở TX.Đồng Xoài. Ngoài việc bị lãng tai ra, thì sức khỏe và trí nhớ của cụ Biện vẫn tương đối tốt. Hàng ngày, cụ vẫn chăm chú đọc sách; đôi khi còn viết chữ Nho, cắt dán trên vách nhà… “Vào năm 2015, hàng ngày ông ấy vẫn còn cuốc đất, trồng rau hái cho tôi đem ra chợ bán. Khoảng 2 năm nay, sức khỏe có yếu hơn nên không còn làm vườn được nữa nhưng việc nấu ăn, tắm rửa ông ấy tự lo được”, cụ bà Phan Thị Hường (79 tuổi, vợ cụ Biện) chia sẻ.
.
Khoái ăn ngọt từ khi còn trẻ
Theo cụ Biện, ngay từ khi còn trẻ, cụ đã có sở thích ăn ngọt, nhất là bánh kẹo. “Đặc biệt, khoảng 20 năm trở lại đây, ngoài bánh kẹo, trái cây, uống nước ngọt... ngày nào tôi cũng dùng đường tinh luyện như một thức ăn không thể thiếu trong ngày”, cụ Biện thỏ thẻ nói.
Ngồi cạnh bên, cụ Hường nói thêm: “Bình quân cứ 2-3 ngày là ông ấy ăn hết 1 kg đường và đến giờ thói quen đó vẫn không hề giảm. Nhiều lần, gia đình can ngăn nhưng vì thấy ông ăn nhiều đường mà vẫn khỏe mạnh, minh mẫn nên cũng chiều”.
Sau buổi trưa, chúng tôi chứng kiến cụ Biện xúc từng muỗng đường bỏ vào miệng ăn để uống nước trà. “Nhiều khi, ông ấy còn bảo tôi cho đường vào trong nước gạo trước khi nấu cơm. Ngay cả thức ăn cũng toàn đường để thỏa mãn món ăn khoái khẩu của ông ấy”, cụ Hường cho biết thêm.
Ông Lê Công Tằm (con cụ Biện) chia sẻ: “Mặc dù có thói quen đặc biệt như vậy nhưng cụ không bị tiểu đường cũng như rất ít khi bị bệnh. Lâu lâu cụ bị cảm cúm, ho hay đau bụng thì chỉ cần uống một vài liều thuốc tây là khỏi. Giờ trong nhà thuốc không có nhưng đường tinh luyện, bánh kẹo hay nước ngọt là không thể thiếu”.
Khó có thể khẳng định được việc “nạp” vào cơ thể con người một khối lượng đường tinh luyện nhiều như vậy có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như thế nào. Nhưng đối với cụ Lê Công Biện thì khoảng 20 năm qua, nó là một nhân tố giúp cụ giữ được sức khỏe, sự minh mẫn và đôi mắt tinh tường của mình.
Hoàng Giáp Tran Ngoc chuyen