Di Sản Hồ Chí Minh
Cuộc sống người dân miền Tây điêu đứng vì sạt lở
Hai ngày sau khi xảy ra vụ sạt lở bờ sông Vàm Nao, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, An Giang khiến 108 hộ dân đã được sơ tán khẩn, 14 nhà dân bị nhấm chìm. Người dân sống ven sông miền Tây vô cùng lo âu, nhiều gia đình phải sống tạm bợ vật vờ.
Hiện tại, do hậu quả từ vụ sạt lở hai ngày trước tại sông Vàm Nao, “hố xoáy” vẫn có xu hướng tiếp tục lấn vào đất liền, khiến cho giao thông liên xã Mỹ Hội Đông đi Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới bị chia cắt.
Vụ sạt lở nghiêm trọng nuốt chửng 14 căn nhà trên sông Vàm Nao (Ảnh: Tiến Trình).
Trước tình cảnh này, các trường học, nhà chùa, trụ sở làm việc và nhiều nhà dân đã mở cửa đón những người dân trong cảnh màn trời chiếu đất. Riêng học sinh của trường tiểu học A Vĩnh Hội Đông được cho nghỉ trong hai ngày 24 và 25/4 để nhường chỗ cho những hộ dân bị mất nhà.
Trong trường hợp sạt lở tiếp tục xảy ra trong những ngày tới, địa phương này sẽ đề xuất với Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển các học sinh đến cơ sở khác học tạm, bên cạnh đó gấp rút triển khai xây dựng khu dân cư vượt lũ nhằm bố trí khoảng 200 nền cho bà con vùng bị ảnh hưởng sạt lở.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Anh Thư, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang cho biết, rất may sự cố vừa qua không gây thiệt hại về người do người dân kịp thời sơ tán khẩn cấp, tuy nhiên thiệt hại về tài sản thì vô cùng nặng nề.
“Hố xoáy” tại khu vực chưa có dấu hiệu dừng lại (Ảnh: VnExpress).
Theo ông Trần Văn Bi – một trong 16 hộ dân có nhà bị nhấn chìm ba hôm trước – chia sẻ trong trạng thái vẫn chưa khỏi bàng hoàng: “Gia đình tôi và các hộ xung quanh đã chuyển đồ đạc trước khi sạt lở hai ngày vì cảm thấy nhà rung lắc. Tuy nhiên, những ngày qua và sắp tới chúng tôi không biết nương tựa ở đâu vì nhà mình không còn”, dẫn lời từ VnExpress.
Cùng tâm trạng, chị Lê Thị Chính cũng cho hay, cảnh tượng hôm đó rất hoảng loạn, mạnh ai nấy chạy, có người té ngã sưng cả đầu.
Còn bà Trần Thị Hiệp, một hộ dân kế bên khu sạt lở tâm sự, những hộ dân có nhà phía trên như gia đình bà cũng ăn ngủ không yên, nơm lớp lo sợ. Vậy nên bà Hiệp nói và nhiều gia đình đã sơ tán đồ đạc, con cái đi nơi khác.
Các cơ quan chuyên môn của tỉnh An Giang sau khi sử dụng thiết bị thăm dò lòng sông Vàm Nao đã phát hiện hố xoáy dài 380m, ngang 120m, sâu 42m. Thực tế này cho thấy khả năng sạt lở vẫn tiếp tục xảy ra.
Theo các cơ quan chức năng, hố sâu này đã được theo dõi từ lâu. Theo thời gian, hố này đã có sự “dịch chuyển” từ cân đối giữa sông sang hướng Mỹ Hội Đông, còn hướng đối diện lại có hiện tượng bồi lắng.
Sở TN-MT An Giang cho biết toàn tỉnh có đến 51 đoạn cảnh báo sạt lở, trong đó có 32 đoạn cảnh báo ở mức độ nguy hiểm.
Sau vụ tai nạn sạt lở tại xã Mỹ Hội Đông, đại diện tỉnh ủy đã đến thăm hỏi, hỗ trợ người dân gặp nạn. Được biết, có 108 hộ dân được hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ, từ nguồn ngân sách trung ương và của huyện Chợ Mới (58 hộ nhận trước 20 triệu đồng, còn lại sẽ cấp bổ sung); Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng cho 14 hộ có nhà bị sạt lở; Liên đoàn Lao động tỉnh hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ.
Dự kiến, ngày 25/4, Ủy ban huyện Chợ Mới sẽ cho khởi công và xây dựng khu dân cư phòng chống thiên tai với 200 nền nhà (diện tích khoảng 4,8 ha).
Ngoài khu vực sạt lở ở An giang, thời gian qua liên tiếp xảy ra nhiều vụ sạt lở ở các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu đã đẩy hàng ngàn hộ dân vào cảnh tan cửa nát nhà. Tại cửa biển Vàm Xoáy, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), các hộ dân sống trong tâm trạng thấp thỏm từng ngày.
Dọc theo cửa biển Vàm Xoáy, những vạt rừng mênh mông ngày trước như “lá chắn” bảo vệ người dân xứ Mũi đã không còn. Thay vào đó là những dãy đất nhô lên, lõm xuống nằm trơ trọi cách xa bờ hàng chục mét, bị sóng đánh liên hồi.
Sạt lở nghiêm trọng xã Bình Thành, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) (Ảnh: Phú Điền).
Tại Đồng Tháp, tỉnh nằm ven sông Tiền, câu chuyện sạt lở cũng đang gây cảnh điêu đứng của rất nhiều người dân ở những xóm làng ven sông. Trong tháng 4 này, khu vực ven sông Tiền thuộc xã Bình Thành, huyện Thanh Bình xảy ra nhiều vụ sạt lở, đe dọa nhà cửa, tài sản của hàng trăm hộ dân.
Khu vực này chính là điểm nóng sạt lở mà UBND tỉnh Đồng Tháp đã có công điện khẩn chỉ đạo các ngành chức năng và địa phương theo dõi sát tình hình. Cụ thể, ngày 3/4, khu vực này xảy ra sạt lở với chiều dài khoảng 150m, ăn sâu vào đất liền khoảng 15m.
Thanh Thanh (TH)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Cuộc sống người dân miền Tây điêu đứng vì sạt lở
Hai ngày sau khi xảy ra vụ sạt lở bờ sông Vàm Nao, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, An Giang khiến 108 hộ dân đã được sơ tán khẩn, 14 nhà dân bị nhấm chìm. Người dân sống ven sông miền Tây vô cùng lo âu, nhiều gia đình phải sống tạm bợ vật vờ.
Hiện tại, do hậu quả từ vụ sạt lở hai ngày trước tại sông Vàm Nao, “hố xoáy” vẫn có xu hướng tiếp tục lấn vào đất liền, khiến cho giao thông liên xã Mỹ Hội Đông đi Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới bị chia cắt.
Vụ sạt lở nghiêm trọng nuốt chửng 14 căn nhà trên sông Vàm Nao (Ảnh: Tiến Trình).
Trước tình cảnh này, các trường học, nhà chùa, trụ sở làm việc và nhiều nhà dân đã mở cửa đón những người dân trong cảnh màn trời chiếu đất. Riêng học sinh của trường tiểu học A Vĩnh Hội Đông được cho nghỉ trong hai ngày 24 và 25/4 để nhường chỗ cho những hộ dân bị mất nhà.
Trong trường hợp sạt lở tiếp tục xảy ra trong những ngày tới, địa phương này sẽ đề xuất với Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển các học sinh đến cơ sở khác học tạm, bên cạnh đó gấp rút triển khai xây dựng khu dân cư vượt lũ nhằm bố trí khoảng 200 nền cho bà con vùng bị ảnh hưởng sạt lở.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Anh Thư, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang cho biết, rất may sự cố vừa qua không gây thiệt hại về người do người dân kịp thời sơ tán khẩn cấp, tuy nhiên thiệt hại về tài sản thì vô cùng nặng nề.
“Hố xoáy” tại khu vực chưa có dấu hiệu dừng lại (Ảnh: VnExpress).
Theo ông Trần Văn Bi – một trong 16 hộ dân có nhà bị nhấn chìm ba hôm trước – chia sẻ trong trạng thái vẫn chưa khỏi bàng hoàng: “Gia đình tôi và các hộ xung quanh đã chuyển đồ đạc trước khi sạt lở hai ngày vì cảm thấy nhà rung lắc. Tuy nhiên, những ngày qua và sắp tới chúng tôi không biết nương tựa ở đâu vì nhà mình không còn”, dẫn lời từ VnExpress.
Cùng tâm trạng, chị Lê Thị Chính cũng cho hay, cảnh tượng hôm đó rất hoảng loạn, mạnh ai nấy chạy, có người té ngã sưng cả đầu.
Còn bà Trần Thị Hiệp, một hộ dân kế bên khu sạt lở tâm sự, những hộ dân có nhà phía trên như gia đình bà cũng ăn ngủ không yên, nơm lớp lo sợ. Vậy nên bà Hiệp nói và nhiều gia đình đã sơ tán đồ đạc, con cái đi nơi khác.
Các cơ quan chuyên môn của tỉnh An Giang sau khi sử dụng thiết bị thăm dò lòng sông Vàm Nao đã phát hiện hố xoáy dài 380m, ngang 120m, sâu 42m. Thực tế này cho thấy khả năng sạt lở vẫn tiếp tục xảy ra.
Theo các cơ quan chức năng, hố sâu này đã được theo dõi từ lâu. Theo thời gian, hố này đã có sự “dịch chuyển” từ cân đối giữa sông sang hướng Mỹ Hội Đông, còn hướng đối diện lại có hiện tượng bồi lắng.
Sở TN-MT An Giang cho biết toàn tỉnh có đến 51 đoạn cảnh báo sạt lở, trong đó có 32 đoạn cảnh báo ở mức độ nguy hiểm.
Sau vụ tai nạn sạt lở tại xã Mỹ Hội Đông, đại diện tỉnh ủy đã đến thăm hỏi, hỗ trợ người dân gặp nạn. Được biết, có 108 hộ dân được hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ, từ nguồn ngân sách trung ương và của huyện Chợ Mới (58 hộ nhận trước 20 triệu đồng, còn lại sẽ cấp bổ sung); Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng cho 14 hộ có nhà bị sạt lở; Liên đoàn Lao động tỉnh hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ.
Dự kiến, ngày 25/4, Ủy ban huyện Chợ Mới sẽ cho khởi công và xây dựng khu dân cư phòng chống thiên tai với 200 nền nhà (diện tích khoảng 4,8 ha).
Ngoài khu vực sạt lở ở An giang, thời gian qua liên tiếp xảy ra nhiều vụ sạt lở ở các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu đã đẩy hàng ngàn hộ dân vào cảnh tan cửa nát nhà. Tại cửa biển Vàm Xoáy, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), các hộ dân sống trong tâm trạng thấp thỏm từng ngày.
Dọc theo cửa biển Vàm Xoáy, những vạt rừng mênh mông ngày trước như “lá chắn” bảo vệ người dân xứ Mũi đã không còn. Thay vào đó là những dãy đất nhô lên, lõm xuống nằm trơ trọi cách xa bờ hàng chục mét, bị sóng đánh liên hồi.
Sạt lở nghiêm trọng xã Bình Thành, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) (Ảnh: Phú Điền).
Tại Đồng Tháp, tỉnh nằm ven sông Tiền, câu chuyện sạt lở cũng đang gây cảnh điêu đứng của rất nhiều người dân ở những xóm làng ven sông. Trong tháng 4 này, khu vực ven sông Tiền thuộc xã Bình Thành, huyện Thanh Bình xảy ra nhiều vụ sạt lở, đe dọa nhà cửa, tài sản của hàng trăm hộ dân.
Khu vực này chính là điểm nóng sạt lở mà UBND tỉnh Đồng Tháp đã có công điện khẩn chỉ đạo các ngành chức năng và địa phương theo dõi sát tình hình. Cụ thể, ngày 3/4, khu vực này xảy ra sạt lở với chiều dài khoảng 150m, ăn sâu vào đất liền khoảng 15m.
Thanh Thanh (TH)