Tham Khảo
Cuộc chiến chống các giá trị phương Tây của Trung Quốc
Nguồn: Minxin Pei, “China’s War on Western Values,” Project Syndicate, 10/02/2015.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh
Phần lớn tin tức từ Trung Quốc trong những ngày này đều ám màu ảm đạm do chính quyền tăng cường đàn áp những người chỉ trích. Nhưng rất ít các nhà quan sát, đặc biệt là các nhà phân tích kinh tế nhận ra một điều rằng: cuộc chiến của giới lãnh đạo Trung Quốc chống lại chủ nghĩa tự do và “các giá trị phương Tây” đang trực tiếp phá hoại những nỗ lực của chính họ trong công cuộc loại bỏ tận gốc tham nhũng, thúc đẩy cải cách và khả năng kinh doanh, và tăng cường quan hệ với thế giới bên ngoài. Nền chính trị trên đà thoái hóa của chính quyền sẽ gây ra nhiều hậu quả trầm trọng cho sự phát triển kinh tế liên tục của Trung Quốc.
Thứ nhất, chính phủ đã tăng cường kiểm duyệt Internet, chặn người dùng truy cập các cổng thông tin và các trang phổ biến, bao gồm cả Google, Facebook, và tờ New York Times. Hơn nữa, nhiều luật sư về nhân quyền nổi tiếng đã bị bắt giữ, trong đó có Phổ Chí Cường (Pu Zhiqiang) – người ủng hộ tự do ngôn luận, đã bị giam hơn sáu tháng trong khi các công tố viên đang cố gắng buộc tội ông.
Trong khi đó, các quan chức cấp cao Trung Quốc đã bắt đầu tăng cường thực thi kỷ luật trong nội bộ Đảng Cộng sản. Tháng 6 năm ngoái, Trương Anh Vĩ (Zhang Yingwei), Trưởng ban kiểm tra kỷ luật tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), đã phát biểu rằng CASS – viện nghiên cứu chính sách thuộc chính phủ danh tiếng nhất cả nước – đã “để cho các thế lực bên ngoài thâm nhập” cũng như đã “tiến hành các hoạt động cấu kết phi pháp tại những thời điểm nhạy cảm về chính trị.”
Để đáp lại, Triệu Thắng Hiên (Zhao Shengxuan) – Phó viện trưởng và Phó bí thư đảng ủy của CASS – cam kết rằng Viện sẽ xem “kỷ luật chính trị là nhân tố quan trọng hàng đầu trong đánh giá các học giả trong viện.” Không lâu sau đó, trong một bài luận của mình, Viện trưởng CASS Vương Vĩ Quang (Wang Weiguang) đã mạnh mẽ khẳng định rằng đấu tranh giai cấp sẽ không bao giờ lụi tàn ở Trung Quốc.
Giới học giả Trung Quốc nói chung đã trở thành mục tiêu chính của chính quyền trong việc tìm kiếm kẻ thù, nhiều trường đại học đã sa thải các giáo sư tán thành những ý tưởng “nổi loạn” như chủ nghĩa hợp hiến (constitutionalism). Trong một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, một tờ báo chính thức ở tỉnh Liêu Ninh đã cử phóng viên cải trang thành sinh viên đến lớp học nhằm bắt quả tang các giáo sư chỉ trích chế độ.
Tuyên bố mới đây của Bộ trưởng Bộ giáo dục Trung Quốc Viên Quý Nhân còn có nguy cơ gây thiệt hại trên quy mô lớn hơn nhiều. Ông Viên đã thề sẽ không bao giờ cho phép lưu hành các cuốn sách giáo khoa “truyền bá các giá trị phương Tây,” đặc biệt là những gì “tấn công hoặc phỉ báng sự lãnh đạo của Đảng, hay bôi nhọ chủ nghĩa xã hội.” Với vị thế của ông Viên, cam kết này gián tiếp tương đương với chính sách chính thức. Nếu xét lợi ích của Trung Quốc, người ta chỉ có thể hi vọng điều đó không trở thành sự thực.
Cuộc tấn công vào tự do ngôn luận và các giá trị phương Tây gần đây phản ánh những thách thức chính trị từ trung ương mà Chủ tịch Tập Cận Bình phải đối mặt, người đang phải chuyển đổi một chế độ độc đảng bị suy yếu bởi lòng tham và sự ngờ vực sang một chế độ được tổ chức tốt, thống nhất về tư tưởng, có khả năng tiến hành các cải cách thị trường và duy trì sự tồn tại lâu dài của chính mình. Dường như ông tin rằng việc đàn áp chủ nghĩa tự do, kết hợp với chiến dịch chống tham nhũng của mình, sẽ có hiệu quả trong việc thúc đẩy mục tiêu này.
Tầm nhìn này vừa thiếu sót về mặt tri thức, lại vừa phi thực tế. Bất cứ nỗ lực nào cũng không thể loại bỏ tận gốc nạn tham nhũng trong một chế độ độc đảng không có tự do báo chí, một xã hội dân sự mạnh, hay pháp trị. Tuy nhiên chúng chính là “các giá trị phương Tây” mà quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cố gắng loại bỏ.
Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho sai lầm này. Hãy thử cân nhắc những tác động của chiến dịch sách giáo khoa của ông Viên đối với 28 triệu sinh viên đại học của Trung Quốc, những người sẽ phải sử dụng tài liệu học tập không đạt tiêu chuẩn. Những sinh viên này làm sao có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu khi nền giáo dục của họ đã bị kiềm chế như vậy?
Xu thế hiện nay cũng cho thấy những điều kiện xuống cấp đối với cả giáo viên, đặc biệt là trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn, bởi các học giả phải đối mặt với những hạn chế nghiêm ngặt hơn trong việc trao đổi học thuật với phương Tây. Khi có ít cơ hội hơn để tham dự hội nghị nước ngoài, xuất bản bài viết trên các tạp chí học thuật phương Tây, hay có ít thời gian giảng dạy hoặc nghiên cứu ở bên ngoài Trung Quốc, sự phát triển chuyên môn và nghề nghiệp của họ có thể bị tổn hại nghiêm trọng.
Kết quả là việc chính phủ ngăn chặn “các giá trị phương Tây,” chưa kể đến cuộc đàn áp không ngừng nghỉ của họ trên mạng Internet, nhiều khả năng sẽ đẩy những người tài năng và sáng giá nhất đất nước rời bỏ quê hương. Năm 2013, có 413.900 người Trung Quốc đi du học, một con số chưa từng có. Con số này trong năm 2014 dự kiến còn cao hơn. Trong số đó, 90% chọn đi du học ở các nước phương Tây (bao gồm cả Nhật Bản).
Số lượng sinh viên Trung Quốc theo học các trường đại học ở nước ngoài chắc chắn chỉ chiếm một phần nhỏ (trên tổng số sinh viên cả nước). Trên thực tế, số sinh viên đi du học trong năm 2013 chỉ tương đương với 6% số sinh viên được nhận vào các trường đại học trong nước.
Nhưng giới cầm quyền Trung Quốc, dẫu vẫn đang tìm cách duy trì sự tồn tại lâu dài của mình, lại đang dẫn đầu cuộc đua thoát ra nước ngoài. Họ chủ yếu gửi con cái tới các trường thuộc Ivy League và Oxbridge [Đại học Oxford và Cambridge – NBT]. Người ta băn khoăn không biết các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản có lo lắng rằng con cái của họ sẽ bị các giá trị phương Tây tẩy não hay không, nhưng rõ ràng họ đều chẳng muốn cho con theo học các trường đại học trong nước. Và nếu ông Viên tiến hành được chính sách của mình, các trường đại học của Trung Quốc sẽ ngày càng giống các trường ở Bắc Triều Tiên hơn là các trường đại học phương Tây hàng đầu thế giới.
Điều đó kéo theo những hệ quả sâu rộng và tàn khốc. Hàng chục triệu sinh viên ở Trung Quốc sẽ không đạt được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để duy trì, chưa nói đến cải thiện khả năng cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế nước này. Thật vậy, xét trong bối cảnh công cuộc đổi mới đóng vai trò tối quan trọng đối với sự phát triển kinh tế liên tục của Trung Quốc – điều Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh – thì một cuộc chiến chống lại những ảnh hưởng của phương Tây đối với nền giáo dục Trung Quốc là hết sức phi lý.
Trừ khi cuộc đàn áp của chính phủ nhanh chóng kết thúc, “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình về một đất nước vĩ đại và thịnh vượng sẽ biến thành cơn ác mộng của sự tụt dốc và ngày càng lạc hậu. Dù thế nào đi chăng nữa, cuộc chiến chống lại các giá trị phương Tây là một cuộc chiến mà Trung Quốc cầm chắc thất bại.
Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân) là giáo sư quản trị chính quyền tại Đại học Clare McKenna, và là nghiên cứu viên cao cấp không thường trú tại German Marshall Fund of the United States.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Cuộc chiến chống các giá trị phương Tây của Trung Quốc
Nguồn: Minxin Pei, “China’s War on Western Values,” Project Syndicate, 10/02/2015.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh
Phần lớn tin tức từ Trung Quốc trong những ngày này đều ám màu ảm đạm do chính quyền tăng cường đàn áp những người chỉ trích. Nhưng rất ít các nhà quan sát, đặc biệt là các nhà phân tích kinh tế nhận ra một điều rằng: cuộc chiến của giới lãnh đạo Trung Quốc chống lại chủ nghĩa tự do và “các giá trị phương Tây” đang trực tiếp phá hoại những nỗ lực của chính họ trong công cuộc loại bỏ tận gốc tham nhũng, thúc đẩy cải cách và khả năng kinh doanh, và tăng cường quan hệ với thế giới bên ngoài. Nền chính trị trên đà thoái hóa của chính quyền sẽ gây ra nhiều hậu quả trầm trọng cho sự phát triển kinh tế liên tục của Trung Quốc.
Thứ nhất, chính phủ đã tăng cường kiểm duyệt Internet, chặn người dùng truy cập các cổng thông tin và các trang phổ biến, bao gồm cả Google, Facebook, và tờ New York Times. Hơn nữa, nhiều luật sư về nhân quyền nổi tiếng đã bị bắt giữ, trong đó có Phổ Chí Cường (Pu Zhiqiang) – người ủng hộ tự do ngôn luận, đã bị giam hơn sáu tháng trong khi các công tố viên đang cố gắng buộc tội ông.
Trong khi đó, các quan chức cấp cao Trung Quốc đã bắt đầu tăng cường thực thi kỷ luật trong nội bộ Đảng Cộng sản. Tháng 6 năm ngoái, Trương Anh Vĩ (Zhang Yingwei), Trưởng ban kiểm tra kỷ luật tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), đã phát biểu rằng CASS – viện nghiên cứu chính sách thuộc chính phủ danh tiếng nhất cả nước – đã “để cho các thế lực bên ngoài thâm nhập” cũng như đã “tiến hành các hoạt động cấu kết phi pháp tại những thời điểm nhạy cảm về chính trị.”
Để đáp lại, Triệu Thắng Hiên (Zhao Shengxuan) – Phó viện trưởng và Phó bí thư đảng ủy của CASS – cam kết rằng Viện sẽ xem “kỷ luật chính trị là nhân tố quan trọng hàng đầu trong đánh giá các học giả trong viện.” Không lâu sau đó, trong một bài luận của mình, Viện trưởng CASS Vương Vĩ Quang (Wang Weiguang) đã mạnh mẽ khẳng định rằng đấu tranh giai cấp sẽ không bao giờ lụi tàn ở Trung Quốc.
Giới học giả Trung Quốc nói chung đã trở thành mục tiêu chính của chính quyền trong việc tìm kiếm kẻ thù, nhiều trường đại học đã sa thải các giáo sư tán thành những ý tưởng “nổi loạn” như chủ nghĩa hợp hiến (constitutionalism). Trong một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, một tờ báo chính thức ở tỉnh Liêu Ninh đã cử phóng viên cải trang thành sinh viên đến lớp học nhằm bắt quả tang các giáo sư chỉ trích chế độ.
Tuyên bố mới đây của Bộ trưởng Bộ giáo dục Trung Quốc Viên Quý Nhân còn có nguy cơ gây thiệt hại trên quy mô lớn hơn nhiều. Ông Viên đã thề sẽ không bao giờ cho phép lưu hành các cuốn sách giáo khoa “truyền bá các giá trị phương Tây,” đặc biệt là những gì “tấn công hoặc phỉ báng sự lãnh đạo của Đảng, hay bôi nhọ chủ nghĩa xã hội.” Với vị thế của ông Viên, cam kết này gián tiếp tương đương với chính sách chính thức. Nếu xét lợi ích của Trung Quốc, người ta chỉ có thể hi vọng điều đó không trở thành sự thực.
Cuộc tấn công vào tự do ngôn luận và các giá trị phương Tây gần đây phản ánh những thách thức chính trị từ trung ương mà Chủ tịch Tập Cận Bình phải đối mặt, người đang phải chuyển đổi một chế độ độc đảng bị suy yếu bởi lòng tham và sự ngờ vực sang một chế độ được tổ chức tốt, thống nhất về tư tưởng, có khả năng tiến hành các cải cách thị trường và duy trì sự tồn tại lâu dài của chính mình. Dường như ông tin rằng việc đàn áp chủ nghĩa tự do, kết hợp với chiến dịch chống tham nhũng của mình, sẽ có hiệu quả trong việc thúc đẩy mục tiêu này.
Tầm nhìn này vừa thiếu sót về mặt tri thức, lại vừa phi thực tế. Bất cứ nỗ lực nào cũng không thể loại bỏ tận gốc nạn tham nhũng trong một chế độ độc đảng không có tự do báo chí, một xã hội dân sự mạnh, hay pháp trị. Tuy nhiên chúng chính là “các giá trị phương Tây” mà quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cố gắng loại bỏ.
Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho sai lầm này. Hãy thử cân nhắc những tác động của chiến dịch sách giáo khoa của ông Viên đối với 28 triệu sinh viên đại học của Trung Quốc, những người sẽ phải sử dụng tài liệu học tập không đạt tiêu chuẩn. Những sinh viên này làm sao có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu khi nền giáo dục của họ đã bị kiềm chế như vậy?
Xu thế hiện nay cũng cho thấy những điều kiện xuống cấp đối với cả giáo viên, đặc biệt là trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn, bởi các học giả phải đối mặt với những hạn chế nghiêm ngặt hơn trong việc trao đổi học thuật với phương Tây. Khi có ít cơ hội hơn để tham dự hội nghị nước ngoài, xuất bản bài viết trên các tạp chí học thuật phương Tây, hay có ít thời gian giảng dạy hoặc nghiên cứu ở bên ngoài Trung Quốc, sự phát triển chuyên môn và nghề nghiệp của họ có thể bị tổn hại nghiêm trọng.
Kết quả là việc chính phủ ngăn chặn “các giá trị phương Tây,” chưa kể đến cuộc đàn áp không ngừng nghỉ của họ trên mạng Internet, nhiều khả năng sẽ đẩy những người tài năng và sáng giá nhất đất nước rời bỏ quê hương. Năm 2013, có 413.900 người Trung Quốc đi du học, một con số chưa từng có. Con số này trong năm 2014 dự kiến còn cao hơn. Trong số đó, 90% chọn đi du học ở các nước phương Tây (bao gồm cả Nhật Bản).
Số lượng sinh viên Trung Quốc theo học các trường đại học ở nước ngoài chắc chắn chỉ chiếm một phần nhỏ (trên tổng số sinh viên cả nước). Trên thực tế, số sinh viên đi du học trong năm 2013 chỉ tương đương với 6% số sinh viên được nhận vào các trường đại học trong nước.
Nhưng giới cầm quyền Trung Quốc, dẫu vẫn đang tìm cách duy trì sự tồn tại lâu dài của mình, lại đang dẫn đầu cuộc đua thoát ra nước ngoài. Họ chủ yếu gửi con cái tới các trường thuộc Ivy League và Oxbridge [Đại học Oxford và Cambridge – NBT]. Người ta băn khoăn không biết các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản có lo lắng rằng con cái của họ sẽ bị các giá trị phương Tây tẩy não hay không, nhưng rõ ràng họ đều chẳng muốn cho con theo học các trường đại học trong nước. Và nếu ông Viên tiến hành được chính sách của mình, các trường đại học của Trung Quốc sẽ ngày càng giống các trường ở Bắc Triều Tiên hơn là các trường đại học phương Tây hàng đầu thế giới.
Điều đó kéo theo những hệ quả sâu rộng và tàn khốc. Hàng chục triệu sinh viên ở Trung Quốc sẽ không đạt được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để duy trì, chưa nói đến cải thiện khả năng cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế nước này. Thật vậy, xét trong bối cảnh công cuộc đổi mới đóng vai trò tối quan trọng đối với sự phát triển kinh tế liên tục của Trung Quốc – điều Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh – thì một cuộc chiến chống lại những ảnh hưởng của phương Tây đối với nền giáo dục Trung Quốc là hết sức phi lý.
Trừ khi cuộc đàn áp của chính phủ nhanh chóng kết thúc, “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình về một đất nước vĩ đại và thịnh vượng sẽ biến thành cơn ác mộng của sự tụt dốc và ngày càng lạc hậu. Dù thế nào đi chăng nữa, cuộc chiến chống lại các giá trị phương Tây là một cuộc chiến mà Trung Quốc cầm chắc thất bại.
Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân) là giáo sư quản trị chính quyền tại Đại học Clare McKenna, và là nghiên cứu viên cao cấp không thường trú tại German Marshall Fund of the United States.