Truyện Ngắn & Phóng Sự
ĐỜI NGƯỜI NHƯ THOÁNG MÂY BAY *
Sau hơn một năm thụ huấn căn bản quân sự từ 2 Quân Trường được mệnh danh là “Lò luyện thép “ của Đông Nam Á : Trung tâm huấn luyện Quang Trung và Trường Bộ Binh Thủ Đức.
BK Vũ Linh
“ Phù vân, quả là phù vân, tất cả chỉ là phù vân”
(Giảng Viên 1,2 )
CHƯƠNG 1
Sau hơn một năm thụ huấn căn bản quân sự từ 2 Quân Trường được mệnh danh là “Lò luyện thép “ của Đông Nam Á : Trung tâm huấn luyện Quang Trung và Trường Bộ Binh Thủ Đức.
Cầm trên tay tờ giấy phép quý báu 2 tuẩn lễ: do thời gian thụ huấn quân sự, thưởng phép diễn hành ngày Quân Lực 19/6 và 2 tháng chiến dịch tuyên truyền giải thích vể Hiệp Định Paris 1973.
Phong cảm thấy thơ thới hân hoan nhưng trong lòng thì bịn rịn chia tay với bạn bè đồng khóa mà chàng đã cùng đồng lao cộng khổ, sống với nhau suốt hơn một năm qua. Những kỷ niệm vụt thoáng qua trong giây lát mà sao nó thấm đậm tình chiến hữu tình huynh đệ chi binh đến thế.
Sau khi chọn đơn vị ở Đại Giảng Đường, trở về đại đội, hàng loạt câu hỏi giữa bạn bè với nhau:
- Mày về đâu?
- Tao về Sư Đoàn….về Tiểu Khu
- Mày về đó thì thế này, thế này ….Cứ làm như thánh mẹ.
Phong và hầu hết có chỉ số chuyên môn được cấp phát là: 240.0. Có nghĩa là khi nhìn vào con số này, trong lãnh vực chuyên môn người ta biết ngay rằng anh là một quân nhân được đào tạo để chỉ huy một đơn vị trong QLVNCH, tác chiến ngoài chiến trường. Bạn bè Phong gọi nôm na là: Bóp cò…súng.
Hành trang giã từ: Sau khi làm mọi thủ tục thanh toán với bên Quân Cụ (trả vũ khí), Quân Nhu, Phòng Quân Tiếp Vu, Phòng Quân Lương….Tất cả hành trang của một Chuẩn Úy vừa mới tốt nghiệp căn bản bộ binh là một cái sac marin nhẹ tâng gói gọn một số quân trang quân dụng mà khi đáo nhậm đơn vị, chàng có sẵn để có thể nhập cuộc chơi một cách dễ dàng.
Tuy nhiên không phải chuyện gì cũng suông sẻ cả đâu. Chàng nào xài bảnh lỡ dại ký sổ với một vài quán ăn ở các câu lạc bộ trong Khu Gia Binh ắt hẳn sẽ bị gia chủ níu lưng đòi nợ , chưa thể vác sac marin lên vai ra cổng số 1 một cách dễ dàng đâu nhé . Có khi bay luôn tháng lương như bỡn. Chàng trai hào hoa bèn nhún vai một cánh hiên ngang ra cái điều ta đây cóc cần trong lúc cái túi rỗng tuếch, kiếm vài thằng bạn thân hỏi ít tiền còm hầu đủ tiền xe mò về tới nhà. Thực ra với những trường hợp như thế, không phải là nhiều. Anh em chúng tôi sẵn sàng tế độ giúp đỡ bạn bè vì sự thân tình, gắn bó với nhau suốt một năm thụ huấn qua bao nhiêu giai đoạn gian nan thử thách giữa 2 quân trường, thời gian chiến dịch và diễn hành.
Cầm tấm giấp phép trên tay, trước khi tìm phương tiện xuống đơn vị trình diện thì việc đầu tiên là về nhà cái đã. Khi còn là một chàng trai đang lớn, sống an vui yên ổn giữa cha mẹ, anh em, bà con chòm xóm với người yêu nhỏ bé đơn sơ thanh thoát, chàng cảm thấy dường như tất cả toàn là màu hồng, con đường công danh sự nghiệp trải ra trước mặt toàn là hoa hồng và thảm đỏ như nhung. Hàng ngày hết ngồi trong thư viện lại vào giảng đường, thỉnh thoảng hẹn hò với người yêu dung dăng dung dẻ dạo phố ngắm người qua kẻ lại, có mỏi chân mà ai mỏi chân nhỉ, chắc chắn khi đi bên cạnh người yêu thì có bao giờ cảm thấy mỏi chân hay vướng bận một mảy may? Tạt và một cái quán nào đó; thạch chè Hiển Khánh hay nước mía Viễn Đông chẳng hạn. Hàng tuần dạy thêm toán lý hóa và sinh ngữ vài ba giờ ở mấy cái trung tâm luyện thi cũng đủ để trang trải chuyện tiêu pha thường nhật như xăng nhớt, tiêu vặt sách vở và còn có thể phụ giúp cha mẹ trong các bữa cơm gia đình. Cuộc đời sao nó bình an êm đềm đều đặn như mặt nước hồ thu. Chiến tranh, chuyện lính tráng, chuyện súng đạn… có lẽ đối với chàng và người yêu nó như chuyện …Phong Thần, chuyện của ai đó mà tôi là người ngoài cuộc.
Những tưởng cuộc đời nó cứ bình lặng trôi như vậy, chuyện chiến tranh súng ống đạn dược là của ai kia, nó ở đẩu ở đâu. Lâu lâu có vài tiếng súng ở đâu đó vọng về hay những tiếng ầm ì từng hồi từng hồi như sấm rền từ phương trời nào ở cõi xa xăm vang vọng lại tới cái thành phố đang yên bình như trong tranh vẽ cảnh thái bình thịnh trị . Đi đường, đôi lúc Phong cũng thấy từng đoàn convoy, xe GMC chở đầy lính, những chiếc xe thiết giáp nghiến xích sắt trên mặt đường xa lộ Saigon- Biên Hòa. Hay là bóng dáng của những người lính ngoại quốc như Mỹ, Đại Hàn….loanh quanh trong thủ đô Saigon thân yêu của chàng. Thỉnh thoảng chàng thấy có vài cuộc biểu tình của một số sinh viên học sinh quá khích thì Phong cũng dửng dưng tự coi như mình là người ngoài cuộc, chẳng dính dáng tới làm gì, cứ thong thả học hành thi cử, đậu bằng này, tốt nghiệp chứng chỉ nọ làm cho cha mẹ vui lòn , công danh sự nghiệp đang thênh thang rộng mở là cảm thấy hài lòng mãn nguyện.
Chàng vẫn chẳng có ý niệm gì về chiến tranh đang kề cận, rình rập đâu đây. Thảng hoặc có lúc được tin vài ba người bạn học từ thở còn mài đũng quần trong ghế nhà trường từ ngoài chiến trường mang xác về với lá cờ phủ trên quan tài. Nhìn cảnh vợ con cha mẹ, thân nhân lăn lộn vật vã bên cạnh chiếc quan tài mà chàng cũng vẫn chẳng có ý niệm gì về chiến tranh. Làm như cuộc chiến này nó thưộc về ai khác chứ phần chàng chẳng có tí liên quan gì. Đôi khi bày tỏ những suy nghĩ này với người yêu, chàng nhân được cái nguýt dài muốn rách cả cái mặt và câu nói: anh đúng là vô tâm vô tánh. Mà vô tâm vô tánh thì làm sao chớp được 2 cái bằng tái tù, ủa quên, tú tài chứ lỵ. Lại còn bợ cái Bac II ngon ơ. Vài năm nữa thôi là bắt cái bằng kỹ sư mục súc dễ dàng. Tương lai mở ra trước chàng một chân trời hứa hẹn rực rỡ, niềm mơ ước của bao nhiêu cô thiếu nữ mới lớn đầy mơ mộng, say sưa dệt mộng vàng.
Nào ngờ, “Tạo hóa gậy chi cuộc hí trường…” (Bà Huyện Thanh Quan). Cũng như bao nhiêu chàng trai thời ly loạn, sống trong một đất nước thượng tôn pháp luật, tôn ti trật tự từ trên xuống dưới. Nên khi chính phủ ban hành lệnh Tổng Động Viên, Phong chia tay với giảng đường , với bút nghiên, các buổi thực tập ỡ Trung Tâm Nông Lâm Mục và các trại thực nghiệm cũng như các ống nghiệm, mẫu vi trùng cùng là sách vở sau nhiều năm gò lưng với chúng nó từng chồng từng chồng.
Chuyện gì chứ chia tay chia chân chia ly ở cái cõi đời này thì chàng còn lạ gì. Cái lẽ sinh lão bệnh tử trong cõi ta bà này nó là chuyện nhân sinh mà lỵ. Những chuyện này Phong đã được học, được biết được thấy từ khi còn là cậu bé cho tới lúc trở thành môt chàng trai trưởng thành, nó bày ra nhan nhản trước mặt chàng hàng ngày. Chàng tự coi đó là “nhi nữ thường tình”. Hơi sức đâu mà lo.
Mẹ chàng cứ đi ra đi vào hết nhắc món này, chuẩn bị cho món nọ, bà chỉ sợ con thiếu thốn cực khổ, mà bao nhiêu năm sống dưới sự thương yêu đùm bọc của cha mẹ gia đình, chàng có thấy thiếu thốn cái gì đâu. Vả lại ở cái tuổi đang hừng hực lý tưởng cao đẹp chàng coi như đó là chuyện nhi nữ thường tình. Dăm bảy năm sau nhìn lại mới thấy mình quá non nớt, háo thắng cứ tưởng mình là cái rốn của vũ trụ.
Với bạn bè thì cũng thoải mái dễ dàng, một vài bàn tiệc bày ra chén anh chén tôi thù tạc một vài buổi tối, bù khú với nhau dăm điều bốn chuyện. Từ chuyện học hành tương lai sự nghiệp bây giờ đành chia tay vứt bỏ lại sau lưng nhưng bao giờ cũng hứa hẹn nếu chấm dứt chiến tranh, ta sẽ trở về làm thế này thế này….Nhiều tên còn ra vẻ ta đây rành rẽ về chuyện chiến trường, binh pháp, đánh đấm thế này, chỉ huy thế nọ mà kỳ thực đương sự chưa một ngày khoác áo lính hay cầm súng. Ở đời, ở đâu, mọi nơi mọi lúc cũng vẫn có những thầy nổ. Ngồi nghe cứ tưởng đương sự là những nhà bác học. Các chiến lược gia đại tài hay là các nhà kinh bang tế thế làm biến đổi cả vũ trụ. Nhưng cuối cùng trật ra là một bọn vá áo túi cơm. Cơm nhà quà vợ. Một khoác vác tới trời.
Chỉ có chuyện chia tay với cái đuôi lòng thòng kia mới nên nỗi. Phong vốn dĩ rất hay mủi lòng với nước mắt, nhất là nước mắt của mấy nàng tóc dài, chỉ cần chớp chớp mi mắt mấy cái. Cái miệng mêu mếu một tí là tim chàng nhũn ra như cọng bún thiu. Dù sao đi nữa thì cũng phải qua nhà nàng chào ông bô bà bô nàng vài câu từ giã cho phải phép chứ. Nhưng mục đích là phải làm sao gặp được cái bản mặt phụng phịu, ngây ngây khi nàng làm bộ dỗi một tí: ứ ừ, Anh ăn gian bỏ xừ, nghỉ chơi với anh ra đó…!.. Chỉ được một chốc một lát thôi rồi đâu lại vào đó.
Lúc mới bước lên bậc thềm vào nhà nàng, thoáng thấy bóng Phong, Tú Hà đã vội chạy tọt vào bên trong buồng mà chàng hay gọi đùa là khuê phòng , nàng cũng chẳng kém: khoai phòng, Chàng đáp trả: chắc phòng để chứa khoai phòng khi ăn độn.
- Tú Hà: Để dành cho anh đó.
- Phong: Để dành cái gì? Khoai hay là ai? Thế là một màn ứ ừ nguýt lườm ngắt véo…mà bao giờ Phong cũng là người thua cưộc khi thoáng thấy vài giọt sương doanh tròng.
- Anh ơi, anh đi lính bao lâu? Tú Hà ngây thơ hỏi.
- Anh cũng chẳng biết nữa, chắc ba bốn năm gì đó. Hay lâu hơn không chừng.
Đối với chàng thì chuyện lính tráng nó cũng như là chuyện học hành vậy thôi, từ môi trường này chuyển sang môi trường khác. Có gì đâu mà phải bận tâm Mối bận tâm hàng đầu của chàng bây giờ là phải nói gì với người yêu nhỏ bé ngây thơ, hết còn dung dăng dung dẻ dắt tay nhau đi lòng vòng quanh xóm kể cho nghe những chuyện đầu Ngô mình Sở hay là chở nhau trên cái Honda dame cà tàng, nàng ngồi bỏ hai chân sang một bên, ôm eo ếch chàng thật chặt. Không ôm chặt lỡ lạng qua lách lại văng xuống đường thì không biết phải ăn nói làm sao. Cứ mỗi lần thắng gấp. Tú Hà lại chúi người vào lưng chàng, Ôm chàng cứng ngắc, những lọn tóc bay bay quyện lấy mặt chàng kèm theo mùi da thịt con gái làm chàng ngây ngất đê mê cứ tưởng như lạc vào chín từng mây hay đang ở cõi thiên thai nào. Những giây phút như vậy chỉ thoáng qua trong giây phút nhưng nó làm cho chàng da diết. Lỡ dại kể cho Tú Hà nghe thì lại một cái ngắt tím da tím thịt.
- Anh chỉ được cái lợi dụng là không ai bằng.
Điệu này mai kia mốt nọ chắc cả ngày bầm dập mất, bố bảo cũng không dám vác cái mặt ra đường.
Cũng thật khó mở lời từ giã vì chỉ sợ vừa mới mở miệng thì không giọt châu lã chã thì nước mắt cũng doanh tròng chắc Phong bủn rủn chân tay mất. Tuy nhiên hôm nay sao nàng bình tĩnh lạ thường. Không có cảnh nước mắt ngắn nước mắt dài như nhiều lần trước đây làm nản chí anh hùng. Nhập ngũ hay đi lính, từ giã lần này khác với những lúc chia tay thường lệ. Dầu vậy, Phong cũng chẳng thắc mắc làm chi vì còn bao nhiêu chuyện phải giải quyết cho xong trước ngày lên đường trình diện nhập ngũ tòng quân..
Bố chỉ dặn vài câu: giữ mình cẩn thật, cuộc đời nó đầy bất trắc bao nhiêu là cạm bẫy nó rình rập. Toàn là những lời khuyên trừu tượng mà Phong thì lại theo học ngành khoa học thực nghiệm nên chi chàng cũng vâng vâng dạ dạ cho bố yên tâm nhưng nghe tai này lọt qua tai nọ bay vào không gian vô tận. Nhiều năm sau, nghiệm lại mới thấy lời bố thật chí lý, tích tụ kinh nghiệm cả một đời người. Nay ngộ ra thì bố đã không còn, lòng chàng tiếc thương vô hạn.
Tưởng đời lính nó cũng như chuyện học hành. Nào ngờ cả một cuộc sống, một môi trường thay đổi 180 độ. Từ một chàng thư sinh trói gà không chặt, môi trường quân đội nó biến đổi hoàn toàn: lúc còn là một chàng trai chỉ biết cầm bút mà nay da mặt xạm đen, rắn rỏi, chạy bộ vài chục cây số cõng cái balô trên vai như con lạc đà mà cũng cứ coi như không. Quả thật các trung tâm huấn luyện hay quân trường được mệnh danh là lò luyện thép cũng không ngoa. Chẳng bao lâu Phong trở thành người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa, một sĩ quan đầy tính Nhân Bản với châm ngôn: Bảo Quốc, An Dân kèm theo tinh thần Danh Dự, Trách Nhiệm đối với quê hương dân tộc.
Đương đầu với những sự thật phũ phàng, hầu như khác với những gì chàng được học hỏi và trang bị trong các quân trường. Nay đối đầu với thực tế chàng mới thấy các kinh nghiệm mà các lớp đàn anh, các sĩ quan cán bộ, các huấn luyện viên truyền thụ lại trong quân trường quả thật không vô ích nhưng lúc bấy giờ còn trẻ, hung hăng, kinh nghiệm chưa có lại háo thắng nên chàng và bạn bè đồng khóa hầu như bỏ ngoài tai. Tới khi đụng với thực tế chàng mới vỡ lẽ ra đó là những kinh nghiệm xương máu mà những người đi trước phải trả bằng mồ hôi nước mắt có khi bằng chính máu thịt của mình và cả sinh mạng của đồng đội nữa.
Trong những lần đi phép cuối tuần, sống trong vòng tay thương yêu của cha mẹ, anh em. Phong thấy thật hạnh phúc, êm đềm nhưng thật là ngắn ngủi. Những ngày phép cuối tuần thật là quý báu vô cùng, nó bay vèo như cơn gió thoảng. Chẳng khác nào bóng câu qua cửa sổ. Nhất là khi ngồi bên cạnh Tú Hà, bao nhiêu cũng không đủ, mà sao những lúc ấy thời gian nó cứ vùn vụt trôi còn những lúc chờ nàng nơi hẹn hò thì dường như thời gian nó ngừng lại,cái kim đồng hồ nó cũng xuống đường đình công bãi thị không bằng. Có gặp gỡ thì phải có chia ly. Tới lúc chia tay nhau thì cứ như đôi sam, nhưng cũng phải rời nhau ra thôi vì: “Phép công là trọng, niềm tây xá nào…” (Chinh Phụ ngâm). Phong quay đầu bước đi không dám ngoảnh lại mặc dầu biết là sau lưng mình vẫn còn ánh mắt đẫm lệ dõi theo. Bao giờ cũng kèm câu: “Ngày nào em cũng cầu nguyện cho anh…” Có lẽ ngoài khả năng và tầm với thì người ta chỉ còn trông cậy vào ơn trên. Con người duy tâm tin tưởng có trời cao Thượng Đế khác với lũ duy vật vô thần ở chỗ đó. Đặt niềm tin vào Đấng Tối Cao là lời mở đầu của Hiến Pháp đệ II Việt Nam Cộng Hòa.
Những buổi thụ huấn thật là cam go. Nó đòi hỏi người chiến binh một ý chí quyết thắng, sự chiến đấu anh dũng quả cảm. Chẳng những thế mà nó còn tạo cho chàng và đồng đội phong cách của một người chỉ huy hiên ngang, ninh tử bất ninh thọ nhục. Cách điều động binh sĩ dưới quyền làm sao chu toàn nhiệm vụ mà bảo toàn được sinh mạng của đồng đội binh sĩ dưới quyền. Họ cũng là con người cũng có người yêu, vợ con cha mẹ, anh chị em. Có đầy đủ thất tình lục dục hay những ước mơ, lý tưởng cao đẹp cho một tương lai xán lạn như mình.
Trong thời gian công tác chiến dịch cho Hiệp Định Paris 1973, mục đích là giải thích cho đồng bào nơi mình công tác hiểu được ý nghĩa và cách thức thi hành Hiệp định ngừng bắn. Đồng thời khuyến khích dân chúng yên tâm sống với chính quyền Quốc Gia mà Phong và bạn bè gọi nôm na là “chiến địch lấn đất giành dân”. Nghĩ cũng éo le mâu thuẫn: đất đai của mình, dân chúng của mình, chúng nó vào đây lấn chiếm, khủng bố chiếm đoạt mà bây giờ mình lại phải làm cái điều mà chúng nó đã gây ra bao nhiêu đau khổ trên quê hương mình. Chiến tranh là như vậy ư?
Trong những lúc công tác, Phong từng chứng kiến những cảnh tượng thật tang thương, não lòng. Những bà mẹ trẻ khuôn mặt thật ngây thơ, các em bé đang tuổi cắp sách đến trường mà đã quấn vội vành khăn tang trên đầu lăn lộn bên chiếc quan tài phủ lá quốc kỳ. Chàng chợt nghĩ: với cảnh tượng đó mà người trong cuộc chính là mình thì sao? Ô hay! Nếu bây giờ vì yêu Tú Hà, chàng quyết định tiến tới với sự chấp thuận của cả 2 gia đình. Nàng sẽ là vợ chàng. Để rồi một ngày định mệnh nào đó nàng sẽ trở thành góa phụ trong lúc tuổi còn xuân sắc, tràn đầy nhựa sống; liệu chàng có đành lòng hay không? Đó là chưa kể nếu đời sống gia đình cứ tiếp diễn mà chàng cứ đi biền biệt thì ai đứng ra gánh vác gia đình nhỏ bé của chàng? Chưa nói tới những đứa con ra đời mà thiếu sự săn sóc của người cha. Hẳn mọi sự lại đổ lên đầu lên vai Tú Hà chứ còn ai vào đây. Tại sao một người con gái chẳng liên hệ máu huyết với mình khi khổng khi không lại bi ràng buộc bao nhiêu là hệ lụy với mình nhỉ? Nghĩ tới đây chàng không dám cho đầu óc mình phiêu lưu thêm nữa.
Chứng kiến cảnh vợ con lính nheo nhóc, sống nay chết mai. Dường như họ dễ dàng chấp nhận cuộc sống hiện tại đang diễn ra hằng ngày mà không biết ngày mai sẽ ra sao. Ông chồng ngày đêm chui ra chui vào cái hầm trú ẩn thì bà vợ đi theo cũng không khác gì chồng. Cái hầm trú ẩn cũng là căn nhà hay túp lều hạnh phúc cho cặp vợ chồng người lính. Những lúc giặc cộng vây hãm hay tấn công đồn thì bà vợ cũng bắn sung hay tiếp đạn cho chồng không thua một chiến binh. Toàn là những chuyên hoàn tyoàn xa lạ đối với Phong. Những chuyện này về Saigon mà kể lại cho bạn bè chắc chẳng ai tin hay thiên hạ còn cho là chàng giàu tưởng tượng.
Một lần bên Tú Hà, 2 đứa cứ như đang ngậm hột thị, không biết phải nói cái gì mà hễ cứ gần nhau là như 2 con sam. Chàng lôi mấy chuyện đã chứng kiến trong lúc công tác. Kể chuyện mắt thấy tai nghe. Tú Hà tròn xoe mắt làm như nghe chuyện trên trời rớt xuống ngơ ngác hỏi:
- Chuyện đó có thật phải không anh?
- Bộ anh bịa chuyện hay tưởng tượng ra chắc?
- Sao họ khổ vậy nhỉ ?
- Chiến tranh mà! Hoàn cảnh đưa đẩy, dù muốn dù không, họ cũng phải chấp nhận thôi.
- Ơ! Nếu anh như vậy em cũng sẽ theo anh cho tới cùng.
Nghe như vậy, Phong chỉ muốn ôm chặt lấy người yêu nhỏ bé rồi gắn chặt đôi môi mình lên cặp môi hồng hồng xinh xinh như nũng nịu ấy cho đến khi nào nàng ngộp thở chịu hết nổi mới thôi. Thấy nàng còn đơn sơ khờ khạo quá đi mất, có lẽ người yêu chàng chưa một ngày long đong vất vả, chắc chỉ có nỗi nhớ nhung lãng mạn đâu đâu vì nàng còn trẻ quá, còn đang tuổi đi học, yêu nhau làm gì để làm khổ cho nhau. Hay cứ đổ thừa cho chiến tranh là xong tất? Chàng bỗng thở dài thương cảm:
- Yêu em, anh không muốn em phải long đong vất vả khổ sở. Mình anh chịu cực là được rồi.
- Bộ anh không muốn em chia sẻ gánh nặng với anh sao?
Chàng không biết nói gì hơn.
Cầm tờ giấy phép mãn khóa về trình diện một Tiểu Khu thuộc Vùng IV chiến thuật sau khi dùng dằng nửa ở nửa đi Phong cũng đã trễ phép cả tuần lễ rồi. Nhưng cũng phải trình diện thôi.
Ngồi trên xe đò với cái sac marin nhẹ tận về trình diện đơn vị mới, chưa bao giờ lòng chàng xốn sang trăm mối tơ vò như lần này. Hai tuần phép mãn khóa sau khi gắn cái lon Chuẩn úy lên 2 ve áo. Chàng trai thế hệ hãnh diện ưỡn người làm như đang vươn vai làm Phù Đổng.
Hai tuần phép thì nửa bên này nửa bên kia. Nói của đáng tội, ràng buôc với cha mẹ anh em thì ít mà với cái đuôi lòng thòng kia thì nhiều. Không biết hồi tạo thiên lập địa ông Adam có bị bà Eva mè nheo nhõng nhẽo yêu sách giận đó cười đó còn hơn trời mưa nắng bất thường. Đỏng đảnh giận hờn bất cứ lúc nào không biết chừng, Vậy mà chàng lại say mê như điếu đổ. Bên nhau mới thấy hấp lực của cặp trai gái đang lớn nó mãnh liệt hơn sức hút của nam châm. Khi hai đứa hôn nhau giả như lúc đó trời có gầm chưa chắc đã buông nhau ra nổi. Sao mà say đắm mê mẩn quá sức. Hồi tưởng lại mà Phong còn thấy bồi hồi.
Hẹn nhau hết tiệm này tới quán kia, dắt tay nhau đi dung dăng dung dẻ, mòn gót bao nhiêu là con đường dãy phố. Dường như Tú Hà cũng rất hãnh diện so với bạn bè khi đi bên cạnh người yêu là một chàng trai hiên ngang trong bộ quân phục tuy chưa dày dạn chiến trường nhưng cũng đã dày dạn sương gió hơn một năm trong lò luyện thép. Nép mình bên càng nàng có cảm tưởng là cây sậy nép dưới bóng tùng quân. Cảm giác vừa an toàn vừa êm đềm tạo cho nàng vừa rạo rực một niềm hạnh phúc vô biên. Phong cảm nhận được điều này khi dạo bước sát cạnh Tú Hà qua từng nhịp bước nên chàng càng cảm thấy xót xa cho hoàn cành éo le hiện nay khi bất chợt nghĩ tới những ngày chia xa.
- Anh ơi! Tú Hà thảng thốt.
- Gì vậy em?
- Mai mốr ra đơn vị xong, anh nhớ về sơm sớm nghen anh.
- Tội nghiệp em gái tôi chưa! Chưa chi đã lo chuyên chia xa rồi. Anh phải nhận đơn vị đã rồi mới tính gì thì tính sau chớ mà anh chỉ là một sĩ quan nhỏ bé mới ra trường không kinh nghiệm chưa chức vụ quyền hành gì thì biết làm thế nào được.
- Em cầu nguyện để ơn trên cho anh về làm việc ở gần để ngày ngày 2 đứa mình gặp nhau cho đỡ nhớ nhỉ? Đúng là suy nghĩ ngây thơ, của một người chưa hề gặp oan trái ở đời.
- Thôi em à, mình cứ tận hưởng những gì mình đang có bên nhau đi, mình đang hạnh phúc tràn trề. Em coi đó chính bạn bè anh, bạn bè em tụi nó còn phải phân bì với mình kia kìa.
Chợt phía chân trời một tia chớp lóe sáng, một tiếng sấm nổ rển trời làm như trời sắp đổ mưa.
- Em coi, ông trời ổng cũng đang ghen với chúng mình đó.
- Anh chỉ toàn là tưởng tượng không hà.
- Có đâu! Em vừa đẹp, vừa mảnh mai vừa đơn sơ thánh thiện, chỉ mới hôn nhau sơ sơ thôi mà đã sợ phải xuống địa ngục trầm luân rồi. Ai mà không ghen cho anh đi đầu gối
Nàng bịt miệng phong bằng nụ hôn dài bất tận. Còn đang hụt hơi thì nàng hổn hển
- Cái miệng của anh có bôi mỡ hay sao mà nó trơn lùi thế? Cô nào mà bị anh tán chắc bỏ nhà theo anh luôn mất.
- Thì còn ai vào đây nữa. Thôi không dám đâu, tiền lính tính liền bố đứa nào dám đèo bòng.
Đại loại nó cũng cứ lẩm cẩm như thế mà hết ngày hết giờ….
Chương II.
Chuyến xe đò đưa chàng Sĩ Quan trẻ về đáo nhậm đơn vị mới ì ạch rời xa cảng miền Tây. Cảnh vật hai bên đường đẹp không thể tả, các cánh đồng lúc trải dài bát ngát đết mút mắt. Thỉnh thoảng các đồng lúa được phân chia bởi những rặng dừa, vườn tược làm thay đổi cảnh vật coi cũng đỡ nhàm chán. Quê hương ta đẹp đẽ phong phú biết là chừng nào. Vậy mà vì tham vọng vì chủ nghĩa mà người ta đưa đất nước lậm cảnh điêu linh ly tán. Phong không dám xin phương tiện di chuyển quân sự bên Trung Tâm Vận Chuyển vì đã trễ phép cả tuần lễ rồi. Mặc dầu biết là di chyển bằng phương tiện quân sự thì an toàn bảo đảm lại miễn phí mà tiền lương lãnh trước khi ra trường thì mấy tuần phép với lại lang thang với người yêu nó như muối bỏ biển.
Tới nơi, một tỉnh lẻ nằm trên đồng bằng sông Cửu Long sát bên sông Tiền, hỏi thăm để vào trình diện thì sau khi nhìn tờ giấy phép mãn khóa, một ông đeo lon ThiếuTá gọi vào chưa chi đã xạc cho một trận. Không cho biện minh lấy một câu. Ở tư thế đứng “NGHIÊM” mà đầu óc thì cứ gởi về phương trời có bóng hình nhỏ bé đang mòn mỏi đợi mình. Phong chỉ nghe loáng thoáng nào là còn trẻ, mới ra trường, chưa một ngày chỉ huy mà đã dở trò ba gai vô kỷ luật…vv và vv… lại nghe dường như từ cửa miệng ông Thiếu Tá kia là bạn anh về trình diện đúng phép ra nhận đơn vị, nay đã được “ TỔ QUỐC GHI ƠN “ bây giờ anh về đó thay thế. Phong giật mình lí nhí cái gì đó trong miệng mà chàng cũng chẳng biết mình đang nói cái gì. Ổng đuổi ra ngoài, chờ hôm sau vào trình diện tiếp để nhận Sự Vụ Lệnh về đơn vị mới. Mà chàng cũng chưa biết là sẽ về đơn vị nào. Nhún vai một cái ra cái điều bất cần.
Đang lang thang ở phố chợ, định vào tiệm sách kiếm vài cuốn về đọc, chàng có thói quen cứ hễ tới đâu xa xa ngoài Saigon thì mua vài cuốn sách, ghi vào trang đầu tiên vài câu ghi nhớ làm kỷ niệm mà rất nhiều bạn bè trong quân trường với chàng cũng cùng có cái thói quen giống nhau như vậy. Đang đứng lựa sách thì bỗng có tiếng gọi. Nghe quen quen, Phong quay lại thì ra thằng bạn cùng khóa cùng Trung Đội cùng Đại Đội từ hồi ở Quang Trung lên tới Thủ Đức “Vạn lý tha hương ngộ cố tri “. Mà cũng dễ hiểu vì nếu không quen biết trước, thảng hoặc đi đường trong bộ quân phục tác chiến (số 4) với bảng tên, vài dấu hiệu nhận bạn từ lúc còn trong trường Bộ Binh thì cũng chẳng chạy đâu cho khỏi. Tình đồng đội, tình chiến hữu, đồng môn nó lạ lùng như thế. Sau đó là chuyện trò râm ran. Nay gặp thằng bạn đi trước mình cả tuần lễ, chắc chắn là nó biết nhiều hơn mình. Phong mừng húm, hỏi nó để còn biết đường biết xá chuẩn bị đối phó trong thời gian sắp tới. Nào dè thằng ông nội lại là thứ con ông cháu cha được gởi gấm trước, ung dung nhàn nhã ở văn phòng nên có hỏi nó Phong cũng chẳng biết gì hơn.
Lang thang cho hết ngày, vừa đi vừa ngắm nghía người qua kẻ lại, mà Phong và các bạn trong thời kỳ còn là sinh viên trường Nông Lâm Súc lúc đi công tác quảng bá về các phương pháp cải tiến và cơ giới hóa nông nghiệp hay là thời gian đi chiến dịch công tác Chiến Tranh Chính Trị mà chàng và các bạn hay gọi nôm na là “Thăm dân cho biết sự tình ”. Ngày hôm sau, Phong trở lại trình diện Phòng Tổng Quản Trị Tiểu Khu để lãnh Sự Vụ Lệnh về một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân nhận nhiệm vụ.
Ở các tỉnh miền Tây thì cái xe lôi là phương tiện di chuyển thông dụng nhất. Với cái xe đạp hay gắn máy, người ta chế thêm một cái thùng có 2 bánh xe 2 bên để có thể chở thêm vài ba người hay thêm nhiều hàng hóa hơn là để nguyên xi cái xe 2 bánh. Người ta chỉ cần móc cái thùng này vào đằng sau cái xe 2 bánh là có một cái xe lôi tiện dụng, kiếm thêm chút đỉnh thu nhập cho gia đình trong thời kỳ Kiệm Ước song hành.
Chỉ cần cho bác tài xế cái tên đơn vị mình muốn tới là bảo đảm ngay chóc. Hỏi ra mới biết hầu hết các bác tài xe lôi lẫn xe ôm trong thị xã cũng là lính đồn trú quanh thị xã, họ bỏ thời giờ để có thể kiếm thêm chút đỉnh nuôi vợ con ngoài tiền lương hàng tháng chẳng thấm vào đâu.
Xuống xe vào trình diện ông Sĩ Quan chỉ huy hậu cứ thì Phong được biết là Tiểu Đoàn cùng chung hậu cứ với một Tiểu Đoàn Biệt Động Quân của Liên Đoàn 4 BĐQ. Hiện thời Tiểu Đoàn đang được biệt phái mà lúc bấy giờ người ta gọi là “tăng phái” cho Tiểu Khu Chương Thiện. Lại gặp một thằng bạn cùng khóa đang lang thang , vì cứ nhìn bảng tên là lòi ra ngay “dấu hiệu nhận bạn”. Vừa màu xanh lá cây màu của Tiểu Đoàn vừa dáng dấp của một chàng Sĩ Quan trẻ. Nó mau mắn:
- Ê! Phong, vào đây tao giới thiệu mày với bà Tiểu Đoàn Trưởng.
Ơ hay! Lạ vậy, rõ ràng là Tiểu Đoàn đang đi hành quân, mà chẳng lẽ TĐT là một phụ nữ sao? Phong hơi khựng lại.
- Bộ Tiểu Đoàn này có đàn bà làm TĐT sao mày?
- Không phải, nhưng mà cô đang ở đây.
- Kỳ há, tao không hiểu nổi, ổng làm TĐT chứ có phải là bả đâu. Sao mày giới thiệu gì lạ vậy?
- Chú kia, chú nói cái gì dzậy?
Một người đàn bà đứng tuổi hơi có da có thịt vận một bộ đồ lụa trắng đứng chống nạnh hiện ra giữa cửa ra vào lên tiếng.
- Thưa bà, tôi nói là ông nhà làm TĐT chứ không phải là bà, bà chỉ là phu nhân ông nhà thôi mà.
Tánh tình bộc trực ở đâu nó kéo về, Phong đáp trả.
- Chú muốn trả treo với tôi hả?
Thằng bạn thấy coi bộ gay cấn vội vàng kéo Phong vào văn phòng hậu cứ trình Sự Vụ Lệnh rồi ra câu lạc bộ kiếm ly cà phê kho. Còn gọi là càphê vớ, vợt. Vì cà phê bột đựng trong cái túi giống giống cái bí tất, bỏ vào cái ấm nấu đi nấu lại sôi đi sôi lại trên bếp. Vừa rẻ tiền vừa cũng có tí mùi cà phê. Loại này rất thông dụng trong các quán cóc chợ tỉnh lẻ hay câu lạc bộ của lính. Hình như do mấy chú Ba xếnh xáng bán hủ tiếu nghĩ là cái trò này.
Ông Sĩ Quan chỉ huy hậu cứ cho biết là đang chờ phương tiện bên Yểm Trợ Tiếp Vận để bổ xung thêm một số tân binh và vài tân Sĩ Quan cho TĐ bên Chương Thiện.
Thế là Phong lại lang thang hết dãy phố chợ này tới dãy phố chợ khác cho hết ngày giờ, sáng sáng vào trình diện văn phòng xem có phương tiện chưa rồi lại lang thang. Không dám chuồn về vì cái án treo mấy chục củ còn đang lủng lẳng trên đầu.
Ban đêm ngủ vạ ngủ vật ở phòng dành riêng cho Sĩ Quan độc thân. Ba ngày sau có phương tiện đi về nơi TĐ đang hành quân. Đó là một chiếc GMC chất đầy nhóc lính mà hầu hết là tân binh. Bọn Phong có 2 tân Sĩ Quan cùng khóa về cùng một ngày. Ông Đại úy chỉ huy hậu cứ phát cho mỗi thằng một cây Carbine M2 và một dây đạn. Thêm 2 lính cơ hữu ở hậu cứ đi theo áp tải. Sau này Phong mới hiểu là theo họ áp tải đám tân binh vì sợ đám này trốn vì trong đám tân binh đó nhiều anh cũng đã đi hết sắc lính này sang sắc lính khác, thay vì trốn lính hay đào ngũ. Còn 2 chàng tân Sĩ Quan được trang bị 2 cây súng cổ lỗ thời đệ nhị Thế Chiến để phòng khi hữu sự trên lộ trình từ Vĩnh Long qua Chương Thiện. Hai chàng Sĩ Quan ngơ ngơ ngáo ngáo như mán về thành.
Đã quen với xa lộ thẳng băng xe chay êm ru. Khi chiếc GMC ( ám danh đàm thoại ta thường gọi là Gái Muốn Chồng) rời quận Cái Răng trực chỉ Liên Tỉnh lộ 31 hướng về tỉnh Chương Thiện thì đúng là còn hơn ngồi lạc đà hay cưỡi voi. Đường xá mấp mô chiếc xe trồi lên hụp xuống không biết bao nhiêu lần. Ngồi trên xe mà Phong và mọi người cứ như chạy việt dã. Lắc lên lắc xuống nhồi qua nhồi lại. Do hậu quả của các lần đắp mô và đường xá lâu ngày hư hao, lại vùng đất trũng không chân nên đường xá rất mau hư.
Buổi chiều chẳng biết là mấy giờ chỉ thấy mặt trời đang ngả về Tây thì con trâu già mới tới nơi. Tiền trạm là một vài cái lều của ban tiếp liệu. Súng đạn lổn ngổn ngả nghiêng trong lều. Ông hạ sĩ quan phụ trách tiền trạm ra điểm danh lính rồi chia gác cho mọi người. Hai thằng tôi là sĩ quan nên chẳng ai dá động gì tới cả. Mà nơi này không phải là tiền trạm nhận supplies của 1 tiểu đoàn mà là 3 tiểu đoàn lận. Cả 3 tiểu đoàn đều gốc từ Vĩnh Long tăng phái cho Chương Thiện. Chẳng hàng rào chẳng vật cản giới hạn, cứ như đóng dã chiến. Một mặt là đường lộ, một mặt là con kinh xáng Xà No. Bên trên là chếc cầu sắt bắt ngang con kinh xáng đi về chợ tỉnh.
Vài ngày sau có ông thiếu úy trưởng ban 1 hỏi có muốn vào thăm tiểu đoàn không,? Ừ! Thì đi. Thế là theo ông ta lên GMC vào phi trường Chương Thiện. Thì ra ông ta xin phương tiện trực thăng chở súng đạn tiếp tế cho cánh quân B của ông Tiểu Đoàn phó đang đóng quân ở Khu trù mật Ngọc Hòa. Trực thăng quay trở về, bọn tôi về theo vì chưa có lệnh của Công Bằng (danh hiệu truyền tin của TĐT). Không biết làm gì Phong lấy giấy ra viết thư cho Tú Hà kể chuyện tỉnh lẻ.
Chợ Chương Thiện có cái đặc biệt là lính nhiều hơn dân. Ban ngày dân chúng họp chợ bán cá tôm. Ban đêm nơi đó là quán chè, cháo, cà phê hay quán nhậu bình dân.
Không nhớ lúc nào, ông HSQ tiếp liệu tìm chúng tôi nói là các Chuẩn úy sửa soạn để Công Bằng ổng ra rước vào. Thì ra ông TĐT trong vùng chiến sự mà theo cách nói bình dân của binh sĩ ở đây là dzô dzùng (vô vùng) chắc là vùng hành quân. Lâu lâu TĐT cùng với đoàn tùy tùng ra chợ tỉnh du hí, làm cái trò gì đó ai mà biết được. Vì lương lãnh trong vùng hành quân đâu có hàng quán gì mà mua với bán.
Sau này Phong mới biết là ở đâu thì ở, khỉ ho cò gáy chó ăn đá gà ăn muối đều có hàng quán ghe thương hồ qua lại làm ăn buôn bán. Không biết là làm ăn buôn bán với lính hay là thăm dò tin tức cho Việt cộng. Chính phe ta cũng gài người vào mật khu lấy tin tức để mở các cuộc hành quân hay phá hoại.
Vì là đồng bằng kinh rạch chằng chịt nên hầu như phương tiện đi lại bằng ghe xuồng rất thông dụng. Người dân dùng xuồng ba lá (tam bản) hay tắc ráng (vỏ lãi) làm phương tiện di chuyển qua lại trên sông rạch hay từ nhà nọ sang nhà kia. Sau đuôi cái ghe người ta gắn một cái máy đuôi tôm cải biến từ cái máy nổ 4 thì kohler rất tiện dụng. Đôi khi người ta gỡ cái đuôi tôm ra gắn cái ống tròn thật dài vào làm máy bơm nước tát đìa. Bớt phải dùng sức người khi tát đìa. Ghe xuồng hay tắc ráng được đóng thuôn thuôn dài dài cho dễ luồn lách trên kinh rạch nhỏ hẹp.
Đời sống người dân ở những vùng hẻo lánh xôi đậu rất là thương tâm. Không biết ai vào với ai. Rất nhiều lần Phong chứng kiến một cái tắc ráng đang phon phon chạy dưới sông thì vài người lính đứng trên bờ bắn vài phát súng rồi ra hiệu ngoắc họ vào. Thông thường thì lính theo lệnh chỉ huy bắt ghe xuồng để tản thương, chở súng đạn supplies, chuyển quân… Và người dân không biết phe nào mà chỉ biết là người dân cắn răng chịu đựng. Có lần sau khi chở quân sang một địa điểm hành quân khác, Phong lấy tiền trả cho người chủ ghe, ông ta lắc đầu quầy quậy rồi chắp tay lại Phong như tế sao. Thấy thật bất nhẫn và thương cảm. Thế này thì an dân làm sao cho được?
Bộ chỉ huyTiểu Đoàn là một cái đồn đắp bằng đất bùn đóng bên cạnh kinh xáng Thác Lác và ngã tư kinh Ông Dèo, mỗi góc có môt cái lô cốt cao vừa làm vọng gác vừa để quan sát. Thông thường người ta cưa thân cây dừa làm nhiều khúc đặt lên trên rồi moi đất sình đắp lên làm nóc. Bên trong hầm người ta bỏ một cái sạp bằng tre hay mắc võng làm gường ngủ. Cuộc sống vạ vật. Có điều kỳ lạ là cờ bạc và ăn nhậu. Bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào thiên hạ đền bày 2 thứ này ra sát phạt ngả nghiêng. Tối nào cũng như tối nào, khi sập trời, thiên hạ chui vào một trong cái lô cốt sát phạt nhau. Đôi khi Phong thấy có một vài anh lính bỏ gác vào chầu rìa. Thật là tệ nạn, giả như thằng Việt cộng nó rình rập đâu đó nó quăng cho vài trái lựu đạn là bỏ mạng sa trường. Trong thâm tâm Phong tự nhủ nếu mình có quyền thì những cảnh như thế này sẽ không xảy ra. Hẳn đây là do ông TĐT dung túng chuyện này.
Sát cạnh đồn Phong thấy có một cái nghĩa địa giữa một trảng tranh làm bãi đáp trực thăng. Nghĩa địa này có khoảng 25 cái cái mộ đắp bằng đất. Tò mò nhìn những cái bia Phong mới biết đây là cái nghĩa địa của bọn Việt cộng nó đụng trận ở đâu đó rồi kéo xác về đây chôn vội chôn vàng. Nay Quốc Gia về đây trong chiến dịch chiếm lại đất đai và giữ an ninh cho dân chúng về làm ăn.
Ngay bên trong BCH TĐ cũng có một câu lạc bộ bán cà phê, vài gói bánh, mì gói…cho ai cần và có nhu cầu. Cũng dã chiến. Trong thời gian ở BCH TĐ, Phong từng là khách hàng của cái quán này không ít lần. Cũng trong thời gian này, Phong còn khám phá ra 2 ông TĐT và TĐPhó thông đồng bán gạo của lính. Mỗi tháng mỗi người lính trong đơn vị được cấp phát 21 kg gao hành quân. Chẳng thấy tăm hơi gạo đâu cả. Phong để bụng và để tâm tìm hiểu vấn đề là phải làm cho ra lẽ. Còn rất nhiều thứ mà trước đây khi còn thụ huấn trong các quân trường chẳng bao giờ Phong và các bạn biết tới. Lý tưởng bao giờ cũng cao đẹp trong sáng. Khi ra đơn vị chàng mới khám phá ra quá nhiều tệ nạn, quá nhiều bất công mà những người lính tác chiến nơi tuyến đầu vừa cực khổ vất vả vừa gian nan đổi mồ hôi xương máu mình lấy an lành cho người hậu phương sống yên ổn để được đền bù một cách tàn nhẫn bất công biết là dường nào. Từ gạo, hàng Quân Tiếp Vụ, Nhu yếu phẩm….hàng trăm hàng ngàn thứ khác kể cả lương lính mà chàng chưa có cơ hội khám phá. Định tâm phải làm cho ra lẽ để trong sạch hóa Quân Đội.
Chẳng lẽ người ta thương người lính qua những chương trình trên đài phát thanh hay truyền hình. Các bài hát mị lính nỉ non rên rỉ ngày này qua ngày khác nghe phát nản. Còn các bài hùng ca, làm nức lòng người chiến sĩ vào các buổi sáng sớm thì thỉnh thoảng mới thấy văng vẳng qua cái radio bỏ túi. Còn mấy bài ca vọng cổ và cải lương thì dân và lính vùng 4 coi bộ mê hơn cái giống gì. Thỉnh thoảng nhì trời hiu quạnh, nhớ tới Tú Hà, Phong ước chi mình biết ca sáu câu vọng cổ, có dịp ư ử hay xuống xề thật “mùi” chắc Tú Hà mê tít thò lò hay lại nguýt lườm dài cả thước. Cái thiết thực nhất là đời sống vợ con quyền lợi của người lính thì chằng thấy mấy khi nêu ra. Còn thì ăn chặn ăn bớt xảy ra hàng ngày.
Vào ngày lãnh lương, không biết nghe tin ở đâu mà các bà vợ lính tìm cách vào tới đơn vị nườm nượp. Có gần gì cho cam? Từ Vĩnh Long mà ở quê nữa. Có bà đi mất 2 ngày mới tới nơi. Ở nhà vườn tược, con cái nhỏ dại không biết ai lo. Tò mò Phong hỏi thăm vài bà, họ cho biết là gởi Ngoại hay Nội hay làng xóm vài ba bữa. Chờ lãnh lương xong là chẳng còn bà nào. Bụng bảo dạ, chẳng bao giờ mình dám để Tú Hà lâm vào cảnh tượng tương tự. Thân gái dặm trường, ai biết chuyện gì sẽ xảy ra, rồi ăn bờ nằm bụi thế này liệu chàng có đang tâm để người yêu phải gian nan cực khổ như thế?
Có bà khi tới đơn vị chồng đóng quân, lương chưa kịp lãnh thì người ta mang xác chồng về. Không biết nói làm sao. Thật não lòng. Cứ mỗi lần chứng kiến những nghịch cảnh như thế, chàng lại càng cảm thấy tan nát cõi lòng cho các cuộc tình thời chinh chiến.
Vừa thu thập đủ dữ liệu lẫn chứng cớ BCH TĐ làm ăn tham nhũng bán gạo của lính là ngay lập tức Phong viết 4 lá đơn tố cáo: 1 gởi cho Phòng Thanh tra Quân Đoàn, 1 cho Phòng Thanh tra Tiểu Khu, 1 cho Phòng Thanh tra Bộ Tổng Tham Mưu và 1 cho Nha Quân Sản. Chàng gởi trực tiếp, chẳng qua hệ thống quân giai gì sất.
Cũng là vào lúc ông TĐT bổ nhiệm Phong về 1 đại đội tác chiến. Ông trung úy ĐĐT giao cho Phong làm Trung Đội Trưởng một Trung đội có 16 mạng kể cả Phong. Bây giờ, ăn ở sống chết cùng với 16 mạng này. Vẫn theo thông lệ, ông Trung Đội Phó cắt gác cho lính thì chừa chàng ra. Phong bèn nói với anh ta:
-Tuy tôi không phải gác nhưng tôi sẽ làm đốc canh kiểm soát đứa nào ngủ gật bỏ gác. Tôi không tha. Quân đội phải có kỷ luật. Tôi sẽ cùng sống chết với các bạn.
Chàng có thói quen gọi binh sĩ dưới quyền là bạn. Ông Trung đôi Phó cử một người lính mang balô và phục dịch Phong. Chàng thấy thất kỳ lạ. Người ta đi lính là để phục vụ đất nước. Hà cớ gì làm đầy tớ cho kẻ khác. Bèn nói với ông TrĐphó:
- Balô của tôi, tôi mang. Ông ta đưa cho chàng cây súng Colt 45. Của vị Tr. Đ Trưởng tiền nhiệm.
- Thôi, anh giữ lấy đi, tôi sẽ hỏi Tr/u ĐĐT lấy cây M16 cho chắc ăn. Mang Colt chỉ lo đi giựt le với cua gái chứ ra trận làm ăn được cái giống gì.
Đây là một bài học cũng là kinh nghiệm chàng học được từ Đ/u Một ĐĐT ĐĐ 31 ở Thủ Đức. Cảm thấy binh sĩ dưới quyền nhìn chàng bằng con mắt hơi khác thường.
Ông Trung Đội Phó là 1 trung sĩ 1 xuất thân từ SĐ 9 đã có 9 năm binh nghiệp nên có khá nhiều kinh nghiệm hành quân. Phong học hỏi ở anh ta khá nhiều. Một kinh nghiệm đau thương: Sĩ quan trẻ ra trường chưa kinh nghiệm mà gặp mấy ông đơn vị trưởng giỏi, biết thương binh sĩ dưới quyền, biết lo cho nhân viên thì thật là may mắn. Ông ta sẽ chỉ dẫn bảo ban từng kinh nghiệm chiến trường, từng chi tiết về bản đồ về đấu trí với địch kể cả cách cư xử với đồng đội và binh sĩ dưới quyền. Kể cả đối phó với đám lính ba gai hay trấn an khi lính mất tinh thần kể cả với dân chúng trong vùng đóng quân.
Phong và anh bạn cùng khóa không được may mắn lắm là vì khi ra đơn vị gặp ngay ông TĐT xuất thân từ Giáo phái đồng hóa lại có thành tích ăn giựt đ…chạy. Quanh năm suốt tháng giao việc cho các ban rồi hở ra là chửi lính đánh lính. Đứa nào muốn đi phép thì một cặp St Rémy (Napoéon). Cho nên thời gian còn chờ ở BCH TĐ Phong hơi ngạc nhiên là tại sao trong vùng chiến sự sôi động như thế mà ổng vẫn có rượu tây nhậu tì tì. Sau này có đứa tiết lộ Phong mới biết là ông ta để chàng nấn ná ở BCH là chờ coi chàng có chạy chọt chức vụ nào không. Chính 1 người bạn cùng khóa lo lót làm sao mà được về làm trưởng ban 5 TĐ. Gì chứ với chàng thà tiền cho bá tánh chứ 1 xu nhỏ để được an nhàn mà phải lo lót luồn cúi quỵ lụy chàng chẳng bao giờ bị mất. Chàng trai đầu đội trời chân đạp đất coi cái chết tựa lông hồng thì xá gì. Chàng coi chuyện chạy chọt, lo lót là hèn hạ là xúc phạm danh dự và tàn nhẫn bất công với binh sĩ trên tuyến đầu.
Lụi hụi mà Phong ở với Trung Đội của mình được hơn 3 tháng trời. Hàng ngày dắt trung Đội đi mở đường, kiểm soát ghe xuồng qua lại trên khúc kinh mà đơn vị chàng trách nhiệm. Giữ an ninh cho bà con nông dân về làm ruộng, gặt lúa hay tát đìa. Những công việc nhàm chán mà lẽ ra là của mấy anh XDNT hay Nghĩa Quân đảm trách. Thỉnh thoảng đụng trận với vài ba tên du kích về quấy rối. Ban đêm thì đi làm tiền đồn cho Đại Đội, gởi hỏa tập tiên liệu nhưng chẳng mấy khi dùng tới.
Một vài lần dắt Trung đội phục kính mấy anh du kích về thu thuế dân chúng. Đụng trận, thường thì Phong chấm tọa độ thật chính xác rồi gọi Phở Bắc (Pháo Binh) nấu cho mấy tô nổ chụp. Kết quả là khiêng mấy chú, lượm một vài cây súng. Ông ĐĐT tính đề nghị cho Phong cái Anh Dũng nhưng Phong chẳng màng, vì tương lại rực rỡ gần kề là cái Kỹ sư Mục Súc mà còn chẳng đi tới đâu thì huống hồ gì. Phong dành cho ông TrĐPhó và vài anh em từng chịu gian nan cực khổ với chàng.
Lắm lúc mông lung thả hồn về khung trời quen thuộc nơi đó có Bố Mẹ, các em và nhất là có Tú Hà đang mòn mỏi trông chờ chàng từng giây từng phút. Cứ vài tuần là chàng lại nhận được thư của Tú Hà. Yêu nhau, xa nhau người ta không biết làm gì hơn là viết thư cho nhau gởi nhớ nhung vào trang giấy. Dù thư Tú Hà đến đều đặn mà thư nào thư nấy đầy cả 4 trang giấy học trò chàng đọc đi đọc lại đến gần như thuộc lòng.
Noel, ngày Chúa Giáng trần cứu chuộc nhân loại, cũng vẫn đi kích đêm, mở đường an ninh thủy trình để đoàn tàu Hải quân chở đạn dược từ Cần Thơ về Năm Căn.
Tết, giao thừa ngồi uống rượu đế lai rai với các sĩ quan của ĐĐ, anh nào anh nấy ngậm ngùi nhớ nhà. Có cái lạ là một số thân nhân vợ con binh sĩ ở đâu mò tới nơi đóng quân ăn Tết với chồng con. Vì mấy ngày Tết chẳng đơn vị nào có phóng đồ hành quân cả. Có lẽ lý do chính là lính có lương tháng 13 ăn Tết. Họ lên vừa ăn Tết tiền tuyến vừa có tiền mang về lo cho gia đình.
Phần Phong thì cứ mỗi lần lãnh lương chàng nhờ ông HSQ quân số ĐĐ gởi nửa tháng lương về KBC của bố vì bố là công chức Bộ Quốc Phòng thuộc cục Quân Y hầu phụ với bố lo cho các en ăn học vì chàng là con cả mà em lại đông.
Chàng cũng phải viết thư nói với bố là ở đơn vị tác chiến, hành quân quanh năm suốt tháng toàn là ăn uống lương khô hành quân nên không có dịp tiêu tiền kẻo bố áy náy lo lắng. Còn thư với Tú Hà hết nhớ nhung này đến thương nhớ khác mà sao viết hoài viết hủy chẳng thấy nhàm chán tí nào.
Chợt đâu đây từ vọng gác nào đó vọng ra bài hát “Phút Giao Mùa” của Trần Thiện Thanh do Thanh Tuyền hát làm Phong nhớ Tú Hà da diết. Phải chi có nàng ở đây thì hạnh phúc không biết để đâu cho hết. Hình như tâm trạng các sĩ quan trong đơn vị chàng cũng na ná như nhau.
Một hôm đang điều động trung đội an ninh thủy trình thì Phong nhận được lệnh qua máy PRC -25 là phải về trình diện Tiểu Đoàn gấp. Vội bàn giao công tác cho người Trung Đội Phó, chàng lấy xuồng cùng với người lính cận vệ trực chỉ BCH TĐ.
Nhằm lúc ông TĐT đang gặp chuyện không hài lòng, ông ta quát tháo la lối nhân viện rùm trời thì Phong đưa đầu vào. Nhác thấy Phong, ông ta đưa tay vời:
-Vào đây, ông Chuẩn Tướng của tôi vào đây, tao cho mày cái này.
Tuy nhiên theo đúng quân phong quân kỷ, chàng cũng đứng nghiêm trình diện cho đúng quân cách.
Ông ta chỉ Phong tiến tới bàn giấy ông ta, cầm trên tay một xấp giấy, ông ta quăng và mặt chàng:
-Em, em còn ngây thơ quá em, sao mày ngu quá vậy em? Tao cho mày mấy tờ giấy này về chùi đ…
Trong đời Phong chưa ai mạt sát chàng là ngu mà chính cha mẹ chàng cũng chưa bao giờ mắng chàng là ngu cả. Cảm thấy danh dự bị xúc phạm, giận run người. Tuy nhiên nhìn quanh, thấy bọn tay chân của ông ta đứng lởn vởn quanh quất, chàng nghĩ thầm:
-À, thì ra họ có tính toán cả! Cầm mấy tờ giấy coi là cái gì thì ra 4 lá đơn gởi đi nay đúng “Châu Về Hiệp Phố”.
- Cầm cái này rồi đi luôn cho khuất mắt tao.
Ông ta đưa cho Phong cái Sự Vụ Lệnh. Đi đâu chưa biết vì Phong chưa có giờ đọc trong đó nó nói cái gì.
Ông TĐT này có thói quên gọi nhân viên dưới quyền từ Sĩ quan cho tới lính đều là mày tao cả. Mở miệng ra là ông ta chửi thề. Bọn lính nó diễu là ổng ưa xài tiền lớn. Ngược lại, Phong lại nghĩ là đây là hạng người “thượng đội hạ đạp”. Thật là xui xẻo cho mình chân ướt chân ráo ra trường gặp hạng người như thế này.
Cái SVL chỉ địch Phong về trình diện Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh ở Bạc Liêu. Giận ứa gan, chỉ tính làm cái gì đó cho hạ hỏa.
Một kinh nghiệm mà Phong học hỏi được khi còn thụ huấn trong Trường Bộ Binh là tận dụng cơ hội nghe các Sĩ Quan đàn anh (Trung , Đại/ úy) về trường học Bộ binh trung , cao cấp. Họ kể những kinh nghiệm chiến trường được trả bẳng chính xương máu của đồng đội.
Đó là khi đụng trận, phe ta có nón sắt, cứ kiếm chỗ nào ẩn núp cho kín đáo rồi gọi Pháp Binh nổ chụp, khi thu dọn chiến trường thường thì thấy các đồng chí bể gáo, vỡ sọ dừa vì cái nón vải hay cái nón cối chỉ là đồn hàng mã. Khi áp dụng trò này Phong cũng bị cật vấn là tại sao lại đòi CVT mà không là chạm nổ hay delay? Còn hỏi là có dân chung quanh không? Đúng là không trực tiếp chạm địch không biết. Đằng sau phòng tuyến thì yên chí quá mà. Nhiều lần, miểng nó chém vào nón sắt nghe cảng cảng. Không có cái nó sắt che cái gáo dừa chắc Phong và nhiều binh sĩ dưới quyền Tổ Quốc Ghi ơn nhiều phen.Có lần tò mò, Phong nhặt một miểng đại bác văng gần đó, 2 ngón tay bị phỏng,còn miểng đại bác thì sắc cạnh bén ngót.
Sau này qua Bộ Binh, đi đâu có sĩ quan Delo đi theo, ba cái vụ gọi Phở Bắc họ đảm trách cũng nhẹ mình. Nhưng đụng trận ác liệt hơn, lâu hơn, cái chết rình rập từng phút từng giờ. Bị loại ra khỏi vòng chiến cả địch lẫn ta nhiều hơn.
CHƯƠNG III.
SƯ ĐOÀN 21 BỘ BINH.
“ Sư Đoàn hăm mốt Bộ Binh chiến công vang lừng….”
Cầm cái SVL thuyên chuyển đơn vị do ông TĐT ký, Phong giận tím người. Tí nữa người lính đi với chàng bị vạ lậy. Xuống chiếc xuồng, bảo người lính chống ra xa một tí, chưa nguôi giận, chàng xé nát mấy cái đơn tung lên trời làm truyền đơn bay lả tả xuống dòng sông dập dềnh.
Về tới ĐĐ, Phong vào gặp ĐĐT đang lúc ông đang điều động các Trung Đội làm nút chặn tàn quân Việt cộng bị các cánh quân chủ lực của ta rượt chay te tua, lớp đầu hàng lớp bị thương lết bết đúng là tàn binh coi thê thảm bệ rạc mà cũng thật tội nghiệp.
Sau khi nghe Phong trình bày tự sự, ông ta an ủi:
-Đời nó vậy, vài năm là anh sẽ chai đá ngay. Tôi tưởng từ Bộ Binh về đây mình sẽ đỡ vất vả đôi chút nhưng mình không phe đảng lính ma lính kiểng gì nên chỗ nào nặng nhất thì mình có mặt. Chính tôi cũng không biết tôi coi cái ĐĐ này được bao lâu. Được ngày nào hay ngày nấy.
Ông ĐĐT này đi lính từ năm 1968 gốc Không Quân, đổi về SĐ 7 Bộ Binh. Quê ở quận Chợ Lách Vĩnh Long. Tưởng về Địa cho gần nhà ai dè sang tuốt Chương Thiện. Cũng thuộc loại ngang tàng nên bị đì, làm nỗ lực chính hoài hoài. Lính dưới quyền cực quá than thở cằn nhằn, ổng nói:
-Đời nó bất công vậy đấy, mấy anh nhắm ở được với tôi thì ở không thì đào ngũ mẹ nó đi.
Tánh ổng ngang ngang bướng bướng, ổng nói:
- Lão TĐT mà biết tôi nói câu này lão ta kêu An Ninh Quân đội còng đầu tôi lâu rồi. Có điều tuy cực dễ chết nhưng mọi người đều trung thành với ông ĐĐT này. Tình huynh đệ chi binh khó hiểu thật. Chẳng ai đào ngũ cả.
Trả súng đạn lại cho ĐĐ, Phong quảy balô lên vai, ông ĐĐT sai lính bắt 1 cái ghe và 2 người khác súng đạn hộ tống chàng về chợ tỉnh.
Đúng 5 tháng 1 tuần ở 1 TĐ Địa Phương Quân, làm Trung Đội Trưởng tác chiến 3 tháng, Trung đội trưởng vũ khí nặng 1 tháng rưỡi. Bây giờ về BB thì về. Chẳng sợ con giáp nào. Phong nhủ thầm. Suy nghĩ đầu tiên là mấy thuở có dịp rời vùng hành quân, gần 6 tháng xa nhau. Có cơ hội chuồn về nhà rồi dung dăng dung dẻ với Tú Hà ít bữa cho đỡ nhớ nhung. Sau đó muốn ra sao thì ra. Bây giờ tớ cóc cần. Khi không bỗng dưng từ một thư sinh, môi trường tạo ra một chàng trai coi mọi sự như củ khoai ba gai ngang bướng.
Chuyến xe đò từ Chương Thiện về Saigon chay một lèo qua 2 cái bắc Cần Thơ và Mỹ Thuận. Chỉ vài trạm kiểm soát bắt quân dịch. Cảnh sát thấy Phong mặc quân phục chẳng nói tiếng nào vì họ là lực lượng bán quân sự nên không được phép xét hỏi lính tráng.
Về tới nhà thì trời đã tối mò. Cả nhà chuẩn bị đi ngủ. Mẹ lui cui nấu cơm cho thằng con lạc loài. Tắm một phát tẩy trần cho nhẹ người rồi ...
Biên Hùng chuyển
BK Vũ Linh
“ Phù vân, quả là phù vân, tất cả chỉ là phù vân”
(Giảng Viên 1,2 )
CHƯƠNG 1
Sau hơn một năm thụ huấn căn bản quân sự từ 2 Quân Trường được mệnh danh là “Lò luyện thép “ của Đông Nam Á : Trung tâm huấn luyện Quang Trung và Trường Bộ Binh Thủ Đức.
Cầm trên tay tờ giấy phép quý báu 2 tuẩn lễ: do thời gian thụ huấn quân sự, thưởng phép diễn hành ngày Quân Lực 19/6 và 2 tháng chiến dịch tuyên truyền giải thích vể Hiệp Định Paris 1973.
Phong cảm thấy thơ thới hân hoan nhưng trong lòng thì bịn rịn chia tay với bạn bè đồng khóa mà chàng đã cùng đồng lao cộng khổ, sống với nhau suốt hơn một năm qua. Những kỷ niệm vụt thoáng qua trong giây lát mà sao nó thấm đậm tình chiến hữu tình huynh đệ chi binh đến thế.
Sau khi chọn đơn vị ở Đại Giảng Đường, trở về đại đội, hàng loạt câu hỏi giữa bạn bè với nhau:
- Mày về đâu?
- Tao về Sư Đoàn….về Tiểu Khu
- Mày về đó thì thế này, thế này ….Cứ làm như thánh mẹ.
Phong và hầu hết có chỉ số chuyên môn được cấp phát là: 240.0. Có nghĩa là khi nhìn vào con số này, trong lãnh vực chuyên môn người ta biết ngay rằng anh là một quân nhân được đào tạo để chỉ huy một đơn vị trong QLVNCH, tác chiến ngoài chiến trường. Bạn bè Phong gọi nôm na là: Bóp cò…súng.
Hành trang giã từ: Sau khi làm mọi thủ tục thanh toán với bên Quân Cụ (trả vũ khí), Quân Nhu, Phòng Quân Tiếp Vu, Phòng Quân Lương….Tất cả hành trang của một Chuẩn Úy vừa mới tốt nghiệp căn bản bộ binh là một cái sac marin nhẹ tâng gói gọn một số quân trang quân dụng mà khi đáo nhậm đơn vị, chàng có sẵn để có thể nhập cuộc chơi một cách dễ dàng.
Tuy nhiên không phải chuyện gì cũng suông sẻ cả đâu. Chàng nào xài bảnh lỡ dại ký sổ với một vài quán ăn ở các câu lạc bộ trong Khu Gia Binh ắt hẳn sẽ bị gia chủ níu lưng đòi nợ , chưa thể vác sac marin lên vai ra cổng số 1 một cách dễ dàng đâu nhé . Có khi bay luôn tháng lương như bỡn. Chàng trai hào hoa bèn nhún vai một cánh hiên ngang ra cái điều ta đây cóc cần trong lúc cái túi rỗng tuếch, kiếm vài thằng bạn thân hỏi ít tiền còm hầu đủ tiền xe mò về tới nhà. Thực ra với những trường hợp như thế, không phải là nhiều. Anh em chúng tôi sẵn sàng tế độ giúp đỡ bạn bè vì sự thân tình, gắn bó với nhau suốt một năm thụ huấn qua bao nhiêu giai đoạn gian nan thử thách giữa 2 quân trường, thời gian chiến dịch và diễn hành.
Cầm tấm giấp phép trên tay, trước khi tìm phương tiện xuống đơn vị trình diện thì việc đầu tiên là về nhà cái đã. Khi còn là một chàng trai đang lớn, sống an vui yên ổn giữa cha mẹ, anh em, bà con chòm xóm với người yêu nhỏ bé đơn sơ thanh thoát, chàng cảm thấy dường như tất cả toàn là màu hồng, con đường công danh sự nghiệp trải ra trước mặt toàn là hoa hồng và thảm đỏ như nhung. Hàng ngày hết ngồi trong thư viện lại vào giảng đường, thỉnh thoảng hẹn hò với người yêu dung dăng dung dẻ dạo phố ngắm người qua kẻ lại, có mỏi chân mà ai mỏi chân nhỉ, chắc chắn khi đi bên cạnh người yêu thì có bao giờ cảm thấy mỏi chân hay vướng bận một mảy may? Tạt và một cái quán nào đó; thạch chè Hiển Khánh hay nước mía Viễn Đông chẳng hạn. Hàng tuần dạy thêm toán lý hóa và sinh ngữ vài ba giờ ở mấy cái trung tâm luyện thi cũng đủ để trang trải chuyện tiêu pha thường nhật như xăng nhớt, tiêu vặt sách vở và còn có thể phụ giúp cha mẹ trong các bữa cơm gia đình. Cuộc đời sao nó bình an êm đềm đều đặn như mặt nước hồ thu. Chiến tranh, chuyện lính tráng, chuyện súng đạn… có lẽ đối với chàng và người yêu nó như chuyện …Phong Thần, chuyện của ai đó mà tôi là người ngoài cuộc.
Những tưởng cuộc đời nó cứ bình lặng trôi như vậy, chuyện chiến tranh súng ống đạn dược là của ai kia, nó ở đẩu ở đâu. Lâu lâu có vài tiếng súng ở đâu đó vọng về hay những tiếng ầm ì từng hồi từng hồi như sấm rền từ phương trời nào ở cõi xa xăm vang vọng lại tới cái thành phố đang yên bình như trong tranh vẽ cảnh thái bình thịnh trị . Đi đường, đôi lúc Phong cũng thấy từng đoàn convoy, xe GMC chở đầy lính, những chiếc xe thiết giáp nghiến xích sắt trên mặt đường xa lộ Saigon- Biên Hòa. Hay là bóng dáng của những người lính ngoại quốc như Mỹ, Đại Hàn….loanh quanh trong thủ đô Saigon thân yêu của chàng. Thỉnh thoảng chàng thấy có vài cuộc biểu tình của một số sinh viên học sinh quá khích thì Phong cũng dửng dưng tự coi như mình là người ngoài cuộc, chẳng dính dáng tới làm gì, cứ thong thả học hành thi cử, đậu bằng này, tốt nghiệp chứng chỉ nọ làm cho cha mẹ vui lòn , công danh sự nghiệp đang thênh thang rộng mở là cảm thấy hài lòng mãn nguyện.
Chàng vẫn chẳng có ý niệm gì về chiến tranh đang kề cận, rình rập đâu đây. Thảng hoặc có lúc được tin vài ba người bạn học từ thở còn mài đũng quần trong ghế nhà trường từ ngoài chiến trường mang xác về với lá cờ phủ trên quan tài. Nhìn cảnh vợ con cha mẹ, thân nhân lăn lộn vật vã bên cạnh chiếc quan tài mà chàng cũng vẫn chẳng có ý niệm gì về chiến tranh. Làm như cuộc chiến này nó thưộc về ai khác chứ phần chàng chẳng có tí liên quan gì. Đôi khi bày tỏ những suy nghĩ này với người yêu, chàng nhân được cái nguýt dài muốn rách cả cái mặt và câu nói: anh đúng là vô tâm vô tánh. Mà vô tâm vô tánh thì làm sao chớp được 2 cái bằng tái tù, ủa quên, tú tài chứ lỵ. Lại còn bợ cái Bac II ngon ơ. Vài năm nữa thôi là bắt cái bằng kỹ sư mục súc dễ dàng. Tương lai mở ra trước chàng một chân trời hứa hẹn rực rỡ, niềm mơ ước của bao nhiêu cô thiếu nữ mới lớn đầy mơ mộng, say sưa dệt mộng vàng.
Nào ngờ, “Tạo hóa gậy chi cuộc hí trường…” (Bà Huyện Thanh Quan). Cũng như bao nhiêu chàng trai thời ly loạn, sống trong một đất nước thượng tôn pháp luật, tôn ti trật tự từ trên xuống dưới. Nên khi chính phủ ban hành lệnh Tổng Động Viên, Phong chia tay với giảng đường , với bút nghiên, các buổi thực tập ỡ Trung Tâm Nông Lâm Mục và các trại thực nghiệm cũng như các ống nghiệm, mẫu vi trùng cùng là sách vở sau nhiều năm gò lưng với chúng nó từng chồng từng chồng.
Chuyện gì chứ chia tay chia chân chia ly ở cái cõi đời này thì chàng còn lạ gì. Cái lẽ sinh lão bệnh tử trong cõi ta bà này nó là chuyện nhân sinh mà lỵ. Những chuyện này Phong đã được học, được biết được thấy từ khi còn là cậu bé cho tới lúc trở thành môt chàng trai trưởng thành, nó bày ra nhan nhản trước mặt chàng hàng ngày. Chàng tự coi đó là “nhi nữ thường tình”. Hơi sức đâu mà lo.
Mẹ chàng cứ đi ra đi vào hết nhắc món này, chuẩn bị cho món nọ, bà chỉ sợ con thiếu thốn cực khổ, mà bao nhiêu năm sống dưới sự thương yêu đùm bọc của cha mẹ gia đình, chàng có thấy thiếu thốn cái gì đâu. Vả lại ở cái tuổi đang hừng hực lý tưởng cao đẹp chàng coi như đó là chuyện nhi nữ thường tình. Dăm bảy năm sau nhìn lại mới thấy mình quá non nớt, háo thắng cứ tưởng mình là cái rốn của vũ trụ.
Với bạn bè thì cũng thoải mái dễ dàng, một vài bàn tiệc bày ra chén anh chén tôi thù tạc một vài buổi tối, bù khú với nhau dăm điều bốn chuyện. Từ chuyện học hành tương lai sự nghiệp bây giờ đành chia tay vứt bỏ lại sau lưng nhưng bao giờ cũng hứa hẹn nếu chấm dứt chiến tranh, ta sẽ trở về làm thế này thế này….Nhiều tên còn ra vẻ ta đây rành rẽ về chuyện chiến trường, binh pháp, đánh đấm thế này, chỉ huy thế nọ mà kỳ thực đương sự chưa một ngày khoác áo lính hay cầm súng. Ở đời, ở đâu, mọi nơi mọi lúc cũng vẫn có những thầy nổ. Ngồi nghe cứ tưởng đương sự là những nhà bác học. Các chiến lược gia đại tài hay là các nhà kinh bang tế thế làm biến đổi cả vũ trụ. Nhưng cuối cùng trật ra là một bọn vá áo túi cơm. Cơm nhà quà vợ. Một khoác vác tới trời.
Chỉ có chuyện chia tay với cái đuôi lòng thòng kia mới nên nỗi. Phong vốn dĩ rất hay mủi lòng với nước mắt, nhất là nước mắt của mấy nàng tóc dài, chỉ cần chớp chớp mi mắt mấy cái. Cái miệng mêu mếu một tí là tim chàng nhũn ra như cọng bún thiu. Dù sao đi nữa thì cũng phải qua nhà nàng chào ông bô bà bô nàng vài câu từ giã cho phải phép chứ. Nhưng mục đích là phải làm sao gặp được cái bản mặt phụng phịu, ngây ngây khi nàng làm bộ dỗi một tí: ứ ừ, Anh ăn gian bỏ xừ, nghỉ chơi với anh ra đó…!.. Chỉ được một chốc một lát thôi rồi đâu lại vào đó.
Lúc mới bước lên bậc thềm vào nhà nàng, thoáng thấy bóng Phong, Tú Hà đã vội chạy tọt vào bên trong buồng mà chàng hay gọi đùa là khuê phòng , nàng cũng chẳng kém: khoai phòng, Chàng đáp trả: chắc phòng để chứa khoai phòng khi ăn độn.
- Tú Hà: Để dành cho anh đó.
- Phong: Để dành cái gì? Khoai hay là ai? Thế là một màn ứ ừ nguýt lườm ngắt véo…mà bao giờ Phong cũng là người thua cưộc khi thoáng thấy vài giọt sương doanh tròng.
- Anh ơi, anh đi lính bao lâu? Tú Hà ngây thơ hỏi.
- Anh cũng chẳng biết nữa, chắc ba bốn năm gì đó. Hay lâu hơn không chừng.
Đối với chàng thì chuyện lính tráng nó cũng như là chuyện học hành vậy thôi, từ môi trường này chuyển sang môi trường khác. Có gì đâu mà phải bận tâm Mối bận tâm hàng đầu của chàng bây giờ là phải nói gì với người yêu nhỏ bé ngây thơ, hết còn dung dăng dung dẻ dắt tay nhau đi lòng vòng quanh xóm kể cho nghe những chuyện đầu Ngô mình Sở hay là chở nhau trên cái Honda dame cà tàng, nàng ngồi bỏ hai chân sang một bên, ôm eo ếch chàng thật chặt. Không ôm chặt lỡ lạng qua lách lại văng xuống đường thì không biết phải ăn nói làm sao. Cứ mỗi lần thắng gấp. Tú Hà lại chúi người vào lưng chàng, Ôm chàng cứng ngắc, những lọn tóc bay bay quyện lấy mặt chàng kèm theo mùi da thịt con gái làm chàng ngây ngất đê mê cứ tưởng như lạc vào chín từng mây hay đang ở cõi thiên thai nào. Những giây phút như vậy chỉ thoáng qua trong giây phút nhưng nó làm cho chàng da diết. Lỡ dại kể cho Tú Hà nghe thì lại một cái ngắt tím da tím thịt.
- Anh chỉ được cái lợi dụng là không ai bằng.
Điệu này mai kia mốt nọ chắc cả ngày bầm dập mất, bố bảo cũng không dám vác cái mặt ra đường.
Cũng thật khó mở lời từ giã vì chỉ sợ vừa mới mở miệng thì không giọt châu lã chã thì nước mắt cũng doanh tròng chắc Phong bủn rủn chân tay mất. Tuy nhiên hôm nay sao nàng bình tĩnh lạ thường. Không có cảnh nước mắt ngắn nước mắt dài như nhiều lần trước đây làm nản chí anh hùng. Nhập ngũ hay đi lính, từ giã lần này khác với những lúc chia tay thường lệ. Dầu vậy, Phong cũng chẳng thắc mắc làm chi vì còn bao nhiêu chuyện phải giải quyết cho xong trước ngày lên đường trình diện nhập ngũ tòng quân..
Bố chỉ dặn vài câu: giữ mình cẩn thật, cuộc đời nó đầy bất trắc bao nhiêu là cạm bẫy nó rình rập. Toàn là những lời khuyên trừu tượng mà Phong thì lại theo học ngành khoa học thực nghiệm nên chi chàng cũng vâng vâng dạ dạ cho bố yên tâm nhưng nghe tai này lọt qua tai nọ bay vào không gian vô tận. Nhiều năm sau, nghiệm lại mới thấy lời bố thật chí lý, tích tụ kinh nghiệm cả một đời người. Nay ngộ ra thì bố đã không còn, lòng chàng tiếc thương vô hạn.
Tưởng đời lính nó cũng như chuyện học hành. Nào ngờ cả một cuộc sống, một môi trường thay đổi 180 độ. Từ một chàng thư sinh trói gà không chặt, môi trường quân đội nó biến đổi hoàn toàn: lúc còn là một chàng trai chỉ biết cầm bút mà nay da mặt xạm đen, rắn rỏi, chạy bộ vài chục cây số cõng cái balô trên vai như con lạc đà mà cũng cứ coi như không. Quả thật các trung tâm huấn luyện hay quân trường được mệnh danh là lò luyện thép cũng không ngoa. Chẳng bao lâu Phong trở thành người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa, một sĩ quan đầy tính Nhân Bản với châm ngôn: Bảo Quốc, An Dân kèm theo tinh thần Danh Dự, Trách Nhiệm đối với quê hương dân tộc.
Đương đầu với những sự thật phũ phàng, hầu như khác với những gì chàng được học hỏi và trang bị trong các quân trường. Nay đối đầu với thực tế chàng mới thấy các kinh nghiệm mà các lớp đàn anh, các sĩ quan cán bộ, các huấn luyện viên truyền thụ lại trong quân trường quả thật không vô ích nhưng lúc bấy giờ còn trẻ, hung hăng, kinh nghiệm chưa có lại háo thắng nên chàng và bạn bè đồng khóa hầu như bỏ ngoài tai. Tới khi đụng với thực tế chàng mới vỡ lẽ ra đó là những kinh nghiệm xương máu mà những người đi trước phải trả bằng mồ hôi nước mắt có khi bằng chính máu thịt của mình và cả sinh mạng của đồng đội nữa.
Trong những lần đi phép cuối tuần, sống trong vòng tay thương yêu của cha mẹ, anh em. Phong thấy thật hạnh phúc, êm đềm nhưng thật là ngắn ngủi. Những ngày phép cuối tuần thật là quý báu vô cùng, nó bay vèo như cơn gió thoảng. Chẳng khác nào bóng câu qua cửa sổ. Nhất là khi ngồi bên cạnh Tú Hà, bao nhiêu cũng không đủ, mà sao những lúc ấy thời gian nó cứ vùn vụt trôi còn những lúc chờ nàng nơi hẹn hò thì dường như thời gian nó ngừng lại,cái kim đồng hồ nó cũng xuống đường đình công bãi thị không bằng. Có gặp gỡ thì phải có chia ly. Tới lúc chia tay nhau thì cứ như đôi sam, nhưng cũng phải rời nhau ra thôi vì: “Phép công là trọng, niềm tây xá nào…” (Chinh Phụ ngâm). Phong quay đầu bước đi không dám ngoảnh lại mặc dầu biết là sau lưng mình vẫn còn ánh mắt đẫm lệ dõi theo. Bao giờ cũng kèm câu: “Ngày nào em cũng cầu nguyện cho anh…” Có lẽ ngoài khả năng và tầm với thì người ta chỉ còn trông cậy vào ơn trên. Con người duy tâm tin tưởng có trời cao Thượng Đế khác với lũ duy vật vô thần ở chỗ đó. Đặt niềm tin vào Đấng Tối Cao là lời mở đầu của Hiến Pháp đệ II Việt Nam Cộng Hòa.
Những buổi thụ huấn thật là cam go. Nó đòi hỏi người chiến binh một ý chí quyết thắng, sự chiến đấu anh dũng quả cảm. Chẳng những thế mà nó còn tạo cho chàng và đồng đội phong cách của một người chỉ huy hiên ngang, ninh tử bất ninh thọ nhục. Cách điều động binh sĩ dưới quyền làm sao chu toàn nhiệm vụ mà bảo toàn được sinh mạng của đồng đội binh sĩ dưới quyền. Họ cũng là con người cũng có người yêu, vợ con cha mẹ, anh chị em. Có đầy đủ thất tình lục dục hay những ước mơ, lý tưởng cao đẹp cho một tương lai xán lạn như mình.
Trong thời gian công tác chiến dịch cho Hiệp Định Paris 1973, mục đích là giải thích cho đồng bào nơi mình công tác hiểu được ý nghĩa và cách thức thi hành Hiệp định ngừng bắn. Đồng thời khuyến khích dân chúng yên tâm sống với chính quyền Quốc Gia mà Phong và bạn bè gọi nôm na là “chiến địch lấn đất giành dân”. Nghĩ cũng éo le mâu thuẫn: đất đai của mình, dân chúng của mình, chúng nó vào đây lấn chiếm, khủng bố chiếm đoạt mà bây giờ mình lại phải làm cái điều mà chúng nó đã gây ra bao nhiêu đau khổ trên quê hương mình. Chiến tranh là như vậy ư?
Trong những lúc công tác, Phong từng chứng kiến những cảnh tượng thật tang thương, não lòng. Những bà mẹ trẻ khuôn mặt thật ngây thơ, các em bé đang tuổi cắp sách đến trường mà đã quấn vội vành khăn tang trên đầu lăn lộn bên chiếc quan tài phủ lá quốc kỳ. Chàng chợt nghĩ: với cảnh tượng đó mà người trong cuộc chính là mình thì sao? Ô hay! Nếu bây giờ vì yêu Tú Hà, chàng quyết định tiến tới với sự chấp thuận của cả 2 gia đình. Nàng sẽ là vợ chàng. Để rồi một ngày định mệnh nào đó nàng sẽ trở thành góa phụ trong lúc tuổi còn xuân sắc, tràn đầy nhựa sống; liệu chàng có đành lòng hay không? Đó là chưa kể nếu đời sống gia đình cứ tiếp diễn mà chàng cứ đi biền biệt thì ai đứng ra gánh vác gia đình nhỏ bé của chàng? Chưa nói tới những đứa con ra đời mà thiếu sự săn sóc của người cha. Hẳn mọi sự lại đổ lên đầu lên vai Tú Hà chứ còn ai vào đây. Tại sao một người con gái chẳng liên hệ máu huyết với mình khi khổng khi không lại bi ràng buộc bao nhiêu là hệ lụy với mình nhỉ? Nghĩ tới đây chàng không dám cho đầu óc mình phiêu lưu thêm nữa.
Chứng kiến cảnh vợ con lính nheo nhóc, sống nay chết mai. Dường như họ dễ dàng chấp nhận cuộc sống hiện tại đang diễn ra hằng ngày mà không biết ngày mai sẽ ra sao. Ông chồng ngày đêm chui ra chui vào cái hầm trú ẩn thì bà vợ đi theo cũng không khác gì chồng. Cái hầm trú ẩn cũng là căn nhà hay túp lều hạnh phúc cho cặp vợ chồng người lính. Những lúc giặc cộng vây hãm hay tấn công đồn thì bà vợ cũng bắn sung hay tiếp đạn cho chồng không thua một chiến binh. Toàn là những chuyên hoàn tyoàn xa lạ đối với Phong. Những chuyện này về Saigon mà kể lại cho bạn bè chắc chẳng ai tin hay thiên hạ còn cho là chàng giàu tưởng tượng.
Một lần bên Tú Hà, 2 đứa cứ như đang ngậm hột thị, không biết phải nói cái gì mà hễ cứ gần nhau là như 2 con sam. Chàng lôi mấy chuyện đã chứng kiến trong lúc công tác. Kể chuyện mắt thấy tai nghe. Tú Hà tròn xoe mắt làm như nghe chuyện trên trời rớt xuống ngơ ngác hỏi:
- Chuyện đó có thật phải không anh?
- Bộ anh bịa chuyện hay tưởng tượng ra chắc?
- Sao họ khổ vậy nhỉ ?
- Chiến tranh mà! Hoàn cảnh đưa đẩy, dù muốn dù không, họ cũng phải chấp nhận thôi.
- Ơ! Nếu anh như vậy em cũng sẽ theo anh cho tới cùng.
Nghe như vậy, Phong chỉ muốn ôm chặt lấy người yêu nhỏ bé rồi gắn chặt đôi môi mình lên cặp môi hồng hồng xinh xinh như nũng nịu ấy cho đến khi nào nàng ngộp thở chịu hết nổi mới thôi. Thấy nàng còn đơn sơ khờ khạo quá đi mất, có lẽ người yêu chàng chưa một ngày long đong vất vả, chắc chỉ có nỗi nhớ nhung lãng mạn đâu đâu vì nàng còn trẻ quá, còn đang tuổi đi học, yêu nhau làm gì để làm khổ cho nhau. Hay cứ đổ thừa cho chiến tranh là xong tất? Chàng bỗng thở dài thương cảm:
- Yêu em, anh không muốn em phải long đong vất vả khổ sở. Mình anh chịu cực là được rồi.
- Bộ anh không muốn em chia sẻ gánh nặng với anh sao?
Chàng không biết nói gì hơn.
Cầm tờ giấy phép mãn khóa về trình diện một Tiểu Khu thuộc Vùng IV chiến thuật sau khi dùng dằng nửa ở nửa đi Phong cũng đã trễ phép cả tuần lễ rồi. Nhưng cũng phải trình diện thôi.
Ngồi trên xe đò với cái sac marin nhẹ tận về trình diện đơn vị mới, chưa bao giờ lòng chàng xốn sang trăm mối tơ vò như lần này. Hai tuần phép mãn khóa sau khi gắn cái lon Chuẩn úy lên 2 ve áo. Chàng trai thế hệ hãnh diện ưỡn người làm như đang vươn vai làm Phù Đổng.
Hai tuần phép thì nửa bên này nửa bên kia. Nói của đáng tội, ràng buôc với cha mẹ anh em thì ít mà với cái đuôi lòng thòng kia thì nhiều. Không biết hồi tạo thiên lập địa ông Adam có bị bà Eva mè nheo nhõng nhẽo yêu sách giận đó cười đó còn hơn trời mưa nắng bất thường. Đỏng đảnh giận hờn bất cứ lúc nào không biết chừng, Vậy mà chàng lại say mê như điếu đổ. Bên nhau mới thấy hấp lực của cặp trai gái đang lớn nó mãnh liệt hơn sức hút của nam châm. Khi hai đứa hôn nhau giả như lúc đó trời có gầm chưa chắc đã buông nhau ra nổi. Sao mà say đắm mê mẩn quá sức. Hồi tưởng lại mà Phong còn thấy bồi hồi.
Hẹn nhau hết tiệm này tới quán kia, dắt tay nhau đi dung dăng dung dẻ, mòn gót bao nhiêu là con đường dãy phố. Dường như Tú Hà cũng rất hãnh diện so với bạn bè khi đi bên cạnh người yêu là một chàng trai hiên ngang trong bộ quân phục tuy chưa dày dạn chiến trường nhưng cũng đã dày dạn sương gió hơn một năm trong lò luyện thép. Nép mình bên càng nàng có cảm tưởng là cây sậy nép dưới bóng tùng quân. Cảm giác vừa an toàn vừa êm đềm tạo cho nàng vừa rạo rực một niềm hạnh phúc vô biên. Phong cảm nhận được điều này khi dạo bước sát cạnh Tú Hà qua từng nhịp bước nên chàng càng cảm thấy xót xa cho hoàn cành éo le hiện nay khi bất chợt nghĩ tới những ngày chia xa.
- Anh ơi! Tú Hà thảng thốt.
- Gì vậy em?
- Mai mốr ra đơn vị xong, anh nhớ về sơm sớm nghen anh.
- Tội nghiệp em gái tôi chưa! Chưa chi đã lo chuyên chia xa rồi. Anh phải nhận đơn vị đã rồi mới tính gì thì tính sau chớ mà anh chỉ là một sĩ quan nhỏ bé mới ra trường không kinh nghiệm chưa chức vụ quyền hành gì thì biết làm thế nào được.
- Em cầu nguyện để ơn trên cho anh về làm việc ở gần để ngày ngày 2 đứa mình gặp nhau cho đỡ nhớ nhỉ? Đúng là suy nghĩ ngây thơ, của một người chưa hề gặp oan trái ở đời.
- Thôi em à, mình cứ tận hưởng những gì mình đang có bên nhau đi, mình đang hạnh phúc tràn trề. Em coi đó chính bạn bè anh, bạn bè em tụi nó còn phải phân bì với mình kia kìa.
Chợt phía chân trời một tia chớp lóe sáng, một tiếng sấm nổ rển trời làm như trời sắp đổ mưa.
- Em coi, ông trời ổng cũng đang ghen với chúng mình đó.
- Anh chỉ toàn là tưởng tượng không hà.
- Có đâu! Em vừa đẹp, vừa mảnh mai vừa đơn sơ thánh thiện, chỉ mới hôn nhau sơ sơ thôi mà đã sợ phải xuống địa ngục trầm luân rồi. Ai mà không ghen cho anh đi đầu gối
Nàng bịt miệng phong bằng nụ hôn dài bất tận. Còn đang hụt hơi thì nàng hổn hển
- Cái miệng của anh có bôi mỡ hay sao mà nó trơn lùi thế? Cô nào mà bị anh tán chắc bỏ nhà theo anh luôn mất.
- Thì còn ai vào đây nữa. Thôi không dám đâu, tiền lính tính liền bố đứa nào dám đèo bòng.
Đại loại nó cũng cứ lẩm cẩm như thế mà hết ngày hết giờ….
Chương II.
Chuyến xe đò đưa chàng Sĩ Quan trẻ về đáo nhậm đơn vị mới ì ạch rời xa cảng miền Tây. Cảnh vật hai bên đường đẹp không thể tả, các cánh đồng lúc trải dài bát ngát đết mút mắt. Thỉnh thoảng các đồng lúa được phân chia bởi những rặng dừa, vườn tược làm thay đổi cảnh vật coi cũng đỡ nhàm chán. Quê hương ta đẹp đẽ phong phú biết là chừng nào. Vậy mà vì tham vọng vì chủ nghĩa mà người ta đưa đất nước lậm cảnh điêu linh ly tán. Phong không dám xin phương tiện di chuyển quân sự bên Trung Tâm Vận Chuyển vì đã trễ phép cả tuần lễ rồi. Mặc dầu biết là di chyển bằng phương tiện quân sự thì an toàn bảo đảm lại miễn phí mà tiền lương lãnh trước khi ra trường thì mấy tuần phép với lại lang thang với người yêu nó như muối bỏ biển.
Tới nơi, một tỉnh lẻ nằm trên đồng bằng sông Cửu Long sát bên sông Tiền, hỏi thăm để vào trình diện thì sau khi nhìn tờ giấy phép mãn khóa, một ông đeo lon ThiếuTá gọi vào chưa chi đã xạc cho một trận. Không cho biện minh lấy một câu. Ở tư thế đứng “NGHIÊM” mà đầu óc thì cứ gởi về phương trời có bóng hình nhỏ bé đang mòn mỏi đợi mình. Phong chỉ nghe loáng thoáng nào là còn trẻ, mới ra trường, chưa một ngày chỉ huy mà đã dở trò ba gai vô kỷ luật…vv và vv… lại nghe dường như từ cửa miệng ông Thiếu Tá kia là bạn anh về trình diện đúng phép ra nhận đơn vị, nay đã được “ TỔ QUỐC GHI ƠN “ bây giờ anh về đó thay thế. Phong giật mình lí nhí cái gì đó trong miệng mà chàng cũng chẳng biết mình đang nói cái gì. Ổng đuổi ra ngoài, chờ hôm sau vào trình diện tiếp để nhận Sự Vụ Lệnh về đơn vị mới. Mà chàng cũng chưa biết là sẽ về đơn vị nào. Nhún vai một cái ra cái điều bất cần.
Đang lang thang ở phố chợ, định vào tiệm sách kiếm vài cuốn về đọc, chàng có thói quen cứ hễ tới đâu xa xa ngoài Saigon thì mua vài cuốn sách, ghi vào trang đầu tiên vài câu ghi nhớ làm kỷ niệm mà rất nhiều bạn bè trong quân trường với chàng cũng cùng có cái thói quen giống nhau như vậy. Đang đứng lựa sách thì bỗng có tiếng gọi. Nghe quen quen, Phong quay lại thì ra thằng bạn cùng khóa cùng Trung Đội cùng Đại Đội từ hồi ở Quang Trung lên tới Thủ Đức “Vạn lý tha hương ngộ cố tri “. Mà cũng dễ hiểu vì nếu không quen biết trước, thảng hoặc đi đường trong bộ quân phục tác chiến (số 4) với bảng tên, vài dấu hiệu nhận bạn từ lúc còn trong trường Bộ Binh thì cũng chẳng chạy đâu cho khỏi. Tình đồng đội, tình chiến hữu, đồng môn nó lạ lùng như thế. Sau đó là chuyện trò râm ran. Nay gặp thằng bạn đi trước mình cả tuần lễ, chắc chắn là nó biết nhiều hơn mình. Phong mừng húm, hỏi nó để còn biết đường biết xá chuẩn bị đối phó trong thời gian sắp tới. Nào dè thằng ông nội lại là thứ con ông cháu cha được gởi gấm trước, ung dung nhàn nhã ở văn phòng nên có hỏi nó Phong cũng chẳng biết gì hơn.
Lang thang cho hết ngày, vừa đi vừa ngắm nghía người qua kẻ lại, mà Phong và các bạn trong thời kỳ còn là sinh viên trường Nông Lâm Súc lúc đi công tác quảng bá về các phương pháp cải tiến và cơ giới hóa nông nghiệp hay là thời gian đi chiến dịch công tác Chiến Tranh Chính Trị mà chàng và các bạn hay gọi nôm na là “Thăm dân cho biết sự tình ”. Ngày hôm sau, Phong trở lại trình diện Phòng Tổng Quản Trị Tiểu Khu để lãnh Sự Vụ Lệnh về một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân nhận nhiệm vụ.
Ở các tỉnh miền Tây thì cái xe lôi là phương tiện di chuyển thông dụng nhất. Với cái xe đạp hay gắn máy, người ta chế thêm một cái thùng có 2 bánh xe 2 bên để có thể chở thêm vài ba người hay thêm nhiều hàng hóa hơn là để nguyên xi cái xe 2 bánh. Người ta chỉ cần móc cái thùng này vào đằng sau cái xe 2 bánh là có một cái xe lôi tiện dụng, kiếm thêm chút đỉnh thu nhập cho gia đình trong thời kỳ Kiệm Ước song hành.
Chỉ cần cho bác tài xế cái tên đơn vị mình muốn tới là bảo đảm ngay chóc. Hỏi ra mới biết hầu hết các bác tài xe lôi lẫn xe ôm trong thị xã cũng là lính đồn trú quanh thị xã, họ bỏ thời giờ để có thể kiếm thêm chút đỉnh nuôi vợ con ngoài tiền lương hàng tháng chẳng thấm vào đâu.
Xuống xe vào trình diện ông Sĩ Quan chỉ huy hậu cứ thì Phong được biết là Tiểu Đoàn cùng chung hậu cứ với một Tiểu Đoàn Biệt Động Quân của Liên Đoàn 4 BĐQ. Hiện thời Tiểu Đoàn đang được biệt phái mà lúc bấy giờ người ta gọi là “tăng phái” cho Tiểu Khu Chương Thiện. Lại gặp một thằng bạn cùng khóa đang lang thang , vì cứ nhìn bảng tên là lòi ra ngay “dấu hiệu nhận bạn”. Vừa màu xanh lá cây màu của Tiểu Đoàn vừa dáng dấp của một chàng Sĩ Quan trẻ. Nó mau mắn:
- Ê! Phong, vào đây tao giới thiệu mày với bà Tiểu Đoàn Trưởng.
Ơ hay! Lạ vậy, rõ ràng là Tiểu Đoàn đang đi hành quân, mà chẳng lẽ TĐT là một phụ nữ sao? Phong hơi khựng lại.
- Bộ Tiểu Đoàn này có đàn bà làm TĐT sao mày?
- Không phải, nhưng mà cô đang ở đây.
- Kỳ há, tao không hiểu nổi, ổng làm TĐT chứ có phải là bả đâu. Sao mày giới thiệu gì lạ vậy?
- Chú kia, chú nói cái gì dzậy?
Một người đàn bà đứng tuổi hơi có da có thịt vận một bộ đồ lụa trắng đứng chống nạnh hiện ra giữa cửa ra vào lên tiếng.
- Thưa bà, tôi nói là ông nhà làm TĐT chứ không phải là bà, bà chỉ là phu nhân ông nhà thôi mà.
Tánh tình bộc trực ở đâu nó kéo về, Phong đáp trả.
- Chú muốn trả treo với tôi hả?
Thằng bạn thấy coi bộ gay cấn vội vàng kéo Phong vào văn phòng hậu cứ trình Sự Vụ Lệnh rồi ra câu lạc bộ kiếm ly cà phê kho. Còn gọi là càphê vớ, vợt. Vì cà phê bột đựng trong cái túi giống giống cái bí tất, bỏ vào cái ấm nấu đi nấu lại sôi đi sôi lại trên bếp. Vừa rẻ tiền vừa cũng có tí mùi cà phê. Loại này rất thông dụng trong các quán cóc chợ tỉnh lẻ hay câu lạc bộ của lính. Hình như do mấy chú Ba xếnh xáng bán hủ tiếu nghĩ là cái trò này.
Ông Sĩ Quan chỉ huy hậu cứ cho biết là đang chờ phương tiện bên Yểm Trợ Tiếp Vận để bổ xung thêm một số tân binh và vài tân Sĩ Quan cho TĐ bên Chương Thiện.
Thế là Phong lại lang thang hết dãy phố chợ này tới dãy phố chợ khác cho hết ngày giờ, sáng sáng vào trình diện văn phòng xem có phương tiện chưa rồi lại lang thang. Không dám chuồn về vì cái án treo mấy chục củ còn đang lủng lẳng trên đầu.
Ban đêm ngủ vạ ngủ vật ở phòng dành riêng cho Sĩ Quan độc thân. Ba ngày sau có phương tiện đi về nơi TĐ đang hành quân. Đó là một chiếc GMC chất đầy nhóc lính mà hầu hết là tân binh. Bọn Phong có 2 tân Sĩ Quan cùng khóa về cùng một ngày. Ông Đại úy chỉ huy hậu cứ phát cho mỗi thằng một cây Carbine M2 và một dây đạn. Thêm 2 lính cơ hữu ở hậu cứ đi theo áp tải. Sau này Phong mới hiểu là theo họ áp tải đám tân binh vì sợ đám này trốn vì trong đám tân binh đó nhiều anh cũng đã đi hết sắc lính này sang sắc lính khác, thay vì trốn lính hay đào ngũ. Còn 2 chàng tân Sĩ Quan được trang bị 2 cây súng cổ lỗ thời đệ nhị Thế Chiến để phòng khi hữu sự trên lộ trình từ Vĩnh Long qua Chương Thiện. Hai chàng Sĩ Quan ngơ ngơ ngáo ngáo như mán về thành.
Đã quen với xa lộ thẳng băng xe chay êm ru. Khi chiếc GMC ( ám danh đàm thoại ta thường gọi là Gái Muốn Chồng) rời quận Cái Răng trực chỉ Liên Tỉnh lộ 31 hướng về tỉnh Chương Thiện thì đúng là còn hơn ngồi lạc đà hay cưỡi voi. Đường xá mấp mô chiếc xe trồi lên hụp xuống không biết bao nhiêu lần. Ngồi trên xe mà Phong và mọi người cứ như chạy việt dã. Lắc lên lắc xuống nhồi qua nhồi lại. Do hậu quả của các lần đắp mô và đường xá lâu ngày hư hao, lại vùng đất trũng không chân nên đường xá rất mau hư.
Buổi chiều chẳng biết là mấy giờ chỉ thấy mặt trời đang ngả về Tây thì con trâu già mới tới nơi. Tiền trạm là một vài cái lều của ban tiếp liệu. Súng đạn lổn ngổn ngả nghiêng trong lều. Ông hạ sĩ quan phụ trách tiền trạm ra điểm danh lính rồi chia gác cho mọi người. Hai thằng tôi là sĩ quan nên chẳng ai dá động gì tới cả. Mà nơi này không phải là tiền trạm nhận supplies của 1 tiểu đoàn mà là 3 tiểu đoàn lận. Cả 3 tiểu đoàn đều gốc từ Vĩnh Long tăng phái cho Chương Thiện. Chẳng hàng rào chẳng vật cản giới hạn, cứ như đóng dã chiến. Một mặt là đường lộ, một mặt là con kinh xáng Xà No. Bên trên là chếc cầu sắt bắt ngang con kinh xáng đi về chợ tỉnh.
Vài ngày sau có ông thiếu úy trưởng ban 1 hỏi có muốn vào thăm tiểu đoàn không,? Ừ! Thì đi. Thế là theo ông ta lên GMC vào phi trường Chương Thiện. Thì ra ông ta xin phương tiện trực thăng chở súng đạn tiếp tế cho cánh quân B của ông Tiểu Đoàn phó đang đóng quân ở Khu trù mật Ngọc Hòa. Trực thăng quay trở về, bọn tôi về theo vì chưa có lệnh của Công Bằng (danh hiệu truyền tin của TĐT). Không biết làm gì Phong lấy giấy ra viết thư cho Tú Hà kể chuyện tỉnh lẻ.
Chợ Chương Thiện có cái đặc biệt là lính nhiều hơn dân. Ban ngày dân chúng họp chợ bán cá tôm. Ban đêm nơi đó là quán chè, cháo, cà phê hay quán nhậu bình dân.
Không nhớ lúc nào, ông HSQ tiếp liệu tìm chúng tôi nói là các Chuẩn úy sửa soạn để Công Bằng ổng ra rước vào. Thì ra ông TĐT trong vùng chiến sự mà theo cách nói bình dân của binh sĩ ở đây là dzô dzùng (vô vùng) chắc là vùng hành quân. Lâu lâu TĐT cùng với đoàn tùy tùng ra chợ tỉnh du hí, làm cái trò gì đó ai mà biết được. Vì lương lãnh trong vùng hành quân đâu có hàng quán gì mà mua với bán.
Sau này Phong mới biết là ở đâu thì ở, khỉ ho cò gáy chó ăn đá gà ăn muối đều có hàng quán ghe thương hồ qua lại làm ăn buôn bán. Không biết là làm ăn buôn bán với lính hay là thăm dò tin tức cho Việt cộng. Chính phe ta cũng gài người vào mật khu lấy tin tức để mở các cuộc hành quân hay phá hoại.
Vì là đồng bằng kinh rạch chằng chịt nên hầu như phương tiện đi lại bằng ghe xuồng rất thông dụng. Người dân dùng xuồng ba lá (tam bản) hay tắc ráng (vỏ lãi) làm phương tiện di chuyển qua lại trên sông rạch hay từ nhà nọ sang nhà kia. Sau đuôi cái ghe người ta gắn một cái máy đuôi tôm cải biến từ cái máy nổ 4 thì kohler rất tiện dụng. Đôi khi người ta gỡ cái đuôi tôm ra gắn cái ống tròn thật dài vào làm máy bơm nước tát đìa. Bớt phải dùng sức người khi tát đìa. Ghe xuồng hay tắc ráng được đóng thuôn thuôn dài dài cho dễ luồn lách trên kinh rạch nhỏ hẹp.
Đời sống người dân ở những vùng hẻo lánh xôi đậu rất là thương tâm. Không biết ai vào với ai. Rất nhiều lần Phong chứng kiến một cái tắc ráng đang phon phon chạy dưới sông thì vài người lính đứng trên bờ bắn vài phát súng rồi ra hiệu ngoắc họ vào. Thông thường thì lính theo lệnh chỉ huy bắt ghe xuồng để tản thương, chở súng đạn supplies, chuyển quân… Và người dân không biết phe nào mà chỉ biết là người dân cắn răng chịu đựng. Có lần sau khi chở quân sang một địa điểm hành quân khác, Phong lấy tiền trả cho người chủ ghe, ông ta lắc đầu quầy quậy rồi chắp tay lại Phong như tế sao. Thấy thật bất nhẫn và thương cảm. Thế này thì an dân làm sao cho được?
Bộ chỉ huyTiểu Đoàn là một cái đồn đắp bằng đất bùn đóng bên cạnh kinh xáng Thác Lác và ngã tư kinh Ông Dèo, mỗi góc có môt cái lô cốt cao vừa làm vọng gác vừa để quan sát. Thông thường người ta cưa thân cây dừa làm nhiều khúc đặt lên trên rồi moi đất sình đắp lên làm nóc. Bên trong hầm người ta bỏ một cái sạp bằng tre hay mắc võng làm gường ngủ. Cuộc sống vạ vật. Có điều kỳ lạ là cờ bạc và ăn nhậu. Bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào thiên hạ đền bày 2 thứ này ra sát phạt ngả nghiêng. Tối nào cũng như tối nào, khi sập trời, thiên hạ chui vào một trong cái lô cốt sát phạt nhau. Đôi khi Phong thấy có một vài anh lính bỏ gác vào chầu rìa. Thật là tệ nạn, giả như thằng Việt cộng nó rình rập đâu đó nó quăng cho vài trái lựu đạn là bỏ mạng sa trường. Trong thâm tâm Phong tự nhủ nếu mình có quyền thì những cảnh như thế này sẽ không xảy ra. Hẳn đây là do ông TĐT dung túng chuyện này.
Sát cạnh đồn Phong thấy có một cái nghĩa địa giữa một trảng tranh làm bãi đáp trực thăng. Nghĩa địa này có khoảng 25 cái cái mộ đắp bằng đất. Tò mò nhìn những cái bia Phong mới biết đây là cái nghĩa địa của bọn Việt cộng nó đụng trận ở đâu đó rồi kéo xác về đây chôn vội chôn vàng. Nay Quốc Gia về đây trong chiến dịch chiếm lại đất đai và giữ an ninh cho dân chúng về làm ăn.
Ngay bên trong BCH TĐ cũng có một câu lạc bộ bán cà phê, vài gói bánh, mì gói…cho ai cần và có nhu cầu. Cũng dã chiến. Trong thời gian ở BCH TĐ, Phong từng là khách hàng của cái quán này không ít lần. Cũng trong thời gian này, Phong còn khám phá ra 2 ông TĐT và TĐPhó thông đồng bán gạo của lính. Mỗi tháng mỗi người lính trong đơn vị được cấp phát 21 kg gao hành quân. Chẳng thấy tăm hơi gạo đâu cả. Phong để bụng và để tâm tìm hiểu vấn đề là phải làm cho ra lẽ. Còn rất nhiều thứ mà trước đây khi còn thụ huấn trong các quân trường chẳng bao giờ Phong và các bạn biết tới. Lý tưởng bao giờ cũng cao đẹp trong sáng. Khi ra đơn vị chàng mới khám phá ra quá nhiều tệ nạn, quá nhiều bất công mà những người lính tác chiến nơi tuyến đầu vừa cực khổ vất vả vừa gian nan đổi mồ hôi xương máu mình lấy an lành cho người hậu phương sống yên ổn để được đền bù một cách tàn nhẫn bất công biết là dường nào. Từ gạo, hàng Quân Tiếp Vụ, Nhu yếu phẩm….hàng trăm hàng ngàn thứ khác kể cả lương lính mà chàng chưa có cơ hội khám phá. Định tâm phải làm cho ra lẽ để trong sạch hóa Quân Đội.
Chẳng lẽ người ta thương người lính qua những chương trình trên đài phát thanh hay truyền hình. Các bài hát mị lính nỉ non rên rỉ ngày này qua ngày khác nghe phát nản. Còn các bài hùng ca, làm nức lòng người chiến sĩ vào các buổi sáng sớm thì thỉnh thoảng mới thấy văng vẳng qua cái radio bỏ túi. Còn mấy bài ca vọng cổ và cải lương thì dân và lính vùng 4 coi bộ mê hơn cái giống gì. Thỉnh thoảng nhì trời hiu quạnh, nhớ tới Tú Hà, Phong ước chi mình biết ca sáu câu vọng cổ, có dịp ư ử hay xuống xề thật “mùi” chắc Tú Hà mê tít thò lò hay lại nguýt lườm dài cả thước. Cái thiết thực nhất là đời sống vợ con quyền lợi của người lính thì chằng thấy mấy khi nêu ra. Còn thì ăn chặn ăn bớt xảy ra hàng ngày.
Vào ngày lãnh lương, không biết nghe tin ở đâu mà các bà vợ lính tìm cách vào tới đơn vị nườm nượp. Có gần gì cho cam? Từ Vĩnh Long mà ở quê nữa. Có bà đi mất 2 ngày mới tới nơi. Ở nhà vườn tược, con cái nhỏ dại không biết ai lo. Tò mò Phong hỏi thăm vài bà, họ cho biết là gởi Ngoại hay Nội hay làng xóm vài ba bữa. Chờ lãnh lương xong là chẳng còn bà nào. Bụng bảo dạ, chẳng bao giờ mình dám để Tú Hà lâm vào cảnh tượng tương tự. Thân gái dặm trường, ai biết chuyện gì sẽ xảy ra, rồi ăn bờ nằm bụi thế này liệu chàng có đang tâm để người yêu phải gian nan cực khổ như thế?
Có bà khi tới đơn vị chồng đóng quân, lương chưa kịp lãnh thì người ta mang xác chồng về. Không biết nói làm sao. Thật não lòng. Cứ mỗi lần chứng kiến những nghịch cảnh như thế, chàng lại càng cảm thấy tan nát cõi lòng cho các cuộc tình thời chinh chiến.
Vừa thu thập đủ dữ liệu lẫn chứng cớ BCH TĐ làm ăn tham nhũng bán gạo của lính là ngay lập tức Phong viết 4 lá đơn tố cáo: 1 gởi cho Phòng Thanh tra Quân Đoàn, 1 cho Phòng Thanh tra Tiểu Khu, 1 cho Phòng Thanh tra Bộ Tổng Tham Mưu và 1 cho Nha Quân Sản. Chàng gởi trực tiếp, chẳng qua hệ thống quân giai gì sất.
Cũng là vào lúc ông TĐT bổ nhiệm Phong về 1 đại đội tác chiến. Ông trung úy ĐĐT giao cho Phong làm Trung Đội Trưởng một Trung đội có 16 mạng kể cả Phong. Bây giờ, ăn ở sống chết cùng với 16 mạng này. Vẫn theo thông lệ, ông Trung Đội Phó cắt gác cho lính thì chừa chàng ra. Phong bèn nói với anh ta:
-Tuy tôi không phải gác nhưng tôi sẽ làm đốc canh kiểm soát đứa nào ngủ gật bỏ gác. Tôi không tha. Quân đội phải có kỷ luật. Tôi sẽ cùng sống chết với các bạn.
Chàng có thói quen gọi binh sĩ dưới quyền là bạn. Ông Trung đôi Phó cử một người lính mang balô và phục dịch Phong. Chàng thấy thất kỳ lạ. Người ta đi lính là để phục vụ đất nước. Hà cớ gì làm đầy tớ cho kẻ khác. Bèn nói với ông TrĐphó:
- Balô của tôi, tôi mang. Ông ta đưa cho chàng cây súng Colt 45. Của vị Tr. Đ Trưởng tiền nhiệm.
- Thôi, anh giữ lấy đi, tôi sẽ hỏi Tr/u ĐĐT lấy cây M16 cho chắc ăn. Mang Colt chỉ lo đi giựt le với cua gái chứ ra trận làm ăn được cái giống gì.
Đây là một bài học cũng là kinh nghiệm chàng học được từ Đ/u Một ĐĐT ĐĐ 31 ở Thủ Đức. Cảm thấy binh sĩ dưới quyền nhìn chàng bằng con mắt hơi khác thường.
Ông Trung Đội Phó là 1 trung sĩ 1 xuất thân từ SĐ 9 đã có 9 năm binh nghiệp nên có khá nhiều kinh nghiệm hành quân. Phong học hỏi ở anh ta khá nhiều. Một kinh nghiệm đau thương: Sĩ quan trẻ ra trường chưa kinh nghiệm mà gặp mấy ông đơn vị trưởng giỏi, biết thương binh sĩ dưới quyền, biết lo cho nhân viên thì thật là may mắn. Ông ta sẽ chỉ dẫn bảo ban từng kinh nghiệm chiến trường, từng chi tiết về bản đồ về đấu trí với địch kể cả cách cư xử với đồng đội và binh sĩ dưới quyền. Kể cả đối phó với đám lính ba gai hay trấn an khi lính mất tinh thần kể cả với dân chúng trong vùng đóng quân.
Phong và anh bạn cùng khóa không được may mắn lắm là vì khi ra đơn vị gặp ngay ông TĐT xuất thân từ Giáo phái đồng hóa lại có thành tích ăn giựt đ…chạy. Quanh năm suốt tháng giao việc cho các ban rồi hở ra là chửi lính đánh lính. Đứa nào muốn đi phép thì một cặp St Rémy (Napoéon). Cho nên thời gian còn chờ ở BCH TĐ Phong hơi ngạc nhiên là tại sao trong vùng chiến sự sôi động như thế mà ổng vẫn có rượu tây nhậu tì tì. Sau này có đứa tiết lộ Phong mới biết là ông ta để chàng nấn ná ở BCH là chờ coi chàng có chạy chọt chức vụ nào không. Chính 1 người bạn cùng khóa lo lót làm sao mà được về làm trưởng ban 5 TĐ. Gì chứ với chàng thà tiền cho bá tánh chứ 1 xu nhỏ để được an nhàn mà phải lo lót luồn cúi quỵ lụy chàng chẳng bao giờ bị mất. Chàng trai đầu đội trời chân đạp đất coi cái chết tựa lông hồng thì xá gì. Chàng coi chuyện chạy chọt, lo lót là hèn hạ là xúc phạm danh dự và tàn nhẫn bất công với binh sĩ trên tuyến đầu.
Lụi hụi mà Phong ở với Trung Đội của mình được hơn 3 tháng trời. Hàng ngày dắt trung Đội đi mở đường, kiểm soát ghe xuồng qua lại trên khúc kinh mà đơn vị chàng trách nhiệm. Giữ an ninh cho bà con nông dân về làm ruộng, gặt lúa hay tát đìa. Những công việc nhàm chán mà lẽ ra là của mấy anh XDNT hay Nghĩa Quân đảm trách. Thỉnh thoảng đụng trận với vài ba tên du kích về quấy rối. Ban đêm thì đi làm tiền đồn cho Đại Đội, gởi hỏa tập tiên liệu nhưng chẳng mấy khi dùng tới.
Một vài lần dắt Trung đội phục kính mấy anh du kích về thu thuế dân chúng. Đụng trận, thường thì Phong chấm tọa độ thật chính xác rồi gọi Phở Bắc (Pháo Binh) nấu cho mấy tô nổ chụp. Kết quả là khiêng mấy chú, lượm một vài cây súng. Ông ĐĐT tính đề nghị cho Phong cái Anh Dũng nhưng Phong chẳng màng, vì tương lại rực rỡ gần kề là cái Kỹ sư Mục Súc mà còn chẳng đi tới đâu thì huống hồ gì. Phong dành cho ông TrĐPhó và vài anh em từng chịu gian nan cực khổ với chàng.
Lắm lúc mông lung thả hồn về khung trời quen thuộc nơi đó có Bố Mẹ, các em và nhất là có Tú Hà đang mòn mỏi trông chờ chàng từng giây từng phút. Cứ vài tuần là chàng lại nhận được thư của Tú Hà. Yêu nhau, xa nhau người ta không biết làm gì hơn là viết thư cho nhau gởi nhớ nhung vào trang giấy. Dù thư Tú Hà đến đều đặn mà thư nào thư nấy đầy cả 4 trang giấy học trò chàng đọc đi đọc lại đến gần như thuộc lòng.
Noel, ngày Chúa Giáng trần cứu chuộc nhân loại, cũng vẫn đi kích đêm, mở đường an ninh thủy trình để đoàn tàu Hải quân chở đạn dược từ Cần Thơ về Năm Căn.
Tết, giao thừa ngồi uống rượu đế lai rai với các sĩ quan của ĐĐ, anh nào anh nấy ngậm ngùi nhớ nhà. Có cái lạ là một số thân nhân vợ con binh sĩ ở đâu mò tới nơi đóng quân ăn Tết với chồng con. Vì mấy ngày Tết chẳng đơn vị nào có phóng đồ hành quân cả. Có lẽ lý do chính là lính có lương tháng 13 ăn Tết. Họ lên vừa ăn Tết tiền tuyến vừa có tiền mang về lo cho gia đình.
Phần Phong thì cứ mỗi lần lãnh lương chàng nhờ ông HSQ quân số ĐĐ gởi nửa tháng lương về KBC của bố vì bố là công chức Bộ Quốc Phòng thuộc cục Quân Y hầu phụ với bố lo cho các en ăn học vì chàng là con cả mà em lại đông.
Chàng cũng phải viết thư nói với bố là ở đơn vị tác chiến, hành quân quanh năm suốt tháng toàn là ăn uống lương khô hành quân nên không có dịp tiêu tiền kẻo bố áy náy lo lắng. Còn thư với Tú Hà hết nhớ nhung này đến thương nhớ khác mà sao viết hoài viết hủy chẳng thấy nhàm chán tí nào.
Chợt đâu đây từ vọng gác nào đó vọng ra bài hát “Phút Giao Mùa” của Trần Thiện Thanh do Thanh Tuyền hát làm Phong nhớ Tú Hà da diết. Phải chi có nàng ở đây thì hạnh phúc không biết để đâu cho hết. Hình như tâm trạng các sĩ quan trong đơn vị chàng cũng na ná như nhau.
Một hôm đang điều động trung đội an ninh thủy trình thì Phong nhận được lệnh qua máy PRC -25 là phải về trình diện Tiểu Đoàn gấp. Vội bàn giao công tác cho người Trung Đội Phó, chàng lấy xuồng cùng với người lính cận vệ trực chỉ BCH TĐ.
Nhằm lúc ông TĐT đang gặp chuyện không hài lòng, ông ta quát tháo la lối nhân viện rùm trời thì Phong đưa đầu vào. Nhác thấy Phong, ông ta đưa tay vời:
-Vào đây, ông Chuẩn Tướng của tôi vào đây, tao cho mày cái này.
Tuy nhiên theo đúng quân phong quân kỷ, chàng cũng đứng nghiêm trình diện cho đúng quân cách.
Ông ta chỉ Phong tiến tới bàn giấy ông ta, cầm trên tay một xấp giấy, ông ta quăng và mặt chàng:
-Em, em còn ngây thơ quá em, sao mày ngu quá vậy em? Tao cho mày mấy tờ giấy này về chùi đ…
Trong đời Phong chưa ai mạt sát chàng là ngu mà chính cha mẹ chàng cũng chưa bao giờ mắng chàng là ngu cả. Cảm thấy danh dự bị xúc phạm, giận run người. Tuy nhiên nhìn quanh, thấy bọn tay chân của ông ta đứng lởn vởn quanh quất, chàng nghĩ thầm:
-À, thì ra họ có tính toán cả! Cầm mấy tờ giấy coi là cái gì thì ra 4 lá đơn gởi đi nay đúng “Châu Về Hiệp Phố”.
- Cầm cái này rồi đi luôn cho khuất mắt tao.
Ông ta đưa cho Phong cái Sự Vụ Lệnh. Đi đâu chưa biết vì Phong chưa có giờ đọc trong đó nó nói cái gì.
Ông TĐT này có thói quên gọi nhân viên dưới quyền từ Sĩ quan cho tới lính đều là mày tao cả. Mở miệng ra là ông ta chửi thề. Bọn lính nó diễu là ổng ưa xài tiền lớn. Ngược lại, Phong lại nghĩ là đây là hạng người “thượng đội hạ đạp”. Thật là xui xẻo cho mình chân ướt chân ráo ra trường gặp hạng người như thế này.
Cái SVL chỉ địch Phong về trình diện Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh ở Bạc Liêu. Giận ứa gan, chỉ tính làm cái gì đó cho hạ hỏa.
Một kinh nghiệm mà Phong học hỏi được khi còn thụ huấn trong Trường Bộ Binh là tận dụng cơ hội nghe các Sĩ Quan đàn anh (Trung , Đại/ úy) về trường học Bộ binh trung , cao cấp. Họ kể những kinh nghiệm chiến trường được trả bẳng chính xương máu của đồng đội.
Đó là khi đụng trận, phe ta có nón sắt, cứ kiếm chỗ nào ẩn núp cho kín đáo rồi gọi Pháp Binh nổ chụp, khi thu dọn chiến trường thường thì thấy các đồng chí bể gáo, vỡ sọ dừa vì cái nón vải hay cái nón cối chỉ là đồn hàng mã. Khi áp dụng trò này Phong cũng bị cật vấn là tại sao lại đòi CVT mà không là chạm nổ hay delay? Còn hỏi là có dân chung quanh không? Đúng là không trực tiếp chạm địch không biết. Đằng sau phòng tuyến thì yên chí quá mà. Nhiều lần, miểng nó chém vào nón sắt nghe cảng cảng. Không có cái nó sắt che cái gáo dừa chắc Phong và nhiều binh sĩ dưới quyền Tổ Quốc Ghi ơn nhiều phen.Có lần tò mò, Phong nhặt một miểng đại bác văng gần đó, 2 ngón tay bị phỏng,còn miểng đại bác thì sắc cạnh bén ngót.
Sau này qua Bộ Binh, đi đâu có sĩ quan Delo đi theo, ba cái vụ gọi Phở Bắc họ đảm trách cũng nhẹ mình. Nhưng đụng trận ác liệt hơn, lâu hơn, cái chết rình rập từng phút từng giờ. Bị loại ra khỏi vòng chiến cả địch lẫn ta nhiều hơn.
CHƯƠNG III.
SƯ ĐOÀN 21 BỘ BINH.
“ Sư Đoàn hăm mốt Bộ Binh chiến công vang lừng….”
Cầm cái SVL thuyên chuyển đơn vị do ông TĐT ký, Phong giận tím người. Tí nữa người lính đi với chàng bị vạ lậy. Xuống chiếc xuồng, bảo người lính chống ra xa một tí, chưa nguôi giận, chàng xé nát mấy cái đơn tung lên trời làm truyền đơn bay lả tả xuống dòng sông dập dềnh.
Về tới ĐĐ, Phong vào gặp ĐĐT đang lúc ông đang điều động các Trung Đội làm nút chặn tàn quân Việt cộng bị các cánh quân chủ lực của ta rượt chay te tua, lớp đầu hàng lớp bị thương lết bết đúng là tàn binh coi thê thảm bệ rạc mà cũng thật tội nghiệp.
Sau khi nghe Phong trình bày tự sự, ông ta an ủi:
-Đời nó vậy, vài năm là anh sẽ chai đá ngay. Tôi tưởng từ Bộ Binh về đây mình sẽ đỡ vất vả đôi chút nhưng mình không phe đảng lính ma lính kiểng gì nên chỗ nào nặng nhất thì mình có mặt. Chính tôi cũng không biết tôi coi cái ĐĐ này được bao lâu. Được ngày nào hay ngày nấy.
Ông ĐĐT này đi lính từ năm 1968 gốc Không Quân, đổi về SĐ 7 Bộ Binh. Quê ở quận Chợ Lách Vĩnh Long. Tưởng về Địa cho gần nhà ai dè sang tuốt Chương Thiện. Cũng thuộc loại ngang tàng nên bị đì, làm nỗ lực chính hoài hoài. Lính dưới quyền cực quá than thở cằn nhằn, ổng nói:
-Đời nó bất công vậy đấy, mấy anh nhắm ở được với tôi thì ở không thì đào ngũ mẹ nó đi.
Tánh ổng ngang ngang bướng bướng, ổng nói:
- Lão TĐT mà biết tôi nói câu này lão ta kêu An Ninh Quân đội còng đầu tôi lâu rồi. Có điều tuy cực dễ chết nhưng mọi người đều trung thành với ông ĐĐT này. Tình huynh đệ chi binh khó hiểu thật. Chẳng ai đào ngũ cả.
Trả súng đạn lại cho ĐĐ, Phong quảy balô lên vai, ông ĐĐT sai lính bắt 1 cái ghe và 2 người khác súng đạn hộ tống chàng về chợ tỉnh.
Đúng 5 tháng 1 tuần ở 1 TĐ Địa Phương Quân, làm Trung Đội Trưởng tác chiến 3 tháng, Trung đội trưởng vũ khí nặng 1 tháng rưỡi. Bây giờ về BB thì về. Chẳng sợ con giáp nào. Phong nhủ thầm. Suy nghĩ đầu tiên là mấy thuở có dịp rời vùng hành quân, gần 6 tháng xa nhau. Có cơ hội chuồn về nhà rồi dung dăng dung dẻ với Tú Hà ít bữa cho đỡ nhớ nhung. Sau đó muốn ra sao thì ra. Bây giờ tớ cóc cần. Khi không bỗng dưng từ một thư sinh, môi trường tạo ra một chàng trai coi mọi sự như củ khoai ba gai ngang bướng.
Chuyến xe đò từ Chương Thiện về Saigon chay một lèo qua 2 cái bắc Cần Thơ và Mỹ Thuận. Chỉ vài trạm kiểm soát bắt quân dịch. Cảnh sát thấy Phong mặc quân phục chẳng nói tiếng nào vì họ là lực lượng bán quân sự nên không được phép xét hỏi lính tráng.
Về tới nhà thì trời đã tối mò. Cả nhà chuẩn bị đi ngủ. Mẹ lui cui nấu cơm cho thằng con lạc loài. Tắm một phát tẩy trần cho nhẹ người rồi ...
Biên Hùng chuyển
ĐỜI NGƯỜI NHƯ THOÁNG MÂY BAY *
Sau hơn một năm thụ huấn căn bản quân sự từ 2 Quân Trường được mệnh danh là “Lò luyện thép “ của Đông Nam Á : Trung tâm huấn luyện Quang Trung và Trường Bộ Binh Thủ Đức.
BK Vũ Linh
“ Phù vân, quả là phù vân, tất cả chỉ là phù vân”
(Giảng Viên 1,2 )
CHƯƠNG 1
Sau hơn một năm thụ huấn căn bản quân sự từ 2 Quân Trường được mệnh danh là “Lò luyện thép “ của Đông Nam Á : Trung tâm huấn luyện Quang Trung và Trường Bộ Binh Thủ Đức.
Cầm trên tay tờ giấy phép quý báu 2 tuẩn lễ: do thời gian thụ huấn quân sự, thưởng phép diễn hành ngày Quân Lực 19/6 và 2 tháng chiến dịch tuyên truyền giải thích vể Hiệp Định Paris 1973.
Phong cảm thấy thơ thới hân hoan nhưng trong lòng thì bịn rịn chia tay với bạn bè đồng khóa mà chàng đã cùng đồng lao cộng khổ, sống với nhau suốt hơn một năm qua. Những kỷ niệm vụt thoáng qua trong giây lát mà sao nó thấm đậm tình chiến hữu tình huynh đệ chi binh đến thế.
Sau khi chọn đơn vị ở Đại Giảng Đường, trở về đại đội, hàng loạt câu hỏi giữa bạn bè với nhau:
- Mày về đâu?
- Tao về Sư Đoàn….về Tiểu Khu
- Mày về đó thì thế này, thế này ….Cứ làm như thánh mẹ.
Phong và hầu hết có chỉ số chuyên môn được cấp phát là: 240.0. Có nghĩa là khi nhìn vào con số này, trong lãnh vực chuyên môn người ta biết ngay rằng anh là một quân nhân được đào tạo để chỉ huy một đơn vị trong QLVNCH, tác chiến ngoài chiến trường. Bạn bè Phong gọi nôm na là: Bóp cò…súng.
Hành trang giã từ: Sau khi làm mọi thủ tục thanh toán với bên Quân Cụ (trả vũ khí), Quân Nhu, Phòng Quân Tiếp Vu, Phòng Quân Lương….Tất cả hành trang của một Chuẩn Úy vừa mới tốt nghiệp căn bản bộ binh là một cái sac marin nhẹ tâng gói gọn một số quân trang quân dụng mà khi đáo nhậm đơn vị, chàng có sẵn để có thể nhập cuộc chơi một cách dễ dàng.
Tuy nhiên không phải chuyện gì cũng suông sẻ cả đâu. Chàng nào xài bảnh lỡ dại ký sổ với một vài quán ăn ở các câu lạc bộ trong Khu Gia Binh ắt hẳn sẽ bị gia chủ níu lưng đòi nợ , chưa thể vác sac marin lên vai ra cổng số 1 một cách dễ dàng đâu nhé . Có khi bay luôn tháng lương như bỡn. Chàng trai hào hoa bèn nhún vai một cánh hiên ngang ra cái điều ta đây cóc cần trong lúc cái túi rỗng tuếch, kiếm vài thằng bạn thân hỏi ít tiền còm hầu đủ tiền xe mò về tới nhà. Thực ra với những trường hợp như thế, không phải là nhiều. Anh em chúng tôi sẵn sàng tế độ giúp đỡ bạn bè vì sự thân tình, gắn bó với nhau suốt một năm thụ huấn qua bao nhiêu giai đoạn gian nan thử thách giữa 2 quân trường, thời gian chiến dịch và diễn hành.
Cầm tấm giấp phép trên tay, trước khi tìm phương tiện xuống đơn vị trình diện thì việc đầu tiên là về nhà cái đã. Khi còn là một chàng trai đang lớn, sống an vui yên ổn giữa cha mẹ, anh em, bà con chòm xóm với người yêu nhỏ bé đơn sơ thanh thoát, chàng cảm thấy dường như tất cả toàn là màu hồng, con đường công danh sự nghiệp trải ra trước mặt toàn là hoa hồng và thảm đỏ như nhung. Hàng ngày hết ngồi trong thư viện lại vào giảng đường, thỉnh thoảng hẹn hò với người yêu dung dăng dung dẻ dạo phố ngắm người qua kẻ lại, có mỏi chân mà ai mỏi chân nhỉ, chắc chắn khi đi bên cạnh người yêu thì có bao giờ cảm thấy mỏi chân hay vướng bận một mảy may? Tạt và một cái quán nào đó; thạch chè Hiển Khánh hay nước mía Viễn Đông chẳng hạn. Hàng tuần dạy thêm toán lý hóa và sinh ngữ vài ba giờ ở mấy cái trung tâm luyện thi cũng đủ để trang trải chuyện tiêu pha thường nhật như xăng nhớt, tiêu vặt sách vở và còn có thể phụ giúp cha mẹ trong các bữa cơm gia đình. Cuộc đời sao nó bình an êm đềm đều đặn như mặt nước hồ thu. Chiến tranh, chuyện lính tráng, chuyện súng đạn… có lẽ đối với chàng và người yêu nó như chuyện …Phong Thần, chuyện của ai đó mà tôi là người ngoài cuộc.
Những tưởng cuộc đời nó cứ bình lặng trôi như vậy, chuyện chiến tranh súng ống đạn dược là của ai kia, nó ở đẩu ở đâu. Lâu lâu có vài tiếng súng ở đâu đó vọng về hay những tiếng ầm ì từng hồi từng hồi như sấm rền từ phương trời nào ở cõi xa xăm vang vọng lại tới cái thành phố đang yên bình như trong tranh vẽ cảnh thái bình thịnh trị . Đi đường, đôi lúc Phong cũng thấy từng đoàn convoy, xe GMC chở đầy lính, những chiếc xe thiết giáp nghiến xích sắt trên mặt đường xa lộ Saigon- Biên Hòa. Hay là bóng dáng của những người lính ngoại quốc như Mỹ, Đại Hàn….loanh quanh trong thủ đô Saigon thân yêu của chàng. Thỉnh thoảng chàng thấy có vài cuộc biểu tình của một số sinh viên học sinh quá khích thì Phong cũng dửng dưng tự coi như mình là người ngoài cuộc, chẳng dính dáng tới làm gì, cứ thong thả học hành thi cử, đậu bằng này, tốt nghiệp chứng chỉ nọ làm cho cha mẹ vui lòn , công danh sự nghiệp đang thênh thang rộng mở là cảm thấy hài lòng mãn nguyện.
Chàng vẫn chẳng có ý niệm gì về chiến tranh đang kề cận, rình rập đâu đây. Thảng hoặc có lúc được tin vài ba người bạn học từ thở còn mài đũng quần trong ghế nhà trường từ ngoài chiến trường mang xác về với lá cờ phủ trên quan tài. Nhìn cảnh vợ con cha mẹ, thân nhân lăn lộn vật vã bên cạnh chiếc quan tài mà chàng cũng vẫn chẳng có ý niệm gì về chiến tranh. Làm như cuộc chiến này nó thưộc về ai khác chứ phần chàng chẳng có tí liên quan gì. Đôi khi bày tỏ những suy nghĩ này với người yêu, chàng nhân được cái nguýt dài muốn rách cả cái mặt và câu nói: anh đúng là vô tâm vô tánh. Mà vô tâm vô tánh thì làm sao chớp được 2 cái bằng tái tù, ủa quên, tú tài chứ lỵ. Lại còn bợ cái Bac II ngon ơ. Vài năm nữa thôi là bắt cái bằng kỹ sư mục súc dễ dàng. Tương lai mở ra trước chàng một chân trời hứa hẹn rực rỡ, niềm mơ ước của bao nhiêu cô thiếu nữ mới lớn đầy mơ mộng, say sưa dệt mộng vàng.
Nào ngờ, “Tạo hóa gậy chi cuộc hí trường…” (Bà Huyện Thanh Quan). Cũng như bao nhiêu chàng trai thời ly loạn, sống trong một đất nước thượng tôn pháp luật, tôn ti trật tự từ trên xuống dưới. Nên khi chính phủ ban hành lệnh Tổng Động Viên, Phong chia tay với giảng đường , với bút nghiên, các buổi thực tập ỡ Trung Tâm Nông Lâm Mục và các trại thực nghiệm cũng như các ống nghiệm, mẫu vi trùng cùng là sách vở sau nhiều năm gò lưng với chúng nó từng chồng từng chồng.
Chuyện gì chứ chia tay chia chân chia ly ở cái cõi đời này thì chàng còn lạ gì. Cái lẽ sinh lão bệnh tử trong cõi ta bà này nó là chuyện nhân sinh mà lỵ. Những chuyện này Phong đã được học, được biết được thấy từ khi còn là cậu bé cho tới lúc trở thành môt chàng trai trưởng thành, nó bày ra nhan nhản trước mặt chàng hàng ngày. Chàng tự coi đó là “nhi nữ thường tình”. Hơi sức đâu mà lo.
Mẹ chàng cứ đi ra đi vào hết nhắc món này, chuẩn bị cho món nọ, bà chỉ sợ con thiếu thốn cực khổ, mà bao nhiêu năm sống dưới sự thương yêu đùm bọc của cha mẹ gia đình, chàng có thấy thiếu thốn cái gì đâu. Vả lại ở cái tuổi đang hừng hực lý tưởng cao đẹp chàng coi như đó là chuyện nhi nữ thường tình. Dăm bảy năm sau nhìn lại mới thấy mình quá non nớt, háo thắng cứ tưởng mình là cái rốn của vũ trụ.
Với bạn bè thì cũng thoải mái dễ dàng, một vài bàn tiệc bày ra chén anh chén tôi thù tạc một vài buổi tối, bù khú với nhau dăm điều bốn chuyện. Từ chuyện học hành tương lai sự nghiệp bây giờ đành chia tay vứt bỏ lại sau lưng nhưng bao giờ cũng hứa hẹn nếu chấm dứt chiến tranh, ta sẽ trở về làm thế này thế này….Nhiều tên còn ra vẻ ta đây rành rẽ về chuyện chiến trường, binh pháp, đánh đấm thế này, chỉ huy thế nọ mà kỳ thực đương sự chưa một ngày khoác áo lính hay cầm súng. Ở đời, ở đâu, mọi nơi mọi lúc cũng vẫn có những thầy nổ. Ngồi nghe cứ tưởng đương sự là những nhà bác học. Các chiến lược gia đại tài hay là các nhà kinh bang tế thế làm biến đổi cả vũ trụ. Nhưng cuối cùng trật ra là một bọn vá áo túi cơm. Cơm nhà quà vợ. Một khoác vác tới trời.
Chỉ có chuyện chia tay với cái đuôi lòng thòng kia mới nên nỗi. Phong vốn dĩ rất hay mủi lòng với nước mắt, nhất là nước mắt của mấy nàng tóc dài, chỉ cần chớp chớp mi mắt mấy cái. Cái miệng mêu mếu một tí là tim chàng nhũn ra như cọng bún thiu. Dù sao đi nữa thì cũng phải qua nhà nàng chào ông bô bà bô nàng vài câu từ giã cho phải phép chứ. Nhưng mục đích là phải làm sao gặp được cái bản mặt phụng phịu, ngây ngây khi nàng làm bộ dỗi một tí: ứ ừ, Anh ăn gian bỏ xừ, nghỉ chơi với anh ra đó…!.. Chỉ được một chốc một lát thôi rồi đâu lại vào đó.
Lúc mới bước lên bậc thềm vào nhà nàng, thoáng thấy bóng Phong, Tú Hà đã vội chạy tọt vào bên trong buồng mà chàng hay gọi đùa là khuê phòng , nàng cũng chẳng kém: khoai phòng, Chàng đáp trả: chắc phòng để chứa khoai phòng khi ăn độn.
- Tú Hà: Để dành cho anh đó.
- Phong: Để dành cái gì? Khoai hay là ai? Thế là một màn ứ ừ nguýt lườm ngắt véo…mà bao giờ Phong cũng là người thua cưộc khi thoáng thấy vài giọt sương doanh tròng.
- Anh ơi, anh đi lính bao lâu? Tú Hà ngây thơ hỏi.
- Anh cũng chẳng biết nữa, chắc ba bốn năm gì đó. Hay lâu hơn không chừng.
Đối với chàng thì chuyện lính tráng nó cũng như là chuyện học hành vậy thôi, từ môi trường này chuyển sang môi trường khác. Có gì đâu mà phải bận tâm Mối bận tâm hàng đầu của chàng bây giờ là phải nói gì với người yêu nhỏ bé ngây thơ, hết còn dung dăng dung dẻ dắt tay nhau đi lòng vòng quanh xóm kể cho nghe những chuyện đầu Ngô mình Sở hay là chở nhau trên cái Honda dame cà tàng, nàng ngồi bỏ hai chân sang một bên, ôm eo ếch chàng thật chặt. Không ôm chặt lỡ lạng qua lách lại văng xuống đường thì không biết phải ăn nói làm sao. Cứ mỗi lần thắng gấp. Tú Hà lại chúi người vào lưng chàng, Ôm chàng cứng ngắc, những lọn tóc bay bay quyện lấy mặt chàng kèm theo mùi da thịt con gái làm chàng ngây ngất đê mê cứ tưởng như lạc vào chín từng mây hay đang ở cõi thiên thai nào. Những giây phút như vậy chỉ thoáng qua trong giây phút nhưng nó làm cho chàng da diết. Lỡ dại kể cho Tú Hà nghe thì lại một cái ngắt tím da tím thịt.
- Anh chỉ được cái lợi dụng là không ai bằng.
Điệu này mai kia mốt nọ chắc cả ngày bầm dập mất, bố bảo cũng không dám vác cái mặt ra đường.
Cũng thật khó mở lời từ giã vì chỉ sợ vừa mới mở miệng thì không giọt châu lã chã thì nước mắt cũng doanh tròng chắc Phong bủn rủn chân tay mất. Tuy nhiên hôm nay sao nàng bình tĩnh lạ thường. Không có cảnh nước mắt ngắn nước mắt dài như nhiều lần trước đây làm nản chí anh hùng. Nhập ngũ hay đi lính, từ giã lần này khác với những lúc chia tay thường lệ. Dầu vậy, Phong cũng chẳng thắc mắc làm chi vì còn bao nhiêu chuyện phải giải quyết cho xong trước ngày lên đường trình diện nhập ngũ tòng quân..
Bố chỉ dặn vài câu: giữ mình cẩn thật, cuộc đời nó đầy bất trắc bao nhiêu là cạm bẫy nó rình rập. Toàn là những lời khuyên trừu tượng mà Phong thì lại theo học ngành khoa học thực nghiệm nên chi chàng cũng vâng vâng dạ dạ cho bố yên tâm nhưng nghe tai này lọt qua tai nọ bay vào không gian vô tận. Nhiều năm sau, nghiệm lại mới thấy lời bố thật chí lý, tích tụ kinh nghiệm cả một đời người. Nay ngộ ra thì bố đã không còn, lòng chàng tiếc thương vô hạn.
Tưởng đời lính nó cũng như chuyện học hành. Nào ngờ cả một cuộc sống, một môi trường thay đổi 180 độ. Từ một chàng thư sinh trói gà không chặt, môi trường quân đội nó biến đổi hoàn toàn: lúc còn là một chàng trai chỉ biết cầm bút mà nay da mặt xạm đen, rắn rỏi, chạy bộ vài chục cây số cõng cái balô trên vai như con lạc đà mà cũng cứ coi như không. Quả thật các trung tâm huấn luyện hay quân trường được mệnh danh là lò luyện thép cũng không ngoa. Chẳng bao lâu Phong trở thành người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa, một sĩ quan đầy tính Nhân Bản với châm ngôn: Bảo Quốc, An Dân kèm theo tinh thần Danh Dự, Trách Nhiệm đối với quê hương dân tộc.
Đương đầu với những sự thật phũ phàng, hầu như khác với những gì chàng được học hỏi và trang bị trong các quân trường. Nay đối đầu với thực tế chàng mới thấy các kinh nghiệm mà các lớp đàn anh, các sĩ quan cán bộ, các huấn luyện viên truyền thụ lại trong quân trường quả thật không vô ích nhưng lúc bấy giờ còn trẻ, hung hăng, kinh nghiệm chưa có lại háo thắng nên chàng và bạn bè đồng khóa hầu như bỏ ngoài tai. Tới khi đụng với thực tế chàng mới vỡ lẽ ra đó là những kinh nghiệm xương máu mà những người đi trước phải trả bằng mồ hôi nước mắt có khi bằng chính máu thịt của mình và cả sinh mạng của đồng đội nữa.
Trong những lần đi phép cuối tuần, sống trong vòng tay thương yêu của cha mẹ, anh em. Phong thấy thật hạnh phúc, êm đềm nhưng thật là ngắn ngủi. Những ngày phép cuối tuần thật là quý báu vô cùng, nó bay vèo như cơn gió thoảng. Chẳng khác nào bóng câu qua cửa sổ. Nhất là khi ngồi bên cạnh Tú Hà, bao nhiêu cũng không đủ, mà sao những lúc ấy thời gian nó cứ vùn vụt trôi còn những lúc chờ nàng nơi hẹn hò thì dường như thời gian nó ngừng lại,cái kim đồng hồ nó cũng xuống đường đình công bãi thị không bằng. Có gặp gỡ thì phải có chia ly. Tới lúc chia tay nhau thì cứ như đôi sam, nhưng cũng phải rời nhau ra thôi vì: “Phép công là trọng, niềm tây xá nào…” (Chinh Phụ ngâm). Phong quay đầu bước đi không dám ngoảnh lại mặc dầu biết là sau lưng mình vẫn còn ánh mắt đẫm lệ dõi theo. Bao giờ cũng kèm câu: “Ngày nào em cũng cầu nguyện cho anh…” Có lẽ ngoài khả năng và tầm với thì người ta chỉ còn trông cậy vào ơn trên. Con người duy tâm tin tưởng có trời cao Thượng Đế khác với lũ duy vật vô thần ở chỗ đó. Đặt niềm tin vào Đấng Tối Cao là lời mở đầu của Hiến Pháp đệ II Việt Nam Cộng Hòa.
Những buổi thụ huấn thật là cam go. Nó đòi hỏi người chiến binh một ý chí quyết thắng, sự chiến đấu anh dũng quả cảm. Chẳng những thế mà nó còn tạo cho chàng và đồng đội phong cách của một người chỉ huy hiên ngang, ninh tử bất ninh thọ nhục. Cách điều động binh sĩ dưới quyền làm sao chu toàn nhiệm vụ mà bảo toàn được sinh mạng của đồng đội binh sĩ dưới quyền. Họ cũng là con người cũng có người yêu, vợ con cha mẹ, anh chị em. Có đầy đủ thất tình lục dục hay những ước mơ, lý tưởng cao đẹp cho một tương lai xán lạn như mình.
Trong thời gian công tác chiến dịch cho Hiệp Định Paris 1973, mục đích là giải thích cho đồng bào nơi mình công tác hiểu được ý nghĩa và cách thức thi hành Hiệp định ngừng bắn. Đồng thời khuyến khích dân chúng yên tâm sống với chính quyền Quốc Gia mà Phong và bạn bè gọi nôm na là “chiến địch lấn đất giành dân”. Nghĩ cũng éo le mâu thuẫn: đất đai của mình, dân chúng của mình, chúng nó vào đây lấn chiếm, khủng bố chiếm đoạt mà bây giờ mình lại phải làm cái điều mà chúng nó đã gây ra bao nhiêu đau khổ trên quê hương mình. Chiến tranh là như vậy ư?
Trong những lúc công tác, Phong từng chứng kiến những cảnh tượng thật tang thương, não lòng. Những bà mẹ trẻ khuôn mặt thật ngây thơ, các em bé đang tuổi cắp sách đến trường mà đã quấn vội vành khăn tang trên đầu lăn lộn bên chiếc quan tài phủ lá quốc kỳ. Chàng chợt nghĩ: với cảnh tượng đó mà người trong cuộc chính là mình thì sao? Ô hay! Nếu bây giờ vì yêu Tú Hà, chàng quyết định tiến tới với sự chấp thuận của cả 2 gia đình. Nàng sẽ là vợ chàng. Để rồi một ngày định mệnh nào đó nàng sẽ trở thành góa phụ trong lúc tuổi còn xuân sắc, tràn đầy nhựa sống; liệu chàng có đành lòng hay không? Đó là chưa kể nếu đời sống gia đình cứ tiếp diễn mà chàng cứ đi biền biệt thì ai đứng ra gánh vác gia đình nhỏ bé của chàng? Chưa nói tới những đứa con ra đời mà thiếu sự săn sóc của người cha. Hẳn mọi sự lại đổ lên đầu lên vai Tú Hà chứ còn ai vào đây. Tại sao một người con gái chẳng liên hệ máu huyết với mình khi khổng khi không lại bi ràng buộc bao nhiêu là hệ lụy với mình nhỉ? Nghĩ tới đây chàng không dám cho đầu óc mình phiêu lưu thêm nữa.
Chứng kiến cảnh vợ con lính nheo nhóc, sống nay chết mai. Dường như họ dễ dàng chấp nhận cuộc sống hiện tại đang diễn ra hằng ngày mà không biết ngày mai sẽ ra sao. Ông chồng ngày đêm chui ra chui vào cái hầm trú ẩn thì bà vợ đi theo cũng không khác gì chồng. Cái hầm trú ẩn cũng là căn nhà hay túp lều hạnh phúc cho cặp vợ chồng người lính. Những lúc giặc cộng vây hãm hay tấn công đồn thì bà vợ cũng bắn sung hay tiếp đạn cho chồng không thua một chiến binh. Toàn là những chuyên hoàn tyoàn xa lạ đối với Phong. Những chuyện này về Saigon mà kể lại cho bạn bè chắc chẳng ai tin hay thiên hạ còn cho là chàng giàu tưởng tượng.
Một lần bên Tú Hà, 2 đứa cứ như đang ngậm hột thị, không biết phải nói cái gì mà hễ cứ gần nhau là như 2 con sam. Chàng lôi mấy chuyện đã chứng kiến trong lúc công tác. Kể chuyện mắt thấy tai nghe. Tú Hà tròn xoe mắt làm như nghe chuyện trên trời rớt xuống ngơ ngác hỏi:
- Chuyện đó có thật phải không anh?
- Bộ anh bịa chuyện hay tưởng tượng ra chắc?
- Sao họ khổ vậy nhỉ ?
- Chiến tranh mà! Hoàn cảnh đưa đẩy, dù muốn dù không, họ cũng phải chấp nhận thôi.
- Ơ! Nếu anh như vậy em cũng sẽ theo anh cho tới cùng.
Nghe như vậy, Phong chỉ muốn ôm chặt lấy người yêu nhỏ bé rồi gắn chặt đôi môi mình lên cặp môi hồng hồng xinh xinh như nũng nịu ấy cho đến khi nào nàng ngộp thở chịu hết nổi mới thôi. Thấy nàng còn đơn sơ khờ khạo quá đi mất, có lẽ người yêu chàng chưa một ngày long đong vất vả, chắc chỉ có nỗi nhớ nhung lãng mạn đâu đâu vì nàng còn trẻ quá, còn đang tuổi đi học, yêu nhau làm gì để làm khổ cho nhau. Hay cứ đổ thừa cho chiến tranh là xong tất? Chàng bỗng thở dài thương cảm:
- Yêu em, anh không muốn em phải long đong vất vả khổ sở. Mình anh chịu cực là được rồi.
- Bộ anh không muốn em chia sẻ gánh nặng với anh sao?
Chàng không biết nói gì hơn.
Cầm tờ giấy phép mãn khóa về trình diện một Tiểu Khu thuộc Vùng IV chiến thuật sau khi dùng dằng nửa ở nửa đi Phong cũng đã trễ phép cả tuần lễ rồi. Nhưng cũng phải trình diện thôi.
Ngồi trên xe đò với cái sac marin nhẹ tận về trình diện đơn vị mới, chưa bao giờ lòng chàng xốn sang trăm mối tơ vò như lần này. Hai tuần phép mãn khóa sau khi gắn cái lon Chuẩn úy lên 2 ve áo. Chàng trai thế hệ hãnh diện ưỡn người làm như đang vươn vai làm Phù Đổng.
Hai tuần phép thì nửa bên này nửa bên kia. Nói của đáng tội, ràng buôc với cha mẹ anh em thì ít mà với cái đuôi lòng thòng kia thì nhiều. Không biết hồi tạo thiên lập địa ông Adam có bị bà Eva mè nheo nhõng nhẽo yêu sách giận đó cười đó còn hơn trời mưa nắng bất thường. Đỏng đảnh giận hờn bất cứ lúc nào không biết chừng, Vậy mà chàng lại say mê như điếu đổ. Bên nhau mới thấy hấp lực của cặp trai gái đang lớn nó mãnh liệt hơn sức hút của nam châm. Khi hai đứa hôn nhau giả như lúc đó trời có gầm chưa chắc đã buông nhau ra nổi. Sao mà say đắm mê mẩn quá sức. Hồi tưởng lại mà Phong còn thấy bồi hồi.
Hẹn nhau hết tiệm này tới quán kia, dắt tay nhau đi dung dăng dung dẻ, mòn gót bao nhiêu là con đường dãy phố. Dường như Tú Hà cũng rất hãnh diện so với bạn bè khi đi bên cạnh người yêu là một chàng trai hiên ngang trong bộ quân phục tuy chưa dày dạn chiến trường nhưng cũng đã dày dạn sương gió hơn một năm trong lò luyện thép. Nép mình bên càng nàng có cảm tưởng là cây sậy nép dưới bóng tùng quân. Cảm giác vừa an toàn vừa êm đềm tạo cho nàng vừa rạo rực một niềm hạnh phúc vô biên. Phong cảm nhận được điều này khi dạo bước sát cạnh Tú Hà qua từng nhịp bước nên chàng càng cảm thấy xót xa cho hoàn cành éo le hiện nay khi bất chợt nghĩ tới những ngày chia xa.
- Anh ơi! Tú Hà thảng thốt.
- Gì vậy em?
- Mai mốr ra đơn vị xong, anh nhớ về sơm sớm nghen anh.
- Tội nghiệp em gái tôi chưa! Chưa chi đã lo chuyên chia xa rồi. Anh phải nhận đơn vị đã rồi mới tính gì thì tính sau chớ mà anh chỉ là một sĩ quan nhỏ bé mới ra trường không kinh nghiệm chưa chức vụ quyền hành gì thì biết làm thế nào được.
- Em cầu nguyện để ơn trên cho anh về làm việc ở gần để ngày ngày 2 đứa mình gặp nhau cho đỡ nhớ nhỉ? Đúng là suy nghĩ ngây thơ, của một người chưa hề gặp oan trái ở đời.
- Thôi em à, mình cứ tận hưởng những gì mình đang có bên nhau đi, mình đang hạnh phúc tràn trề. Em coi đó chính bạn bè anh, bạn bè em tụi nó còn phải phân bì với mình kia kìa.
Chợt phía chân trời một tia chớp lóe sáng, một tiếng sấm nổ rển trời làm như trời sắp đổ mưa.
- Em coi, ông trời ổng cũng đang ghen với chúng mình đó.
- Anh chỉ toàn là tưởng tượng không hà.
- Có đâu! Em vừa đẹp, vừa mảnh mai vừa đơn sơ thánh thiện, chỉ mới hôn nhau sơ sơ thôi mà đã sợ phải xuống địa ngục trầm luân rồi. Ai mà không ghen cho anh đi đầu gối
Nàng bịt miệng phong bằng nụ hôn dài bất tận. Còn đang hụt hơi thì nàng hổn hển
- Cái miệng của anh có bôi mỡ hay sao mà nó trơn lùi thế? Cô nào mà bị anh tán chắc bỏ nhà theo anh luôn mất.
- Thì còn ai vào đây nữa. Thôi không dám đâu, tiền lính tính liền bố đứa nào dám đèo bòng.
Đại loại nó cũng cứ lẩm cẩm như thế mà hết ngày hết giờ….
Chương II.
Chuyến xe đò đưa chàng Sĩ Quan trẻ về đáo nhậm đơn vị mới ì ạch rời xa cảng miền Tây. Cảnh vật hai bên đường đẹp không thể tả, các cánh đồng lúc trải dài bát ngát đết mút mắt. Thỉnh thoảng các đồng lúa được phân chia bởi những rặng dừa, vườn tược làm thay đổi cảnh vật coi cũng đỡ nhàm chán. Quê hương ta đẹp đẽ phong phú biết là chừng nào. Vậy mà vì tham vọng vì chủ nghĩa mà người ta đưa đất nước lậm cảnh điêu linh ly tán. Phong không dám xin phương tiện di chuyển quân sự bên Trung Tâm Vận Chuyển vì đã trễ phép cả tuần lễ rồi. Mặc dầu biết là di chyển bằng phương tiện quân sự thì an toàn bảo đảm lại miễn phí mà tiền lương lãnh trước khi ra trường thì mấy tuần phép với lại lang thang với người yêu nó như muối bỏ biển.
Tới nơi, một tỉnh lẻ nằm trên đồng bằng sông Cửu Long sát bên sông Tiền, hỏi thăm để vào trình diện thì sau khi nhìn tờ giấy phép mãn khóa, một ông đeo lon ThiếuTá gọi vào chưa chi đã xạc cho một trận. Không cho biện minh lấy một câu. Ở tư thế đứng “NGHIÊM” mà đầu óc thì cứ gởi về phương trời có bóng hình nhỏ bé đang mòn mỏi đợi mình. Phong chỉ nghe loáng thoáng nào là còn trẻ, mới ra trường, chưa một ngày chỉ huy mà đã dở trò ba gai vô kỷ luật…vv và vv… lại nghe dường như từ cửa miệng ông Thiếu Tá kia là bạn anh về trình diện đúng phép ra nhận đơn vị, nay đã được “ TỔ QUỐC GHI ƠN “ bây giờ anh về đó thay thế. Phong giật mình lí nhí cái gì đó trong miệng mà chàng cũng chẳng biết mình đang nói cái gì. Ổng đuổi ra ngoài, chờ hôm sau vào trình diện tiếp để nhận Sự Vụ Lệnh về đơn vị mới. Mà chàng cũng chưa biết là sẽ về đơn vị nào. Nhún vai một cái ra cái điều bất cần.
Đang lang thang ở phố chợ, định vào tiệm sách kiếm vài cuốn về đọc, chàng có thói quen cứ hễ tới đâu xa xa ngoài Saigon thì mua vài cuốn sách, ghi vào trang đầu tiên vài câu ghi nhớ làm kỷ niệm mà rất nhiều bạn bè trong quân trường với chàng cũng cùng có cái thói quen giống nhau như vậy. Đang đứng lựa sách thì bỗng có tiếng gọi. Nghe quen quen, Phong quay lại thì ra thằng bạn cùng khóa cùng Trung Đội cùng Đại Đội từ hồi ở Quang Trung lên tới Thủ Đức “Vạn lý tha hương ngộ cố tri “. Mà cũng dễ hiểu vì nếu không quen biết trước, thảng hoặc đi đường trong bộ quân phục tác chiến (số 4) với bảng tên, vài dấu hiệu nhận bạn từ lúc còn trong trường Bộ Binh thì cũng chẳng chạy đâu cho khỏi. Tình đồng đội, tình chiến hữu, đồng môn nó lạ lùng như thế. Sau đó là chuyện trò râm ran. Nay gặp thằng bạn đi trước mình cả tuần lễ, chắc chắn là nó biết nhiều hơn mình. Phong mừng húm, hỏi nó để còn biết đường biết xá chuẩn bị đối phó trong thời gian sắp tới. Nào dè thằng ông nội lại là thứ con ông cháu cha được gởi gấm trước, ung dung nhàn nhã ở văn phòng nên có hỏi nó Phong cũng chẳng biết gì hơn.
Lang thang cho hết ngày, vừa đi vừa ngắm nghía người qua kẻ lại, mà Phong và các bạn trong thời kỳ còn là sinh viên trường Nông Lâm Súc lúc đi công tác quảng bá về các phương pháp cải tiến và cơ giới hóa nông nghiệp hay là thời gian đi chiến dịch công tác Chiến Tranh Chính Trị mà chàng và các bạn hay gọi nôm na là “Thăm dân cho biết sự tình ”. Ngày hôm sau, Phong trở lại trình diện Phòng Tổng Quản Trị Tiểu Khu để lãnh Sự Vụ Lệnh về một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân nhận nhiệm vụ.
Ở các tỉnh miền Tây thì cái xe lôi là phương tiện di chuyển thông dụng nhất. Với cái xe đạp hay gắn máy, người ta chế thêm một cái thùng có 2 bánh xe 2 bên để có thể chở thêm vài ba người hay thêm nhiều hàng hóa hơn là để nguyên xi cái xe 2 bánh. Người ta chỉ cần móc cái thùng này vào đằng sau cái xe 2 bánh là có một cái xe lôi tiện dụng, kiếm thêm chút đỉnh thu nhập cho gia đình trong thời kỳ Kiệm Ước song hành.
Chỉ cần cho bác tài xế cái tên đơn vị mình muốn tới là bảo đảm ngay chóc. Hỏi ra mới biết hầu hết các bác tài xe lôi lẫn xe ôm trong thị xã cũng là lính đồn trú quanh thị xã, họ bỏ thời giờ để có thể kiếm thêm chút đỉnh nuôi vợ con ngoài tiền lương hàng tháng chẳng thấm vào đâu.
Xuống xe vào trình diện ông Sĩ Quan chỉ huy hậu cứ thì Phong được biết là Tiểu Đoàn cùng chung hậu cứ với một Tiểu Đoàn Biệt Động Quân của Liên Đoàn 4 BĐQ. Hiện thời Tiểu Đoàn đang được biệt phái mà lúc bấy giờ người ta gọi là “tăng phái” cho Tiểu Khu Chương Thiện. Lại gặp một thằng bạn cùng khóa đang lang thang , vì cứ nhìn bảng tên là lòi ra ngay “dấu hiệu nhận bạn”. Vừa màu xanh lá cây màu của Tiểu Đoàn vừa dáng dấp của một chàng Sĩ Quan trẻ. Nó mau mắn:
- Ê! Phong, vào đây tao giới thiệu mày với bà Tiểu Đoàn Trưởng.
Ơ hay! Lạ vậy, rõ ràng là Tiểu Đoàn đang đi hành quân, mà chẳng lẽ TĐT là một phụ nữ sao? Phong hơi khựng lại.
- Bộ Tiểu Đoàn này có đàn bà làm TĐT sao mày?
- Không phải, nhưng mà cô đang ở đây.
- Kỳ há, tao không hiểu nổi, ổng làm TĐT chứ có phải là bả đâu. Sao mày giới thiệu gì lạ vậy?
- Chú kia, chú nói cái gì dzậy?
Một người đàn bà đứng tuổi hơi có da có thịt vận một bộ đồ lụa trắng đứng chống nạnh hiện ra giữa cửa ra vào lên tiếng.
- Thưa bà, tôi nói là ông nhà làm TĐT chứ không phải là bà, bà chỉ là phu nhân ông nhà thôi mà.
Tánh tình bộc trực ở đâu nó kéo về, Phong đáp trả.
- Chú muốn trả treo với tôi hả?
Thằng bạn thấy coi bộ gay cấn vội vàng kéo Phong vào văn phòng hậu cứ trình Sự Vụ Lệnh rồi ra câu lạc bộ kiếm ly cà phê kho. Còn gọi là càphê vớ, vợt. Vì cà phê bột đựng trong cái túi giống giống cái bí tất, bỏ vào cái ấm nấu đi nấu lại sôi đi sôi lại trên bếp. Vừa rẻ tiền vừa cũng có tí mùi cà phê. Loại này rất thông dụng trong các quán cóc chợ tỉnh lẻ hay câu lạc bộ của lính. Hình như do mấy chú Ba xếnh xáng bán hủ tiếu nghĩ là cái trò này.
Ông Sĩ Quan chỉ huy hậu cứ cho biết là đang chờ phương tiện bên Yểm Trợ Tiếp Vận để bổ xung thêm một số tân binh và vài tân Sĩ Quan cho TĐ bên Chương Thiện.
Thế là Phong lại lang thang hết dãy phố chợ này tới dãy phố chợ khác cho hết ngày giờ, sáng sáng vào trình diện văn phòng xem có phương tiện chưa rồi lại lang thang. Không dám chuồn về vì cái án treo mấy chục củ còn đang lủng lẳng trên đầu.
Ban đêm ngủ vạ ngủ vật ở phòng dành riêng cho Sĩ Quan độc thân. Ba ngày sau có phương tiện đi về nơi TĐ đang hành quân. Đó là một chiếc GMC chất đầy nhóc lính mà hầu hết là tân binh. Bọn Phong có 2 tân Sĩ Quan cùng khóa về cùng một ngày. Ông Đại úy chỉ huy hậu cứ phát cho mỗi thằng một cây Carbine M2 và một dây đạn. Thêm 2 lính cơ hữu ở hậu cứ đi theo áp tải. Sau này Phong mới hiểu là theo họ áp tải đám tân binh vì sợ đám này trốn vì trong đám tân binh đó nhiều anh cũng đã đi hết sắc lính này sang sắc lính khác, thay vì trốn lính hay đào ngũ. Còn 2 chàng tân Sĩ Quan được trang bị 2 cây súng cổ lỗ thời đệ nhị Thế Chiến để phòng khi hữu sự trên lộ trình từ Vĩnh Long qua Chương Thiện. Hai chàng Sĩ Quan ngơ ngơ ngáo ngáo như mán về thành.
Đã quen với xa lộ thẳng băng xe chay êm ru. Khi chiếc GMC ( ám danh đàm thoại ta thường gọi là Gái Muốn Chồng) rời quận Cái Răng trực chỉ Liên Tỉnh lộ 31 hướng về tỉnh Chương Thiện thì đúng là còn hơn ngồi lạc đà hay cưỡi voi. Đường xá mấp mô chiếc xe trồi lên hụp xuống không biết bao nhiêu lần. Ngồi trên xe mà Phong và mọi người cứ như chạy việt dã. Lắc lên lắc xuống nhồi qua nhồi lại. Do hậu quả của các lần đắp mô và đường xá lâu ngày hư hao, lại vùng đất trũng không chân nên đường xá rất mau hư.
Buổi chiều chẳng biết là mấy giờ chỉ thấy mặt trời đang ngả về Tây thì con trâu già mới tới nơi. Tiền trạm là một vài cái lều của ban tiếp liệu. Súng đạn lổn ngổn ngả nghiêng trong lều. Ông hạ sĩ quan phụ trách tiền trạm ra điểm danh lính rồi chia gác cho mọi người. Hai thằng tôi là sĩ quan nên chẳng ai dá động gì tới cả. Mà nơi này không phải là tiền trạm nhận supplies của 1 tiểu đoàn mà là 3 tiểu đoàn lận. Cả 3 tiểu đoàn đều gốc từ Vĩnh Long tăng phái cho Chương Thiện. Chẳng hàng rào chẳng vật cản giới hạn, cứ như đóng dã chiến. Một mặt là đường lộ, một mặt là con kinh xáng Xà No. Bên trên là chếc cầu sắt bắt ngang con kinh xáng đi về chợ tỉnh.
Vài ngày sau có ông thiếu úy trưởng ban 1 hỏi có muốn vào thăm tiểu đoàn không,? Ừ! Thì đi. Thế là theo ông ta lên GMC vào phi trường Chương Thiện. Thì ra ông ta xin phương tiện trực thăng chở súng đạn tiếp tế cho cánh quân B của ông Tiểu Đoàn phó đang đóng quân ở Khu trù mật Ngọc Hòa. Trực thăng quay trở về, bọn tôi về theo vì chưa có lệnh của Công Bằng (danh hiệu truyền tin của TĐT). Không biết làm gì Phong lấy giấy ra viết thư cho Tú Hà kể chuyện tỉnh lẻ.
Chợ Chương Thiện có cái đặc biệt là lính nhiều hơn dân. Ban ngày dân chúng họp chợ bán cá tôm. Ban đêm nơi đó là quán chè, cháo, cà phê hay quán nhậu bình dân.
Không nhớ lúc nào, ông HSQ tiếp liệu tìm chúng tôi nói là các Chuẩn úy sửa soạn để Công Bằng ổng ra rước vào. Thì ra ông TĐT trong vùng chiến sự mà theo cách nói bình dân của binh sĩ ở đây là dzô dzùng (vô vùng) chắc là vùng hành quân. Lâu lâu TĐT cùng với đoàn tùy tùng ra chợ tỉnh du hí, làm cái trò gì đó ai mà biết được. Vì lương lãnh trong vùng hành quân đâu có hàng quán gì mà mua với bán.
Sau này Phong mới biết là ở đâu thì ở, khỉ ho cò gáy chó ăn đá gà ăn muối đều có hàng quán ghe thương hồ qua lại làm ăn buôn bán. Không biết là làm ăn buôn bán với lính hay là thăm dò tin tức cho Việt cộng. Chính phe ta cũng gài người vào mật khu lấy tin tức để mở các cuộc hành quân hay phá hoại.
Vì là đồng bằng kinh rạch chằng chịt nên hầu như phương tiện đi lại bằng ghe xuồng rất thông dụng. Người dân dùng xuồng ba lá (tam bản) hay tắc ráng (vỏ lãi) làm phương tiện di chuyển qua lại trên sông rạch hay từ nhà nọ sang nhà kia. Sau đuôi cái ghe người ta gắn một cái máy đuôi tôm cải biến từ cái máy nổ 4 thì kohler rất tiện dụng. Đôi khi người ta gỡ cái đuôi tôm ra gắn cái ống tròn thật dài vào làm máy bơm nước tát đìa. Bớt phải dùng sức người khi tát đìa. Ghe xuồng hay tắc ráng được đóng thuôn thuôn dài dài cho dễ luồn lách trên kinh rạch nhỏ hẹp.
Đời sống người dân ở những vùng hẻo lánh xôi đậu rất là thương tâm. Không biết ai vào với ai. Rất nhiều lần Phong chứng kiến một cái tắc ráng đang phon phon chạy dưới sông thì vài người lính đứng trên bờ bắn vài phát súng rồi ra hiệu ngoắc họ vào. Thông thường thì lính theo lệnh chỉ huy bắt ghe xuồng để tản thương, chở súng đạn supplies, chuyển quân… Và người dân không biết phe nào mà chỉ biết là người dân cắn răng chịu đựng. Có lần sau khi chở quân sang một địa điểm hành quân khác, Phong lấy tiền trả cho người chủ ghe, ông ta lắc đầu quầy quậy rồi chắp tay lại Phong như tế sao. Thấy thật bất nhẫn và thương cảm. Thế này thì an dân làm sao cho được?
Bộ chỉ huyTiểu Đoàn là một cái đồn đắp bằng đất bùn đóng bên cạnh kinh xáng Thác Lác và ngã tư kinh Ông Dèo, mỗi góc có môt cái lô cốt cao vừa làm vọng gác vừa để quan sát. Thông thường người ta cưa thân cây dừa làm nhiều khúc đặt lên trên rồi moi đất sình đắp lên làm nóc. Bên trong hầm người ta bỏ một cái sạp bằng tre hay mắc võng làm gường ngủ. Cuộc sống vạ vật. Có điều kỳ lạ là cờ bạc và ăn nhậu. Bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào thiên hạ đền bày 2 thứ này ra sát phạt ngả nghiêng. Tối nào cũng như tối nào, khi sập trời, thiên hạ chui vào một trong cái lô cốt sát phạt nhau. Đôi khi Phong thấy có một vài anh lính bỏ gác vào chầu rìa. Thật là tệ nạn, giả như thằng Việt cộng nó rình rập đâu đó nó quăng cho vài trái lựu đạn là bỏ mạng sa trường. Trong thâm tâm Phong tự nhủ nếu mình có quyền thì những cảnh như thế này sẽ không xảy ra. Hẳn đây là do ông TĐT dung túng chuyện này.
Sát cạnh đồn Phong thấy có một cái nghĩa địa giữa một trảng tranh làm bãi đáp trực thăng. Nghĩa địa này có khoảng 25 cái cái mộ đắp bằng đất. Tò mò nhìn những cái bia Phong mới biết đây là cái nghĩa địa của bọn Việt cộng nó đụng trận ở đâu đó rồi kéo xác về đây chôn vội chôn vàng. Nay Quốc Gia về đây trong chiến dịch chiếm lại đất đai và giữ an ninh cho dân chúng về làm ăn.
Ngay bên trong BCH TĐ cũng có một câu lạc bộ bán cà phê, vài gói bánh, mì gói…cho ai cần và có nhu cầu. Cũng dã chiến. Trong thời gian ở BCH TĐ, Phong từng là khách hàng của cái quán này không ít lần. Cũng trong thời gian này, Phong còn khám phá ra 2 ông TĐT và TĐPhó thông đồng bán gạo của lính. Mỗi tháng mỗi người lính trong đơn vị được cấp phát 21 kg gao hành quân. Chẳng thấy tăm hơi gạo đâu cả. Phong để bụng và để tâm tìm hiểu vấn đề là phải làm cho ra lẽ. Còn rất nhiều thứ mà trước đây khi còn thụ huấn trong các quân trường chẳng bao giờ Phong và các bạn biết tới. Lý tưởng bao giờ cũng cao đẹp trong sáng. Khi ra đơn vị chàng mới khám phá ra quá nhiều tệ nạn, quá nhiều bất công mà những người lính tác chiến nơi tuyến đầu vừa cực khổ vất vả vừa gian nan đổi mồ hôi xương máu mình lấy an lành cho người hậu phương sống yên ổn để được đền bù một cách tàn nhẫn bất công biết là dường nào. Từ gạo, hàng Quân Tiếp Vụ, Nhu yếu phẩm….hàng trăm hàng ngàn thứ khác kể cả lương lính mà chàng chưa có cơ hội khám phá. Định tâm phải làm cho ra lẽ để trong sạch hóa Quân Đội.
Chẳng lẽ người ta thương người lính qua những chương trình trên đài phát thanh hay truyền hình. Các bài hát mị lính nỉ non rên rỉ ngày này qua ngày khác nghe phát nản. Còn các bài hùng ca, làm nức lòng người chiến sĩ vào các buổi sáng sớm thì thỉnh thoảng mới thấy văng vẳng qua cái radio bỏ túi. Còn mấy bài ca vọng cổ và cải lương thì dân và lính vùng 4 coi bộ mê hơn cái giống gì. Thỉnh thoảng nhì trời hiu quạnh, nhớ tới Tú Hà, Phong ước chi mình biết ca sáu câu vọng cổ, có dịp ư ử hay xuống xề thật “mùi” chắc Tú Hà mê tít thò lò hay lại nguýt lườm dài cả thước. Cái thiết thực nhất là đời sống vợ con quyền lợi của người lính thì chằng thấy mấy khi nêu ra. Còn thì ăn chặn ăn bớt xảy ra hàng ngày.
Vào ngày lãnh lương, không biết nghe tin ở đâu mà các bà vợ lính tìm cách vào tới đơn vị nườm nượp. Có gần gì cho cam? Từ Vĩnh Long mà ở quê nữa. Có bà đi mất 2 ngày mới tới nơi. Ở nhà vườn tược, con cái nhỏ dại không biết ai lo. Tò mò Phong hỏi thăm vài bà, họ cho biết là gởi Ngoại hay Nội hay làng xóm vài ba bữa. Chờ lãnh lương xong là chẳng còn bà nào. Bụng bảo dạ, chẳng bao giờ mình dám để Tú Hà lâm vào cảnh tượng tương tự. Thân gái dặm trường, ai biết chuyện gì sẽ xảy ra, rồi ăn bờ nằm bụi thế này liệu chàng có đang tâm để người yêu phải gian nan cực khổ như thế?
Có bà khi tới đơn vị chồng đóng quân, lương chưa kịp lãnh thì người ta mang xác chồng về. Không biết nói làm sao. Thật não lòng. Cứ mỗi lần chứng kiến những nghịch cảnh như thế, chàng lại càng cảm thấy tan nát cõi lòng cho các cuộc tình thời chinh chiến.
Vừa thu thập đủ dữ liệu lẫn chứng cớ BCH TĐ làm ăn tham nhũng bán gạo của lính là ngay lập tức Phong viết 4 lá đơn tố cáo: 1 gởi cho Phòng Thanh tra Quân Đoàn, 1 cho Phòng Thanh tra Tiểu Khu, 1 cho Phòng Thanh tra Bộ Tổng Tham Mưu và 1 cho Nha Quân Sản. Chàng gởi trực tiếp, chẳng qua hệ thống quân giai gì sất.
Cũng là vào lúc ông TĐT bổ nhiệm Phong về 1 đại đội tác chiến. Ông trung úy ĐĐT giao cho Phong làm Trung Đội Trưởng một Trung đội có 16 mạng kể cả Phong. Bây giờ, ăn ở sống chết cùng với 16 mạng này. Vẫn theo thông lệ, ông Trung Đội Phó cắt gác cho lính thì chừa chàng ra. Phong bèn nói với anh ta:
-Tuy tôi không phải gác nhưng tôi sẽ làm đốc canh kiểm soát đứa nào ngủ gật bỏ gác. Tôi không tha. Quân đội phải có kỷ luật. Tôi sẽ cùng sống chết với các bạn.
Chàng có thói quen gọi binh sĩ dưới quyền là bạn. Ông Trung đôi Phó cử một người lính mang balô và phục dịch Phong. Chàng thấy thất kỳ lạ. Người ta đi lính là để phục vụ đất nước. Hà cớ gì làm đầy tớ cho kẻ khác. Bèn nói với ông TrĐphó:
- Balô của tôi, tôi mang. Ông ta đưa cho chàng cây súng Colt 45. Của vị Tr. Đ Trưởng tiền nhiệm.
- Thôi, anh giữ lấy đi, tôi sẽ hỏi Tr/u ĐĐT lấy cây M16 cho chắc ăn. Mang Colt chỉ lo đi giựt le với cua gái chứ ra trận làm ăn được cái giống gì.
Đây là một bài học cũng là kinh nghiệm chàng học được từ Đ/u Một ĐĐT ĐĐ 31 ở Thủ Đức. Cảm thấy binh sĩ dưới quyền nhìn chàng bằng con mắt hơi khác thường.
Ông Trung Đội Phó là 1 trung sĩ 1 xuất thân từ SĐ 9 đã có 9 năm binh nghiệp nên có khá nhiều kinh nghiệm hành quân. Phong học hỏi ở anh ta khá nhiều. Một kinh nghiệm đau thương: Sĩ quan trẻ ra trường chưa kinh nghiệm mà gặp mấy ông đơn vị trưởng giỏi, biết thương binh sĩ dưới quyền, biết lo cho nhân viên thì thật là may mắn. Ông ta sẽ chỉ dẫn bảo ban từng kinh nghiệm chiến trường, từng chi tiết về bản đồ về đấu trí với địch kể cả cách cư xử với đồng đội và binh sĩ dưới quyền. Kể cả đối phó với đám lính ba gai hay trấn an khi lính mất tinh thần kể cả với dân chúng trong vùng đóng quân.
Phong và anh bạn cùng khóa không được may mắn lắm là vì khi ra đơn vị gặp ngay ông TĐT xuất thân từ Giáo phái đồng hóa lại có thành tích ăn giựt đ…chạy. Quanh năm suốt tháng giao việc cho các ban rồi hở ra là chửi lính đánh lính. Đứa nào muốn đi phép thì một cặp St Rémy (Napoéon). Cho nên thời gian còn chờ ở BCH TĐ Phong hơi ngạc nhiên là tại sao trong vùng chiến sự sôi động như thế mà ổng vẫn có rượu tây nhậu tì tì. Sau này có đứa tiết lộ Phong mới biết là ông ta để chàng nấn ná ở BCH là chờ coi chàng có chạy chọt chức vụ nào không. Chính 1 người bạn cùng khóa lo lót làm sao mà được về làm trưởng ban 5 TĐ. Gì chứ với chàng thà tiền cho bá tánh chứ 1 xu nhỏ để được an nhàn mà phải lo lót luồn cúi quỵ lụy chàng chẳng bao giờ bị mất. Chàng trai đầu đội trời chân đạp đất coi cái chết tựa lông hồng thì xá gì. Chàng coi chuyện chạy chọt, lo lót là hèn hạ là xúc phạm danh dự và tàn nhẫn bất công với binh sĩ trên tuyến đầu.
Lụi hụi mà Phong ở với Trung Đội của mình được hơn 3 tháng trời. Hàng ngày dắt trung Đội đi mở đường, kiểm soát ghe xuồng qua lại trên khúc kinh mà đơn vị chàng trách nhiệm. Giữ an ninh cho bà con nông dân về làm ruộng, gặt lúa hay tát đìa. Những công việc nhàm chán mà lẽ ra là của mấy anh XDNT hay Nghĩa Quân đảm trách. Thỉnh thoảng đụng trận với vài ba tên du kích về quấy rối. Ban đêm thì đi làm tiền đồn cho Đại Đội, gởi hỏa tập tiên liệu nhưng chẳng mấy khi dùng tới.
Một vài lần dắt Trung đội phục kính mấy anh du kích về thu thuế dân chúng. Đụng trận, thường thì Phong chấm tọa độ thật chính xác rồi gọi Phở Bắc (Pháo Binh) nấu cho mấy tô nổ chụp. Kết quả là khiêng mấy chú, lượm một vài cây súng. Ông ĐĐT tính đề nghị cho Phong cái Anh Dũng nhưng Phong chẳng màng, vì tương lại rực rỡ gần kề là cái Kỹ sư Mục Súc mà còn chẳng đi tới đâu thì huống hồ gì. Phong dành cho ông TrĐPhó và vài anh em từng chịu gian nan cực khổ với chàng.
Lắm lúc mông lung thả hồn về khung trời quen thuộc nơi đó có Bố Mẹ, các em và nhất là có Tú Hà đang mòn mỏi trông chờ chàng từng giây từng phút. Cứ vài tuần là chàng lại nhận được thư của Tú Hà. Yêu nhau, xa nhau người ta không biết làm gì hơn là viết thư cho nhau gởi nhớ nhung vào trang giấy. Dù thư Tú Hà đến đều đặn mà thư nào thư nấy đầy cả 4 trang giấy học trò chàng đọc đi đọc lại đến gần như thuộc lòng.
Noel, ngày Chúa Giáng trần cứu chuộc nhân loại, cũng vẫn đi kích đêm, mở đường an ninh thủy trình để đoàn tàu Hải quân chở đạn dược từ Cần Thơ về Năm Căn.
Tết, giao thừa ngồi uống rượu đế lai rai với các sĩ quan của ĐĐ, anh nào anh nấy ngậm ngùi nhớ nhà. Có cái lạ là một số thân nhân vợ con binh sĩ ở đâu mò tới nơi đóng quân ăn Tết với chồng con. Vì mấy ngày Tết chẳng đơn vị nào có phóng đồ hành quân cả. Có lẽ lý do chính là lính có lương tháng 13 ăn Tết. Họ lên vừa ăn Tết tiền tuyến vừa có tiền mang về lo cho gia đình.
Phần Phong thì cứ mỗi lần lãnh lương chàng nhờ ông HSQ quân số ĐĐ gởi nửa tháng lương về KBC của bố vì bố là công chức Bộ Quốc Phòng thuộc cục Quân Y hầu phụ với bố lo cho các en ăn học vì chàng là con cả mà em lại đông.
Chàng cũng phải viết thư nói với bố là ở đơn vị tác chiến, hành quân quanh năm suốt tháng toàn là ăn uống lương khô hành quân nên không có dịp tiêu tiền kẻo bố áy náy lo lắng. Còn thư với Tú Hà hết nhớ nhung này đến thương nhớ khác mà sao viết hoài viết hủy chẳng thấy nhàm chán tí nào.
Chợt đâu đây từ vọng gác nào đó vọng ra bài hát “Phút Giao Mùa” của Trần Thiện Thanh do Thanh Tuyền hát làm Phong nhớ Tú Hà da diết. Phải chi có nàng ở đây thì hạnh phúc không biết để đâu cho hết. Hình như tâm trạng các sĩ quan trong đơn vị chàng cũng na ná như nhau.
Một hôm đang điều động trung đội an ninh thủy trình thì Phong nhận được lệnh qua máy PRC -25 là phải về trình diện Tiểu Đoàn gấp. Vội bàn giao công tác cho người Trung Đội Phó, chàng lấy xuồng cùng với người lính cận vệ trực chỉ BCH TĐ.
Nhằm lúc ông TĐT đang gặp chuyện không hài lòng, ông ta quát tháo la lối nhân viện rùm trời thì Phong đưa đầu vào. Nhác thấy Phong, ông ta đưa tay vời:
-Vào đây, ông Chuẩn Tướng của tôi vào đây, tao cho mày cái này.
Tuy nhiên theo đúng quân phong quân kỷ, chàng cũng đứng nghiêm trình diện cho đúng quân cách.
Ông ta chỉ Phong tiến tới bàn giấy ông ta, cầm trên tay một xấp giấy, ông ta quăng và mặt chàng:
-Em, em còn ngây thơ quá em, sao mày ngu quá vậy em? Tao cho mày mấy tờ giấy này về chùi đ…
Trong đời Phong chưa ai mạt sát chàng là ngu mà chính cha mẹ chàng cũng chưa bao giờ mắng chàng là ngu cả. Cảm thấy danh dự bị xúc phạm, giận run người. Tuy nhiên nhìn quanh, thấy bọn tay chân của ông ta đứng lởn vởn quanh quất, chàng nghĩ thầm:
-À, thì ra họ có tính toán cả! Cầm mấy tờ giấy coi là cái gì thì ra 4 lá đơn gởi đi nay đúng “Châu Về Hiệp Phố”.
- Cầm cái này rồi đi luôn cho khuất mắt tao.
Ông ta đưa cho Phong cái Sự Vụ Lệnh. Đi đâu chưa biết vì Phong chưa có giờ đọc trong đó nó nói cái gì.
Ông TĐT này có thói quên gọi nhân viên dưới quyền từ Sĩ quan cho tới lính đều là mày tao cả. Mở miệng ra là ông ta chửi thề. Bọn lính nó diễu là ổng ưa xài tiền lớn. Ngược lại, Phong lại nghĩ là đây là hạng người “thượng đội hạ đạp”. Thật là xui xẻo cho mình chân ướt chân ráo ra trường gặp hạng người như thế này.
Cái SVL chỉ địch Phong về trình diện Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh ở Bạc Liêu. Giận ứa gan, chỉ tính làm cái gì đó cho hạ hỏa.
Một kinh nghiệm mà Phong học hỏi được khi còn thụ huấn trong Trường Bộ Binh là tận dụng cơ hội nghe các Sĩ Quan đàn anh (Trung , Đại/ úy) về trường học Bộ binh trung , cao cấp. Họ kể những kinh nghiệm chiến trường được trả bẳng chính xương máu của đồng đội.
Đó là khi đụng trận, phe ta có nón sắt, cứ kiếm chỗ nào ẩn núp cho kín đáo rồi gọi Pháp Binh nổ chụp, khi thu dọn chiến trường thường thì thấy các đồng chí bể gáo, vỡ sọ dừa vì cái nón vải hay cái nón cối chỉ là đồn hàng mã. Khi áp dụng trò này Phong cũng bị cật vấn là tại sao lại đòi CVT mà không là chạm nổ hay delay? Còn hỏi là có dân chung quanh không? Đúng là không trực tiếp chạm địch không biết. Đằng sau phòng tuyến thì yên chí quá mà. Nhiều lần, miểng nó chém vào nón sắt nghe cảng cảng. Không có cái nó sắt che cái gáo dừa chắc Phong và nhiều binh sĩ dưới quyền Tổ Quốc Ghi ơn nhiều phen.Có lần tò mò, Phong nhặt một miểng đại bác văng gần đó, 2 ngón tay bị phỏng,còn miểng đại bác thì sắc cạnh bén ngót.
Sau này qua Bộ Binh, đi đâu có sĩ quan Delo đi theo, ba cái vụ gọi Phở Bắc họ đảm trách cũng nhẹ mình. Nhưng đụng trận ác liệt hơn, lâu hơn, cái chết rình rập từng phút từng giờ. Bị loại ra khỏi vòng chiến cả địch lẫn ta nhiều hơn.
CHƯƠNG III.
SƯ ĐOÀN 21 BỘ BINH.
“ Sư Đoàn hăm mốt Bộ Binh chiến công vang lừng….”
Cầm cái SVL thuyên chuyển đơn vị do ông TĐT ký, Phong giận tím người. Tí nữa người lính đi với chàng bị vạ lậy. Xuống chiếc xuồng, bảo người lính chống ra xa một tí, chưa nguôi giận, chàng xé nát mấy cái đơn tung lên trời làm truyền đơn bay lả tả xuống dòng sông dập dềnh.
Về tới ĐĐ, Phong vào gặp ĐĐT đang lúc ông đang điều động các Trung Đội làm nút chặn tàn quân Việt cộng bị các cánh quân chủ lực của ta rượt chay te tua, lớp đầu hàng lớp bị thương lết bết đúng là tàn binh coi thê thảm bệ rạc mà cũng thật tội nghiệp.
Sau khi nghe Phong trình bày tự sự, ông ta an ủi:
-Đời nó vậy, vài năm là anh sẽ chai đá ngay. Tôi tưởng từ Bộ Binh về đây mình sẽ đỡ vất vả đôi chút nhưng mình không phe đảng lính ma lính kiểng gì nên chỗ nào nặng nhất thì mình có mặt. Chính tôi cũng không biết tôi coi cái ĐĐ này được bao lâu. Được ngày nào hay ngày nấy.
Ông ĐĐT này đi lính từ năm 1968 gốc Không Quân, đổi về SĐ 7 Bộ Binh. Quê ở quận Chợ Lách Vĩnh Long. Tưởng về Địa cho gần nhà ai dè sang tuốt Chương Thiện. Cũng thuộc loại ngang tàng nên bị đì, làm nỗ lực chính hoài hoài. Lính dưới quyền cực quá than thở cằn nhằn, ổng nói:
-Đời nó bất công vậy đấy, mấy anh nhắm ở được với tôi thì ở không thì đào ngũ mẹ nó đi.
Tánh ổng ngang ngang bướng bướng, ổng nói:
- Lão TĐT mà biết tôi nói câu này lão ta kêu An Ninh Quân đội còng đầu tôi lâu rồi. Có điều tuy cực dễ chết nhưng mọi người đều trung thành với ông ĐĐT này. Tình huynh đệ chi binh khó hiểu thật. Chẳng ai đào ngũ cả.
Trả súng đạn lại cho ĐĐ, Phong quảy balô lên vai, ông ĐĐT sai lính bắt 1 cái ghe và 2 người khác súng đạn hộ tống chàng về chợ tỉnh.
Đúng 5 tháng 1 tuần ở 1 TĐ Địa Phương Quân, làm Trung Đội Trưởng tác chiến 3 tháng, Trung đội trưởng vũ khí nặng 1 tháng rưỡi. Bây giờ về BB thì về. Chẳng sợ con giáp nào. Phong nhủ thầm. Suy nghĩ đầu tiên là mấy thuở có dịp rời vùng hành quân, gần 6 tháng xa nhau. Có cơ hội chuồn về nhà rồi dung dăng dung dẻ với Tú Hà ít bữa cho đỡ nhớ nhung. Sau đó muốn ra sao thì ra. Bây giờ tớ cóc cần. Khi không bỗng dưng từ một thư sinh, môi trường tạo ra một chàng trai coi mọi sự như củ khoai ba gai ngang bướng.
Chuyến xe đò từ Chương Thiện về Saigon chay một lèo qua 2 cái bắc Cần Thơ và Mỹ Thuận. Chỉ vài trạm kiểm soát bắt quân dịch. Cảnh sát thấy Phong mặc quân phục chẳng nói tiếng nào vì họ là lực lượng bán quân sự nên không được phép xét hỏi lính tráng.
Về tới nhà thì trời đã tối mò. Cả nhà chuẩn bị đi ngủ. Mẹ lui cui nấu cơm cho thằng con lạc loài. Tắm một phát tẩy trần cho nhẹ người rồi ...
Biên Hùng chuyển