Di Sản Hồ Chí Minh
Cuộc triển lãm ‘giấy mời’ lên làm việc của công an Việt Nam
Cuộc triển lãm trên mạng trưng bày ‘giấy mời lên làm việc’ sau gần hai tháng thực hiện đã thu hút gần 100.000 số lượt người vào xem. Cuộc triển lãm độc đáo này do các nhà tranh đấu nhân quyền Việt Nam thực hiện, trưng bày hơn 150 văn bản do chính quyền gửi đến người dân như giấy mời, giấy hay lệnh triệu tập.
Giới hoạt động nói rằng cuộc triển lãm cho thấy chính quyền đã lợi dụng các loại giấy mời khác nhau để đe dọa và sách nhiễu những tiếng nói phản biện.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, cựu nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho VOA biết lý do của cuộc triển lãm này:
“Do cơ quan nhà nước, mà cụ thể là công an, họ nghĩ là họ có quyền, họ muốn làm gì thì họ làm. Cứ mỗi việc là người ta gửi giấy mời xuống tới công dân và bắt công dân, áp lực công dân phải tới đồn công an, làm những việc mà họ cần. Thực ra những việc đó là họ cần người dân. Nếu muốn người dân hợp tác thì họ phải xin người dân để người dân cung cấp thông tin cho họ… Ngược lại họ rất uy quyền. Họ ngộ nhận họ có những quyền như vậy. Họ cứ gởi giấy mời và buộc dân phải tới đồn công an làm việc.”
Ông Huỳnh Công Thuận, người từng tham gia các đợt biểu tình chống chính sách bá quyền của Trung Quốc cho VOA biết:
“Người khởi xướng là anh Huỳnh Ngọc Chênh. Do thời gian gần đây nhiều người bị mời, mời một cách rất lạ lùng, bị triệu tập với những lý do rất vớ vẩn. Hai vợ chồng ảnh bị mời liên tục. Do đó ảnh có ý làm triển lãm. Ai có giấy mời từ xưa đến giờ, cũ nhất, hàng độc đáo, hàng lạ lùng, hoặc cũ xưa nhất thì đưa lên.”
Ông Huỳnh Công Thuận cho biết ông đã được trao giải thưởng là người có giấy mời cũ nhất. Ông đã nhận lệnh mời của công an phải đi “học tập” vào năm 1979 và một giấy mời khác năm 1987. Ông Thuận cho biết ông không nhớ nổi ông đã nhận tất cả bao nhiêu giấy mời, có giấy với rất nhiều lý do rất vô lý từ chính quyền, kể từ khi ông tham gia các cuộc biểu tình chống ý đồ bá quyền của Trung Quốc. Ông Thuận cho biết đã có lần nhận được giấy mời đi kèm với lệnh áp tải:
“Cái đợt anh Điếu Cày bị bắt, tôi bị triệu tập 3, 4 đợt. Có khi gửi đợt 1, gửi đợt 2, và đem xe hụ còi đến chở đi luôn. Đợt đó là lúc Trung Quốc tổ chức Olympic ở Bắc Kinh. Họ giữ chúng tôi 2 ngày mà lại mượn danh là triệu tập.”
Theo cựu nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, cuộc triển lãm được sự hưởng ứng của giới tranh đấu, những người liên tục bị gọi lên làm việc với chính quyền. Người có giấy mời nhiều nhất như bà Dương Thị Tân với 51 giấy mời và giấy triệu tập, ông Phạm Bá Phải nhận được 39 giấy mời và giấy triệu tập… Nhìn chung, theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, khi gửi giấy mời mà người dân không đến, thì chính quyền gửi giấy triệu tập.
Trên diễn đàn của cuộc triển lãm người ta thấy các nhà hoạt động như cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Ngọc Tuấn, nhà vận động Phạm Thanh Nghiên, nhà báo tự do Trương Duy Nhất, blogger Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, blogger Nguyễn Văn Thạnh, luật sự Hà Huy Sơn… đều đã nhận rất nhiều giấy mời và giấy triệu tập.
Ông Chênh giải thích ý nghĩa của cuộc triển lãm:
“Tôi làm cuộc triển lãm này để nói lên rằng cơ quan pháp luật mà không hiểu biết pháp luật và lạm dụng quyền của mình để xúc phạm quyền lợi của người dân. Tôi đưa lên cũng nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm với nhau: việc gì mình cần thì mình đến, nếu không cần thì mình không đến. Đồng thời cũng muốn góp ý với cơ quan nhà nước là phải hiểu các quyền của mình ở mức nào, và quyền của người dân ở mức nào. Và phải làm cho đúng pháp luật.”
Theo nhà báo cũng như là blogger Huỳnh Ngọc Chênh, nhiều người đã nhận các loại giấy triệu tập mà không rõ lý do bị triệu tập, nhưng vì họ không còn lưu giữ các giấy tờ đó nên không tham gia vào cuộc triển lãm độc đáo này. Ông Chênh khuyến khích các nhà tranh đấu nên lưu giữ các loại giấy mời và triệu tập để làm bằng chứng cho điều mà ông cho là cách thực thi pháp luật sai trái của nhà nước.
( VOA )
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Cuộc triển lãm ‘giấy mời’ lên làm việc của công an Việt Nam
Cuộc triển lãm trên mạng trưng bày ‘giấy mời lên làm việc’ sau gần hai tháng thực hiện đã thu hút gần 100.000 số lượt người vào xem. Cuộc triển lãm độc đáo này do các nhà tranh đấu nhân quyền Việt Nam thực hiện, trưng bày hơn 150 văn bản do chính quyền gửi đến người dân như giấy mời, giấy hay lệnh triệu tập.
Giới hoạt động nói rằng cuộc triển lãm cho thấy chính quyền đã lợi dụng các loại giấy mời khác nhau để đe dọa và sách nhiễu những tiếng nói phản biện.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, cựu nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho VOA biết lý do của cuộc triển lãm này:
“Do cơ quan nhà nước, mà cụ thể là công an, họ nghĩ là họ có quyền, họ muốn làm gì thì họ làm. Cứ mỗi việc là người ta gửi giấy mời xuống tới công dân và bắt công dân, áp lực công dân phải tới đồn công an, làm những việc mà họ cần. Thực ra những việc đó là họ cần người dân. Nếu muốn người dân hợp tác thì họ phải xin người dân để người dân cung cấp thông tin cho họ… Ngược lại họ rất uy quyền. Họ ngộ nhận họ có những quyền như vậy. Họ cứ gởi giấy mời và buộc dân phải tới đồn công an làm việc.”
Ông Huỳnh Công Thuận, người từng tham gia các đợt biểu tình chống chính sách bá quyền của Trung Quốc cho VOA biết:
“Người khởi xướng là anh Huỳnh Ngọc Chênh. Do thời gian gần đây nhiều người bị mời, mời một cách rất lạ lùng, bị triệu tập với những lý do rất vớ vẩn. Hai vợ chồng ảnh bị mời liên tục. Do đó ảnh có ý làm triển lãm. Ai có giấy mời từ xưa đến giờ, cũ nhất, hàng độc đáo, hàng lạ lùng, hoặc cũ xưa nhất thì đưa lên.”
Ông Huỳnh Công Thuận cho biết ông đã được trao giải thưởng là người có giấy mời cũ nhất. Ông đã nhận lệnh mời của công an phải đi “học tập” vào năm 1979 và một giấy mời khác năm 1987. Ông Thuận cho biết ông không nhớ nổi ông đã nhận tất cả bao nhiêu giấy mời, có giấy với rất nhiều lý do rất vô lý từ chính quyền, kể từ khi ông tham gia các cuộc biểu tình chống ý đồ bá quyền của Trung Quốc. Ông Thuận cho biết đã có lần nhận được giấy mời đi kèm với lệnh áp tải:
“Cái đợt anh Điếu Cày bị bắt, tôi bị triệu tập 3, 4 đợt. Có khi gửi đợt 1, gửi đợt 2, và đem xe hụ còi đến chở đi luôn. Đợt đó là lúc Trung Quốc tổ chức Olympic ở Bắc Kinh. Họ giữ chúng tôi 2 ngày mà lại mượn danh là triệu tập.”
Theo cựu nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, cuộc triển lãm được sự hưởng ứng của giới tranh đấu, những người liên tục bị gọi lên làm việc với chính quyền. Người có giấy mời nhiều nhất như bà Dương Thị Tân với 51 giấy mời và giấy triệu tập, ông Phạm Bá Phải nhận được 39 giấy mời và giấy triệu tập… Nhìn chung, theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, khi gửi giấy mời mà người dân không đến, thì chính quyền gửi giấy triệu tập.
Trên diễn đàn của cuộc triển lãm người ta thấy các nhà hoạt động như cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Ngọc Tuấn, nhà vận động Phạm Thanh Nghiên, nhà báo tự do Trương Duy Nhất, blogger Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, blogger Nguyễn Văn Thạnh, luật sự Hà Huy Sơn… đều đã nhận rất nhiều giấy mời và giấy triệu tập.
Ông Chênh giải thích ý nghĩa của cuộc triển lãm:
“Tôi làm cuộc triển lãm này để nói lên rằng cơ quan pháp luật mà không hiểu biết pháp luật và lạm dụng quyền của mình để xúc phạm quyền lợi của người dân. Tôi đưa lên cũng nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm với nhau: việc gì mình cần thì mình đến, nếu không cần thì mình không đến. Đồng thời cũng muốn góp ý với cơ quan nhà nước là phải hiểu các quyền của mình ở mức nào, và quyền của người dân ở mức nào. Và phải làm cho đúng pháp luật.”
Theo nhà báo cũng như là blogger Huỳnh Ngọc Chênh, nhiều người đã nhận các loại giấy triệu tập mà không rõ lý do bị triệu tập, nhưng vì họ không còn lưu giữ các giấy tờ đó nên không tham gia vào cuộc triển lãm độc đáo này. Ông Chênh khuyến khích các nhà tranh đấu nên lưu giữ các loại giấy mời và triệu tập để làm bằng chứng cho điều mà ông cho là cách thực thi pháp luật sai trái của nhà nước.
( VOA )