Truyện Ngắn & Phóng Sự
ĐI VỀ HƯỚNG TÂY..- Phan Nhật Nam.
Chiếc máy bay quay mũi về phía thành phố, mặt trời sau lưng bắt đầu chìm xuống bìa rừng. Lấy con lộ đá làm chuẩn hai anh phi công bắt đầu cuộc đua, hai chiếc trực thăng đâm chéo vào nhau, lướt trên ngọn cây, gần như chạm sát mặt đường, vạch đá đỏ dưới chân chạy ngược vùn vụt... Nhắm mắt, một ngày mệt mỏi và căng thẳng đang hết. Tôi sắp được nghỉ ngơi. Núi Bà Đen đã phủ hơi sương, khối đá, cây cỏ xanh rì thẩm dần vào bóng tối. Thành phố Tây Ninh vừa lên đèn.
Tây Ninh, thành phố không giống một nơi nào của miền Nam càng không giống một thị trấn nào của miền Trung. Thành phố biên giới theo lộ đất đỏ đi Katum, theo quốc lộ 1 từ Gò Dầu Hạ tiếp đường 22... Tất cả mọi nẽo đều dẫn đến biên giới. Biên giới, đồng cỏ ngút ngàn lặng lẽ váng vất khắc khỏai, hai đồn lính nằm trơ trọi, tấm bảng viết hai chữ Việt, Miên. Biên giới, nghe nao nao trong lòng cơn bồi hồi khi chân bước lên mặt nhựa sát gần cây cản đường, trên đồng cỏ thấp thoáng bóng người tới lui im lặng. Biên giới, âm thanh mang vẻ ngỡ ngàng hờ hững và không gian như bị bít lối. Trong không khí đặc dị đó Tây Ninh buổi sáng gây gây rét, trời im không gió, không nắng, xe nhà binh, lính mang súng đầy ắp con phố chính, thành phố bắt đầu ngày với mùi đao binh, tăng dần độ nóng bởi khói xăng pha nhớt. Thành phố căng thẳng như viên đạn đã lên nòng. Sáng qua, chiều tới và... Đêm xuống. Đêm xuống mau, thành phố vắng, ngọn đèn vàng khu chợ, bóng người lính lao xao thoắt ẩn thoắt hiện, lính mang giày há mõm, áo rách, mặt đen bụi đỏ trầy trụa vì gai rừng, đâu đây vang tiếng cười lanh lãnh chông chênh. Uống đi... Hơn hai tháng không ngậm được cục nước đá, uống đi, mai theo Chinook vô lại biết đâu trưa là chết. Uống đi, đ.. má cứ tưởng tượng “nhai” được miếng bia thì chết cũng đáng... Ha, ha cho thêm một hộp nữa. Đêm Tây Ninh với những người lính sống giữa khe hở của sống chết.
Tôi đứng trên đài cao, với một cái loa, lá cờ đỏ, những tấm bảng có kẻ chữ V,J,C,B... V là Vichy, Jackie, Carolyne, Barbara, những căn cứ hỏa lực cách biên giới vừa tầm súng cối địch. Zulu đây Nam Xương đang cần Class A. Zulu đây Nam Xương, Carolyne yêu cầu Hardmission... Zulu là tôi, Nam Xương cũng là... tôi. Zulu là tôi khi ở trên đài, trên đường đi, trên trực thăng, trên bãi Fox... Nam Xương là tôi ở nhà, ở trung tâm hành quân nhận yêu cầu từ các căn cứ, nơi có lính dưới hầm, lính đang chong mắt chờ pháo, lính đang liếm môi chờ nước. Class A là thức ăn, hard-mission là khẩn cấp, là đạn, không có không được. Như con thoi chạy mãi trên trục lửa: Căn cứ - Thành phố. Đài kiểm soát - Bãi bốc hàng. Phi trường - Phòng hành quân. Tôi lái xe như gió, hét như sấm, lồng ngực nổ máu nóng, cổ họng nghẹt cứng vì khói và hơi nóng phản lực của phi cơ. Tôi mờ mắt vì trên cao độ mông lung thấy đạn phòng không đan một lưới lửa dưới thân tầu và căn cứ Vichy bập bùng khói bụi... Địch đang pháo kích.
Ngày hết trở lại đêm, Tây Ninh âm ĩ như miếng sắt nóng đỏ đang nguội dần.
Trong bóng tối của nhà xác, tôi đứng tần ngần bên một gói poncho im lặng. Gói xác người lạ lẫm, không có khối tròn của chiếc đầu. Phước đã chết vì một qủa B.40 nhắm thẳng vào mặt. Hai chiếc giày của người chết đóng lớp đất vàng có những cọng cỏ còn tươi dính vào kẽ dây giày. Người chết sớm hơn cỏ cây, chưa kịp khô. Buổi trưa, trước khi chết khỏang nửa giờ tôi còn nghe tiếng nói của Phước vọng qua loa khuếch đại máy truyền tin tại phòng hành quân...
- Nam xương đó hả, cám ơn mi cho tao mấy hộp bia... Thôi nghe, tao đang “gom bi” (điều chỉnh pháo binh), hai ngày nữa ra gặp mi...- Hai ngày nữa, hai ngày nữa... Nghe lồng lộng trong không gian nỗi vui mừng sảng khoái tội nghiệp của kẻ sắp được uống nước đá, ăn cơm nóng và... quay cái cổ cho đã!!! Không có hai ngày hân hoan kia cho Phước nữa, chỉ còn nửa giờ cho một đời. Chỉ còn nửa giờ cho một người. Người rất muốn sống.
Ở Tây Ninh, buổi trưa trong những giờ tạm nghỉ trên đường đi đến nhà ăn, ngang qua những căn nhà lợp tôn, tường cói mỏng, nơi nghỉ ngơi cho lính Mỹ sau ba tuần trong rừng. Đi ngang qua các căn phòng hé cửa, sau bức tường mỏng manh nghe từ trong đó giọng cười hăng hắc khoái trá của giống cái Việt Nam được chạm vào nơi kích thích chen lẫn tiếng gầm gừ của những người trẻ tuổi tóc vàng vừa đến tuổi thanh niên, những người đang tập uống rượu say đắm cuộc đời qua thân thể một phụ nữ da vàng mốc thếch.
Sát biên giới, đuổi giặc ra khỏi biên thùy, đất đai như một kích thích tố cụ thể, lính Nhẩy dù chịu đựng như không thể chịu đựng hơn, tác chiến như không có đơn vị bộ binh nào tác chiến bằng. Cùng phối hợp hành quân với Sư đoàn Kỵ binh Không vận Mỹ, Sư đoàn Bộ binh số 1 của thế kỷ, tác phẩm toàn hảo nhất của Bộ trưởng Quốc phòng MacNamara; cũng là sản phẩm hãnh diện không nhược điểm của kỹ nghệ chiến tranh hiện đại. Đứng cạnh Không kỵ hay First CAV, những sư đoàn bộ binh Mỹ ngượng ngùng lép vế không cưỡng chế, Big Red One, Đệ Nhất Sư đoàn bộ binh với gần một thế kỷ truyền thống; Sấm Sét miền Viễn Tây,Sư đoàn 25 Bộ Binh, nổ lực chính của quân lực Mỹ trong trận chiến Cao Ly và ngay cả Thủy quân Lục chiến, biểu tượng anh dũng của quân lực Mỹ... Tất cả khi đứng trước First CAV cũng cảm thấy có một thua sút không bù trừ nỗi. Đệ Nhất Sư Đoàn Không vận có gần năm trăm phi cơ trực thăng, ba bộ chỉ huy lữ đoàn với khả năng tác chiến biệt lập có thể đảm trách vùng trách nhiệm cấp sư đoàn. Mỗi lữ đoàn Nhảy dù phối hợp với một lữ đoàn không kỵ, lữ đoàn tôi cùng với lữ đoàn 1 không kỵ Mỹ giữ vùng trách nhiệm bắc Tây Ninh, Lữ đoàn 1 Dù với 2 Không kỵ chịu phần Phước Long, Bình Long.
Các khu vực trách nhiệm của mỗiTiểu đoàn Dù và Không kỵ chen lẫn nhau trải qua ba tỉnh Phước Bình, Bình Long và Tây Ninh. Nguyên tắc là phối hợp hành quân, nên vùng trách nhiệm của Mỹ và ta rộng ngang nhau, nặng ngang nhau vì được đo lường... ngang sức nhau. Nhưng đấy chỉ là nguyên tắc,thực tế thì khác xa, xa diệu vợi, xa ngút ngàn. Khả năng của Không kỵ Mỹ vô cùng, Dù Việt Nam hạn chế, căn cứ Mỹ được 175 ly yểm trợ trực tiếp và 105 ly yểm trợ tăng cường, trong khi Việt Nam thì trái lại. Căn cứ hỏa lực của Mỹ là một thành phố thu hẹp với trạm cứu thương, bãi trực thăng Chinook, bãi trực thăng VIP, đường tráng nhựa, nhà bếp nấu thức ăn nóng cho toàn tiểu đoàn và máy bay riêng cho tiểu đoàn trưởng, trực thăng võ trang ưu tiên yểm trợ, tiếp cứu. Blue Max, Pink Max (trực thăng võ trang) thường trực trên không phận của mỗi khu vực hành quân của từng tiểu đoàn để yểm trợ chiến thuật ngay phút đầu chạm địch. Nhảy Dù Việt Nam tuy gọi là phối hợp hành quân nhưng lẽ tất nhiên không thể có ưu tiên tuyệt đối như Mỹ, căn cứ hỏa lực được kiến tạo do sức của đôi tay và yếu tố quyết định chiến trường nằm trên mũi súng của mỗi người lính. Và cách xa vật chất của hai loại lính trong cùng một chiến trường, cùng cường độ là khỏang trống không thể bù. Lính Mỹ, áo quần dơ được trực thăng đem về Tây Ninh giặt, hai tuần trong rừng, một tuần tại căn cứ hỏa lực, một tuần được về Tây Ninh nghỉ; chiều có thức ăn nóng với khẩu phần ẩm thực số 1. Lính Dù áo quần vá bằng dây thép, băng keo, uống nước hố bom cũng là huyệt người chết, một tháng về căn cứ hỏa lực (mỗi tiểu đoàn có một căn cứ) tạm nghỉ để có thể ngước mặt nhìn trời không bị cây rừng che khuất và uống nước ống đạn mang từ Tây Ninh mang vào với tiêu chuẩn mỗi người một nón sắt. Cùng cường độ chiến trường, vận tốc hành quân, cùng gánh nặng nhiệm vụ, dù thua xa bao nhiêu phương tiện, thiếu bao nhu cầu cũng phải gắng đến đuối sức. Phải gắng hết lực — Danh dự quân lực, quốc gia nằm trong lần phối hợp này. Thế nên trên chiều rộng gần một trăm năm mươi cây số từ Tây Ninh qua Phước Long từ biên giới vào nội địa người lính Dù Việt Nam cong lưng xuống dưới gánh nặng có mùi vị ẩm mốc của nước mắm, thịt, gạo, mỡ, tay cắp súng. Tay thêm thùng đạn tăng cường, bấm đôi chân trên mặt đất — Đi và đụng địch. Đụng liên miên, đụng dài dài... Tiểu đoàn 7 đang hối ARA (ám danh gọi trực thăng võ trang) vào vùng thì quanh căn cứ Carolyne của tiểu đoàn 11 Cộng quân đang thổi kèn xung phong. Tiểu đoàn 2 Dù đang hô: Phải cho thêm kẹo cho gà cồ gấp. (đạn pháo 105). Gà cồ gáy, bánh chưng nổ, đom đóm gần hết (đạn 105, mìn nổ, mìn chiếu sáng hết...) Tất cả hối thúc dồn dập vang vang trong máy truyền tin, tôi như có cơn sấm dậy trong đầu, mệt nhọc bỏ qua, phải bỏ qua vì ngày ngày bay trên rừng xanh, ngày ngày đáp trên đất vỡ, tôi gặp bạn bè, tôi thấy lại lính cũ để nghe những tiếng nói, những câu than nhỏ... Khổ quá, khát quá. Tôi nhìn những chiếc má hóp, những sợi râu úa, những ánh mắt khô... Từ tháng Mười 69 đến hôm nay tháng Một 70 không nhìn thấy một mảnh trời quang huống gì là một ngày bình yên. Cộng quân thật thâm độc, chúng gom lực lượng nhất định đánh vỡ vòng đai bằng cách cường tập vào các căn cứ Nhảy dù. Nếu quân ta vỡ, Mỹ sẽ mất tinh thần theo. Đánh Nhảy dù còn là đòn tâm lý độc hại cốt chứng tỏ sự hận thù nhắm mạnh hẳn về một hướng. Nhưng quân ta cứng như khối thép, mạnh như cuồng phong, từ các căn cứ các đại đội càng ngày càng bung rộng, đánh ngày không được, đợi đêm đánh. Tại trung tâm hành quân người ta nghe nhưng lời đối thoại chắc nịch:
- Tôi biết ở đấy có hai 12 ly 7 ( Phòng không 12 ly 7), Đại bàng (Vị chỉ huy) cho tôi và con cái (lính) ăn uống xong, đến đêm tôi sẽ xung phong.
Những lời nói rất thường ở ngôn từ nhưng lồng lộng ý chí quyết thắng. Sự can trường hình như làm căng mạch máu đoàn quân vì tiến quân lên hướng Bắc nhưng thật ra đi về phía Tây của Việt Nam, đoàn quân đang dẫm lên phần đất mông lung linh diện của biên giới — Đất vô hình nhưng khí thiêng Tổ quốc hình như lẩn khuất quanh đây — Lính Nhảy dù mạnh vì mang trong lòng tâm thức — Đuổi giặc ra khỏi biên giới. Tâm lý đắm chìm không phân tích, luận lý nhưng thôi thúc mỗi người trong mỗi ngày mỗi phút đừng ngã xuống để tiến lên. Số vũ khí tịch thu làm Không kỵ ngất ngư. Không thể ngờ có sức chiến đấu tuyệt vời như thế trong những cơ thể chỉ bằng đứa bé ở Mỹ Châu. Lính Không Kỵ giật mình — Huyền thoại về Nhảy Dù Việt Nam là một huyền thoại có thật.
Chiến dịch mở dài cho đến tháng Năm để tiến thành cuộc hành quân vượt biên đánh vào hậu cần Mặt Trận Giải Phóng ở đất Miên. Tôi không tham dự hành quân này và phải ra khỏi binh chủng. Mỗi ngày nơi phòng hành quân của chỗ làm mới nghe bàn tán xôn xao về những địa danh... Lưỡi Câu, Mõ Vẹt, đồn điền Mimot, Snoul... Tôi đứng ở trước tấm bản đồ phủ bụi dí ngón tay qua các điểm Tây Ninh, Katum, Sông Bé... thấy lại trước mắt dãy rừng miền đông Nam bộ chập chùng ngút ngàn mờ hơi khói, bập bùng những nấm khói đạn pháo binh và đoàn quân di chuyển âm thầm trong bóng lá, trên đất khô lẫn bụi vàng... Chỉ là hai tháng trước đây. Tôi vừa qua một cảnh đời của nghiệp lính.
Tháng 2-1970. Tây Ninh.
Tân Sơn Hòa chuyển
ĐI VỀ HƯỚNG TÂY..- Phan Nhật Nam.
Chiếc máy bay quay mũi về phía thành phố, mặt trời sau lưng bắt đầu chìm xuống bìa rừng. Lấy con lộ đá làm chuẩn hai anh phi công bắt đầu cuộc đua, hai chiếc trực thăng đâm chéo vào nhau, lướt trên ngọn cây, gần như chạm sát mặt đường, vạch đá đỏ dưới chân chạy ngược vùn vụt... Nhắm mắt, một ngày mệt mỏi và căng thẳng đang hết. Tôi sắp được nghỉ ngơi. Núi Bà Đen đã phủ hơi sương, khối đá, cây cỏ xanh rì thẩm dần vào bóng tối. Thành phố Tây Ninh vừa lên đèn.
Tây Ninh, thành phố không giống một nơi nào của miền Nam càng không giống một thị trấn nào của miền Trung. Thành phố biên giới theo lộ đất đỏ đi Katum, theo quốc lộ 1 từ Gò Dầu Hạ tiếp đường 22... Tất cả mọi nẽo đều dẫn đến biên giới. Biên giới, đồng cỏ ngút ngàn lặng lẽ váng vất khắc khỏai, hai đồn lính nằm trơ trọi, tấm bảng viết hai chữ Việt, Miên. Biên giới, nghe nao nao trong lòng cơn bồi hồi khi chân bước lên mặt nhựa sát gần cây cản đường, trên đồng cỏ thấp thoáng bóng người tới lui im lặng. Biên giới, âm thanh mang vẻ ngỡ ngàng hờ hững và không gian như bị bít lối. Trong không khí đặc dị đó Tây Ninh buổi sáng gây gây rét, trời im không gió, không nắng, xe nhà binh, lính mang súng đầy ắp con phố chính, thành phố bắt đầu ngày với mùi đao binh, tăng dần độ nóng bởi khói xăng pha nhớt. Thành phố căng thẳng như viên đạn đã lên nòng. Sáng qua, chiều tới và... Đêm xuống. Đêm xuống mau, thành phố vắng, ngọn đèn vàng khu chợ, bóng người lính lao xao thoắt ẩn thoắt hiện, lính mang giày há mõm, áo rách, mặt đen bụi đỏ trầy trụa vì gai rừng, đâu đây vang tiếng cười lanh lãnh chông chênh. Uống đi... Hơn hai tháng không ngậm được cục nước đá, uống đi, mai theo Chinook vô lại biết đâu trưa là chết. Uống đi, đ.. má cứ tưởng tượng “nhai” được miếng bia thì chết cũng đáng... Ha, ha cho thêm một hộp nữa. Đêm Tây Ninh với những người lính sống giữa khe hở của sống chết.
Tôi đứng trên đài cao, với một cái loa, lá cờ đỏ, những tấm bảng có kẻ chữ V,J,C,B... V là Vichy, Jackie, Carolyne, Barbara, những căn cứ hỏa lực cách biên giới vừa tầm súng cối địch. Zulu đây Nam Xương đang cần Class A. Zulu đây Nam Xương, Carolyne yêu cầu Hardmission... Zulu là tôi, Nam Xương cũng là... tôi. Zulu là tôi khi ở trên đài, trên đường đi, trên trực thăng, trên bãi Fox... Nam Xương là tôi ở nhà, ở trung tâm hành quân nhận yêu cầu từ các căn cứ, nơi có lính dưới hầm, lính đang chong mắt chờ pháo, lính đang liếm môi chờ nước. Class A là thức ăn, hard-mission là khẩn cấp, là đạn, không có không được. Như con thoi chạy mãi trên trục lửa: Căn cứ - Thành phố. Đài kiểm soát - Bãi bốc hàng. Phi trường - Phòng hành quân. Tôi lái xe như gió, hét như sấm, lồng ngực nổ máu nóng, cổ họng nghẹt cứng vì khói và hơi nóng phản lực của phi cơ. Tôi mờ mắt vì trên cao độ mông lung thấy đạn phòng không đan một lưới lửa dưới thân tầu và căn cứ Vichy bập bùng khói bụi... Địch đang pháo kích.
Ngày hết trở lại đêm, Tây Ninh âm ĩ như miếng sắt nóng đỏ đang nguội dần.
Trong bóng tối của nhà xác, tôi đứng tần ngần bên một gói poncho im lặng. Gói xác người lạ lẫm, không có khối tròn của chiếc đầu. Phước đã chết vì một qủa B.40 nhắm thẳng vào mặt. Hai chiếc giày của người chết đóng lớp đất vàng có những cọng cỏ còn tươi dính vào kẽ dây giày. Người chết sớm hơn cỏ cây, chưa kịp khô. Buổi trưa, trước khi chết khỏang nửa giờ tôi còn nghe tiếng nói của Phước vọng qua loa khuếch đại máy truyền tin tại phòng hành quân...
- Nam xương đó hả, cám ơn mi cho tao mấy hộp bia... Thôi nghe, tao đang “gom bi” (điều chỉnh pháo binh), hai ngày nữa ra gặp mi...- Hai ngày nữa, hai ngày nữa... Nghe lồng lộng trong không gian nỗi vui mừng sảng khoái tội nghiệp của kẻ sắp được uống nước đá, ăn cơm nóng và... quay cái cổ cho đã!!! Không có hai ngày hân hoan kia cho Phước nữa, chỉ còn nửa giờ cho một đời. Chỉ còn nửa giờ cho một người. Người rất muốn sống.
Ở Tây Ninh, buổi trưa trong những giờ tạm nghỉ trên đường đi đến nhà ăn, ngang qua những căn nhà lợp tôn, tường cói mỏng, nơi nghỉ ngơi cho lính Mỹ sau ba tuần trong rừng. Đi ngang qua các căn phòng hé cửa, sau bức tường mỏng manh nghe từ trong đó giọng cười hăng hắc khoái trá của giống cái Việt Nam được chạm vào nơi kích thích chen lẫn tiếng gầm gừ của những người trẻ tuổi tóc vàng vừa đến tuổi thanh niên, những người đang tập uống rượu say đắm cuộc đời qua thân thể một phụ nữ da vàng mốc thếch.
Sát biên giới, đuổi giặc ra khỏi biên thùy, đất đai như một kích thích tố cụ thể, lính Nhẩy dù chịu đựng như không thể chịu đựng hơn, tác chiến như không có đơn vị bộ binh nào tác chiến bằng. Cùng phối hợp hành quân với Sư đoàn Kỵ binh Không vận Mỹ, Sư đoàn Bộ binh số 1 của thế kỷ, tác phẩm toàn hảo nhất của Bộ trưởng Quốc phòng MacNamara; cũng là sản phẩm hãnh diện không nhược điểm của kỹ nghệ chiến tranh hiện đại. Đứng cạnh Không kỵ hay First CAV, những sư đoàn bộ binh Mỹ ngượng ngùng lép vế không cưỡng chế, Big Red One, Đệ Nhất Sư đoàn bộ binh với gần một thế kỷ truyền thống; Sấm Sét miền Viễn Tây,Sư đoàn 25 Bộ Binh, nổ lực chính của quân lực Mỹ trong trận chiến Cao Ly và ngay cả Thủy quân Lục chiến, biểu tượng anh dũng của quân lực Mỹ... Tất cả khi đứng trước First CAV cũng cảm thấy có một thua sút không bù trừ nỗi. Đệ Nhất Sư Đoàn Không vận có gần năm trăm phi cơ trực thăng, ba bộ chỉ huy lữ đoàn với khả năng tác chiến biệt lập có thể đảm trách vùng trách nhiệm cấp sư đoàn. Mỗi lữ đoàn Nhảy dù phối hợp với một lữ đoàn không kỵ, lữ đoàn tôi cùng với lữ đoàn 1 không kỵ Mỹ giữ vùng trách nhiệm bắc Tây Ninh, Lữ đoàn 1 Dù với 2 Không kỵ chịu phần Phước Long, Bình Long.
Các khu vực trách nhiệm của mỗiTiểu đoàn Dù và Không kỵ chen lẫn nhau trải qua ba tỉnh Phước Bình, Bình Long và Tây Ninh. Nguyên tắc là phối hợp hành quân, nên vùng trách nhiệm của Mỹ và ta rộng ngang nhau, nặng ngang nhau vì được đo lường... ngang sức nhau. Nhưng đấy chỉ là nguyên tắc,thực tế thì khác xa, xa diệu vợi, xa ngút ngàn. Khả năng của Không kỵ Mỹ vô cùng, Dù Việt Nam hạn chế, căn cứ Mỹ được 175 ly yểm trợ trực tiếp và 105 ly yểm trợ tăng cường, trong khi Việt Nam thì trái lại. Căn cứ hỏa lực của Mỹ là một thành phố thu hẹp với trạm cứu thương, bãi trực thăng Chinook, bãi trực thăng VIP, đường tráng nhựa, nhà bếp nấu thức ăn nóng cho toàn tiểu đoàn và máy bay riêng cho tiểu đoàn trưởng, trực thăng võ trang ưu tiên yểm trợ, tiếp cứu. Blue Max, Pink Max (trực thăng võ trang) thường trực trên không phận của mỗi khu vực hành quân của từng tiểu đoàn để yểm trợ chiến thuật ngay phút đầu chạm địch. Nhảy Dù Việt Nam tuy gọi là phối hợp hành quân nhưng lẽ tất nhiên không thể có ưu tiên tuyệt đối như Mỹ, căn cứ hỏa lực được kiến tạo do sức của đôi tay và yếu tố quyết định chiến trường nằm trên mũi súng của mỗi người lính. Và cách xa vật chất của hai loại lính trong cùng một chiến trường, cùng cường độ là khỏang trống không thể bù. Lính Mỹ, áo quần dơ được trực thăng đem về Tây Ninh giặt, hai tuần trong rừng, một tuần tại căn cứ hỏa lực, một tuần được về Tây Ninh nghỉ; chiều có thức ăn nóng với khẩu phần ẩm thực số 1. Lính Dù áo quần vá bằng dây thép, băng keo, uống nước hố bom cũng là huyệt người chết, một tháng về căn cứ hỏa lực (mỗi tiểu đoàn có một căn cứ) tạm nghỉ để có thể ngước mặt nhìn trời không bị cây rừng che khuất và uống nước ống đạn mang từ Tây Ninh mang vào với tiêu chuẩn mỗi người một nón sắt. Cùng cường độ chiến trường, vận tốc hành quân, cùng gánh nặng nhiệm vụ, dù thua xa bao nhiêu phương tiện, thiếu bao nhu cầu cũng phải gắng đến đuối sức. Phải gắng hết lực — Danh dự quân lực, quốc gia nằm trong lần phối hợp này. Thế nên trên chiều rộng gần một trăm năm mươi cây số từ Tây Ninh qua Phước Long từ biên giới vào nội địa người lính Dù Việt Nam cong lưng xuống dưới gánh nặng có mùi vị ẩm mốc của nước mắm, thịt, gạo, mỡ, tay cắp súng. Tay thêm thùng đạn tăng cường, bấm đôi chân trên mặt đất — Đi và đụng địch. Đụng liên miên, đụng dài dài... Tiểu đoàn 7 đang hối ARA (ám danh gọi trực thăng võ trang) vào vùng thì quanh căn cứ Carolyne của tiểu đoàn 11 Cộng quân đang thổi kèn xung phong. Tiểu đoàn 2 Dù đang hô: Phải cho thêm kẹo cho gà cồ gấp. (đạn pháo 105). Gà cồ gáy, bánh chưng nổ, đom đóm gần hết (đạn 105, mìn nổ, mìn chiếu sáng hết...) Tất cả hối thúc dồn dập vang vang trong máy truyền tin, tôi như có cơn sấm dậy trong đầu, mệt nhọc bỏ qua, phải bỏ qua vì ngày ngày bay trên rừng xanh, ngày ngày đáp trên đất vỡ, tôi gặp bạn bè, tôi thấy lại lính cũ để nghe những tiếng nói, những câu than nhỏ... Khổ quá, khát quá. Tôi nhìn những chiếc má hóp, những sợi râu úa, những ánh mắt khô... Từ tháng Mười 69 đến hôm nay tháng Một 70 không nhìn thấy một mảnh trời quang huống gì là một ngày bình yên. Cộng quân thật thâm độc, chúng gom lực lượng nhất định đánh vỡ vòng đai bằng cách cường tập vào các căn cứ Nhảy dù. Nếu quân ta vỡ, Mỹ sẽ mất tinh thần theo. Đánh Nhảy dù còn là đòn tâm lý độc hại cốt chứng tỏ sự hận thù nhắm mạnh hẳn về một hướng. Nhưng quân ta cứng như khối thép, mạnh như cuồng phong, từ các căn cứ các đại đội càng ngày càng bung rộng, đánh ngày không được, đợi đêm đánh. Tại trung tâm hành quân người ta nghe nhưng lời đối thoại chắc nịch:
- Tôi biết ở đấy có hai 12 ly 7 ( Phòng không 12 ly 7), Đại bàng (Vị chỉ huy) cho tôi và con cái (lính) ăn uống xong, đến đêm tôi sẽ xung phong.
Những lời nói rất thường ở ngôn từ nhưng lồng lộng ý chí quyết thắng. Sự can trường hình như làm căng mạch máu đoàn quân vì tiến quân lên hướng Bắc nhưng thật ra đi về phía Tây của Việt Nam, đoàn quân đang dẫm lên phần đất mông lung linh diện của biên giới — Đất vô hình nhưng khí thiêng Tổ quốc hình như lẩn khuất quanh đây — Lính Nhảy dù mạnh vì mang trong lòng tâm thức — Đuổi giặc ra khỏi biên giới. Tâm lý đắm chìm không phân tích, luận lý nhưng thôi thúc mỗi người trong mỗi ngày mỗi phút đừng ngã xuống để tiến lên. Số vũ khí tịch thu làm Không kỵ ngất ngư. Không thể ngờ có sức chiến đấu tuyệt vời như thế trong những cơ thể chỉ bằng đứa bé ở Mỹ Châu. Lính Không Kỵ giật mình — Huyền thoại về Nhảy Dù Việt Nam là một huyền thoại có thật.
Chiến dịch mở dài cho đến tháng Năm để tiến thành cuộc hành quân vượt biên đánh vào hậu cần Mặt Trận Giải Phóng ở đất Miên. Tôi không tham dự hành quân này và phải ra khỏi binh chủng. Mỗi ngày nơi phòng hành quân của chỗ làm mới nghe bàn tán xôn xao về những địa danh... Lưỡi Câu, Mõ Vẹt, đồn điền Mimot, Snoul... Tôi đứng ở trước tấm bản đồ phủ bụi dí ngón tay qua các điểm Tây Ninh, Katum, Sông Bé... thấy lại trước mắt dãy rừng miền đông Nam bộ chập chùng ngút ngàn mờ hơi khói, bập bùng những nấm khói đạn pháo binh và đoàn quân di chuyển âm thầm trong bóng lá, trên đất khô lẫn bụi vàng... Chỉ là hai tháng trước đây. Tôi vừa qua một cảnh đời của nghiệp lính.
Tháng 2-1970. Tây Ninh.
Tân Sơn Hòa chuyển