Văn Học & Nghệ Thuật
ĐI TÌM ĐẤNG TÀI HOA CHU MẠNH TRINH
Lời dẫn của Lâm Khang: Cán Thần Chu Mạnh Trinh là một đấng tài hoa. Cuộc đời ngắn ngủi của ông đã để lại cho non sông những điều kỳ thú. Về thơ là Hương Sơn phong cảnh ca,
Bầu trời cảnh Bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
... Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng...
(Hương Sơn phong cảnh)
Phải chăng, đó là nguyên do chính để nhà Hán Nôm học, nhà thư pháp Thế Anh nhiều năm qua âm thầm làm cuộc "hành hương chữ nghĩa" đi tìm Chu Mạnh Trinh?
Và, một sự ngẫu nhiên thú vị của số phận đã dẫn tới một cuộc "hành hương thực địa" tập thể, tìm đến những nơi lưu giữ kỷ vật, bút tích... của Chu Mạnh Trinh vào đầu xuân 2016. Đoàn gồm có nhà nghiên cứu văn hóa Đặng Bàn, hai kiến trúc sư Đào Ngọc Hân, Trần Duy Hưng, và tôi, đi "hộ tống" tác giả công trình "Nhà nho tài tử Chu Mạnh Trinh"; cùng lỉnh kỉnh các phương tiện làm nghề chuyên nghiệp nhằm bổ sung hình ảnh cho tập bản thảo của ông coi như đã hoàn thành, và cũng để chuẩn bị tư liệu bước đầu cho bộ phim chân dung xứng đáng về Chu Mạnh Trinh mà tôi ấp ủ từ lâu. Ông Thế Anh trân trọng mời tôi đi cùng để góp phần hoàn thiện cho cuốn sách mà ông bảo là "cuối cùng của đời mình" (Hy vọng không phải vậy!). Đó quả là một vinh dự lớn đối với tôi - kẻ cũng yêu thơ văn cổ, cũng như ông ngưỡng vọng sâu xa con người từng tự nhận: "Ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu"(3), và được đồng hành với ông qua những bước gian nan và đầy hào hứng của Hội Kiều học VN (Hội Khoa học nghiên cứu Truyện Kiều) suốt mấy năm ròng.
Đoàn chúng tôi đến xứ sở của những bờ xôi ruộng mật đang biến dần đi một cách oan uổng song mãi mãi không thể quên được mình là cái nôi của một thiên tình sử đẹp nhất nước Nam! Cái tình yêu lạ đời, trái khoáy và cũng rất tự nhiên của Tiên Dung con Hùng Duệ vương với chàng trai nghèo Chử Đồng Tử đã đơm hoa kết trái ở Bãi Tự Nhiên- đối diện với làng Phú Thị, nơi chôn nhau của một nhà thơ tài tử vào loại bậc nhất thi đàn Việt. Tại đây có đền Đa Hòa thờ Chử Đồng Tử- Tiên Dung với những công trình tuyệt tác tạo cõi bồng lai tiên cảnh - sản phẩm của bàn tay người thợ tài hoa châu thổ, và đặc biệt óc thẩm mỹ của người thiết kế, làm đốc công là Chu Mạnh Trinh, người giỏi cả cầm, kỳ, thi, hoạ, kiến trúc, và dân đã tôn cụ là Thần hộ đền… Ở nhà bia Trấn Giang lâu có dòng văn khắc của Chu Mạnh Trinh: “ Từ bãi Thiên Nhiên, từ đầm dạ Trạch, tiên hạc đã bay về trời. Nào ai thấy tiên hạc ở nơi đâu, mà nơi đây vẫn phảng phất khí thiêng nơi tiên cảnh…”.
Nhưng có một thứ bảo vật đặt ở nơi thờ vị thần hộ đền "ông nghè Phú
Thị" khiến cả đoàn phải lặng đi xúc động. Đó là cây đàn thập lục không
còn dây mà Chu Mạnh Trinh yêu quý nhất, cây đàn mà thuở sinh thời cụ vẫn
chơi khi ngâm vịnh. Từ cây đàn được thờ này, những huyền thoại về tình
yêu, về nhân nghĩa của con người Việt Nam lại tiếp tục được nảy sinh,
bồi đắp thêm chiều dày văn hoá cho vùng sông nước châu thổ. Ngôi đền có
vị hộ thần canh giữ bằng thứ vũ khí không phải là gươm đao mà là cây
đàn, đã chợt hé lộ thêm một vẻ đẹp đặc biệt trong tâm hồn, nhân cách của
dân tộc ta…
Từ đền Đa Hòa, đoàn chúng tôi đã đi nhiều nơi trên đất Phố Hiến xưa, theo dấu Chu Mạnh Trinh từng thăm viếng, thị sát và để lại nhiều bức châm thư với thư pháp bay bổng, tài hoa, cho thấy tâm hồn khoáng đạt, tình yêu quê hương đất nước và lòng yêu cái đẹp nồng nàn của cụ. Chúng tôi đã dừng rất lâu trước các hoành phi có chính bút tích của Chu Mạnh Trinh ở đền Mây thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ, ở đền Mẫu thờ bà Dương quý phi đời Tống Trung Quốc- người từng báo mộng cho viên Thái giám họ Du biết thân phận bi thảm của mình (viên thái giám này được dân tôn làm thành hoàng làng, thờ tại đình Hiến, vì đã dựng lên cả một làng Hoa Dương cho những người Hoa cơ nhỡ phiêu bạt). Và ở đây, thêm một lần nữa chúng tôi thấm thía cái triết lý sống chan hoà, bao dung của người Việt cổ qua tâm hồn một nhà nho tài tử dù đương phải sống giữa thời buổi nhiễu nhương của lịch sử. Nhà Tống từng xua quân dày xéo nước ta, nhưng khi người dân lành Trung Hoa của triều đại ấy trở thành nạn nhân dưới vó ngựa giặc Nguyên Mông thì trái tim nhân hậu của vị Tiến sĩ - Án sát sứ tỉnh Hưng Yên đã rung lên trong mối đồng cảm sâu sắc với họ:
Nước cũ non sông ngợp khói chiều
Trời Nam đền miếu dựng cheo leo
Lòng trung thờ Tống vầng dương tỏ
Nỗi hận thù Nguyên sóng bạc reo...
(Dịch từ chữ Hán thơ Chu Mạnh Trinh treo ở gian giữa của cung Trung từ đền Mẫu. Không rõ người dịch )
Và cũng phải "đồng bệnh tương liên" với người "có tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”(1) là thi hào họ Nguyễn tới độ nào đó, cụ Chu Mạnh Trinh mới có thể dày công sưu tầm, tập chú một bản Kiều Nôm cổ, mới vượt qua nổi các danh sĩ đương thời để đoạt giải nhất trong một cuộc thi Vịnh Kiều ở đất Hưng Yên vào năm 1905 do Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến làm chủ khảo!
Ông Thế Anh là nhà nghiên cứu có đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp "phục nguyên Truyện Kiều". Sau khi đã cho công bố hai bản Kiều Nôm cổ do ông phiên âm, khảo chú, và tham gia Ban văn bản Truyện Kiều của Hội Kiều học VN để cho ra đời một bản Truyện Kiều đồng thuận vào đúng dịp Lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại thi hào, ông lại tiếp tục trăn trở về bản Kiều Nôm nói trên của Chu Mạnh Trinh. Đặc biệt, ông say sưa với những bài Vịnh Kiều Nôm và bài Tựa Truyện Kiều bằng chữ Nho của người mê đắm nàng Kiều đến mức toan đúc sẵn nhà vàng cho nàng! Ông phẫn uất trước những luận điểm bôi bác, xúc phạm Chu Mạnh Trinh, và quyết tâm thu thập lại tất cả những gì liên quan đến danh nhân này. Việc làm của ông được nhiều đồng nghiệp là nhà Hán Nôm học, nhà Kiêù học, nhiều học trò của ông động viên, ủng hộ. Đây sẽ là cuốn sách có thể nói là "tập đại thành" những tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp Chu Mạnh Trinh của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu đi trước- trên cơ sở bước đầu khảo sát tác giả đặc biệt này dưới góc độ lý thuyết "loại hình Nhà nho tài tử" mà nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương lần đầu tiên đã nêu ra từ mấy chục năm trước đây.(2)
Khi cả đoàn tới trước khu mộ Chu Mạnh Trinh, kết thúc cuộc hành trình, ông Thế Anh đứng lặng hồi lâu với cặp mắt rưng lệ, rồi mới chú mục đọc các đại tự, câu đối ở mộ. Tôi chợt hiểu, thế là cuốn sách của ông, dù lúc đó chưa được in ra, cũng đã bắt đầu một cuộc hành trình tìm đến Cõi đời đang khao khát tình thương...
_________
ĐI TÌM CHU MẠNH TRINH
Lời dẫn của Lâm Khang: Cán Thần Chu Mạnh Trinh là một đấng tài hoa. Cuộc đời ngắn ngủi của ông đã để lại cho non sông những điều kỳ thú. Về thơ là Hương Sơn phong cảnh ca, bài thơ hay nhất về Hương Tích mà đến nay chưa ai vượt qua được. Ông cũng là người vẽ kiểu Gác chuông Thiên Chùa đẹp lạ lùng. Với Hưng Yên, ông là người hưng công và thiết kế tòa phương đình của đền Đa Hòa, để lại hai chữ đại tự "Bồng Lai" đến nay vẫn còn tươi nét bút.
Đương thời, có 4 vị được tôn vinh là "TỨ CHI VĂN". Đó là: Kinh bang tế thế chi văn Nguyễn Thượng Hiền, Cử tử chi văn Vũ Phạm Hàm, Thần tiên chi văn Dương Khuê và Tài tử chi văn Chu Mạnh Trinh. Xin giới thiệu bài viết của Đạo diễn, Nhà văn Mai An Nguyễn Anh Tuấn.
Cứ
mỗi lần có việc (hay chẳng có việc gì mà chỉ đơn giản là đi vãn cảnh)
vào chùa hay một địa điểm văn hóa tâm linh nào đó, không hiểu sao tâm tư
tôi lại rung lên trong mấy câu của thi sĩ Chu Mạnh Trinh:
Bầu trời cảnh Bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
... Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng...
(Hương Sơn phong cảnh)
Tôi,
cũng như bao thế hệ người Việt ngâm nga tán thưởng bài thơ hát nói này,
không chỉ vì sự tài hoa của ngôn từ đã vẽ nên cảnh Bụt một cách trang
trọng mà đắm đuối thi vị, mà còn bởi cái cách thưởng thức thiên nhiên,
bởi một thái độ văn hóa ở chốn tâm linh. Để có được cái tư thế hòa nhập
đáng yêu đáng kính như thế với thiên nhiên và cảnh Bụt, Chu Mạnh Trinh
đã có nhiều hơn, cao hơn cái phẩm cách thi sĩ của cụ - đó là Tâm Phật.
Mà Tâm Phật này lại chính là sự gặp nhau trọn vẹn của ba vòng đồng tâm:
Nhân tính - Việt tính - Phật tính, theo lý thuyết của một người bạn tôi
là nhà văn nhà giáo Chu Văn Sơn. Những năm tháng này, những câu thơ lóng
lánh tự đáy hồn kia lại thường đến với tôi như một sự xót xa, tiếc
nuối, và uất hận, bởi thiên hạ đã phá nát cảnh thiêng như nó cần phải có
để dẫm đạp lên nhau tranh giành lợi lộc, để mua thần bán thánh, để
những mưu đồ đen ngòm ích kỷ làm ô uế cửa thiền. Người Việt chúng ta có
thể nói ai cũng có sẵn trong mình cái Tâm Phật ấy, song dường nó đang bị
tiêu tán, bị hủy hoại, bị truy bức - bởi đủ lý do chủ quan khách quan
lắm khi thực ngớ ngẩn! Chu Mạnh Trinh và những con người như cụ, hơn bao
giờ hết, cần thiết đến chừng nào cho cuộc đời nhiều xáo trộn, đổ vỡ,
máu lửa này, và cũng đang khao khát lắng lại trong sự bình yên, trong
lành, cùng cái Đẹp của thiên nhiên và Tình người...
Phải chăng, đó là nguyên do chính để nhà Hán Nôm học, nhà thư pháp Thế Anh nhiều năm qua âm thầm làm cuộc "hành hương chữ nghĩa" đi tìm Chu Mạnh Trinh?
Ông Thế Anh bên ban thờ Chu Mạnh Trinh có cây đàn của cụ.
Và, một sự ngẫu nhiên thú vị của số phận đã dẫn tới một cuộc "hành hương thực địa" tập thể, tìm đến những nơi lưu giữ kỷ vật, bút tích... của Chu Mạnh Trinh vào đầu xuân 2016. Đoàn gồm có nhà nghiên cứu văn hóa Đặng Bàn, hai kiến trúc sư Đào Ngọc Hân, Trần Duy Hưng, và tôi, đi "hộ tống" tác giả công trình "Nhà nho tài tử Chu Mạnh Trinh"; cùng lỉnh kỉnh các phương tiện làm nghề chuyên nghiệp nhằm bổ sung hình ảnh cho tập bản thảo của ông coi như đã hoàn thành, và cũng để chuẩn bị tư liệu bước đầu cho bộ phim chân dung xứng đáng về Chu Mạnh Trinh mà tôi ấp ủ từ lâu. Ông Thế Anh trân trọng mời tôi đi cùng để góp phần hoàn thiện cho cuốn sách mà ông bảo là "cuối cùng của đời mình" (Hy vọng không phải vậy!). Đó quả là một vinh dự lớn đối với tôi - kẻ cũng yêu thơ văn cổ, cũng như ông ngưỡng vọng sâu xa con người từng tự nhận: "Ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu"(3), và được đồng hành với ông qua những bước gian nan và đầy hào hứng của Hội Kiều học VN (Hội Khoa học nghiên cứu Truyện Kiều) suốt mấy năm ròng.
Đoàn chúng tôi đến xứ sở của những bờ xôi ruộng mật đang biến dần đi một cách oan uổng song mãi mãi không thể quên được mình là cái nôi của một thiên tình sử đẹp nhất nước Nam! Cái tình yêu lạ đời, trái khoáy và cũng rất tự nhiên của Tiên Dung con Hùng Duệ vương với chàng trai nghèo Chử Đồng Tử đã đơm hoa kết trái ở Bãi Tự Nhiên- đối diện với làng Phú Thị, nơi chôn nhau của một nhà thơ tài tử vào loại bậc nhất thi đàn Việt. Tại đây có đền Đa Hòa thờ Chử Đồng Tử- Tiên Dung với những công trình tuyệt tác tạo cõi bồng lai tiên cảnh - sản phẩm của bàn tay người thợ tài hoa châu thổ, và đặc biệt óc thẩm mỹ của người thiết kế, làm đốc công là Chu Mạnh Trinh, người giỏi cả cầm, kỳ, thi, hoạ, kiến trúc, và dân đã tôn cụ là Thần hộ đền… Ở nhà bia Trấn Giang lâu có dòng văn khắc của Chu Mạnh Trinh: “ Từ bãi Thiên Nhiên, từ đầm dạ Trạch, tiên hạc đã bay về trời. Nào ai thấy tiên hạc ở nơi đâu, mà nơi đây vẫn phảng phất khí thiêng nơi tiên cảnh…”.
Trấn Giang lâu. Ảnh: Internet.
Từ đền Đa Hòa, đoàn chúng tôi đã đi nhiều nơi trên đất Phố Hiến xưa, theo dấu Chu Mạnh Trinh từng thăm viếng, thị sát và để lại nhiều bức châm thư với thư pháp bay bổng, tài hoa, cho thấy tâm hồn khoáng đạt, tình yêu quê hương đất nước và lòng yêu cái đẹp nồng nàn của cụ. Chúng tôi đã dừng rất lâu trước các hoành phi có chính bút tích của Chu Mạnh Trinh ở đền Mây thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ, ở đền Mẫu thờ bà Dương quý phi đời Tống Trung Quốc- người từng báo mộng cho viên Thái giám họ Du biết thân phận bi thảm của mình (viên thái giám này được dân tôn làm thành hoàng làng, thờ tại đình Hiến, vì đã dựng lên cả một làng Hoa Dương cho những người Hoa cơ nhỡ phiêu bạt). Và ở đây, thêm một lần nữa chúng tôi thấm thía cái triết lý sống chan hoà, bao dung của người Việt cổ qua tâm hồn một nhà nho tài tử dù đương phải sống giữa thời buổi nhiễu nhương của lịch sử. Nhà Tống từng xua quân dày xéo nước ta, nhưng khi người dân lành Trung Hoa của triều đại ấy trở thành nạn nhân dưới vó ngựa giặc Nguyên Mông thì trái tim nhân hậu của vị Tiến sĩ - Án sát sứ tỉnh Hưng Yên đã rung lên trong mối đồng cảm sâu sắc với họ:
Nước cũ non sông ngợp khói chiều
Trời Nam đền miếu dựng cheo leo
Lòng trung thờ Tống vầng dương tỏ
Nỗi hận thù Nguyên sóng bạc reo...
(Dịch từ chữ Hán thơ Chu Mạnh Trinh treo ở gian giữa của cung Trung từ đền Mẫu. Không rõ người dịch )
Và cũng phải "đồng bệnh tương liên" với người "có tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”(1) là thi hào họ Nguyễn tới độ nào đó, cụ Chu Mạnh Trinh mới có thể dày công sưu tầm, tập chú một bản Kiều Nôm cổ, mới vượt qua nổi các danh sĩ đương thời để đoạt giải nhất trong một cuộc thi Vịnh Kiều ở đất Hưng Yên vào năm 1905 do Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến làm chủ khảo!
Ông Thế Anh là nhà nghiên cứu có đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp "phục nguyên Truyện Kiều". Sau khi đã cho công bố hai bản Kiều Nôm cổ do ông phiên âm, khảo chú, và tham gia Ban văn bản Truyện Kiều của Hội Kiều học VN để cho ra đời một bản Truyện Kiều đồng thuận vào đúng dịp Lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại thi hào, ông lại tiếp tục trăn trở về bản Kiều Nôm nói trên của Chu Mạnh Trinh. Đặc biệt, ông say sưa với những bài Vịnh Kiều Nôm và bài Tựa Truyện Kiều bằng chữ Nho của người mê đắm nàng Kiều đến mức toan đúc sẵn nhà vàng cho nàng! Ông phẫn uất trước những luận điểm bôi bác, xúc phạm Chu Mạnh Trinh, và quyết tâm thu thập lại tất cả những gì liên quan đến danh nhân này. Việc làm của ông được nhiều đồng nghiệp là nhà Hán Nôm học, nhà Kiêù học, nhiều học trò của ông động viên, ủng hộ. Đây sẽ là cuốn sách có thể nói là "tập đại thành" những tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp Chu Mạnh Trinh của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu đi trước- trên cơ sở bước đầu khảo sát tác giả đặc biệt này dưới góc độ lý thuyết "loại hình Nhà nho tài tử" mà nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương lần đầu tiên đã nêu ra từ mấy chục năm trước đây.(2)
Khi cả đoàn tới trước khu mộ Chu Mạnh Trinh, kết thúc cuộc hành trình, ông Thế Anh đứng lặng hồi lâu với cặp mắt rưng lệ, rồi mới chú mục đọc các đại tự, câu đối ở mộ. Tôi chợt hiểu, thế là cuốn sách của ông, dù lúc đó chưa được in ra, cũng đã bắt đầu một cuộc hành trình tìm đến Cõi đời đang khao khát tình thương...
_________
1. Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ nhân - Bài tựa Truyện Kiều (Bản dịch của Bùi Kỷ- Trần Trọng Kim).
2. Trần Ngọc Vương- Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 1995.
3. Chu Mạnh Trinh- Tổng vịnh Truyện Kiều ( Bản dịch của Đoàn Tư Thuật).
https://xuandienhannom.blogspot.com/2016/08/i-tim-ang-tai-hoa-chu-manh-trinh.html
2. Trần Ngọc Vương- Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 1995.
3. Chu Mạnh Trinh- Tổng vịnh Truyện Kiều ( Bản dịch của Đoàn Tư Thuật).
https://xuandienhannom.blogspot.com/2016/08/i-tim-ang-tai-hoa-chu-manh-trinh.html
Bàn ra tán vào (0)
ĐI TÌM ĐẤNG TÀI HOA CHU MẠNH TRINH
Lời dẫn của Lâm Khang: Cán Thần Chu Mạnh Trinh là một đấng tài hoa. Cuộc đời ngắn ngủi của ông đã để lại cho non sông những điều kỳ thú. Về thơ là Hương Sơn phong cảnh ca,
ĐI TÌM CHU MẠNH TRINH
Lời dẫn của Lâm Khang: Cán Thần Chu Mạnh Trinh là một đấng tài hoa. Cuộc đời ngắn ngủi của ông đã để lại cho non sông những điều kỳ thú. Về thơ là Hương Sơn phong cảnh ca, bài thơ hay nhất về Hương Tích mà đến nay chưa ai vượt qua được. Ông cũng là người vẽ kiểu Gác chuông Thiên Chùa đẹp lạ lùng. Với Hưng Yên, ông là người hưng công và thiết kế tòa phương đình của đền Đa Hòa, để lại hai chữ đại tự "Bồng Lai" đến nay vẫn còn tươi nét bút.
Đương thời, có 4 vị được tôn vinh là "TỨ CHI VĂN". Đó là: Kinh bang tế thế chi văn Nguyễn Thượng Hiền, Cử tử chi văn Vũ Phạm Hàm, Thần tiên chi văn Dương Khuê và Tài tử chi văn Chu Mạnh Trinh. Xin giới thiệu bài viết của Đạo diễn, Nhà văn Mai An Nguyễn Anh Tuấn.
Cứ
mỗi lần có việc (hay chẳng có việc gì mà chỉ đơn giản là đi vãn cảnh)
vào chùa hay một địa điểm văn hóa tâm linh nào đó, không hiểu sao tâm tư
tôi lại rung lên trong mấy câu của thi sĩ Chu Mạnh Trinh:
Bầu trời cảnh Bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
... Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng...
(Hương Sơn phong cảnh)
Tôi,
cũng như bao thế hệ người Việt ngâm nga tán thưởng bài thơ hát nói này,
không chỉ vì sự tài hoa của ngôn từ đã vẽ nên cảnh Bụt một cách trang
trọng mà đắm đuối thi vị, mà còn bởi cái cách thưởng thức thiên nhiên,
bởi một thái độ văn hóa ở chốn tâm linh. Để có được cái tư thế hòa nhập
đáng yêu đáng kính như thế với thiên nhiên và cảnh Bụt, Chu Mạnh Trinh
đã có nhiều hơn, cao hơn cái phẩm cách thi sĩ của cụ - đó là Tâm Phật.
Mà Tâm Phật này lại chính là sự gặp nhau trọn vẹn của ba vòng đồng tâm:
Nhân tính - Việt tính - Phật tính, theo lý thuyết của một người bạn tôi
là nhà văn nhà giáo Chu Văn Sơn. Những năm tháng này, những câu thơ lóng
lánh tự đáy hồn kia lại thường đến với tôi như một sự xót xa, tiếc
nuối, và uất hận, bởi thiên hạ đã phá nát cảnh thiêng như nó cần phải có
để dẫm đạp lên nhau tranh giành lợi lộc, để mua thần bán thánh, để
những mưu đồ đen ngòm ích kỷ làm ô uế cửa thiền. Người Việt chúng ta có
thể nói ai cũng có sẵn trong mình cái Tâm Phật ấy, song dường nó đang bị
tiêu tán, bị hủy hoại, bị truy bức - bởi đủ lý do chủ quan khách quan
lắm khi thực ngớ ngẩn! Chu Mạnh Trinh và những con người như cụ, hơn bao
giờ hết, cần thiết đến chừng nào cho cuộc đời nhiều xáo trộn, đổ vỡ,
máu lửa này, và cũng đang khao khát lắng lại trong sự bình yên, trong
lành, cùng cái Đẹp của thiên nhiên và Tình người...
Phải chăng, đó là nguyên do chính để nhà Hán Nôm học, nhà thư pháp Thế Anh nhiều năm qua âm thầm làm cuộc "hành hương chữ nghĩa" đi tìm Chu Mạnh Trinh?
Ông Thế Anh bên ban thờ Chu Mạnh Trinh có cây đàn của cụ.
Và, một sự ngẫu nhiên thú vị của số phận đã dẫn tới một cuộc "hành hương thực địa" tập thể, tìm đến những nơi lưu giữ kỷ vật, bút tích... của Chu Mạnh Trinh vào đầu xuân 2016. Đoàn gồm có nhà nghiên cứu văn hóa Đặng Bàn, hai kiến trúc sư Đào Ngọc Hân, Trần Duy Hưng, và tôi, đi "hộ tống" tác giả công trình "Nhà nho tài tử Chu Mạnh Trinh"; cùng lỉnh kỉnh các phương tiện làm nghề chuyên nghiệp nhằm bổ sung hình ảnh cho tập bản thảo của ông coi như đã hoàn thành, và cũng để chuẩn bị tư liệu bước đầu cho bộ phim chân dung xứng đáng về Chu Mạnh Trinh mà tôi ấp ủ từ lâu. Ông Thế Anh trân trọng mời tôi đi cùng để góp phần hoàn thiện cho cuốn sách mà ông bảo là "cuối cùng của đời mình" (Hy vọng không phải vậy!). Đó quả là một vinh dự lớn đối với tôi - kẻ cũng yêu thơ văn cổ, cũng như ông ngưỡng vọng sâu xa con người từng tự nhận: "Ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu"(3), và được đồng hành với ông qua những bước gian nan và đầy hào hứng của Hội Kiều học VN (Hội Khoa học nghiên cứu Truyện Kiều) suốt mấy năm ròng.
Đoàn chúng tôi đến xứ sở của những bờ xôi ruộng mật đang biến dần đi một cách oan uổng song mãi mãi không thể quên được mình là cái nôi của một thiên tình sử đẹp nhất nước Nam! Cái tình yêu lạ đời, trái khoáy và cũng rất tự nhiên của Tiên Dung con Hùng Duệ vương với chàng trai nghèo Chử Đồng Tử đã đơm hoa kết trái ở Bãi Tự Nhiên- đối diện với làng Phú Thị, nơi chôn nhau của một nhà thơ tài tử vào loại bậc nhất thi đàn Việt. Tại đây có đền Đa Hòa thờ Chử Đồng Tử- Tiên Dung với những công trình tuyệt tác tạo cõi bồng lai tiên cảnh - sản phẩm của bàn tay người thợ tài hoa châu thổ, và đặc biệt óc thẩm mỹ của người thiết kế, làm đốc công là Chu Mạnh Trinh, người giỏi cả cầm, kỳ, thi, hoạ, kiến trúc, và dân đã tôn cụ là Thần hộ đền… Ở nhà bia Trấn Giang lâu có dòng văn khắc của Chu Mạnh Trinh: “ Từ bãi Thiên Nhiên, từ đầm dạ Trạch, tiên hạc đã bay về trời. Nào ai thấy tiên hạc ở nơi đâu, mà nơi đây vẫn phảng phất khí thiêng nơi tiên cảnh…”.
Trấn Giang lâu. Ảnh: Internet.
Từ đền Đa Hòa, đoàn chúng tôi đã đi nhiều nơi trên đất Phố Hiến xưa, theo dấu Chu Mạnh Trinh từng thăm viếng, thị sát và để lại nhiều bức châm thư với thư pháp bay bổng, tài hoa, cho thấy tâm hồn khoáng đạt, tình yêu quê hương đất nước và lòng yêu cái đẹp nồng nàn của cụ. Chúng tôi đã dừng rất lâu trước các hoành phi có chính bút tích của Chu Mạnh Trinh ở đền Mây thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ, ở đền Mẫu thờ bà Dương quý phi đời Tống Trung Quốc- người từng báo mộng cho viên Thái giám họ Du biết thân phận bi thảm của mình (viên thái giám này được dân tôn làm thành hoàng làng, thờ tại đình Hiến, vì đã dựng lên cả một làng Hoa Dương cho những người Hoa cơ nhỡ phiêu bạt). Và ở đây, thêm một lần nữa chúng tôi thấm thía cái triết lý sống chan hoà, bao dung của người Việt cổ qua tâm hồn một nhà nho tài tử dù đương phải sống giữa thời buổi nhiễu nhương của lịch sử. Nhà Tống từng xua quân dày xéo nước ta, nhưng khi người dân lành Trung Hoa của triều đại ấy trở thành nạn nhân dưới vó ngựa giặc Nguyên Mông thì trái tim nhân hậu của vị Tiến sĩ - Án sát sứ tỉnh Hưng Yên đã rung lên trong mối đồng cảm sâu sắc với họ:
Nước cũ non sông ngợp khói chiều
Trời Nam đền miếu dựng cheo leo
Lòng trung thờ Tống vầng dương tỏ
Nỗi hận thù Nguyên sóng bạc reo...
(Dịch từ chữ Hán thơ Chu Mạnh Trinh treo ở gian giữa của cung Trung từ đền Mẫu. Không rõ người dịch )
Và cũng phải "đồng bệnh tương liên" với người "có tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”(1) là thi hào họ Nguyễn tới độ nào đó, cụ Chu Mạnh Trinh mới có thể dày công sưu tầm, tập chú một bản Kiều Nôm cổ, mới vượt qua nổi các danh sĩ đương thời để đoạt giải nhất trong một cuộc thi Vịnh Kiều ở đất Hưng Yên vào năm 1905 do Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến làm chủ khảo!
Ông Thế Anh là nhà nghiên cứu có đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp "phục nguyên Truyện Kiều". Sau khi đã cho công bố hai bản Kiều Nôm cổ do ông phiên âm, khảo chú, và tham gia Ban văn bản Truyện Kiều của Hội Kiều học VN để cho ra đời một bản Truyện Kiều đồng thuận vào đúng dịp Lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại thi hào, ông lại tiếp tục trăn trở về bản Kiều Nôm nói trên của Chu Mạnh Trinh. Đặc biệt, ông say sưa với những bài Vịnh Kiều Nôm và bài Tựa Truyện Kiều bằng chữ Nho của người mê đắm nàng Kiều đến mức toan đúc sẵn nhà vàng cho nàng! Ông phẫn uất trước những luận điểm bôi bác, xúc phạm Chu Mạnh Trinh, và quyết tâm thu thập lại tất cả những gì liên quan đến danh nhân này. Việc làm của ông được nhiều đồng nghiệp là nhà Hán Nôm học, nhà Kiêù học, nhiều học trò của ông động viên, ủng hộ. Đây sẽ là cuốn sách có thể nói là "tập đại thành" những tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp Chu Mạnh Trinh của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu đi trước- trên cơ sở bước đầu khảo sát tác giả đặc biệt này dưới góc độ lý thuyết "loại hình Nhà nho tài tử" mà nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương lần đầu tiên đã nêu ra từ mấy chục năm trước đây.(2)
Khi cả đoàn tới trước khu mộ Chu Mạnh Trinh, kết thúc cuộc hành trình, ông Thế Anh đứng lặng hồi lâu với cặp mắt rưng lệ, rồi mới chú mục đọc các đại tự, câu đối ở mộ. Tôi chợt hiểu, thế là cuốn sách của ông, dù lúc đó chưa được in ra, cũng đã bắt đầu một cuộc hành trình tìm đến Cõi đời đang khao khát tình thương...
_________
1. Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ nhân - Bài tựa Truyện Kiều (Bản dịch của Bùi Kỷ- Trần Trọng Kim).
2. Trần Ngọc Vương- Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 1995.
3. Chu Mạnh Trinh- Tổng vịnh Truyện Kiều ( Bản dịch của Đoàn Tư Thuật).
https://xuandienhannom.blogspot.com/2016/08/i-tim-ang-tai-hoa-chu-manh-trinh.html
2. Trần Ngọc Vương- Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 1995.
3. Chu Mạnh Trinh- Tổng vịnh Truyện Kiều ( Bản dịch của Đoàn Tư Thuật).
https://xuandienhannom.blogspot.com/2016/08/i-tim-ang-tai-hoa-chu-manh-trinh.html