Kinh Đời
Cuba, đảo quốc đa dạng
Tháng Mười Hai, 2014 là tháng đi vào lịch sử của đảo quốc Cuba với một sự đảo ngược chính trị ngoạn mục. Tổng Thống Barack Obama Hoa Kỳ và người lãnh đạo Cuba Raul Castro đồng loạt báo hiệu một trang sử mới giữa hai đất nước. Nhìn lại quá khứ, từ năm 1961 Hoa Kỳ và Cuba trở thành hai đất nước thù địch đối đầu nhau kéo dài hơn 50 năm.
Năm mươi ba năm trôi qua, trong khi thế giới đang đi dần đến một “thế giới toàn cầu” thì đảo quốc Cuba vẫn là một “đảo quốc kinh tế cô đơn” bên cạnh nền kinh tế tư bản toàn cầu khổng lồ Hoa Kỳ. Tôi đến Cuba vào cuối Tháng Giêng vì công việc, cần phải tìm hiểu thêm nhiều về đảo quốc này trước khi chọn Cuba là một hành trình du lịch mới cho du khách Việt Nam. Đảo quốc Cuba có gì lạ!
Trung tâm thủ đô Havana. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Tháng Giêng, một trong những tháng có thời tiết tốt để đến du lịch các đảo quốc thuộc khu vực Caribbean. Chuyến bay từ Miami đến Havana chỉ mất khoảng bốn mươi phút. José Martin International Airport của thủ đô Havana quá bé nhỏ khiến tôi chợt nhớ đến hình ảnh của Tân Sơn Nhất cách đây ít nhất 15 năm. Bước vào trong Terminal Building của Airport du khách gặp ngay những chiếc bàn sau “khung cửa hẹp có ghi số,” trong đó người nhân viên di trú (Immigration Officer) ngồi khuất phía sau cửa kính làm việc. Tuy nhiên, các Officer này không tạo ra nét mặt “hình sự” như những lần tôi gặp ở Việt Nam. Có lẽ vì thế du khách dễ cảm được sự thân thiện cho lần đầu mới đặt chân đến đảo quốc Cuba. Chưa một thành phố nào trên thế giới khi mà mới đặt chân đến lại tạo cho tôi nhiều chữ “nếu” trong ý nghĩ như thủ đô Havana này.
Tôi xin bắt đầu với chữ “nếu” đầu tiên. Nếu có ai hỏi tôi xe nào “bền bỉ” nhất thế giới? Ở giữa thành phố Havana này, tôi sẽ trả lời ngay là xe GM (bao gồm Chevy, Buick, Pontiac...) và Ford là những loại xe bền và tốt nhất thế giới. Một trong những biểu tượng cho thủ đô Havana nói riêng và Cuba nói chung ngày nay là những chiếc xe “Classic car GM/Ford” làm taxi chạy đưa đón khách. Không có chiếc xe nào dưới 50 tuổi, có những chiếc xe từ thập niên 1950 đã hơn 60 tuổi đời vậy mà vẫn chạy bon bon trên đường phố. Với số tuổi già nua như thế mà xe vẫn “work,” vẫn miệt mài rong ruổi trên đường phố; điều này đủ chứng minh là các loại xe này quá tốt!
Các loại “xe taxi” tại Cuba. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Dù rằng nhiều chiếc xe đã cũ, màu sơn có lẽ cũng đã sơn đi sơn lại nhiều lần và trên thân xe có nhiều vết trầy trụa mục vỡ với thời gian. Nhưng cứ nhìn các bác tài nâng niu, lau chùi xe mà mình cảm thấy được họ yêu và quí các chiếc xe hơn tất cả mọi thứ. Tuy nhiên, nếu bạn có dịp nhìn ngắm những chiếc xe được “tân trang” lại, từ màu sơn đến những chiếc ghế bọc lại mới tinh kèm theo dàn stereo hiện đại, những chiếc xe này làm du khách cũng phải ngẩn ngơ nhìn cái nét đẹp cổ kính sang trọng của chúng.
Nếu hỏi rằng thành phố lớn nào trên thế giới này có nhiều loại xe taxi nhất! Tôi cũng cho là thủ đô Havana. Cứ đếm thử các loại taxi được dùng trên đường phố: Thứ nhất là Coco Taxi, một loại xe gắn máy có hai chỗ ngồi đằng sau. Thứ hai là “xe Taxi Classical cổ xưa” từ các thập niên 1950-60. Thứ ba là “Taxi Xe Đạp” là loại xe mà người đạp ngồi phía trước có hai chỗ ngồi phía sau. Thứ tư là xe “Taxi Lambetta” loại xe như thời Việt Nam Cộng Hòa có hai hàng ghế dọc phía sau tài xế. Thứ năm là xe “taxi ngựa kéo” cũng chở được từ 2-4 người, nhưng taxi-ngựa chỉ đi đường gần từ phố cổ Havana ra đến trung tâm Havana mà thôi. Tất cả loại xe chuyên chở này đều được gọi chung là taxi, nhưng khi bạn dùng bất cứ loại taxi nào thì nhớ phải điều đình giá cả trước khi lên xe. Giá cả một cuốc taxi đều có hai giá (nói chung mua bán dịch vụ nào cũng hai giá). Một giá tiền Cuba-peso cho dân bản xứ và một giá tiền CUC (Cuba Convertible peso) dành cho du khách. Bạn là du khách thì tài xế taxi chỉ nói chuyện với bạn bằng CUC.
Nói về tiền tệ thì du khách cũng nên biết sơ qua một chút về các loại tiền ở đây. Lúc trước thời khối Xô Viết tan rã thì Cuba dùng đồng tiền Cuba-Peso, nhưng sự sụp đổ của khối Cộng Sản Âu Châu vào các năm 1989-90 đã khiến đồng Peso của Cuba trở nên mất giá trị và chính phủ nước này đã vội phát ra một loại tiền khác gọi là CUC để cứu vãn nền kinh tế vốn dĩ đã yếu kém của mình. Họ nghĩ là chỉ vài năm sau họ có thể nâng giá trị đồng tiền peso trở lại. Nhưng cho đến bây giờ Cuba vẫn phải dùng tiền CUC để kiếm tiền du khách cho đúng tiêu chuẩn quốc tế (chú ý rằng một đồng US dollar mới gần bằng một đồng CUC mà thôi).
Nếu hỏi rằng thành phố nào có nhiều nghệ nhân hát rong nhất. Có lẽ câu trả lời vẫn là thủ đô Havana. Không một tiệm cafeteria nào, không một tiệm restaurant nào trong phố cổ và trung tâm Havana mà lại không có nghệ nhân đến giúp vui ca hát. Đâu đâu cũng có ban nhạc “rong ca” giúp vui. Thường một ban nhạc gồm có 3 đến 4 người, một người chơi đàn guita, một người chơi tras, một người chơi bongo tiếng xập xình, (và nếu có thêm một người chơi thì double bass thì tốt).
Ở xã hội Cuba hiện tại, có lẽ nghề sống dễ nhất là nghề “ca hát ngày tháng cho người mua vui” nhắm vào du khách nên ai có năng khiếu đàn hát là họ nhảy ngay vào nghiệp ca hát này. Phần lớn họ trình diễn nhạc Cuba-Rumba, Salsa và những bài “tình ca” của Hoa Kỳ. Họ thuộc làu những bài Only You. Yesterday, Imaging, My Way, Hello,...Nhưng phải công nhận có nhiều nghệ nhân hát rất hay và điêu luyện, không thua kém gì những nghệ sĩ thứ thật. Phải chăng họ sinh lầm thời!
Các nghệ nhân trình diễn trên khu phố Callejon de Hamel, Havana. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Nếu hỏi rằng thành phố nào có nhiều họa sĩ nhất! Có lẽ tôi cũng sẽ trả lời là Havana. Chưa có một thành phố nào trên thế giới này mà lại có những “họa sĩ tí-hon,” chỉ chừng 10 tuổi ngồi vẽ và bán tranh vẽ của mình. Tôi không khen chê tranh của các họa sĩ nhí này đẹp hay không đẹp. Các cậu bé vẽ đủ các đề tài, tranh trắng đen có, tranh tô màu có và giá mỗi bức tranh là 2CUC (khoảng hơn $US2.00).
Nhưng 2CUC là một số tiền lớn trong sinh hoạt ở đây so với tiền lương công chức chỉ khoảng 30 dollars một tháng. Ở các xứ nghèo, có tuổi thơ nào không khổ! Các em chỉ cần một cây viết, cần một cuốn vở để học nhưng có được những món này nhiều khi cũng cả là một sự khó khăn. Chỉ tội người dân nghèo!
Ở mỗi góc phố tôi đi, ở trong các tiệm bán những hàng kỷ niệm tôi đến, đâu đâu cũng thấy treo tranh bán, đâu đâu cũng thấy người ngồi vẽ. Nhưng giá cả phải nói là quá đắt so với phẩm chất món hàng, làm sao du khách mua được. Nhưng có nói chuyện với người dân Cuba mới thấy đất nước này vẫn còn thấy được ánh sáng cuối đường hầm. Họ còn hy vọng cho đất nước họ! Nói ra thì thấy buồn nhưng rõ ràng trình độ dân trí trong cách hành xử của họ cao hơn hẳn trình độ của một số đất nước tự cho là có văn minh và phát triển.
Hình như tất cả đời sống của Havana bây giờ hướng về du lịch, người dân Cuba biết rằng họ đã bị thế giới bỏ xa trong nhiều lãnh vực. Họ đang dần dần thay đổi, nhưng thay đổi như thế nào để bắt kịp cái đuôi của sự tiến bộ thì lại là chuyện khác. Du khách đến Cuba được bảo vệ an toàn, không phải lo lắng bị móc túi cướp giật như nhiều đất nước tôi đã đến. Chỉ chừng đó thôi, tôi cho rằng đảo quốc Cuba sẽ tiến rất nhanh sau khi sự cấm vận được bãi bỏ.
Havana là thủ đô còn lưu giữ lại nhiều di tích lịch sử văn hóa Cuba để du khách có thể thưởng ngoạn như ngôi nhà của nhà văn lỗi lạc Hoa Kỳ Ernest Hemingway ngày xưa ông đã ở. Khu phố cổ Havana. Khu trung tâm Havana. Con phố lạ lùng Calle de Hammel với những tranh vẽ nghệ thuật đầy cả một khu phố, các điệu nhạc và vũ điệu Rumba-Salsa của Cuba.
Nói đôi chút sơ qua về nhà văn Hemingway. Đến Havana, một điểm làm tôi rất thích thú khi biết nhà văn Hemingway đã từng sống ở đây nhiều năm. Ông là một mẫu người cao lớn và có nhiều đam mê trong các lãnh vực như văn chương, săn bắn, câu cá. Ông vừa là ký giả, vừa làm bạn với các tay chính trị Cộng Sản như Fidel Castro. Cũng vì thế mà ông đã nhiều lần bị FBI thẩm vấn về các sự liên hệ này giữa ông và các tay trùm Cộng Sản Cuba.
Đi biển và Câu cá là một đam mê mà Hemingway rất ưa thích, ông sắm cả một chiếc thuyền đi biển đặt tên là Pilar Key West để lênh đênh trên biển đi câu cá với các bạn bè. Ông đến Cuba lần đầu tiên năm 1932 và yêu thích ngay đảo quốc này nhất là vùng biển gần thủ đô Havana. Đây là nơi thường tổ chức các chuyến đi câu và săn cá marlin (cá Kiếm) mà loại cá marlin hay bơi về đây vào mỗi tháng Sáu hàng năm. Ngày nay vùng này được đặt tên là Marina Hemingway và trở thành một điểm du lịch mà những người ái mộ tên tuổi ông đều ghé qua.
Một công nhân trình bày cách làm Cuba's cigar tại Vinales Valley. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Khu phố cổ Havana với con phố Obispo nhộn nhịp sầm uất. Những hotel 4 sao, những ngân hàng, những restaurant lớn nhỏ, những tiệm café Cubano, những gian hàng bán gift đan chéo nằm san sát bên nhau, tiếng đàn hát của các ban nhạc hát rong hòa quyện lẫn vào nhau tạo thành nét sinh động náo nhiệt khiến con phố Obispo trở thành một nơi chốn khó quên trong tâm tư du khách khi du ngoạn nơi đây.
Đã đến Havana thì thế nào du khách cũng phải uống thử một ly “Daiquiri” hay tệ nhất một ly “Majoto” nổi tiếng của đảo quốc Cuba. Tôi thích đến quán Floridita Bar-Restaurant là một quán nổi tiếng với món rượu “Daiquiri,” một loại thức uống pha trộn lime juice, simple sugar, rượu Rum và nước đá ghiền nhỏ. Nhà văn Hemingway ghiền uống loại thức uống này đến nỗi Daiquiri được người ta gọi là “Hemingway's daiquiri” để phân biệt. Ở Cuba còn có một loại thức uống khác, có vẻ giông giống như Daiquiri gọi là Majito nhưng uống nhẹ hơn. Khi pha Majito thì người ta pha chung với nước soda và bỏ thêm vào ly những cọng lá mint (bạc hà), uống cũng ngon miệng, nhưng tôi cho rằng vẫn không làm sao bằng Daiquiri được.
Đảo quốc Cuba ngoài những điều ngạc nhiên về sự cũ kỹ của các phương tiện giao thông, về các tòa nhà building loang lổ chưa được trùng tu. Nhưng Cuba cũng có những điểm mà du khách thích thú về những điểm văn hóa như các vũ điệu Cuba Rumba-Salsa riêng biệt, hương vị đậm đà Cubano Café, và một món đặc sản khác của Cuba đã nổi tiếng trên thế giới mà không thể không đề cập đến là điếu Cuban Cigarette (Xì Gà Cuba).
Ở Cuba không phải ở đâu người ta cũng trồng được lá Tabacco để làm xì gà. Những vùng đất đó phải là một nơi có thời tiết đất đai thích hợp mới được chọn để trồng cây tabacco. Nằm cách Havana về phía Tây Nam khoảng 120km, Vinales Valley là một trong những nơi trồng cây tabacco và cũng là một địa danh du ngoạn mà chính quyền Cuba mở mang nhắm vào kỹ nghệ du lịch. Vinales Valley chính là vùng đất nổi tiếng về Cuban Cigarette. Cuban cigars là một trong những loại xì gà lâu năm có phẩm chất nổi tiếng trên thế giới và trở thành một trong những biểu tượng của đảo quốc Cuba từ thế kỷ 20.
Địa danh Vinales Valley không phải chỉ có đặc sản Cuban Cigras mà ở đây du khách còn có dịp viếng thăm thạch động Cueva del Indio, ăn trưa tại Palenque de los Cimarrones bên cạnh thạch động San Miguel. Thêm vào đó, con phố nhỏ thị trấn Vinales với những kiến trúc của thực dân Spain còn lưu lại cũng là một dịp để du khách xem lại dấu tích xưa thế kỷ 19.
Về thiên nhiên, phải nói đến vùng biển Caribbean là nơi có những bãi biển dài, cát trắng nước xanh trong vắt. Nhưng nếu phải so sánh, tôi vẫn cho rằng bãi biển Varadero của đảo quốc Cuba là một trong những bãi biển cát trắng đẹp nhất nhì thế giới. Chưa đến Varadero là chưa biết gì về biển và thắng cảnh thiên nhiên của Cuba. Nằm trong bán đảo Peninsula de Hicacos, Varadero là một dải đất nhô ra biển dài đến gần 20 km và được biển Atlantic Ocean và Bahia de Cardenas bao bọc hai bên nên vị thế của vùng biển nghỉ ngơi Varadero hết sức tuyệt vời và rất thuận tiện cho du khách cần dưỡng sức nghỉ ngơi. Các hotel từ ba sao đến năm sao nằm dọc theo hai bên bãi biển và người ta vẫn đang tiếp tục xây thêm rất nhiều hotel. Người hướng dẫn còn cho tôi biết có những bãi biển khác như Cayo Coco còn hoang sơ và đẹp hơn cả Varadero! Tuy nhiên với tôi, Varadero cũng quả là một bãi biển tuyệt vời mà du khách tắm nắng, bơi lội, và nghỉ ngơi.
Còn nếu bạn muốn tìm về một thành phố cổ kính thì Trinidad, thành phố phía biển Mar Caribe, là một điểm dừng chân cho du khách. Đây là một thành phố cổ kính với những con phố nhỏ được các nghệ nhân vẽ và trang trí trên các bức tường rất đẹp. Thả bộ dọc theo những con phố hẹp, nhìn cách sinh hoạt của người dân bản xứ để biết thêm ít nhiều về nét văn hóa địa phương. Năm 1988, UNESCO công nhận thành phố Trinidad là một di sản thế giới.
Đảo quốc Cuba đang chuyển mình vào buổi giao thời, hướng sự cô đơn của mình vào cuộc chơi toàn cầu. Nhưng cuộc chơi nào cũng thế, người ta không thể nhảy vào cuộc chơi mà không tuân thủ các luật lệ của cuộc chơi. Rồi thì các thay đổi nhà cửa, các building dọc bên biển Havana sẽ được trùng tu. Các loại xe taxi “cổ tích” cũng sẽ được thay thế. Những gì cũ kỹ sẽ bị thay thế dần. Tôi chỉ là một người may mắn chứng kiến tận mắt buổi giao thời này của đảo quốc Cuba.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Cuba, đảo quốc đa dạng
Tháng Mười Hai, 2014 là tháng đi vào lịch sử của đảo quốc Cuba với một sự đảo ngược chính trị ngoạn mục. Tổng Thống Barack Obama Hoa Kỳ và người lãnh đạo Cuba Raul Castro đồng loạt báo hiệu một trang sử mới giữa hai đất nước. Nhìn lại quá khứ, từ năm 1961 Hoa Kỳ và Cuba trở thành hai đất nước thù địch đối đầu nhau kéo dài hơn 50 năm.
Năm mươi ba năm trôi qua, trong khi thế giới đang đi dần đến một “thế giới toàn cầu” thì đảo quốc Cuba vẫn là một “đảo quốc kinh tế cô đơn” bên cạnh nền kinh tế tư bản toàn cầu khổng lồ Hoa Kỳ. Tôi đến Cuba vào cuối Tháng Giêng vì công việc, cần phải tìm hiểu thêm nhiều về đảo quốc này trước khi chọn Cuba là một hành trình du lịch mới cho du khách Việt Nam. Đảo quốc Cuba có gì lạ!
Trung tâm thủ đô Havana. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Tháng Giêng, một trong những tháng có thời tiết tốt để đến du lịch các đảo quốc thuộc khu vực Caribbean. Chuyến bay từ Miami đến Havana chỉ mất khoảng bốn mươi phút. José Martin International Airport của thủ đô Havana quá bé nhỏ khiến tôi chợt nhớ đến hình ảnh của Tân Sơn Nhất cách đây ít nhất 15 năm. Bước vào trong Terminal Building của Airport du khách gặp ngay những chiếc bàn sau “khung cửa hẹp có ghi số,” trong đó người nhân viên di trú (Immigration Officer) ngồi khuất phía sau cửa kính làm việc. Tuy nhiên, các Officer này không tạo ra nét mặt “hình sự” như những lần tôi gặp ở Việt Nam. Có lẽ vì thế du khách dễ cảm được sự thân thiện cho lần đầu mới đặt chân đến đảo quốc Cuba. Chưa một thành phố nào trên thế giới khi mà mới đặt chân đến lại tạo cho tôi nhiều chữ “nếu” trong ý nghĩ như thủ đô Havana này.
Tôi xin bắt đầu với chữ “nếu” đầu tiên. Nếu có ai hỏi tôi xe nào “bền bỉ” nhất thế giới? Ở giữa thành phố Havana này, tôi sẽ trả lời ngay là xe GM (bao gồm Chevy, Buick, Pontiac...) và Ford là những loại xe bền và tốt nhất thế giới. Một trong những biểu tượng cho thủ đô Havana nói riêng và Cuba nói chung ngày nay là những chiếc xe “Classic car GM/Ford” làm taxi chạy đưa đón khách. Không có chiếc xe nào dưới 50 tuổi, có những chiếc xe từ thập niên 1950 đã hơn 60 tuổi đời vậy mà vẫn chạy bon bon trên đường phố. Với số tuổi già nua như thế mà xe vẫn “work,” vẫn miệt mài rong ruổi trên đường phố; điều này đủ chứng minh là các loại xe này quá tốt!
Các loại “xe taxi” tại Cuba. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Dù rằng nhiều chiếc xe đã cũ, màu sơn có lẽ cũng đã sơn đi sơn lại nhiều lần và trên thân xe có nhiều vết trầy trụa mục vỡ với thời gian. Nhưng cứ nhìn các bác tài nâng niu, lau chùi xe mà mình cảm thấy được họ yêu và quí các chiếc xe hơn tất cả mọi thứ. Tuy nhiên, nếu bạn có dịp nhìn ngắm những chiếc xe được “tân trang” lại, từ màu sơn đến những chiếc ghế bọc lại mới tinh kèm theo dàn stereo hiện đại, những chiếc xe này làm du khách cũng phải ngẩn ngơ nhìn cái nét đẹp cổ kính sang trọng của chúng.
Nếu hỏi rằng thành phố lớn nào trên thế giới này có nhiều loại xe taxi nhất! Tôi cũng cho là thủ đô Havana. Cứ đếm thử các loại taxi được dùng trên đường phố: Thứ nhất là Coco Taxi, một loại xe gắn máy có hai chỗ ngồi đằng sau. Thứ hai là “xe Taxi Classical cổ xưa” từ các thập niên 1950-60. Thứ ba là “Taxi Xe Đạp” là loại xe mà người đạp ngồi phía trước có hai chỗ ngồi phía sau. Thứ tư là xe “Taxi Lambetta” loại xe như thời Việt Nam Cộng Hòa có hai hàng ghế dọc phía sau tài xế. Thứ năm là xe “taxi ngựa kéo” cũng chở được từ 2-4 người, nhưng taxi-ngựa chỉ đi đường gần từ phố cổ Havana ra đến trung tâm Havana mà thôi. Tất cả loại xe chuyên chở này đều được gọi chung là taxi, nhưng khi bạn dùng bất cứ loại taxi nào thì nhớ phải điều đình giá cả trước khi lên xe. Giá cả một cuốc taxi đều có hai giá (nói chung mua bán dịch vụ nào cũng hai giá). Một giá tiền Cuba-peso cho dân bản xứ và một giá tiền CUC (Cuba Convertible peso) dành cho du khách. Bạn là du khách thì tài xế taxi chỉ nói chuyện với bạn bằng CUC.
Nói về tiền tệ thì du khách cũng nên biết sơ qua một chút về các loại tiền ở đây. Lúc trước thời khối Xô Viết tan rã thì Cuba dùng đồng tiền Cuba-Peso, nhưng sự sụp đổ của khối Cộng Sản Âu Châu vào các năm 1989-90 đã khiến đồng Peso của Cuba trở nên mất giá trị và chính phủ nước này đã vội phát ra một loại tiền khác gọi là CUC để cứu vãn nền kinh tế vốn dĩ đã yếu kém của mình. Họ nghĩ là chỉ vài năm sau họ có thể nâng giá trị đồng tiền peso trở lại. Nhưng cho đến bây giờ Cuba vẫn phải dùng tiền CUC để kiếm tiền du khách cho đúng tiêu chuẩn quốc tế (chú ý rằng một đồng US dollar mới gần bằng một đồng CUC mà thôi).
Nếu hỏi rằng thành phố nào có nhiều nghệ nhân hát rong nhất. Có lẽ câu trả lời vẫn là thủ đô Havana. Không một tiệm cafeteria nào, không một tiệm restaurant nào trong phố cổ và trung tâm Havana mà lại không có nghệ nhân đến giúp vui ca hát. Đâu đâu cũng có ban nhạc “rong ca” giúp vui. Thường một ban nhạc gồm có 3 đến 4 người, một người chơi đàn guita, một người chơi tras, một người chơi bongo tiếng xập xình, (và nếu có thêm một người chơi thì double bass thì tốt).
Ở xã hội Cuba hiện tại, có lẽ nghề sống dễ nhất là nghề “ca hát ngày tháng cho người mua vui” nhắm vào du khách nên ai có năng khiếu đàn hát là họ nhảy ngay vào nghiệp ca hát này. Phần lớn họ trình diễn nhạc Cuba-Rumba, Salsa và những bài “tình ca” của Hoa Kỳ. Họ thuộc làu những bài Only You. Yesterday, Imaging, My Way, Hello,...Nhưng phải công nhận có nhiều nghệ nhân hát rất hay và điêu luyện, không thua kém gì những nghệ sĩ thứ thật. Phải chăng họ sinh lầm thời!
Các nghệ nhân trình diễn trên khu phố Callejon de Hamel, Havana. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Nếu hỏi rằng thành phố nào có nhiều họa sĩ nhất! Có lẽ tôi cũng sẽ trả lời là Havana. Chưa có một thành phố nào trên thế giới này mà lại có những “họa sĩ tí-hon,” chỉ chừng 10 tuổi ngồi vẽ và bán tranh vẽ của mình. Tôi không khen chê tranh của các họa sĩ nhí này đẹp hay không đẹp. Các cậu bé vẽ đủ các đề tài, tranh trắng đen có, tranh tô màu có và giá mỗi bức tranh là 2CUC (khoảng hơn $US2.00).
Nhưng 2CUC là một số tiền lớn trong sinh hoạt ở đây so với tiền lương công chức chỉ khoảng 30 dollars một tháng. Ở các xứ nghèo, có tuổi thơ nào không khổ! Các em chỉ cần một cây viết, cần một cuốn vở để học nhưng có được những món này nhiều khi cũng cả là một sự khó khăn. Chỉ tội người dân nghèo!
Ở mỗi góc phố tôi đi, ở trong các tiệm bán những hàng kỷ niệm tôi đến, đâu đâu cũng thấy treo tranh bán, đâu đâu cũng thấy người ngồi vẽ. Nhưng giá cả phải nói là quá đắt so với phẩm chất món hàng, làm sao du khách mua được. Nhưng có nói chuyện với người dân Cuba mới thấy đất nước này vẫn còn thấy được ánh sáng cuối đường hầm. Họ còn hy vọng cho đất nước họ! Nói ra thì thấy buồn nhưng rõ ràng trình độ dân trí trong cách hành xử của họ cao hơn hẳn trình độ của một số đất nước tự cho là có văn minh và phát triển.
Hình như tất cả đời sống của Havana bây giờ hướng về du lịch, người dân Cuba biết rằng họ đã bị thế giới bỏ xa trong nhiều lãnh vực. Họ đang dần dần thay đổi, nhưng thay đổi như thế nào để bắt kịp cái đuôi của sự tiến bộ thì lại là chuyện khác. Du khách đến Cuba được bảo vệ an toàn, không phải lo lắng bị móc túi cướp giật như nhiều đất nước tôi đã đến. Chỉ chừng đó thôi, tôi cho rằng đảo quốc Cuba sẽ tiến rất nhanh sau khi sự cấm vận được bãi bỏ.
Havana là thủ đô còn lưu giữ lại nhiều di tích lịch sử văn hóa Cuba để du khách có thể thưởng ngoạn như ngôi nhà của nhà văn lỗi lạc Hoa Kỳ Ernest Hemingway ngày xưa ông đã ở. Khu phố cổ Havana. Khu trung tâm Havana. Con phố lạ lùng Calle de Hammel với những tranh vẽ nghệ thuật đầy cả một khu phố, các điệu nhạc và vũ điệu Rumba-Salsa của Cuba.
Nói đôi chút sơ qua về nhà văn Hemingway. Đến Havana, một điểm làm tôi rất thích thú khi biết nhà văn Hemingway đã từng sống ở đây nhiều năm. Ông là một mẫu người cao lớn và có nhiều đam mê trong các lãnh vực như văn chương, săn bắn, câu cá. Ông vừa là ký giả, vừa làm bạn với các tay chính trị Cộng Sản như Fidel Castro. Cũng vì thế mà ông đã nhiều lần bị FBI thẩm vấn về các sự liên hệ này giữa ông và các tay trùm Cộng Sản Cuba.
Đi biển và Câu cá là một đam mê mà Hemingway rất ưa thích, ông sắm cả một chiếc thuyền đi biển đặt tên là Pilar Key West để lênh đênh trên biển đi câu cá với các bạn bè. Ông đến Cuba lần đầu tiên năm 1932 và yêu thích ngay đảo quốc này nhất là vùng biển gần thủ đô Havana. Đây là nơi thường tổ chức các chuyến đi câu và săn cá marlin (cá Kiếm) mà loại cá marlin hay bơi về đây vào mỗi tháng Sáu hàng năm. Ngày nay vùng này được đặt tên là Marina Hemingway và trở thành một điểm du lịch mà những người ái mộ tên tuổi ông đều ghé qua.
Một công nhân trình bày cách làm Cuba's cigar tại Vinales Valley. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Khu phố cổ Havana với con phố Obispo nhộn nhịp sầm uất. Những hotel 4 sao, những ngân hàng, những restaurant lớn nhỏ, những tiệm café Cubano, những gian hàng bán gift đan chéo nằm san sát bên nhau, tiếng đàn hát của các ban nhạc hát rong hòa quyện lẫn vào nhau tạo thành nét sinh động náo nhiệt khiến con phố Obispo trở thành một nơi chốn khó quên trong tâm tư du khách khi du ngoạn nơi đây.
Đã đến Havana thì thế nào du khách cũng phải uống thử một ly “Daiquiri” hay tệ nhất một ly “Majoto” nổi tiếng của đảo quốc Cuba. Tôi thích đến quán Floridita Bar-Restaurant là một quán nổi tiếng với món rượu “Daiquiri,” một loại thức uống pha trộn lime juice, simple sugar, rượu Rum và nước đá ghiền nhỏ. Nhà văn Hemingway ghiền uống loại thức uống này đến nỗi Daiquiri được người ta gọi là “Hemingway's daiquiri” để phân biệt. Ở Cuba còn có một loại thức uống khác, có vẻ giông giống như Daiquiri gọi là Majito nhưng uống nhẹ hơn. Khi pha Majito thì người ta pha chung với nước soda và bỏ thêm vào ly những cọng lá mint (bạc hà), uống cũng ngon miệng, nhưng tôi cho rằng vẫn không làm sao bằng Daiquiri được.
Đảo quốc Cuba ngoài những điều ngạc nhiên về sự cũ kỹ của các phương tiện giao thông, về các tòa nhà building loang lổ chưa được trùng tu. Nhưng Cuba cũng có những điểm mà du khách thích thú về những điểm văn hóa như các vũ điệu Cuba Rumba-Salsa riêng biệt, hương vị đậm đà Cubano Café, và một món đặc sản khác của Cuba đã nổi tiếng trên thế giới mà không thể không đề cập đến là điếu Cuban Cigarette (Xì Gà Cuba).
Ở Cuba không phải ở đâu người ta cũng trồng được lá Tabacco để làm xì gà. Những vùng đất đó phải là một nơi có thời tiết đất đai thích hợp mới được chọn để trồng cây tabacco. Nằm cách Havana về phía Tây Nam khoảng 120km, Vinales Valley là một trong những nơi trồng cây tabacco và cũng là một địa danh du ngoạn mà chính quyền Cuba mở mang nhắm vào kỹ nghệ du lịch. Vinales Valley chính là vùng đất nổi tiếng về Cuban Cigarette. Cuban cigars là một trong những loại xì gà lâu năm có phẩm chất nổi tiếng trên thế giới và trở thành một trong những biểu tượng của đảo quốc Cuba từ thế kỷ 20.
Địa danh Vinales Valley không phải chỉ có đặc sản Cuban Cigras mà ở đây du khách còn có dịp viếng thăm thạch động Cueva del Indio, ăn trưa tại Palenque de los Cimarrones bên cạnh thạch động San Miguel. Thêm vào đó, con phố nhỏ thị trấn Vinales với những kiến trúc của thực dân Spain còn lưu lại cũng là một dịp để du khách xem lại dấu tích xưa thế kỷ 19.
Về thiên nhiên, phải nói đến vùng biển Caribbean là nơi có những bãi biển dài, cát trắng nước xanh trong vắt. Nhưng nếu phải so sánh, tôi vẫn cho rằng bãi biển Varadero của đảo quốc Cuba là một trong những bãi biển cát trắng đẹp nhất nhì thế giới. Chưa đến Varadero là chưa biết gì về biển và thắng cảnh thiên nhiên của Cuba. Nằm trong bán đảo Peninsula de Hicacos, Varadero là một dải đất nhô ra biển dài đến gần 20 km và được biển Atlantic Ocean và Bahia de Cardenas bao bọc hai bên nên vị thế của vùng biển nghỉ ngơi Varadero hết sức tuyệt vời và rất thuận tiện cho du khách cần dưỡng sức nghỉ ngơi. Các hotel từ ba sao đến năm sao nằm dọc theo hai bên bãi biển và người ta vẫn đang tiếp tục xây thêm rất nhiều hotel. Người hướng dẫn còn cho tôi biết có những bãi biển khác như Cayo Coco còn hoang sơ và đẹp hơn cả Varadero! Tuy nhiên với tôi, Varadero cũng quả là một bãi biển tuyệt vời mà du khách tắm nắng, bơi lội, và nghỉ ngơi.
Còn nếu bạn muốn tìm về một thành phố cổ kính thì Trinidad, thành phố phía biển Mar Caribe, là một điểm dừng chân cho du khách. Đây là một thành phố cổ kính với những con phố nhỏ được các nghệ nhân vẽ và trang trí trên các bức tường rất đẹp. Thả bộ dọc theo những con phố hẹp, nhìn cách sinh hoạt của người dân bản xứ để biết thêm ít nhiều về nét văn hóa địa phương. Năm 1988, UNESCO công nhận thành phố Trinidad là một di sản thế giới.
Đảo quốc Cuba đang chuyển mình vào buổi giao thời, hướng sự cô đơn của mình vào cuộc chơi toàn cầu. Nhưng cuộc chơi nào cũng thế, người ta không thể nhảy vào cuộc chơi mà không tuân thủ các luật lệ của cuộc chơi. Rồi thì các thay đổi nhà cửa, các building dọc bên biển Havana sẽ được trùng tu. Các loại xe taxi “cổ tích” cũng sẽ được thay thế. Những gì cũ kỹ sẽ bị thay thế dần. Tôi chỉ là một người may mắn chứng kiến tận mắt buổi giao thời này của đảo quốc Cuba.