Đoạn Đường Chiến Binh
Cựu Việt Gian Sắp Chết Mới Mở Mắt: Trò trẻ con...
Trong mấy ngày qua nhiều nguồn tin cho biết: “Nhà cầm quyền đang ép dân ký đồng ý bản dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992”.
Theo một bản tin thì anh Tùng ở Hóc Môn cho biết: “…Tôi không có ở nhà. Khi về, con gái tôi nói lại: Họ (Ủy ban) đưa cuốn sách in đối chiếu hai bản hiến pháp cũ và mới (dày 79 trang), rồi thêm một danh sách in sẵn đề nghị con bé xem rồi ký tên đồng ý vào…Danh sách ký xong, họ mang đi luôn chỉ để lại cuốn sách in. Người thuê nhà của tôi ở quận 12 cũng vừa cho biết, nhà nước cũng đến bảo họ ký vào bản đồng ý, mà họ chẳng biết đồng ý thì như thế nào, mà không đồng ý thì như thế nào, vì họ có giờ đọc nó đâu”.
Còn bạn Quang ở Bình Hòa, quận Bình Thạnh cũng gởi thư xin tư vấn: “Người ta đưa bản dự thảo sửa đổi hiến pháp đến từng nhà. Bây giờ con ghi là “không ý kiến” được không? Vì ghi đồng ý hay không đồng ý cũng không có tác dụng gì”.
Xin “góp ý” trả lời chung như sau:
Con gái anh Tùng ở Hóc Môn được yêu cầu ký tên “đồng ý” thì đây đúng là trò trẻ con rồi. Vì trẻ con thì mới yêu cầu trẻ con ký tên đồng ý một cái gì đó. Anh là cha của cháu thì không nên xía vô trò chơi của các cháu mà làm gì.
Bạn thuê nhà của anh Tùng chắc cũng trọng tuổi rồi. Trọng tuổi mà không thèm mang kiếng, không thèm đọc kỹ, tưởng rằng hễ có “đồng ý” thì phải có “không đồng ý” đi kèm, như trong “trò chơi dân chủ” của người lớn, nên mới nói “chẳng biết đồng ý thì như thế nào, mà không đồng ý thì như thế nào”. Không đâu ông bạn ơi! Trò chơi dân chủ ở đây là của trẻ con, là một biến tướng mới nữa của thứ “dân chủ triệu lần hơn”. Nó chỉ có “đồng ý”, chớ không hề có khoản “không đồng ý”. Nếu có mấy chữ “không đồng ý” thì toàn dân, vừa con nít, vừa người lớn sẽ ký vô đó hết rồi làm sao? Trẻ con có thể chơi dại chứ đâu có dại.
Rồi bạn Quang ở Bình Hòa quận Bình Thạnh nữa. Bạn hỏi: “Bây giờ con ghi “không ý kiến” được không”? Hỏi vậy thì bạn cũng là người lớn rồi, vì chỉ người lớn mới có “trò chơi dân chủ” của người lớn, với cả 3 cái quyền “đồng ý” tức là thuận, “không đồng ý” tức là chống, “không ý kiến” tức là bỏ phiếu trắng. Còn ở đây thì chỉ có “đồng ý” thôi. Nghĩa là muốn một mình một chợ, làm trời, hay làm thiên tử, tức làm vua, vì chỉ có vua mới “phán” một chiều như vậy thôi.
Nhưng khi bạn viết “ghi đồng ý hay không đồng ý cũng không có tác dụng gì” thì bạn nên cẩn thận: ý muốn của người ta thế nào thì người ta đã in ra rõ, chớ nói “không có tác dụng gì” như bạn thì hóa ra người ta làm trò hề hay sao?
Trên đây là chuyện ở mấy chỗ khác. Chớ chỗ tôi thì có vẻ “nghiêm túc” hơn (chỗ tôi là chỗ nào, cứ hỏi công an thì rõ).
Chỗ tôi, như mọi khi, người ta nhờ tay một người luôn gương mẫu tận tụy nhất là tổ trưởng tổ dân phố đến từng nhà để phát cho một cuốn Hiến pháp so sánh đối chiếu dày 79 trang, chắc cũng giống như bản đã phát ở các nơi khác, kèm một PHIẾU LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992.
Với “Kính mong”… tham gia góp ý… trước ngày 17-3-2013. Với trong ngoặc (Tổ trưởng sẽ nhận lại Phiếu góp ý của quý ông/bà tại nhà). Chắc là để cho chắc ăn, như vậy phiếu sẽ không đi lạc mà phải “tập trung”.
Ở cuối trang 2 bên phải “PHIẾU LẤY Ý KIẾN” là: Người góp ý (vui lòng ký tên và ghi rõ họ tên) và bên trái là:địa chỉ liên lạc, với cả mấy chữ điện thoại di động và cố định in sẵn.
Nhưng lại có 2 điều quá không nghiêm túc, cho thấy đây là một trò chơi không phải của người lớn:
– Trên đầu “PHIẾU LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN…” có ghi rõ “BAN CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992”, nhưng BAN CHỈ ĐẠO là ai, và cái đầu của BCĐ là ai thì không thấy ghi.
– “Nội dung góp ý” ở đây không chỉ có 1 mà có tới 2 chữ “đồng ý”: “đồng ý với toàn văn dự thảo”… (“xin ghi nguyên chữ đồng ý”), và “đồng ý với những nội dung khác trong dự thảo…”.
Đọc tới đây ắt các bạn sẽ hỏi: Nếu nói là trò trẻ con thì tại sao tôi cũng nhào vô có ý kiến?
Xin thưa: trò trẻ con cũng có thể gây cháy nhà như chơi, và nhiều tai họa khác nữa. Cả nước xưa nay ai mà không thấy điều đó, cho nên “chẳng đặng đừng” phải có mấy chữ.
Trò trẻ ở đây, nếu không gây cháy nổ thì ít ra cũng tốn kém của dân dữ quá. Tò mò đọc thêm, thấy ghi tài liệu được “In ở xí nghiệp in Nguyễn Minh Hoàng (Công an TP Hồ chí Minh). Địa chỉ: 100 Lê Đại Hành, phường 7, quận 11 TP Hồ chí Minh. ĐT: 38555812 – 39557657”. Cái nhà in công an này như vậy là trúng mánh lớn. Chỉ tính riêng TP có bao nhiêu hộ, mỗi hộ một bản tài liệu dày 79 trang, cộng với phiếu lấy ý kiến, cộng với nhiều chi phí khác đi kèm… Có ai có công xin làm ơn tính giùm coi người ta phải lấy của dân bao nhiêu để trả cho cái món chơi này. Và tính chung cả nước thì là bao nhiêu tiền của mồ hôi của dân?
Nhưng có bà con lại hỏi tiếp: “Ý kiến ý cò” là vậy, nhưng cụ thể trước mắt, tôi sẽ ký “đồng ý” hay “không đồng ý”?
Xin thưa: người ta có cho “không đồng ý” ở đâu mà ký?
Như vậy là làm sao?
Là: “ Bà con đồng bào ai sao tôi vậy”.
Là sao?
Là: TÔI KHÔNG KÝ.
Sài gòn, 18-3-2013
H.N.N.
Nguồn: Bauxit Việt Nam
Bàn ra tán vào (0)
Cựu Việt Gian Sắp Chết Mới Mở Mắt: Trò trẻ con...
Trong mấy ngày qua nhiều nguồn tin cho biết: “Nhà cầm quyền đang ép dân ký đồng ý bản dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992”.
Theo một bản tin thì anh Tùng ở Hóc Môn cho biết: “…Tôi không có ở nhà. Khi về, con gái tôi nói lại: Họ (Ủy ban) đưa cuốn sách in đối chiếu hai bản hiến pháp cũ và mới (dày 79 trang), rồi thêm một danh sách in sẵn đề nghị con bé xem rồi ký tên đồng ý vào…Danh sách ký xong, họ mang đi luôn chỉ để lại cuốn sách in. Người thuê nhà của tôi ở quận 12 cũng vừa cho biết, nhà nước cũng đến bảo họ ký vào bản đồng ý, mà họ chẳng biết đồng ý thì như thế nào, mà không đồng ý thì như thế nào, vì họ có giờ đọc nó đâu”.
Còn bạn Quang ở Bình Hòa, quận Bình Thạnh cũng gởi thư xin tư vấn: “Người ta đưa bản dự thảo sửa đổi hiến pháp đến từng nhà. Bây giờ con ghi là “không ý kiến” được không? Vì ghi đồng ý hay không đồng ý cũng không có tác dụng gì”.
Xin “góp ý” trả lời chung như sau:
Con gái anh Tùng ở Hóc Môn được yêu cầu ký tên “đồng ý” thì đây đúng là trò trẻ con rồi. Vì trẻ con thì mới yêu cầu trẻ con ký tên đồng ý một cái gì đó. Anh là cha của cháu thì không nên xía vô trò chơi của các cháu mà làm gì.
Bạn thuê nhà của anh Tùng chắc cũng trọng tuổi rồi. Trọng tuổi mà không thèm mang kiếng, không thèm đọc kỹ, tưởng rằng hễ có “đồng ý” thì phải có “không đồng ý” đi kèm, như trong “trò chơi dân chủ” của người lớn, nên mới nói “chẳng biết đồng ý thì như thế nào, mà không đồng ý thì như thế nào”. Không đâu ông bạn ơi! Trò chơi dân chủ ở đây là của trẻ con, là một biến tướng mới nữa của thứ “dân chủ triệu lần hơn”. Nó chỉ có “đồng ý”, chớ không hề có khoản “không đồng ý”. Nếu có mấy chữ “không đồng ý” thì toàn dân, vừa con nít, vừa người lớn sẽ ký vô đó hết rồi làm sao? Trẻ con có thể chơi dại chứ đâu có dại.
Rồi bạn Quang ở Bình Hòa quận Bình Thạnh nữa. Bạn hỏi: “Bây giờ con ghi “không ý kiến” được không”? Hỏi vậy thì bạn cũng là người lớn rồi, vì chỉ người lớn mới có “trò chơi dân chủ” của người lớn, với cả 3 cái quyền “đồng ý” tức là thuận, “không đồng ý” tức là chống, “không ý kiến” tức là bỏ phiếu trắng. Còn ở đây thì chỉ có “đồng ý” thôi. Nghĩa là muốn một mình một chợ, làm trời, hay làm thiên tử, tức làm vua, vì chỉ có vua mới “phán” một chiều như vậy thôi.
Nhưng khi bạn viết “ghi đồng ý hay không đồng ý cũng không có tác dụng gì” thì bạn nên cẩn thận: ý muốn của người ta thế nào thì người ta đã in ra rõ, chớ nói “không có tác dụng gì” như bạn thì hóa ra người ta làm trò hề hay sao?
Trên đây là chuyện ở mấy chỗ khác. Chớ chỗ tôi thì có vẻ “nghiêm túc” hơn (chỗ tôi là chỗ nào, cứ hỏi công an thì rõ).
Chỗ tôi, như mọi khi, người ta nhờ tay một người luôn gương mẫu tận tụy nhất là tổ trưởng tổ dân phố đến từng nhà để phát cho một cuốn Hiến pháp so sánh đối chiếu dày 79 trang, chắc cũng giống như bản đã phát ở các nơi khác, kèm một PHIẾU LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992.
Với “Kính mong”… tham gia góp ý… trước ngày 17-3-2013. Với trong ngoặc (Tổ trưởng sẽ nhận lại Phiếu góp ý của quý ông/bà tại nhà). Chắc là để cho chắc ăn, như vậy phiếu sẽ không đi lạc mà phải “tập trung”.
Ở cuối trang 2 bên phải “PHIẾU LẤY Ý KIẾN” là: Người góp ý (vui lòng ký tên và ghi rõ họ tên) và bên trái là:địa chỉ liên lạc, với cả mấy chữ điện thoại di động và cố định in sẵn.
Nhưng lại có 2 điều quá không nghiêm túc, cho thấy đây là một trò chơi không phải của người lớn:
– Trên đầu “PHIẾU LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN…” có ghi rõ “BAN CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992”, nhưng BAN CHỈ ĐẠO là ai, và cái đầu của BCĐ là ai thì không thấy ghi.
– “Nội dung góp ý” ở đây không chỉ có 1 mà có tới 2 chữ “đồng ý”: “đồng ý với toàn văn dự thảo”… (“xin ghi nguyên chữ đồng ý”), và “đồng ý với những nội dung khác trong dự thảo…”.
Đọc tới đây ắt các bạn sẽ hỏi: Nếu nói là trò trẻ con thì tại sao tôi cũng nhào vô có ý kiến?
Xin thưa: trò trẻ con cũng có thể gây cháy nhà như chơi, và nhiều tai họa khác nữa. Cả nước xưa nay ai mà không thấy điều đó, cho nên “chẳng đặng đừng” phải có mấy chữ.
Trò trẻ ở đây, nếu không gây cháy nổ thì ít ra cũng tốn kém của dân dữ quá. Tò mò đọc thêm, thấy ghi tài liệu được “In ở xí nghiệp in Nguyễn Minh Hoàng (Công an TP Hồ chí Minh). Địa chỉ: 100 Lê Đại Hành, phường 7, quận 11 TP Hồ chí Minh. ĐT: 38555812 – 39557657”. Cái nhà in công an này như vậy là trúng mánh lớn. Chỉ tính riêng TP có bao nhiêu hộ, mỗi hộ một bản tài liệu dày 79 trang, cộng với phiếu lấy ý kiến, cộng với nhiều chi phí khác đi kèm… Có ai có công xin làm ơn tính giùm coi người ta phải lấy của dân bao nhiêu để trả cho cái món chơi này. Và tính chung cả nước thì là bao nhiêu tiền của mồ hôi của dân?
Nhưng có bà con lại hỏi tiếp: “Ý kiến ý cò” là vậy, nhưng cụ thể trước mắt, tôi sẽ ký “đồng ý” hay “không đồng ý”?
Xin thưa: người ta có cho “không đồng ý” ở đâu mà ký?
Như vậy là làm sao?
Là: “ Bà con đồng bào ai sao tôi vậy”.
Là sao?
Là: TÔI KHÔNG KÝ.
Sài gòn, 18-3-2013
H.N.N.
Nguồn: Bauxit Việt Nam